Sinh [ Sinh 9 ] I. Lý thuyết

Status
Không mở trả lời sau này.
H

huongmot

Câu 1:Nêu những tác động của con người đến môi trường ở 3 giai đoạn :thời kì nguyên thủy ,xã hội nông nghiệp ,xã hội công nghiệp
Tác động của con người đến môi trường là:
* Thời kỳ nguyên thuỷ:
- Dùng lửa để săn thú ~> nhiều cánh rừng bị đốt cháy
* Xã hội nông nghiệp:
- Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi khiến cho rừng bị lấn chiếm để lấy đất canh tác, chăn thả gia súc
- Đất bị khô cằn suy giảm độ màu mỡ do hoạt động cày xới
- Nhiều vùng rừng bị biến đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp
* Xã hội công nghiệp:
- Công nghiệp khai khoáng phá huỷ nhiều diện tích rừng trên trái đất
- Đô thị hoá lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt
- Công nghiệp phát triển ảnh hưởng tới môi trường: khói bụi nhà máy, thuốc trừ sâu, hoá chất, chất thải,....

Có gì thiếu mọi người bổ sung hộ :D

 
P

p3nh0ctapy3u

Đã một tuần,mình xin đưa ra đáp án để mọi người tham khảo
Câu 1 :giống như bạn huongmot đã nêu ra .Cảm ơn bạn nhiều :D
Câu 2: Ô nhiễm môi trường là gì?Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và phân tích
(*)Ô nhiễm môi trường là làm bẩn môi trường tự nhiên đồng thời làm thay đổi các tính chất vật lí ,hóa học ,sinh học của môi trường ,gây tác hại đến đời sống con người và các sinh vật khác
(*)Các tác nhân gây ô nhiểm môi trường
-Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt : Chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu :gỗ ,củi ,than ...trong nhà náy và sinh hoạt gia đình
-Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học :Con người lạm dụng thuốc trừ sâu ,thuốc diệt cỏ trên đồng ruộng,thuốc diệt nấm gây bệnh đã ảnh hưởng tới sức khỏe con người và tác động bất lợi tới hệ sinh thái
-Ô nhiễm cho các chất phóng xạ: chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ ,các nhà máy điện nguyên tử ..qua những vụ thử vũ khí hạt nhân
-Ô nhiễm do các chất thải rắn :chất thải rắn được thải ra do quá trình sản xuất và sinh hoạt :chất thải từ hoạt động xây dựng (đất ,đá ,vôi ,cát ....),từ hoạt động ý tế(bông băng bẩn,kim tiêm...),sinh hoạt gia đình (thức ăn thừa ,nilong....),rác thải hữu cơ...
-Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh :nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như :rác ,nước thải từ các bệnh viện chưa qua sử lí đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển

Câu 3:Nêu các nguồn tài nguyên tái sinh và vai trò của nguồn tài nguyên đó đối với tự nhiên và con người
(*)Các nguồn nguyên liệu tái sinh bao gồm :đất ,nước ,rừng và tài nguyên sinh vật
(*)Vai trò
-Của tài nguyên đất :Đất là nơi cung cấp lượng nước ngầm quan trọng cho đời sống con người .Là nơi sản xuất ra lương thực ,thực phẩm cho con người và gia súc ;nơi xây nhà,các khu công nghiệp,làm đường giao thông...
-Của tài nguyên nước : là môi trường sống và là nơi sinh sản chủ yếu của các loìa thủy sản ,hải sản .Là nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ và là thành phần không thể thiếu trong tế bào của mọi cơ thể
-Của tài nguyên rừng: không chỉ cung cấp nhiều lâm sản quý mà còn giữ vai trò quan trọng điều hòa khí hậu ,góp phần ngăn chặn lũ lụt ,xói mòn đất .Rừng là nơi ở và sinh sản của các loài động vật và vi sinh vật .Sinh vật rừng là nguồn gen quý giá ,góp phần quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái
-Của tài nguyên sinh vật : có vai trò quan trong về mặt thực phẩm ,dược phẩm,kinh tế ...Các sinh vật quan hệ với nhau trong quần xã và hệ sinh thái tạo nên sự cân bằng sinh học có ý nghĩa lớn với tự nhiên và đời sống sinh vật trong đó có con người

------------------------------------------
câu 4,5 mọi người tiếp tục suy nghĩ nha
Cố gắng nào :x
 
H

huongmot

Câu 4:Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tái sinh
Các biện pháp:
-Phủ xanh đất trống đồi trọc
- Sử dụng ruộng bậc thang trong nông nghiệp để tránh xói mòn
- Trồng cây ngăn lũ ~> chống xói mòn đất
- Giữ gìn sự trong sạch của các dòng sông
- Ngăn cấm nạn khai thác rừng bừa bãi
- Bảo vệ các rừng nguyên sinh
- Tuyên truyền giáo dục
- Xây dựng luật bảo vệ rừng


 
P

p3nh0ctapy3u

Mình đưa ra đáp án câu 5 nhé :)
Câu 5:Hãy nêu các biện pháp mà theo em sẽ góp phần bảo vệ rừng
-Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp
-Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên,vườn quốc gia
-Tiến hành trồng cây gây rừng và có kế hoạch bảo vệ rừng
-Phòng chống cháy rừng ,không đốt phá rừng làm rẫy .Vận động dân tộc ít người sống định canh ,định cư.
-Phát triển dân số hợp lí ,ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng
-Ngăn cấm việc săn bắt thú rừng bừa bãi và mua bán thú rừng
-Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật để lai tạo nhiều giống cây trồng
-Tăng cường cong tác vận động người dân tham gia bảo vệ rừng
 
1

1001yeu

Câu 1: Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm hai mạch đơn song song nhau.
Câu 2: Vì ADN là cấu trúc lưu giữ thông tin di truyền
ADN có tính đặc trưng do thành phần số lượng và cách sắp xếp của các Nuclêôtit trên phân tử ADN
Câu 3: Vì trong quá trình tự nhân đôi 2 mạch của ADN tách nhau theo chiều dọc tạo thành 2 mạch đơn, mỗi mạch giữ một nửa của ADN mẹ.
Ý nghĩa trong truyền đạt thông tin: Sau khi 2 mạch ADN tách nhau, các Nuclêôtit tự do của môi trường nội bào liên kết với các Nuclêôtit của 2 mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung tạo thành 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ. Chính nhờ đó mà thông tin di truyền được truyền đạt đầy đủ
Câu 4: Gen là nhân tố di truyền qui định một hoặc một số quy định tính trạng của sinh vật, gen thực chất là một đoạn ADN
So sánh Gen và ADN
*Giống: Gen và ADN đều là cấu trúc qui định tính trạng của sinh vật
*Khác: Gen chỉ là một đoạn ADN. Gen chỉ qui định một hoặc một số tính trạng của sinh vật còn ADN thì qui định tất cả. Gen là cấu trúc mang thông tin và qui định cấu trúc phân tử prôtêin. ADN lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 5: ARN được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học như: C, H, O, N, P
ARN được cấu nguyên tắc đa phân mà đơn phân gồm 4 loại: Ađênin(A), Uraxin(U), Guanin(G), Xitôzin(X)
ARN gồm:
-mARN: truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của prôtêin
-tARN: vận chuyển các axit amin
-rARN: là thành phần cấu tạo nên ribbôxôm
Câu 6: So sánh: ADN và ARN
*Cấu tạo: ADN gồm 2 mạch xoắn kép. Có 4 loại Nulêôtit: A, T, G, X
ARN chỉ có một mạch đơn. Có 4 loại Nulêôtit: A, U, G, X
*Chức năng: ADN lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
ARN truyền đạt thông tin di truyền, vận chuyển axit amin, là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.

Mình chỉ rõ nhiêu đó thôi. Mong giúp được cho bạn
Cao Thị Huyền Trân
Lớp 9/3 THCS Bình Thành
 
N

ngothanhtrang

m.n thuyết minh hộ mình sơ đồ của Moocgan với:( ****************************************************************************************************************************************************************************************************????????????? Help me...
 
H

havesometolove4869@gmail.com

Nhiệt độ được xem là yếu tố sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất đối với động vật. Nhiệt độ đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự sống, sự sinh trưởng, phát triển, tình trạng sinh lý, sự sinh sản, do đó có ảnh hưởng đến sự biến động số lượng và sự phân bố của động vật.
- Ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ môi trường đến sự chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi ở một chừng mực nào đó, sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể vượt ra khỏi giới hạn thích hợp sẽ làm tăng hay giảm cường độ chuyển hóa và gây rối loạn trong quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Khi nhiệt độ hạ thấp xuống tới một mức độ nào đó, đầu tiên là làm ngưng trệ chức năng tiêu hóa, sau đó đến chức năng vận động, rồi đến tuần hoàn và sau cùng là hô hấp. Tuy nhiên ở một số loài động vật, nhất là động vật biến nhiệt có khả năng sống tiềm sinh khi nhiệt độ xuống quá thấp hoặc lên quá cao, tuy vậy khi chế độ nhiệt trở lại bình thường thì các quá trình sinh lý cơ bản của các loài động vật nói trên sớm trở lại trạng thái hoạt động bình thường.
- Ảnh hưởng gián tiếp là nhiệt độ có thể tác động lên động vật như một loại tín hiệu, tín hiệu nhiệt độ có thể làm thay đổi điều kiện phát triển, sinh sản và sự hoạt động của động vật.
Khi nghiên cứu động vật trên các vùng khác nhau của trái đất người ta nhận thấy động vật cũng có đặc trưng thích nghi hình thái để bảo vệ khỏi sự tác động của nhiệt độ không thích hợp. Bằng phương pháp thống kê sinh học, người ta đưa đến một số qui luật quan hệ giữa nhiệt độ và thích nghi hình thái ở các loài động vật có xương sống hằng nhiệt (đẳng nhiệt) gần gũi về quan hệ phân loại.
- Quy luật Bergman: Trong giới hạn của loài hay nhóm các loài gần gủi đồng nhất thì những cá thể có kích thước lớn hơn thường gặp ở những vùng lạnh hơn (hay những cá thể phân bố ở miền bắc có kích thước lớn hơn ở miền nam), các loài động vật biến nhiệt (cá, lưỡng thể, bò sát …) thì ở miền nam có kích thước lớn hơn ở miền bắc. Quy luật này phù hợp với quy luật nhiệt động học: Bề mặt cơ thể động vật bình phương với kích thước của nó. Trong lúc đó khối lượng tỉ lệ với lập phương kích thước. Sự mất nhiệt tỉ lệ với bề mặt cơ thể và như vậy tỉ lệ đó càng cao, tỉ lệ bề mặt với khối lượng càng lớn, có nghĩa là cơ thể động vật càng nhỏ. Động vật càng lớn và hình dạng cơ thể càng thon gọn thì càng dễ giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định, động vật càng nhỏ quá trình trao đổi chất càng cao. Chẳng hạn, chim cánh cụt (Aptenodytes forsteri) ở Nam Cực có chiều dài thân 100 - 120cm, nặng 34,4 kg, trong khi một loài khác gần với nó (Spheniscus mendiculus) ở xích đạo chỉ có chiều dài thân 44,5 cm, nặng 4,5 – 5,0 kg. Hoặc như chiều dài trung bình của đầu thỏ (Lepus timidus) ở Hà Lan dài 70 -73 cm, ở bắc Liên xô cũ dài 77,8 cm, ở bắc Siberi dài 87,5 cm. Nhiều loài lưỡng cư, bò sát…có kích thước lớn thường gặp ở vĩ độ thấp hơn so với các nơi ở vĩ độ cao.
- Quy luật Allen: Quy luật này thường gặp hơn quy luật trên. D.Allen (1977) cho rằng càng lên phía bắc các cơ quan phụ của cơ thể (các bộ phận thò ra ngoài : Tai – chân – đuôi – mỏ) càng thu nhỏ lại. Một ví dụ điển hình là cáo Sahara có chân dài, tai to, cáo Châu Âu thấp hơn và tai ngắn hơn, còn cáo sống ở Bắc Cực tai rất nhỏ và mõm rất ngắn.
- Quy luật phủ lông: động vật có vú ở vùng lạnh có bộ lông dày hơn so với đại diện cùng lớp đó sống ở vùng ấm. Ví dụ hổ Siberi so với hổ Ấn Độ hay Malaysia có lông dày và lớn hơn nhiều. Điều này cũng phù hợp với quy luật Bergman. Sự thích nghi này cũng một phần nào phù hợp với động vật có vú sống ở những vùng rất khô hạn. Bộ lông dày làm giảm sự mất nước của cơ thể bằng con đường bốc hơi.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của động vật. Chẳng hạn như đối với tốc độ tiêu hóa: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của ấu trùng mọt bột lớn (Tenebrio molitor) ở giai đoạn 4, ở nhiệt độ cao (360C) ăn hết 638mm2 lá khoai tây nhưng nếu ở nhiệt độ hạ thấp xuống (160C) thì chỉ ăn hết 215mm2 lá khoai tây. Ở nhiệt độ 250C mọt trưởng thành ăn nhiều nhất và ở nhiệt độ 180C mọt ngừng ăn.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom