Sinh [ Sinh 9 ] I. Lý thuyết

Status
Không mở trả lời sau này.
Y

yuper

[ĐÁP ÁN]​

Câu 1: Tính chất và đặc điểm nào của ADN đảm bảo cho nó giữ và truyền đạt thông tin di truyền trong cơ thể sống?

1.

* Những đặc điểm về cấu trúc của phân tử ADN để nó có thể giữ đc thông tin di truyền:
- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste bền vững
- Trên mạch kép của cặp nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazo nitric bổ sung. Liên kết hisro là liên kết không bền nhưng do số liên kết hidro trên phân tử ADN rất lớn nên đảm bảo cho cấu trúc không gian của phân tử ADN ổn định và dễ dàng cắt đứt các liên kết hidro để thực hiện tái bản ADN
- Nhờ các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS tạo cho chiều rộng của ADN bền vững, các vòng xoắn của ADN dễ liên kết với protein làm cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được diều hoà

* Những tính chất của ADN đảm bảo cho ADN truyền đạt được thông tin di truyền:
- ADN có khả năng tự nhân đôi vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào theo NTBS nhờ đó mà NST được hình thành, thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ
- ADN chưa các gene cấu trúc, các gene này có khả năng phiên mã để thực hiện cơ chế tỏng hợp protein, đảm bảo cho gene hình thành tính trạng
- ADN có thể bị biến đổi về cấu trúc do đột biến hình thành những thông tin di truyền mới và có thể di truyền được qua cơ chế tái bản của ADN

Câu 2: Vai trò của protein trong cấu trúc và cơ chế di truyền?

2.

* Vai Trò của protein trong cấu trúc di truyền:
- Protein histon tạo nên các tiểu thể hình cầu dẹp. ADN quấn 1.1/3 vòng xoắn vào tiểu thể hình cầu tạo nên các nucleoxom - đơn vị cấu tạo nên NST. Trong mỗi nucleoxom protein liên kết với các vòng xoắn của ADN đảm bảo cho cấu trúc di truyền ổn định, thông tin di truyền được điều hoà
- Protein liên kết với rARN hình thành nên hạt lớn và hạt bé của ribosome. Khi tổng hợp protein, hạt lớn và hạt bé ghép lại với nhau để thực hiện chức năng dịch mã, vận hành trên phân tử mARN

* Vai trò của protein trong cơ chế di truyền :
- Protein được tạo ra từ khuôn mẫu của gene cấu trúc, chúng tương tác với môi trường để hình thành tính trạng theo sơ đồ:

Gen (ADN) [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] mARN [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] protein [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] tính trạng

- Protein ức chế được sinh sản từ khuôn mẫu của gene điều hoà, có tác dụng đóng hoặc mở gene vận hành, điều hoà QT phiên mã
- Trong QT tổng hợp ADN có sự xúc tác của enzyme ADN-polymerase đảm bảo cho QT phiên mã xảy ra trên mạch 3’ - 5’ của gene để tạo nên ARN có chiều 5’ - 3’
- Trong QT tổng hợp protein có sự tham gia của nhiều enzyme
- Sự phân huỷ protein tạo nên các acid amin làm nguyên liệu tổng hợp protein, tạo năng lượng ATP, hoạt hoá các nguyên liệu: nucleotit, ribonucleotit, các acid amin là nguyên liệu tổng hợp ADN, ARN, protein
- Protein là thành phần tạo nên trung thể, của thoi tở vô sắc, đảm bảo cho QT phân li NST trong NP, giảm phân góp phần ổn định vật chất di truyền ở cấp độ TB

Câu 3: Nêu sự biểu hiện kiểu hình của gen?
3.

* Sự biểu hiện kiểu hình của gene :
- Mỗi gene có mức độ phản ứng riêng
- Gene biểu hiện tính trạng qua sự tương tác với môi trường vi một tính trạng nào đó xuất hiện phải là kết quả tác động qua lại giữa kiểu gene với môi trường
- Gene điều hoà QT tổng hợp protein qua cơ chế điều hoà hoạt động của gene
- Gene chỉ huy tổng hợp protein qua cơ chế phiên mã
- Gene trội biểu hiện tính trạng trội, gene lặn biểu hiện tinh trạng lặn
- Có gene hoạt động độc lập, cũng có gene hoạt động tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ trợ, át chế, cộng gộp
- Gene nằm trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo, gen trên NST Y di truyền theo quy luật di truyền thẳng
- Có gene gây chết ở trạng thái đồng hợp tử trội, có gene gây chết ở trạng thái đồng hợp tử lặn
- Gene biểu hiện kiểu hình có mức độ, tuỳ thuộc vào thời gian sinh trưởng, phát triển của cơ thể
- Có gene biểu hiện đồng trội

Câu 4: Hãy nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:

Gen (ADN) [TEX]\Large\longrightarrow^{1}[/TEX] mARN [TEX]\Large\longrightarrow^{2}[/TEX] protein [TEX]\Large\longrightarrow^{3}[/TEX] tính trạng

4.

1. QT truyền thông tin di truyền từ gene sang mARN:
Thông tin di truyền về cấu trúc của phân tử protein được quy định dưới trật tự ác nucleotit trong gene của ADN, thông qua QT tổng hợp mARN đã sao chép thành thông tin dưới dạng các nucleotit dưới dạng các nucleotit trên phân tử mARN được tạo ra

2. Phân tử mARN trực tiếp tổng hợp protein và truyền thông tin di truyền:
Các phân tử mARN sau khi được tổng hợp từ gene trong nhân di chuyển ra ngoài TBC tiếp xúc với ribosome. Tại đây, mARN sẽ truyền thông tin về cấu trúc của phân tử protein cho ribosome và qua đó ribosonme tổng hợp protein có trật tự các acid amin đã được quy định

3. Phân tử protein biểu hiện thành tính trạng của cơ thể:
Sau khi được tổng hợp, protein rời ribosome và được chuyển đến các bộ phận. Sau đó protein trực tiếp tương tác với MT để biểu hiên thành tính trạng của cơ thể

Câu 5: So sánh quá trình tổng hợp ADN và ARN?

sosanhQTtonghopADnvaARN-1.jpg


Hãy so sánh hai phân tử mARN và tARN ?

sosanhtARNvamARNcoban.jpg



sosanhADNvamARNcoban-1.jpg
 
Y

yuper

CHƯƠNG IV​
BIẾN DỊ

Mình sẽ đưa ra câu hỏi và bạn nào trả lời chính xác sẽ nhận được 5 thanks / 1 câu . Nếu câu nào các bạn không trả lời được , thì mình sẽ post đáp án




Câu 1: Nêu khái quát sự phân chia các loại biến dị theo quan điểm hiện đại và khái niệm về chúng

Câu 2: Thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm là gì? giải thích cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm? (lập sơ đồ minh hoạ)

Câu 3: Thường biến là gì? Mức phản ứng là gì?Nguyên nhân phát sinh và đặc điểm của thường biến?

Câu 4: Vai trò của thường biến và đột biến trong tiến hoá và chọn giống? Làm thế nào để biết 1 biến dị nào đó là thường biến hay đột biến?

Câu 5: Các dạng đột biến cấu trúc NST? Hậu quả và cách nhận biết từng dạng?

Câu 6: Khái quát sơ đồ về nối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường, qua đó nêu vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ đó. Người ta đã vận dụng mối quan hệ này trong sản xuất để nâng cao năng suất như thế nào
 
  • Like
Reactions: Neboolain
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 3:
a,Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen,xảy ra trong quá trình sống của cơ thể,dưới tác động trực tiếp của môi trường sống
b,Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen(hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau
c,Nguyên nhân phát sinh và đặc điểm của thường biến:
(*)Nguyên nhân phát sinh:thường biến phát sinh do tác động trực tiếp của môi trường sống như nước ,đất ,không khí ,nguồn dinh dưỡng,khí hậu,.....
(*)Đặc điểm của thường biến:thường biến xảy ra theo hướng xác định ,tương ứng với điều kiện của môi trường và do không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền cho thế hệ sau.
Câu 6:
a,Mối quan hệ kiểu gen,kiểu hình và môi trường.Vai trò của mỗi yếu tố:
(*)Sơ đồ mối quan hệ kiểu gen,kiểu hình và môi trường:
môi trường
Kiểu gen---------------->kiểu hình
(*)Vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ trên:
Trong mối quan hệ giữa kiểu gen,kiểu hình và môi trường thì:
-Kiểu gen quy định khả năng biểu hiện kiểu hình trước các điều kiện khác nhau của môi trường
-Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng)là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường
-Môi trường là điều kiện để kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình
b,Ứng dụng mối quan hệ giữa kiểu gen,kiểu hình,môi trường trong sản xuất:
(*)Trong sản xuất nông nghiệp:
-Kiểu gen được hiểu là giống vật nuôi,cây trồng
-Môi trường là các điều kiện chăm sóc ,các biện pháp và kĩ thuật chăn nuôi,trồng trọt
-Kiểu hình là năng suất thu được
+Nếu có giống tốt mà biện pháp ,kĩ thuật sản xuất không phù hợp thì không tận dụng được năng suất của giống
+Nếu biện pháp kĩ thuật phù hợp nhưng giống không tốt cũng không thu được năng suất cao
+Để tận dụng được năng suất cao nhất thì phải biết kết hợp giữa chọn giống tốt với sử dụng biện pháp kĩ thuật sản xuất hợp lí nhất.
Tóm lại,sơ đồ về mối quan hệ giữa kiểu gen,kiểu hình và môi trường được ứng dụng trong sản xuất bằng mối quan hệ sau:
biện pháp kĩ thuật sản xuất
Giống---------------------------------------->năng suất
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenlamlll


Câu 1: Nêu khái quát sự phân chia các loại biến dị theo quan điểm hiện đại và khái niệm về chúng

Câu 1: (câu này tối nghĩa vô cùng "hiện đại" << là thời điểm nào????)

_Theo Darwin - trong "Nguồn gốc các loài" XIX:


  • Biến dị xác định: là các biến dị xảy ra có tính cách đồng loạt theo một chiều hướng chung tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh ở từng nhóm cá thể trong phạm vi một thứ, một nòi hay một loài.
  • Biến dị không xác định: (hay biến dị cá thể) là những biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định

Ngoài ra, Darwin cũng nêu quan niệm tương quan: sự biến đổi ở một bộ phận trên cơ thể sinh vật thường kéo theo sự biến đổi ở các bộ phận khác


_Theo Di truyền học (DTH) hiện đại: Ngày nay DTH cũng phân biệt hai loại biến dị:


  • Thường biến: là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh. Biến dị Thường biến không di truyền vì không làm biến đổi cơ sở vật chất di truyền của sinh vật. (thực chất cũng chính là biến dị xác định mà Darwin đã nêu ra)
  • Đột biến: là những biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền của sinh vật, có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể (đột biến nhiễm sắc thể) hay ở phân tử ADN (đột biến gen). (thực chất cũng chính là biến dị không xác định di truyền mà Darwin từng nêu ra)
Ngoài ra DTH hiện đại còn phân biệt các biến dị tổ hợp. Đó là những biến dị xảy ra trong quá trình sinh sản do các cơ chế phân li độc lập của các cặp gen, co chế hoán vị gen và tương tác gen. Biến dị tổ hợp là những biến dị nhỏ xảy ra ở từng cá thể riêng lẻ không xác định và di truyền được.


Câu 6: Khái quát sơ đồ về mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường, qua đó nêu vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ đó. Người ta đã vận dụng mối quan hệ này trong sản xuất để nâng cao năng suất như thế nào

Sơ đồ về mối quan hệ:

moiquanhe.jpg


- P không truyền cho con những tính trạng có sẵn (kiểu hình) mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường (truyền khả năng), do đó, môi trường giữ vai trò là điều kiện để hình thành nên kiểu hình.
- Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.


-------------------------

Người ta đã vận dụng như sau:

Với những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng:


  • Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt kiểu hình tối đa, hay để đạt năng suất tối đa
  • Hạn chế điều kiện xấu làm giảm năng suất

Với nhửng hiểu biết về mức phản ứng (kiểu gen & kiểu hình):


  • Cải tiến kỹ thuật nuôi, trồng trọt
  • Sử dụng kiến thức khoa học để chọn giống mới, tốt và phù hợp với các điều kiện môi trường nơi trồng
 
Z

zotahoc

Câu 4: Vai trò của thường biến và đột biến trong tiến hoá và chọn giống? Làm thế nào để biết 1 biến dị nào đó là thường biến hay đột biến?
Mình nghĩ thế này nhé:
►Trong tiến hóa và chọn giống thường biến giúp tạo ra những loại giống có mức độ sinh sản cao hơn,sinh trưởng tốt hơn,năng suất chất lượng cao hơn so với những cá thể cùng loài .:)
►Để nhận biết biến dị nào đó là thường biến hay đột biến ta dựa vào:
Thường biến là thay đổi về kiểu hình là chính do ảnh hưởng của môi truờng còn đột biến là thay đổi trọng cấu trúc,số lượng NST,gen do các tác nhân vật lí, hóa học
Câu 5: Các dạng đột biến cấu trúc NST? Hậu quả và cách nhận biết từng dạng?
►Các dạng: Mất đoạn,lặp đoạn,đảo đoạn
►Hậu quả: Hầu hết gây hại, chỉ số ít là có lợi
►Nhận biết thì mình nghĩ là dựa vào kiểu hình :confused: không rõ lắm
 
S

s.m

Câu 4: ...Làm thế nào để biết 1 biến dị nào đó là thường biến hay đột biến?​
  • Thường biến xảy ra đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến biểu hiện riêng lẻ trên từng cá thể ngẫu nhiên.
  • Vì đột biến biến đổi về kiểu gen gây ra biến đổi về kiểu hình. Mà thường biến, biến đổi về kiểu hình (kiểu gen không thay đổi). Không thể dùng đặc điểm này để nhận diện giữa thường biến hay đột biến.
  • Xét trên vấn đề di truyền của sinh vật (sử dụng phả hệ): Đột biến có di truyền, thường biến không di truyền.
  • Cũng không xét đến tác động của thường biến, đột biến lên sinh vật là có lợi hay có hại. Vì ở đột biến vẫn tồn tại những trường hợp có lợi.
Câu 5: Các dạng đột biến cấu trúc NST? Hậu quả và cách nhận biết từng dạng?​
  • Mất đoạn: Mất đi một đoạn NST mang gen. Gây ảnh hưởng thường là tiêu cực lên kiểu hình Sinh vật.
  • Đột biến lập đoạn: NST được lập lại thêm một hoặc một số đoạn, làm tăng số gen cùng loại.
  • Đột biến đảo đoạn: Một đoạn NST mang gen bị đứt, quay 180 độ gắn vào vị trí vừa đứt. Gây ra sự thay đổi phân bố gen trên NST.
  • Đột biến chuyển đoạn: gồm chuyển đoạn tương hỗ (cả 2 NST không cùng nguồn đều cùng tách một đoạn ra và trao đổi với nhau), chuyển đoạn không tương hỗ (một đoạn của NST đứt ra và gắn vào một NST nguyên vẹn không cùng nguồn của NST khác). Chuyển đoạn làm gen trên NST phân bố lại (Trong 4 loại đột biến, thì chuyển đoạn có thể đánh giá là nguy hiểm nhất đối với sinh vật).
 
N

nguyenlamlll

<b>
Câu 5: Các dạng đột biến cấu trúc NST? Hậu quả và cách nhận biết từng dạng?​
</b>

  • Mất đoạn: Mất đi một đoạn NST mang gen. Gây ảnh hưởng thường là tiêu cực lên kiểu hình Sinh vật.
  • Đột biến lập đoạn: NST được lập lại thêm một hoặc một số đoạn, làm tăng số gen cùng loại.
  • Đột biến đảo đoạn: Một đoạn NST mang gen bị đứt, quay 180 độ gắn vào vị trí vừa đứt. Gây ra sự thay đổi phân bố gen trên NST.
  • Đột biến chuyển đoạn: gồm chuyển đoạn tương hỗ (cả 2 NST không cùng nguồn đều cùng tách một đoạn ra và trao đổi với nhau), chuyển đoạn không tương hỗ (một đoạn của NST đứt ra và gắn vào một NST nguyên vẹn không cùng nguồn của NST khác). Chuyển đoạn làm gen trên NST phân bố lại (Trong 4 loại đột biến, thì chuyển đoạn có thể đánh giá là nguy hiểm nhất đối với sinh vật).
Đột biến gây nguy hiểm cho sinh vật còn bao gồm cả đột biến mất đoạn và chuyển đoạn.
 
Y

yuper

- vitconxauxi_vodoi trả lời chính xác câu 3 và câu 6 nên được 10 tks

- nguyenlamlll có ý đúng nên được 5 tks

- s.m trả lời đúng 2 ý của câu 4 và 5 nên được 6 tks

- zotahoc trả lời đúng 1 ý của câu 5 nên được 3 tks

.
.
.
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

[ĐÁP ÁN]​



Câu 1: Nêu khái quát sự phân chia các loại biến dị theo quan điểm hiện đại và khái niệm về chúng

Câu 1.

- Theo quan niệm ngày nay, các loại biến dị được phân chia theo sơ đồ dưới đây:

phanloaidotbientheoquandiemhiendai.jpg


1. Biến dị không di truyền:
- Còn gọi là thường biến. Là những biến đổi về kiểu hình và không di truyền cho thế hệ sau

2. Biến dị di truyền:
- Là những biến đổi liên quan đến cấu trúc, vật chất di truyền và di truyền cho thế hệ sau
- Có 2 loại biến dị di truyền là đột biến và biến dị tổ hợp

a. Đột biến:
- Là những biến đổi trên phân tử ADN tạo nên đột biến gene hoặc xảy ra trên NST tạo nên đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST

b. Biến dị tổ hợp:
- Là những biến đổi do sắp xếp lại vật chất di truyền phát sinh trong quá trình sinh sản

Câu 2: Thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm là gì? giải thích cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm? (lập sơ đồ minh hoạ)

Câu 2.

1. Khái niệm về thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm:
- Thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm là những thể dị bội chỉ xảy ra tren 1 cặp NST trong TB
- Bình thường, trong TB sinh dưỡng, mỗi cặp NST luôn có 2 chiếc. Nhưng nếu có 1 cặp NST nào đó thừa 1 chiếc tức cặp này trở thành 3 chiếc thì đó là thể 3 nhiễm. Ngược lại, nếu có 1 cặp NST nào đó thiếu 1 chiếc, tức cặp này chỉ còn lại có 1 NST thì đó là thể 1 nhiễm
- Thể 3 nhiễm là thể mà trong TB thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó [ KH bộ NST: 2n + 1 ]
- Thể 1 nhiễm là thể mà trong TB thiếu 1 NST ở 1 cặp nào đó [ KH bộ NST: 2n - 1 ]

2. Cơ chế tạo thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm: ( Có thể dựa vào đây để giải thích cơ chế sinh trể bị bệnh Down )
- Trong QT phát sinh giao tử, có 1 cặp NST của TB sinh giao tử không phân li ( các cặp NST còn lại phân li bình thường ) tạo ra 2 loại giao tử:
+ Loại chứa 2 NST của cặp đó ( giao tử n + 1 )
+ Loại không chứa NST của cặp đó ( giao tử n - 1 )
- Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử 3 nhiễm ( 2n + 1 ) và hợp tử 1 nhiễm ( 2n - 1 )

* Sơ đồ minh hoạ:

sodotaothe3nhiemva1nhiem.jpg


Câu 3: Thường biến là gì? Mức phản ứng là gì?Nguyên nhân phát sinh và đặc điểm của thường biến?

Câu 3.

- Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen,xảy ra trong quá trình sống của cơ thể,dưới tác động trực tiếp của môi trường sống
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen(hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau
- Nguyên nhân phát sinh và đặc điểm của thường biến:
+ Nguyên nhân phát sinh: thường biến phát sinh do tác động trực tiếp của môi trường sống như nước ,đất ,không khí ,nguồn dinh dưỡng,khí hậu,.....
+ Đặc điểm của thường biến: thường biến xảy ra theo hướng xác định ,tương ứng với điều kiện của môi trường và do không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền cho thế hệ sau.

Câu 4: Vai trò của thường biến và đột biến trong tiến hoá và chọn giống? Làm thế nào để biết 1 biến dị nào đó là thường biến hay đột biến?

Câu 4.

1. Vai trò của thường biến và đột biến:
- Thường biến không di truyền nên không phải là nguên liệu cho chọn giống.Thường biến có ý nghĩa gián tiếp đối với quá trình tiến hoá, đảm bảo cho cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình trước đều kiện môi trường thay đổi, do đó cơ thể tồn tại và phát sinh đột biến
- Đột biến di truyền được, là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Đa số đột biến là lặn và có hại nhưng khi gặp tổ hợp gene thích hợp hoặc điều kiện sống thuận lợi nó có thể biểu hiện ra kiểu hình, có thể trở nên có lợi

2. Để nhận biết 1 biến dị nào đó là thường biến hay đột biến:
- Thường biến không di truyền còn đột biến di truyền được do đó có thể dung các phép lai để phân biệt
- Thường biến xuất hiện đồng loạt ( tần số cao ), đột biến xuất hiện với tần số thấp ( [TEX]10^{-6}[/TEX] đối với đột biến gene )

Câu 5: Các dạng đột biến cấu trúc NST? Hậu quả và cách nhận biết từng dạng?

Câu 5. ( Đáp án không đề cập đến đột biến chuyển đoạn )

1. Các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả:
- Đột biến mất đoạn: nếu xảy ra với 1 đoạn lớn sẽ làm giảm sức sống hoặc gây chết, làm mất khả năng sinh sản
- Đột biến lặp đoạn: có thể làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
- Đột biến đảo đoạn: đột biến đảo đoạn dị hợp tử cũng có thể làm giảm sức soongsm giảm khả năng sinh sản
- Gây hậu quả lớn nhất là đột biến mất đoạn, làm mất bớt vật chất di truyền

2. Cách nhận biết:
- Mất đoạn: Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái bán hợp tử ( cơ thể dị hợp tử mà NST mạng gen trội bị mất đoạn mang gen trội đó ). Hoặc có thể quan sát tiêu bản NST dưới kính hiển vi dựa trên sự bắt cặp NST tương đồng hoặc dựa trên sự thay đổi kích thước của NST ( NST bị ngắn đi )
- Lặp đoạn: Có thể quan sát sự tiếp hợp các NST tương đồng trong những trường hợp nhất định ( tạo nên vòng NST ). Hoặc quan sát kích thước NST ( NST dài ra nếu đoạn lặp khá lớn ). Tăng giảm mức độ biểu hiện tính trạng
- Đảo đoạn: Dựa trên mức độ bán bất thụ hoặc dựa trên sự bắt cặp NST tương đồng trong giảm phân ở cá thể dị hợp tử. Đảo đoạn mang tâm động có thể làm thay đổi vị trí tâm động trên NST ( thay đổi hình dạng NST )

Câu 6: Khái quát sơ đồ về nối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường, qua đó nêu vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ đó. Người ta đã vận dụng mối quan hệ này trong sản xuất để nâng cao năng suất như thế nào

Câu 6.

1. Mối quan hệ kiểu gen,kiểu hình và môi trường. Vai trò của mỗi yếu tố:
Sơ đồ mối quan hệ kiểu gen,kiểu hình và môi trường:

Môi trường
Kiểu gene [tex]\Large\longrightarrow[/tex] Kiểu hình

Vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ trên:
- Trong mối quan hệ giữa kiểu gen,kiểu hình và môi trường thì:
+ Kiểu gen quy định khả năng biểu hiện kiểu hình trước các điều kiện khác nhau của môi trường
+ Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng)là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường
+ Môi trường là điều kiện để kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình

2. Ứng dụng mối quan hệ giữa kiểu gen,kiểu hình,môi trường trong sản xuất:
- Trong sản xuất nông nghiệp:
+ Kiểu gen được hiểu là giống vật nuôi,cây trồng
+ Môi trường là các điều kiện chăm sóc ,các biện pháp và kĩ thuật chăn nuôi,trồng trọt
+ Kiểu hình là năng suất thu được
- Nếu có giống tốt mà biện pháp ,kĩ thuật sản xuất không phù hợp thì không tận dụng được năng suất của giống
- Nếu biện pháp kĩ thuật phù hợp nhưng giống không tốt cũng không thu được năng suất cao
- Để tận dụng được năng suất cao nhất thì phải biết kết hợp giữa chọn giống tốt với sử dụng biện pháp kĩ thuật sản xuất hợp lí nhất.
- Tóm lại,sơ đồ về mối quan hệ giữa kiểu gen,kiểu hình và môi trường được ứng dụng trong sản xuất bằng mối quan hệ sau:

Biện pháp kĩ thuật sản xuất
Giống [tex]\Large\longrightarrow[/tex] Năng suất
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

CHƯƠNG IV​
BIẾN DỊ
( Tiếp )


Mình sẽ đưa ra câu hỏi và bạn nào trả lời chính xác sẽ nhận được 5 thanks / 1 câu . Nếu câu nào các bạn không trả lời được , thì mình sẽ post đáp án




Câu 1: Tính chất biểu hiện của đột biến gen? Vai trò của đột biến gen đối với chọn giống và tiến hoá?

Câu 2:
Trình bày khái niệm, phân loại và nguyên nhân phát sinh của đột biến cấu trúc NST?
Trình bày khái niệm và nguyên nhân phát sinh chung của đột biến số lượng NST?

Câu 3: So sánh đột biến gen với đột biến cấu trúc NST

Câu 4: So sánh thể dị bội và thể đa bội?

Câu 5: So sánh đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST?

Câu 6: So sánh thường biến và đột biến? Điểm khác nhau giữa thường biến và mức phản ứng?
 
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 3:So sánh đột biến gen với đột biến cấu trúc NST:
a, Những điểm giống nhau:
Đột biến gen và đột biến NST có những điểm giống nhau sau đây:
-Đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào (ADN hoặc NST)
-Đều phát sinh từ các tác động của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
-Đều di truyền cho thế hệ sau
-Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật
b,Những điểm khác nhau:
(*)Đột biến gen:
-Làm biến đổi cấu trúc của gen
-Gồm các dạng :mất cặp,thêm cặp,thay cặp nuclêôtit
(*)Đột biến cấu trúc NST:
-Làm biến đổi cấu trúc của NST
-Gồm các dạng:mất đoạn,lặp đoạn,đảo đoạn và chuyển đoạn NST.
Câu 4:So sánh thể dị bội và thể đa bội:
a,Những điểm giống nhau
-Đều là những thể do đột biến số lượng NST tạo ra
-Đều phát sinh từ các tác nhân lí,hóa học của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất bên trong tế bào của cơ thể
-Đều biểu hiện bằng các kiểu hình không bình thường
-Cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào
-Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng đều sai khác so với 2n
-Ở thực vật,thể đa bội và thể dị bội đều được ứng dụng trong trồng trọt
b,Những điểm khác nhau
(*)Thể dị bội:
-Sự thay đổi số lượng chỉ xảy ra một hay một số cặp NST nào đó theo hướng tăng hay giảm như:2n+1;2n-1;2n-2;....
-Có thể tìm gặp ở thực vật và động vật,kể cả con người
-Gây thay đổi kiểu hình ở một số bộ phận nào đó trên cơ thể,thường gây ra các bệnh hiểm nghèo
(*)Thể đa bội
-Tế bào có số NST luôn tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n như 3n;4n;5n;...
-Thường không tìm thấy ở động vật bậc cao và người(do bị chết)mà tìm thấy phổ biến ở thực vật
-Thực vật đa bội thường có các cơ quan sinh dưỡng to,sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt với điều kiện môi trường
Câu 5:So sánh đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST
a,Điểm giống nhau
-Đều là những đột biến xảy ra trên NST
-Đều là phát sinh từ các tác nhân lí,hóa học của môi trường ngoài hoặc do rối lạon trao đổi chất bên trong tế bào và cơ thể
-Đều di truyền cho thế hệ sau
-Đều tạo ra các kiểu hình không bình thường và thường gây hại cho chính bản thân sinh vật
-Các dạng đột biến trên thực vật có thể ứng dụng được vào trồng trọt
b,Những điểm khác nhau
(*)Đột biến cấu trúc NST
-Làm thay đổi cấu trúc NST
-Gồm có các dạng:mất đoạn,lặp đoạn,đảo đoạn và chuyển đoạn NST
-Thể đột biến tìm gặp trên thực vật và động vật,kể cả con người
(*)Đột biến số lương NST:
-Làm thay đổi số lượng NST trong tế bào
-Gồm có các dạng đột biến cấu tạo thể dị bội và đột biến cấu tạo thể đa bội
-Thể đa bội không tìm thấy ở người và động vật bậc cao(do bị chết ngay khi phát sinh)
Câu 6:So sánh thường biến với đột biến
a,Những điểm giống nhau:
-Đều dẫn đến làm biến đổi kiểu hình của cơ thể
-Đều có liên quan đến tác động của môi trường sống
b,Những điểm khác nhau
(*)Thường biến:
-Chỉ làm biến đổi kiểu hình,không làm thay đổi vật chất di truyền(NST và ADN)
-Do tác động trực tiếp của môi trường sống
-Không di truyền cho thế hệ sau
-Giúp cá thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống không phải là nguyên liệu của chọn giống do không di truyền
(*)Đột biến:
-Làm biến đổi vật chất di truyền (NST và ADN) từ đó dẫn đến thay đổi kiểu hình cơ thể
-Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất trong tế bào và cơ thể
-Di truyền cho thế hệ sau
-Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật
Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống do di truyền được.
Điểm khác nhau giữa thường biến và mức phản ứng:
(*)Thường biến:
-Là biến đổi kiểu hình cụ thể của một kiểu gen trước tác động của điều kiện môi trường cụ thể
-Không di truyền vì do tác động môi trường
-Phụ thuộc nhiều vào tác động của môi trường
(*)Mức phản ứng:
-Là giới hạn các biểu hiện thường biến khác nhau của một kiểu gen trước các điều kiện khác của môi trường
-Di truyền được vì do kiểu gen quy định
-Phụ thuộc nhiều vào kiểu gen
Câu 2:Trình bày khái niệm ,phân loại và nguyên nhân phát sinh của đột biến cấu trúc NST.
A.Khái niệm và phân loại đột biến cấu trúc NST
a,Khái niệm:
-Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc của NST
b,Phân loại
Đột biến cấu trúc NST xảy ra dưới các dạng sau đây:
-Mất một hay một số đoạn trên NST
-Lặp một hay một số đoạn nào đó trên NST
-Đảo vị trí của hai đoạn NST
-Chuyển một đoạn từ 1NST này sang 1 NST khác không cùng cặp tương đồng
B.Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST:
Đột biến cấu trúc NST phát sinh do các tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh .Những tác nhân nói trên làm phá vỡ cấu trúc của NST hoặc tạo ra sự sắp xếp lại của một số đoạn trên NST.
Trình bày khái niệm và nguyên nhân chung của đột biến số lượng NST
a,Khái nệm đột biến số lượng NST:
Đột biến số lượng NST là những biến đổi về số lượng của NST.Sự biến đổi này có thể chỉ xảy ra ở một hay một số cặp NST nào đó tạo ra thể dị bội;hoặc xảy ra ở toàn bộ các cặp NST trong tế bào tạo ra thể đa bội
b,Nguyên nhân phát sinh chung của đột biến số lượng NST:
Do các tác nhân vật lí,hóa học của ngoại cảnh hoặc rối loạn trao đổi chất bên trong tế bào và cơ thể.Những tác nhân trên dẫn đến gây ảnh hưởng đến sự phân li bình thường của các NST trong quá trình phân bào(nguyên phân hoặc giảm phân) dẫn đến đột biến số lượng NST
 
Last edited by a moderator:
D

dinhthuyvan

Câu 1: %%-Tính chất:

Tần số đột biến gen thấp và phụ thuộc vào cường độ, liều lượng các tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen (có gen

dễ đột biến, có gen khó đột biết)

%%-Vai trò của đột biến gen:

Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại protéine mà nó mã hóa, cuối cùng có thể

dẫn đến biến đổi ở kiểu hình.

Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở từng cá thể riêng lẻ, không tuơng ứng với điều kiện sống, thường là đột biến

lặn và có hại cho bản thân sinh vật vì chúng đã phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên

và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn và có hại, một số trung tính, một số có lợi. Những gen lăn chỉ biều hiện ra kiểu

hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiên môi trường thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột

biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi. Đột biến gen gây ra những thay đổi trong nucléotide dẫn đến biến đổi mARN

và quá trình tổng hơp protéine nên thường gây ra hậu quả có hại, làm giảm khả năng sống của sinh vật.

%%-Trong tiến hóa:

Tính chất có lợi hay có hại của một đột biến gen chỉ là tương đối (có trường hợp này thì có lợi, có trường hợp khác có

hại). Có trường hợp ở trạng thái dị hợp lại làm tăng sức sống, sức chống chịu của cơ thể đối với một số bệnh. Ví dụ:

Người mang gen đột biến gây huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm ở trạng thái dị hợp, có khả năng đề kháng với bệnh sốt rét.

Tuy tính chất ngẫu nhiên, cá biệt, không xác định và thường ở trạng thái lặn nhưng đột biến gen vẫn được xem là nguồn

nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn lọc tự nhiên vì vậy, có vai trò trong tiến hóa.

%%-Trong chọn giống:

Một vài đột biến có lợi dùng làm cơ sở là nguồn nguyên liệu quan trọng cho tạo giống vật nuôi và cây trồng. Gây đột

biến nhân tạo là một trong các phương pháp chọn giống thực vật hiện đại và có hiệu quả cao, góp phần tạo nên những

tính trạng quý ở cây trồng.

Ngoài ra đối với con người, đột biến gen gây hại cho cơ thể cho nên cần phát hiện và hạn chế nguyên nhân và sự tràn

lan của gen đột biến.
 
Y

yuper

- vitconxauxi_vodoi trả lời đúng 5 câu, em được 25 tks

- dinhthuyvan trả lời đúng 1 ý. em được 3 tks
.
.
.
.
.
 
Y

yuper

[ĐÁP ÁN]​

Câu 1: Tính chất biểu hiện của đột biến gen? Vai trò của đột biến gen đối với chọn giống và tiến hoá?

Câu 1:

1. Tính chất biểu hiện của đột biến gene:
- Đột biến gene khi đã phát sinh có thể được tái bản dể truyền lại cho thế hệ sau
- Nếu đột biến xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, trong giai đoạn 2 dến 8 phôi bào, nó có khả năng tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể và truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính
- Nếu đột biến xảy ra trong nguyên phân ở 1 TB sinh dưỡng, chúng tiếp tục được nhân lên ở 1 mô nào đó và biểu hiện kiểu hình ở 1 phần cơ thể tạo nên thể khảm ( nếu là đột biến trội ). Đột biến xoma có thể được nhên lên bằng sinh sản sinh dưỡng nhưng không thể sinh sản bằng sinh sản hữu tính
- Nếu đột biến phát sinh trong giảm phân hình thành giao tử qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Nếu là đột biến trội sẽ được biểu hiện kiểu hình ở cá thể mang đột biến. Nếu là đột biến lặn sẽ tồn tại trong hợp tử ở dạng dị hợp tử, không được biểu hiện ở thế hệ đầu. Nhờ cơ chế nhân đôi của gene đột biến lặn qua các thế hệ giao phối, đột biến lặn sẽ được lan truyền dần trong quần thể. Có dịp gặp nhau trong giao phối, chúng tổ hợp lại thành dạng dị hợp tử, lúc đó kiểu hình đột biến lặn mới xuất hiện
- Đột biến gene có tính thuận nghịch nhưng chủ yếu là đột biến lặn có hại ho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong kiểu gene, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên

2. Vai trò của đột biến gene:
- Đối với tiến hoá: Đột biến gene là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho qua trình tiến hoá vì so với đột biến NST thì đột biến gene phổ biến hơn, ít ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của cơ thể
- Vai trò của đột biến gene với chọn giống:
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống cây trồng và VSV
+ Dùng phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý, tác nhân hoá học để tạo nên các đột biến có giá trị cao trong sản xuất

Câu 2:
Trình bày khái niệm, phân loại và nguyên nhân phát sinh của đột biến cấu trúc NST?
Trình bày khái niệm và nguyên nhân phát sinh chung của đột biến số lượng NST?

Câu 2:

1. Khái niệm và phân loại đột biến cấu trúc NST
* Khái niệm:
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc của NST

* Phân loại:
- Mất một hay một số đoạn trên NST
- Lặp một hay một số đoạn nào đó trên NST
- Đảo vị trí của hai đoạn NST
- Chuyển một đoạn từ 1NST này sang 1 NST khác không cùng cặp tương đồng

* Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST:
- Đột biến cấu trúc NST phát sinh do các tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh .Những tác nhân nói trên làm phá vỡ cấu trúc của NST hoặc tạo ra sự sắp xếp lại của một số đoạn trên NST.

2. Khái niệm và nguyên nhân chung của đột biến số lượng NST
* Khái nệm đột biến số lượng NST:
Đột biến số lượng NST là những biến đổi về số lượng của NST.Sự biến đổi này có thể chỉ xảy ra ở một hay một số cặp NST nào đó tạo ra thể dị bội;hoặc xảy ra ở toàn bộ các cặp NST trong tế bào tạo ra thể đa bội

* Nguyên nhân phát sinh chung của đột biến số lượng NST:
Do các tác nhân vật lí,hóa học của ngoại cảnh hoặc rối loạn trao đổi chất bên trong tế bào và cơ thể.Những tác nhân trên dẫn đến gây ảnh hưởng đến sự phân li bình thường của các NST trong quá trình phân bào(nguyên phân hoặc giảm phân) dẫn đến đột biến số lượng NST

Câu 3: So sánh đột biến gen với đột biến cấu trúc NST

sosanhdotbiengenvadotbiencautrucNST.jpg


Câu 4: So sánh thể dị bội và thể đa bội?

Sosanhthediboivathedaboi.jpg


Câu 5: So sánh đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST?

SosanhdotbiencautrucnSTvadotbiensoluongNST.jpg


Câu 6: So sánh thường biến và đột biến? Điểm khác nhau giữa thường biến và mức phản ứng?

Sosanhthuongbienvoidotbien.jpg


phanbietmucphanungvathuongbien.jpg
 
C

cattrang2601

[CHƯƠNG V]

DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI​




Mình sẽ đưa ra câu hỏi và bạn nào trả lời chính xác sẽ nhận được 5 thanks / 1 câu . Nếu câu nào các bạn không trả lời được , thì mình sẽ post đáp án

Câu 1. Hãy chứng minh con người nười cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như các sinh vật khác? Những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người?

Câu 2. Nêu các biểu hiện của bệnh đao và tơcnơ? So sánh 2 bệnh này?


Câu 4. Giải thích cơ sở khoa học của lời khuyên phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

Câu 5. Nêu nguyên nhân gây ra các bệnh và tật di truyền ở người? Làm thế nào để nhận biết các bệnh và tật di truyền?

Câu 6. Vì sao trong nghiên cứu di truyền phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến với người?

Câu 7. Một người mắc bệnh máu khó đông có 1 người em trai sinh đôi bình thường:

1. Hai người này là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng
2. Người mắc bệnh là trai hay gái, giải thích
3. Nếu cặp sinh đôi trên đều mắc bệnh thì ta có thể nói chắc chắn là họ sinh đôi cùng trứng không?Giải thích?
4. Nếu cặp sinh đôi trên cùng giới tính và không cùng mắc bệnh thì làm thế nào để nhận biết họ là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng
 
D

ditruyen_tebao

Câu 4 :Giải thích cơ sở khoa học của lời khuyên phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?
Vì ở độ tuổi này ,tb bắt đầu lão hoá, quá trình sinh lý, sinh hoá nội bào có thể bị rối loạn-> NST phân li ko bt-> dễ gây ra các bệnh như teo não, câm điếc,đặc biệt là bệnh đao và thậm chí có thể gây chết
Câu 2 :
Nêu các biểu hiện của bệnh Đao và tơc nơ
*bệnh Đao
Biểu hiện bên ngoài : Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
*bệnh tơc-nơ:
Biểu hiện bên ngoài, bệnh nhân là nữ : lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.


Câu 5. Nêu nguyên nhân gây ra các bệnh và tật di truyền ở người?
- Do ô nhiễm mt
- rối loạn trao đổi chất nội bào
- tác nhân vật lý,hoá học trọng tự nhiên
 
P

p3nh0ctapy3u

Câu 2:
a, _Biểu hiện bệnh đao:Ở trẻ bị lùn,cổ rụt,má phệ,miệng hơi há ,lưỡi hơi thè ra,mắt hơi sâu và có 1 mí,khoảng cách giữa hai mắt xa nhau,ngón tay ngắn.Về sinh lí ,bị si đần bẩm sinh và khồng có con
_biểu hiện bệnh tơcno:Bệnh tơcno xảy ra ở phụ nữ :người lùn ,cổ ngắn ,tuyến vú không phát triển ,thường chết sớm.Chỉ khoảng 2% số người bệnh sống tới tuổi trưởng thành nhưng lại khồng có kinh nguyệt,tử cung nhỏ ,thưpngf mất trí và không có con
B,So sánh bệnh đao và tocno:
(*) Giống nhau:
_Đều sảy ra do đột biến dị bội thể và đều di truyền
_Đều tạo ra kiểu hình không bình thường
_Đều ảnh hưởng đến sức sống .Nếu sống được tơi tuổi trưởng thành thì bị si đần ,mất trí và khồng có con
(*)khác nhau:
:D Bệnh đao:
_Xảy ra ở cả nam và nữ
_Là thể dị bôi ở cặp NST thường( cặp số 21)
_Là thể 3 nhiễm ,tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n+1=47(thừa 1NST số 21)
:D Bệnh tocno:
_Chỉ xảy ra ở nữ
_Là thể dị bội ở cặp NST giới tính(cặp số 23)
_Là thể 1 nhiễm ,tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n-1=45(thiếu 1 NST giới tính X)
Câu 4;
Phụ nữ lớn tuổi sức khỏe giảm sút ,các đột biến di truyền dễ phát sinh ,sinh con muộn ,đứa trẻ dễ mắc các bệnh di truyền thường gặp như hội chứng đao,tật sứt môi,thừa ngón....nên phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35
 
Z

zotahoc

Câu 1: :confused:
►Bởi vì con người cũng là sinh vật sinh sản hữu tính nên cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị:
+ con cháu sinh ra mang theo tính trạng của bố mẹ, ông bà(tóc ,da,mắt...)-Di truyền
+ trong một số trường hợp thế hệ con cháu có những đặc điểm khác với ông bà bố mẹ-Biến dị
►Khó khăn:
+ người sinh sản muộn và đẻ ít con
+ vì lí do xã hội nên không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến

Câu 2:
Biểu hiện
Bệnh đao:
-Bệnh nhân bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra , mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn
tớcno:
-Bệnh nhân lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển
So sánh
*Giống nhau:
-Đều là bệnh di truyền ở người
-Đều là đột biến số lượng NST
-Đều gây hại cho người mắc bệnh
*khác nhau:
-Bệnh đao xuất hiện ở cả nam và nữ còn tớcno chỉ xuất hiện ở nữ
-Bệnh nhân đao có 3 NST 21 còn Bệnh nhân tớcnơ chỉ có 1 NST
-tỉ lệ người măc bệnh đao cao hơn tớcnơ
-khác nhau về biểu hiện bên ngoài

Câu 4
Vi khi ở độ tuổi này quá trình sinh lí của phụ nữ bị suy giảm, cơ thể không còn khỏe mạnh như lúc còn trẻ.... nên khi sinh con ở độ tuổi này trẻ dễ bị mắc bệnh bẩm sinh đặc biệt là đao (0,33-1,88 %)
Câu 5
Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường, do rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào
Câu 7
1.Hai người sinh đôi khác trứng vì nếu cùng trứng thì cả hai sẽ bị bệnh
2.Người mắc bệnh là trai vì bệnh này rât hiếm gặp ở nữ :|

 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 4:Việc khuyên phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 có cơ sở khoa học thể hiện ở hai nội dung cơ bản:
a,Về mặt sinh học:
Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ của trẻ sinh ra bị mắc bệnh,tật di truyền như:bệnh Đao,bệnh tơcnơ,câm điếc bẩm sinh,.....tăng theo độ tuổi sinh đẻ của người mẹ;đặc biệt khi người mẹ từ ngoài 35 trở đi.Lí do bởi tuổi này trở đi các yếu tố gây đột biến của môi trường tích lũy trong tế bào của bố,mẹ nhiều hơn và phát huy tác hại của nó,dễ dẫn đến phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản.
b,Về mặt sức khoẻ,sinh hoạt:
Việc sinh con ở độ tuổi ngoài 35 sẽ kéo dài sự lo toan con cái và gia đình ở phụ nữ làm giảm sút sức khỏe của mẹ,ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác,đồng thời làm tăng gánh nặng cho xã hội
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom