[ĐÁP ÁN]
Câu 1: Môi trường là gì? Những loại MT sống chủ yếu? Khái niệm nhân tố sinh thái? Khái quát quy luật tác động của nhân tố sinh thái
Câu 1.
1. Khái niệm môi trường và phân loại
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật,bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh trưởng phát triển và sinh sản của sinh vật.
- Những loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường đất: gồm các loại đất khác nhau trên đó có sinh vật sinh sống
+ Môi trường nước: gồm nước ngọt, nước mặn, nước lợ
+ Môi trường mặt đất-không khí: Gồm bầu khí quyển bao quanh trái đất
+ Môi trường sinh vật: Gồm cơ thể động vật, thực vật, con người
2. Nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái là các nhân tố có trong môi trường sống của sinh vật bao gồm các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật
- Khái quát quy luật tác động của nhân tố sinh thái: Mỗi nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật luôn nắm trong 1 khoảng xác định, khoảng đó có giá trị từ giới hạn dưới chuyển dần đến điểm cực thuận và cao nhất ở giới hạn trên
Câu 2: Cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?
Câu 2.
* Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật.
- Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo.
- Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi. Ví dụ, ở vùng băng giá Cực Bắc (lạnh tới - 40oC) vẫn có loài cáo cực (thân nhiệt 38oC) và gà gô trắng (thân nhiệt 43oC) sinh sống.
- Giới hạn sinh thái: Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Ví dụ, cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42oC và phát triển thuận lợi nhất ở 30oC. Nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn dưới, 42oC gọi là giới hạn trên và 30oC là điểm cực thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5,6oC đến 42oC gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
- Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao chu kì sống của chúng càng ngắn. Ví dụ, ruồi giấm có chu kì sống (từ trứng đến ruồi trưởng thành) ở 25oC là 10 ngày đêm còn ở 18oC là 17 ngày đêm.
- Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái (nóng quá cây sẽ bị cằn) và sinh thái (chim di trú vào mùa đông, gậm nhấm ở sa mạc ngủ hè vào mùa khô nóng )
- Tổng nhiệt hữu hiệu ( S )
+ Mỗi loài sinh vật có một yêu cầu nhất định về lượng nhiệt ( tổng nhiệt) để hoàn thành một giai đoạn phát triển hay một chu kì phát triển gọi là tổng nhiệt hữu hiệu ( độ/ngày ) tương ứng.
+ Tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt cần cho 1 chu kỳ (hay một giai đoạn) phát triển của một động vật biến nhiệt. Tổng nhiệt hữu hiệu được tính bằng công thức:
S = ( T - C ).D
T: nhiệt độ môi trường
D: thời gian phát triển
C: nhiệt độ ngưỡng phát triển
+ C không đổi trong cùng một loài nên tổng nhiệt hữu hiệu bằng nhau:
S = ( T1 – C ).D1 = ( T2 – C) .D2 = ( T3 – C ).D3...
Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng đối với thực vật?
Câu 3.
- Cây có tính hướng sáng và ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái của cây:
+ Cây mọc trong rừng có thân cao,thẳng;cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây,các cành cây phía dưới sớm bị rụng.Đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên
+ Cây mọc ngoài sáng thường thấy tán rộng.
- Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái lá của cây.
-Thực vật được chia thành hai nhóm,tùy thuộc vào khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường.Đó là:
+ Nhóm cây ưa sáng:là những cây sống nơi quãng đãng,thích nghi và phù hợp trong điều kiện chiếu sáng mạnh.
+ Nhóm cây ưa bóng:là những cây sống nơi ánh sáng yếu,ánh sáng tán xạ như cây sống ở dưới tán của cây khác,cây trồng làm cảnh đặt trong nhà,...
- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của thực vật nhơ hoạt động hô hấp,quang hợp và khả năng hấp thụ nước
Câu 4: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đối với động vật?
Câu 4.
- Ánh sáng là điều kiện cần thiết để động vật nhận biết các vật và định hướng bằng thị giác trong không gian: các cơ quan thị giác thu nhận các tia sáng phản xạ từ những vật xung quanh, nhờ đó động vật nhận biết được thế giới vật chất. ở động vạt không xương sống bậc thấp, cơ quan thị giác không nhận biết được hình ảnh của sự vật, nhưng phân biệt được giao động của độ chiếu sáng xen kẽ giữa ánh sáng và bóng tối. Sâu bọ và động vật có xương sống có cơ quan thị giác cho phép nhận biết được hình dạng, kích thước, màu sắc và khoảng cách của sự vật
- Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng ánh sáng sau khikichs thích cở quan thị giác thông qua các trung khu thần kinh tuyến não thuỳ và làm ảnh hưởng tói hoạt động nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến thời gian phát dục ở động vật
- VD: tăng cường độ chiếu sáng sẽ rút ngắn thời gian phát triển ở cá hồi: Cá hồi thường đẻ trứng vào mùa thu nhưng vẫn có thể đẻ trứng vào mùa xuân hoặc hè trong điều kiện ánh sáng được điều chỉnh với cường độ và thời gian chiếu sáng giống như mùa thu
* Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của nhiều loài động vật
- Nhiều loài động vật đinh hướng di chuyển nhờ ánh sáng.Thí dụ nhờ định hướng ánh sáng mà loài ong có thể bay cách xa tổhàng chục km để kiếm mật hoa và nhiều loài chim di cư có thể bay được hàng chục nghìn km tìm đến nơi ấm áp để tránh khỏi mùa đông giá lạnh.
- Nhịp chiếu ánh sáng ngày và đêm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều loài động vật.
+ VD ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng,thường đi kiếm ăn sơm,trước lúc mặt trời mọc trong khi chích chòe,chào mào,khứu là loài ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc.Nhiều loài chim tìm mồi vào ban đêm như cò vạc,diệc,sếu,...đặc biệt là cú mèo.
+ VD ở thú: Có nhiều loài thú chuyên hoạt động vào ban ngày như trâu,bò,cừu,dê,..nhưng cũng có loài thú hoạt động vào ban đêm như chồn,cáo,sóc,...
- Nhiều loài động vật có tập tính hoạt động và sinh sản theo mùa do tác động của sự chiếu sáng như:
+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày của mùa đông nên đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim
+ Mùa xuân vào những ngày thiếu tháng,cá chép cũng có thể đẻ trứng sớm hơn nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường
* Dựa vào khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện chiếu sáng,người ta phân chia làm hai nhóm động vật khác nhau:
- Nhóm động vật ưu sáng gồm những động vật hoạt động vào ban ngày
- Nhóm động vật ưa tối gồm những động vật hoạt động vào ban đêm,sống trong hang trong đât hay những vùng đất sâu như đáy biển
Câu 5: Nêu sự phân chia hai nhóm sinh vật dựa trên mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể chúng vào nhiệt độ môi trường?
Câu 5.
- Căn cứ vào ức độ phụ thuộc của thân nhiệt vào nhiệt đọ môi trường sống, người ta phân chia làm 2 nhóm sinh vật là sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt
- Sinh vật biến nhiệt:
+ Gồm tất cả những sinh vật có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường gồm các VSV, nấm, thực vật, động vật không xương sống, lớp cá, bò sát, lưỡng cư
+ Có nhiệt độ cơ thể luôn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và luôn biến đổi. Mặc dù sinh vật biến nhiệt cũng có 1 số đặc điểm góp phần hạn chế sự thay đổi nhiệt quá mức như cây tiêu giảm lá hoặc lá có lớp long bao phủ làm giảm sự đốt nóng của ánh sáng mặt trời hay tập tính tránh nắng của bò sát...... Nhưng nhiệt độ cơ thể của sinh vật biến nhiệt vẫn thay đổi đáng kể theo nhiệt dộ môi trường vì:
• Khả năng điều chỉnh nhiệt của sinh vật biến nhiệt, đặc biệt là hực vật rất hạn chế
• SV biến nhiệt hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhiệt của mặt trời
- Sinh vật hằng nhiệt:
+ Bao gồm các sinh vật có nhiệt độ cơ thể luôn giữ ở mức ổn định và không biến đổi theo nhiệt độ môi trường, thuộc nhóm này có: lớp chim, lớp thú
+ Có nhiệt độ cơ thể luôn ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường ngoài. Đó là do cơ thể đã phát triển cơ chế điều hoà nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não, nhóm sinh vật này có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da:
• Khi cơ thể cần toả nhiệt thì mạch máu dưới da dãn nở ra, tăng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt. Khi lạnh thì mạch máu dưới da co lại để giảm sự thoát nhiệt
Câu 6: Dựa vào độ ẩm, động vật được chia làm những nhóm nào?
Câu 6.
* Dựa vào độ ẩm, động vật được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm động vật ưa ẩm, bao gồm những động vật có nhu cầu về độ ẩm, môi trường sống hay lượng nước trong thức ăn cao. Khi độ ẩm không khí quá thấp, động vật thuộc nhóm này không sống được do thiếu cơ chế dự trữ và giữ nước trong cơ thể: ếch, nhái, ốc trên cạn, giun ít tơ, ĐV đất.....
- nhóm động vật ưa khô: là những động vật chịu được độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài nhờ có cơ quan tích nước dự trữ và có cơ chế tự bảo vệ chống mất nước, có khả năng sử dụng nước tiết kiệm của cơ thể. VD: một số động vật ở sa mạc, đụn cát: bò sát, sâu bọ.......
- Nhóm động vật ưa ẩm vừa phải: là nhóm trung gian giữa 2 nhóm trên. Chúng có thể chịu được sự thay đổi luân phiên giữa mùa mưa và mùa khô. Gồm những động vật vùng ôn đới và nhiệt đới gió mùa
- vitconxauxi_vodoi trả lời đúng câu 3, câu 1, 4, 5 em chỉ trả lời được một nửa, em được 13 tks
- thanhtru01 trả lời đúng câu 1 và 2, em đươc 10 tks