Câu 1

3đ)
Cơ thể đã có cơ chế như thế nào để tự bảo vệ mình khi bị các vết thương gây đứt vở mạch máu và làm chảy máu? Em hãy trình bày các bước xư lý thích hợp khi gặp một người bị vết thương chảy máu động mạch ở cổ tay ?
Câu 2: (3đ)
Trình bày những biến đổi và hoạt động của NST trong từng kì của quá trình nguyên phân? Hãy giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền?
Câu 3: (2đ)
Biến dị tổ hợp là gì? Cho ví dụ. Nguyên nhân phát sinh và ý nghĩa của loại biến dị này.
Câu 4: (2đ)
Cho lai 2 giống hồng thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng lai với nhau, thì ở thế hệ nào đó thu được 36 cây hoa đỏ; 71 cây hoa hồng; 25 câu hoa trắng.
a/ Giải thích và xác định xem đó là thế hệ nào? Đặc điểm về di truyền của cặp tính trạng đem lai như thế nào?
b/ Viết sơ đồ kiểm chứng.
Phòng Gd & ĐT Thọ Xuân
Trường THCS Lê Thánh Tông
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Vòng 6
Môn: Sinh học 9
Năm học: 2008 – 2009
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 29 – 11 – 2008
Đề bài:
Câu 1: (2 điểm)
Nêu đặc điểm của hệ nội tiết
Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Trình bày tính chất, vai trò của hoocmôn
Câu 2: (2 điểm)
Trình bày nguyên nhân, đường lây truyền và tác hại của bệnh lậu và bệnh giang mai.
Vì sao bệnh lậu và bệnh giang mai lại dễ lây lan?
Câu 3 (1,5 điểm)
So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều kiện
Câu 4: (2,5 điểm)
So sánh nguyên phân và giảm phân
Câu 5: (3 điểm)
Thể dị bội là gì? Nêu cơ chế hình thành các dạng 2n – 1; 2n + 1; 2n – 2; 2n +2.
Trình bày những biểu hiện của bệnh Đao, Tớcnơ và Claiphentơ.
Câu 6: (3 điểm)
Trình bày cơ chế tổng hợp Prôtêin.
Nêu vai trò của Prôtêin
Câu 7: (3 điểm)
Một gen có tổng số liên kết hiđrô là 3600; tổng số liên kết hoá trị là 2998. Gen tự nhân đôi một số đợt và có 115200 liên kết hiđrô được hình thành trong các gen con.
Tính chiều dài và số lượng từng loại nu của gen.
Tính số lần tự nhân đôi của gen và số lượng từng loại nu môi trường cung cấp cho các lần nhân đôi
Tính số liên kết hoá trị được hình thành
Câu 8 (3 điểm)
Cho lai hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không tua và hạt nhăn có tua được F1 toàn hạt trơn, có tua. Cho F1 tự thụ phấn đựoc F2 có tỉ lệ kiểu hình là:
121 cây hạt trơn – không có tua cuốn
233 cây hạt trơn - có tua cuốn
120 cây hạt nhăn – có tua cuốn
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
b. Nếu cho cây hạt trơn – không có tua ở F2 lai phân tích thì kết quả thu được như thế nào?
=
Câu 1: (2 điểm)
a) Trình bày thí nghiệm của Menđen về lai 1 cặp tính trạng?
b) Viết sơ đồ lai và nêu nội dung quy luật phân li?
c) Qui luật phân li đúng trong trường hợp nào?
Câu 2: (2 điểm)
So sánh quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn?
Câu 3: (3 điểm)
Trên mạch thứ nhất của gen có X1 = 300 nuclêôtit.
Hiệu số giữa X1 và A1 bằng 10% và hiệu số giữa G1 và X1 bằng 10% số nuclêôtit của mạch.
Trên mạch thứ hai của gen có hiệu số giữa A2 và G2 bằng 10% số nuclêôtit của mạch.
Gen sao mã một số lần và đã lấy của môi trường nội bào 600 U
a) Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtít ở từng mạch và của cả gen
b) Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN
c) Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã.
Câu 4: (3 điểm)
Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp quả đỏ thu được F1 toàn cac chua thân cao quả đỏ. Cho F1 giao phấn thu được F2 có tỉ lệ:
718 thân cao quả đỏ
241 thân cao quả vàng
236 thân thấp quả đỏ
80 thân cao quả vàng
Biết mỗi gen quy định một tính trạng
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
b) Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào?
Câu 1: (2 điểm)
Vẽ sơ đồ truyền máu.
Giải thích vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho còn nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận.
Câu 2: (3 điểm)
Vì sao HIV/AIDS là thảm hoạ của loài người?
Nêu các con đường lây truyền của HIV/AIDS và biện pháp phòng tránh.
Câu3: (2,5 điểm)
So sánh thường biến và biến dị tổ hợp
Câu 4: (2,5 điểm)
So sánh cấu tạo và chức năng của ADN và ARN.
Câu 5: (3 điểm)
Trình bày cơ chế tạo ra các dạng 3n, 4n từ dạng tế bào 2n và viết sơ đồ biểu hiện sự hình thành
các dạng tế bào đó.
Câu 6: (3,5 điểm)
Một gen dài 4080 A0 và có hiệu số %A - %G = 30%.
Sau một số đợt nhân đôi liên tiếp đã phá vỡ 3900 liên kết hiđrô.
a) Tính số lần tự nhân đôi của gen.
b) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen và số lượng từng loại
=> Đây là một số đề thi bạn có thể tham khảo nhé.
Chúc bạn thi tốt.