Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên: tê môi, tê tay (người bệnh vẫn còn tỉnh): gây mê, đề phòng bệnh nhân bị sặc (để bệnh nhân nằm tư thế nghiêng, đầu thấp).
Than hoạt (bột hay nhũ):
· Người lớn: uống 30g + 250ml nước sạch quấy đều.
· Trẻ 1 – 12 tuổi: uống 25g pha với 100 – 200ml nước sạch quấy đều.
· Trẻ dưới 1 tuổi: uống 1g/kg pha với 50ml nước sạch quấy đều.
Có thể cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống một lọ than hoạt nhũ 30ml.
Đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện.
Uống than hoạt sớm trong vòng 1 giờ sau khi ăn cá sẽ có hiệu quả cao, loại bỏ chất độc, chống chỉ định khi người bệnh đã hôn mê hay rối loạn ý thức.
Nếu người bệnh có rối loạn ý thức, hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở, tím: thổi ngạt miệng hay miệng mũi qua canun Mayo hai chiều.
Trên xe cấp cứu:
- Đảm bảo hô hấp.
- Đảm huyết động.
Đề phòng ngộ độc cá nóc
- Biện pháp tốt nhất là không ăn cá nóc.
- Khi ăn phải cá nghi là cá nóc (có dấu hiệu tê môi, tê bàn tay): gây nôn và uống thuốc giải độc ngay (than hoạt và sorbitol) đồng thời phải đến ngay bệnh viện – Khoa Hồi sức Cấp cứu, Chống độc để xử trí.
- Người đi biển đánh cá, mỗi gia đình nên có một túi cấp cứu bao gồm: than hoạt nhũ, canun Mayop hai chiều.
- Không được phơi khô cá nóc làm cá thường, không làm chả cá nóc, cá nóc để bán.
tiếp: Cá nóc có độc quanh năm đúng hay sai???