[Sinh 9] Trắc nghiệm lý thú

M

marucohamhoc

Chị trả lời đúng rồi ^^
Thế mà dám kêu là ko biết làm :p
E cho 3 câu tiếp nhé :D

Câu 7: Ngày nay vẫn còn tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì:
A: Hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu gen
B: Hướng tiến hóa cơ bản của sinh giới là tổ chức ngày càng cao
C: Hướng tiến hóa cơ bản nhất là ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu hình
D: Hướng tiến hóa cơ bản nhất là thích nghi ngày càng hợp lí
Câu 8: Cơ chế tạo nên trạng thái cân bằng của quần thể là:
A: Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong
B: Do tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ cá thể của quần thể tằng quá cao
C: Do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng cá thể của quần thể tăng quá cao
D: Do giảm bớt cạnh tranh cùng loài trong trường hợp số lượng cá thể của quần thể giảm thấp
Câu 9: Loài cá nhỏ kiếm thức ăn dính ở kẽ răng của cá lớn, đồng thời làm sạch chân răng cho cá lớn. Ví dụ trên là mối quan hệ sinh thái :
A: Cộng sinh
B: hội sinh
C: Kí sinh
D: Hợp tác

đoán hết:D
hic
phần lí thuyết chưa ôn tí gì mà bt chị cũng lơ mơ luôn:((
sinh lớp 9 vs 12 lại na ná nhau mới khổ chớ:((
 
M

meocon_dangiu_96

Chị iêu giỏi thế mà bảo ko biết làm
Tiếp nhá ;))

Câu 10: Cho chuỗi thức ăn sau:
Tảo lục đơn bào  Tôm  Cá rô  Chim bói cá
Chuỗi thức ăn trên được mở đầu bằng:
A: Sinh vật hóa tự dưỡng
B: Sinh vật tự dưỡng
C: sinh vật dị dưỡng
D: Sinh vật phân giải chất hữu cơ
Câu 11: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A: Từ mạch có chiều dài 5’ – 3’
B: Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2
C: Từ mạch mang mã gốc
D: Từ cả 2 mạch
Câu 12: Đối mã đặc hiệu trên phân từ ARN được gọi là :
A: Axit amin
B: Anticodon
C: Triplet
D: Codon
 
G

girlbuon10594

Câu 10: Cho chuỗi thức ăn sau:
Tảo lục đơn bào  Tôm  Cá rô  Chim bói cá
Chuỗi thức ăn trên được mở đầu bằng:
A: Sinh vật hóa tự dưỡng
B: Sinh vật tự dưỡng
C: sinh vật dị dưỡng
D: Sinh vật phân giải chất hữu cơ
Câu 11: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A: Từ mạch có chiều dài 5’ – 3’
B: Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2
C: Từ mạch mang mã gốc
D: Từ cả 2 mạch
Câu 12: Đối mã đặc hiệu trên phân từ ARN được gọi là :
A: Axit amin
B: Anticodon
C: Triplet
D: Codon



P/S: Sai cũng đừng oánh chị nha cưng:x
 
M

meocon_dangiu_96

^^
Câu 10: B chị ạ :D
2 câu kia chị làm đúng rồi :x:x
3 câu tiếp theo ạ ^^
Câu 13: Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NSR mang giới tính X quy định, gen A quy định máu đông bình thường. Nhiếm sắc thể Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình, bố mẹ bình thường sinh con trai đầu long nhiếm bệnh. Xác xuất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là:
A: 25%
B: 6,25%
C: 12,5%
D: 50%
Câu 14: Trong trường hợp phân li độc lập, tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con có nhiều loại tổ hợp gen nhất là :
A: AaBB x AABb
B: AaBb x AaBb
C: AaBb x aabb
D: AaBb x AaBB
Câu 15: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau :
(1) AaBbDd x AaBbDd
(2) AaBBDd x AaBBDd
(3) AABBDd x AAbbDd
(4) AaBBDd x AaBbDD
Các phép lai không thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen là:
A: (1) và (3)
B: (2) và (4)
C: (1) và (4)
D: (2) và (3)

 
M

marucohamhoc

^^
Câu 10: B chị ạ :D
2 câu kia chị làm đúng rồi :x:x
3 câu tiếp theo ạ ^^
Câu 13: Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NSR mang giới tính X quy định, gen A quy định máu đông bình thường. Nhiếm sắc thể Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình, bố mẹ bình thường sinh con trai đầu long nhiếm bệnh. Xác xuất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là:
A: 25%
B: 6,25%
C: 12,5%
D: 50%
^^Câu 14: Trong trường hợp phân li độc lập, tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con có nhiều loại tổ hợp gen nhất là :
A: AaBB x AABb
B: AaBb x AaBb
C: AaBb x aabb
D: AaBb x AaBB
^^Câu 15: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau :
(1) AaBbDd x AaBbDd
(2) AaBBDd x AaBBDd
(3) AABBDd x AAbbDd
(4) AaBBDd x AaBbDD
Các phép lai không thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen là:
A: (1) và (3)
B: (2) và (4)
C: (1) và (4)
D: (2) và (3)
đoán hết
chắc sai roài:((
ghét nhất di truyền:((
 
H

hongnhung.97

Phép lai một cặp tính trạng: Định luật đồng tính và định luật phân li

Em có sưu tầm được 1 số câu trắc nghiệm trong sách xin post lên để bà con làm tạm trong hè ah :x
_____________________________________________

Câu 1: Các định luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông tiến hành ở:
a. Cây đâu Hà Lan
b. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác
c. Ruối giấm
d. Trên nhiều loài côn trùng

Câu 2: Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen là:
a. Sinh sản và phát triển mạnh
b. Tốc độ sinh trưởng nhanh
c. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao
d. Có hoa đơn tính

Câu 3: Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là:
a. Tính trạng
b. Kiểu hình
c. Kiểu gen
d. Kiểu hình và kiểu gen

Câu 4: Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là:
a. Cặp gen tương phản
b. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản
c. Hai cặp tính trạng tương phản
d. Cặp tính trạng tương phản

Câu 5: Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là:
a. Con lai phải luôn có hiện tượng đồng tính
b. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
c. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
d. Cơ thể được chọn lai đều mang tính trạng trội
 
L

locxoaymgk

Em có sưu tầm được 1 số câu trắc nghiệm trong sách xin post lên để bà con làm tạm trong hè ah :x
_____________________________________________

Câu 1: Các định luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông tiến hành ở:
a. Cây đâu Hà Lan
b. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác
c. Ruối giấm
d. Trên nhiều loài côn trùng

Câu 2: Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen là:
a. Sinh sản và phát triển mạnh
b. Tốc độ sinh trưởng nhanh
c. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao
d. Có hoa đơn tính

Câu 3: Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là:
a. Tính trạng
b. Kiểu hình
c. Kiểu gen
d. Kiểu hình và kiểu gen

Câu 4: Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là:
a. Cặp gen tương phản
b. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản
c. Hai cặp tính trạng tương phản
d. Cặp tính trạng tương phản

Câu 5: Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là:
a. Con lai phải luôn có hiện tượng đồng tính
b. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
c. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
d. Cơ thể được chọn lai đều mang tính trạng trội
Câu 1:
A:Cây đâu Hà Lan
Câu 2:
B: Tốc độ sinh trưởng nhanh
Câu 3:
A: Tính trạng
Câu 4:
D: Cặp tính trạng tương phản
Câu 5:
C: Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
P/s: Chém pừa,sai cấm hỏi :|:|:|!!
 
M

meocon_dangiu_96

Mới kiếm được mấy câu nè
Mọi người cùng làm nhé :x
Câu 1 : Đặc điểm nào sau đây ko phải của nguyên phân?
A: Trước khi NST tự nhân đôi thì có hiện tượng tế bào phân chia
B: Số lượng NST của tế bào mẹ và tế bào con bằng nhau
C: Có sự phân li đồng đều các NST từ tế bào mẹ đến tế bào con
D: Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
Câu 2: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là :
A: Sự phân li đồng đều các NST từ tế bào mẹ đến tế bào con
B: Sự phân li đôi của các NST trong quá trình phân bào
C: Sự phđn li đồng đều chất nhân từ tế bào mẹ đến tế bào con
D: Bộ NST của tế bào mẹ được sao chép nguyên vẹn cho 2 tế bào con
Câu 3: Bộ NST người có 2n = 46. Một tế bào người đang ở kì sau của quá trình giảm phân II có:
A: 23 NST đơn
B: 46 NST đơn
C: 92 NST đơn
D: 92 cromatit
 
T

thienthannho.97

Trắc nghiệm đột biến gen

Em cũng có một số bài ạ !!
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Câu 1: Một gen bị đột biến dẫn đến ở đoạn giữa của mạch gốc gen mất đi một bộ ba. Như vậy chiều dài của gen sau đột biến sẽ như thế nào so với trước đột biến?
A. Tăng 10,2 Å
B. Giảm 10,2 Å
C. Tăng 20,4 Å
D. Giảm 20,4 Å
Câu 2: Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% ađênin, bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit loại A-T nằm trọn vẽn trong 1 bộ ba của mạch. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là:
A. A = T = 357; G = X = 540
B. A = T = 360; G = X = 537
C. A = T = 363; G = X = 540
D. A =T = 360; G = X = 543
Câu 3: Theo dữ kiện câu 2, số liên kết hiđrô của gen sau đột biến so với trước đột biến đã:
A. Tăng 9 liên kết
B. Giảm 9 liên kết
C. Tăng 6 liên kết
D. Giảm 6 liên kết
(công thức tính số liên kết hiđô: H = 2A + 3G)
Câu 4: Một gen dài 3060 Å. Trên một mạch của gen có 100 ađênin và 250 timin. Gen đột biến thêm 2 cặp G-X và một cặp A-T. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là:
A. A = T = 352; G = X = 551
B. A =T = 351; G = X = 552
C. A = T = 550; G = X = 352
D. A = T = 549; G = X = 348
Câu 5: Gen có 720 guanin và có 3A = 2G, bị đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. Số liên kết hiđrô của gen sau đột biến bằng:
A. 3210
B. 3120
C. 2880
D. 3240
(*) Dựa vào dữ kiện sau để trả lời câu hỏi từ 6 đến 9:
* Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến ở 1 cặp nuclêôtit trong quá trình tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4199 ađênin và 6300 guanin.
Câu 6: Số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước đột biến là
A. A = T = 450; G = X = 1050
B. A = T =1050; G = X = 450
C. A = T = 600; G = X = 900
D. A = T = 900; G = X = 600
Câu 7: Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra
A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G-X
B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G-X
C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A-T
D. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A-T
Câu 8: Tỉ lệ gen đột biến trên tổng số gen được tạo ra qua nhân đôi là:
A. 3.125%
B. 6.25%
C. 7.5%
D. 12.5%
Câu 9: Số liên kết hiđrô của gen sau khi bị đột biến là
A. 3902
B. 3898
C. 3903
D. 3897
Câu 10: Một gen bình thường điều khiển tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên 1 cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đv gen đã xảy ra là:
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit
B. Mất 1 cặp nuclêôtit
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit
D. Đảo cặp nuclêôtit
 
Top Bottom