[Sinh 9 ] Bài tập

A

annapham36

C

cattrang2601

Cho giao phối 2 cá chép với nhau. Ở F1 thu được 75 cá chép mắt đỏ và 25 cá chép mắt đen. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình của 2 con cá đem giao phối.

Em cảm ơn trước nha! Thanks!!


Ở F1 có tỉ lệ 3 : 1 ~> nghiệm đúng của quy luật phân li

tính trạng chiếm 1/4 là tính trạng lặn

~> tính trạng mắt đen là tính trạng lặn

Quy ước gen : A _ mắt đỏ

a _ mắt đen

F1 có tỉ lệ 3 : 1

~> Sinh ra từ 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử x 2 giao tử

~> P có kiểu gen dị hợp : Aa x Aa

~> sơ đồ lai
 
A

annapham36

Em cảm ơn anh nhiều nha! Nhưng mà có chỗ em chưa hiểu, cái chỗ mà: " Sinh ra từ 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử * 2 giao tử" ấy. Là cái chỗ đó đó. Tại em chưa học tới nên mong anh giải thích rõ hơn cho em hiểu nha.
Em cảm ơn anh nhiều.
 
H

hhhaivan

Em cảm ơn anh nhiều nha! Nhưng mà có chỗ em chưa hiểu, cái chỗ mà: " Sinh ra từ 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử * 2 giao tử" ấy. Là cái chỗ đó đó. Tại em chưa học tới nên mong anh giải thích rõ hơn cho em hiểu nha.
Em cảm ơn anh nhiều.

Đây là qui luật xác suất bạn ạ.

Nếu bố cho 2 loại giao tử, gsử là A và B. Mẹ cho 2 loại giao tử, gsử là a và b
Thì có tất cả 4 kiểu tổ hợp có thể xảy ra : AB, Ab, aB, ab.

Đây hoàn toàn là một kết quả tìm ra từ toán học .
 
C

cattrang2601

Em cảm ơn anh nhiều nha! Nhưng mà có chỗ em chưa hiểu, cái chỗ mà: " Sinh ra từ 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử * 2 giao tử" ấy. Là cái chỗ đó đó. Tại em chưa học tới nên mong anh giải thích rõ hơn cho em hiểu nha.
Em cảm ơn anh nhiều.

Hì, em gọi là chị chứ đừng gọi là anh nhé :)
Cảm ơn em đã gửi thắc mắc đến pic.

Cái này cũng dễ hiểu thôi em ạ
bởi vì theo toán học thì
4 = 2 x 2
4 = 1 x 4
( Vì đây tính theo số giao tử nên không tính số âm nhé :) )
Mà đây là lai một cặp tính trạng vậy nên số giao tử tối đa có thể sinh ra là 2
Vậy nên ta loại trường hợp 2
vậy 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử x 2 giao tử

Vậy em nhé :)
Có gì thắc mắc em cứ hỏi :)
 
A

annapham36

[Sinh 9] câu hỏi

Làm sao để phân biệt trường hợp nào là tính trạng trung gian ( 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn) , trường hợp nào là tính trạng trội ( 3 trội : 1 lặn) để vẽ sơ đồ lai???:confused::confused::confused:


( Câu hỏi ngoài: làm sao để tập trung vào bài học trong khi bên phải là người đang nấu ăn, bên trái có người đang đánh đàn ghita (mà toàn là những bài mình thích), còn bàn ngồi học thì chật kín 4-5 đứa 1 bàn ?
Làm ơn chỉ giúp cho mình với.
 
C

cubiproduction

(1 trội : 2 trung gian : 1 lặn) là kết quả của F1 x F1. Với P: AA x bb
Ko hỉu đề nên nói zậy thui. Nói lung tung sợ NHẦM ĐỀ ^^!
 
P

phieuluumotminh

Làm sao để phân biệt trường hợp nào là tính trạng trung gian ( 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn) , trường hợp nào là tính trạng trội ( 3 trội : 1 lặn) để vẽ sơ đồ lai???:confused::confused::confused:


( Câu hỏi ngoài: làm sao để tập trung vào bài học trong khi bên phải là người đang nấu ăn, bên trái có người đang đánh đàn ghita (mà toàn là những bài mình thích), còn bàn ngồi học thì chật kín 4-5 đứa 1 bàn ?
Làm ơn chỉ giúp cho mình với.

Cái này thì đề sẽ cho chứ nhỉ. Tùy vào đề bài nữa bạn à. Nếu đề cho P: Đỏ x Trắng mà cho F1: có Hồng thì đó là Tính trạng trung gian. Cái này dễ nhận diện lắm bạn :p

Câu ngoài lề:
Cái này phụ thuộc vào sức chịu đựng của bạn. Nếu bạn cố gắng chú ý nghe giảng bài, đừng phân tâm sẽ có hiệu quá đó. 4 - 5 đứa ngồi 1 bàn bạn có thể chuyển chỗ khác ngồi mà. Mình thì ngồi 3 - 4 đứa cũng có sao đâu bạn. Ngồi thế có thể trao đổi bài với nhau cho tốt hơn nữa thì có.
Cái này ai đâu giúp được bạn đâu, có sự quyết tâm của bạn đó :p;)
 
S

son12qh

[Sinh 9] Phép lai

Mình không biết cách lai như thế nào cả , đọc sách mà chả hiểu gì về cách lai trong sinh 9 cả? ai giúp mình với??
 
H

huyhopduc

tớ chỉ biết cách ghép cây chắc là đúng:
Ghép cây


Ghép là phương pháp lấy một phần của cây có các đặc điểm tốt đẹp(gọi là phần ghép) ghép sang một cây khác(gọi là gốc ghép) nhằm mục đích :

Nhân giống(từ một cây hay từ một cành có thể ghép ra nhiều cây). -Cải thiện giống(đưa đặc điểm tốt sang cây không có, hay có ít đặc điểm tốt). -Sữa chữa khuyết điểm(tạo cành mới ở vị trí thích hợp…) .

Dĩ nhiên khả năng ghép được cho nhau sẽ giảm dần khi chúng càng xa nhau trong quan hệ họ hàng, chủng tộc. Vì vậy, những cây cùng loại thì khả năng ghép được cho nhau hầu như tuyệt đối. Ví dụ:cây bông giấy trắng, cây bông giấy vàng, cây bông giấy tím…đều cùng loài Bougainvillea spectabilis nên ghép được cho nhau. Tương tự như vậy, một cây sứ nhiều màu, một cây bông trang đa sắc…đều áp dụng phương pháp ghép cùng loài.

Những cây cùng giống cũng ghép được cho nhau như cây Mai vàng Ochna intergerrima có thể ghép lên mai đỏ Ochna atropurpurea(để lấy khả năng kháng bệnh đục thân, bộ rễ nổi đẹp và tăng màu vàng tươi thắm của hoa) . Nhưng khả năng ghép này đã giảm, ví dụ không thể ghép cây sung (Ficus racemosa) với cây gừa (ficus microcarpa) mặc dù cùng giống ficus. Với những cây cùng họ vẫn có thể ghép được cho nhau, như cây cần thăng Limonia acidissima-Rutaceae có thân nổi cườm đẹp nhưng khó tạo quả ở cây nhỏ. Cho nên ghép cây tắc Citrus microcarpa-Rutaceae để có cây cần thăng gốc đẹp, lá kép lại mang nhiều cành có lá dạng đơn của cây tắc và có trái rất ngộ nghĩnh.

Nhưng khả năng ghép giữa các cây khác giống trong cùng một họ đã giảm đi rất nhiều, thậm chí không ghép được như cây sứ đại Plumea rubra-Apocynaceae và cây sứ Thái Adenium obesum-Apocynaceae không thể ghép lên nhau dù cùng họ Apocynaceae. Cũng như cây Trúc Đào Nerium oleander Apocunaceae không thể ghép với cây Lòng Mứt Wrightia Pubescens-Apocynaceae dù cùng họ Apocynaceae.

Giữa các cây khá họ thì hầu như không ghép được cho nhau( ngoại trừ ghép gen, ghép tế bào…). Cho đến nay, chưa có công bố nào trên thế giới về sự thành công trong việc ghép 2 cây khác họ, dù một trường Đại Học ở TPHCM đã công bố thành công khi ghép cây sống đời(Kalanchoe blossfeldiana-Crassulaceae) lên cây sương rồng (Echinocactuc grusonii-Cactaceae). Nhưng xem kỹ báo cáo ấy thì hẳn đây là một công bố vội vàng, nếu không nói là thiếu cơ sở khoa học.

Các Phương Pháp Ghép
Có nhiều phương pháp ghép, ta tạm chia ra :
- Ghép mắt ( lấy một chồi nách để ghép)
- Ghép đọt, đoạn cành( lấy phần ngọn hay một đoạn thân, cành để ghép)
- Ghép thân, cành, rễ ( dùng nguyên thân hay cành, rễ để ghép.

+ Ghép mắt
Mỗi nách lá thường có một hay nhiều chồi nách, bình thường chúng ở trạng thái nhĩ(ngủ) . Nhưng khi thuận lợi thỉ chúng có thể phát triển ra cành mới hay ra hoa. Do đó ở mỗi mắt, dù còn lá hay đã rụng đều có chồi nách, ta sử dụng chồi nách nầy để ghép.
Các phương pháp ghép mắt :
- Ghép chữ T
- Ghép chữ H
- Ghép chữ I
- Ghép cửa sổ
- Ghép vòng hở
- Ghép vòng kín

Ghép chữ T
Trên gốc ghép dùng dao bén rạch một đường ngang, rồi rạch một đường dọc tạo hình chữ T. Bề cao chữ T tùy theo cây và tùy mắt ghép. Có thể dài 1-3, 5cm, dùng lưỡi dao tách 2 mép của chữ T ra.

Trên cành ghép ta vạch xéo từ trên xuống để lấy một mắt ghép( lấy bo). Dùng dao cắt xéo vào ở đáy, nghiêng 45° để lấy mắt ghép ra. Uốn cong nhẹ để tách bỏ phần gỗ dính theo mắt ghép. Mở miệng chữ T ở gốc ghép và nhét nêm mắt ghép vào, ấn cho lọt trọn vào bên trong vết mỗ chữ T. Nếu còn dư, lồi ra bên trên thì dùng dao cắt bỏ.

Quấn dây nylon trong hay băng cao su ống nhựa. Không tưới nước vào mắt ghép, không để nắng chiếu trực tiếp vào mắt ghép, có thể cắt bỏ ngọn gốc ghép để mắt ghép dễ phát triển. Bỏ các chồi dại mọc ra từ gốc ghép để dồn sức nuôi dưỡng mắt ghép. Phương pháp này thường áp dụng ở hoa hồng.

Ghép hình chữ Nhật (ghép cửa sổ)
Trên gốc ghép, dùng dao bén rạch 2 đường dọc song song và 2 đường ngang chận trên và dưới. Tạo ra một ô hình chữ nhật. Dùng mũi dao tách bỏ phần vỏ của ô chữ nhật này.

Trên cành ghép, cũng dùng dao bén rạch 2 đường dọc song song 2 bên mắt ghép và rạch 2 đường chận trên, dưới sao cho mắt ghép nằm ở giữa và ô chữ nhật này cùng kích cỡ với ô chữ nhật trên gốc ghép. Dùng mũi dao khéo léo tách lấy mắt ghép ra(gọi là lấy bo) . Không đụng chạm vào mặt trong của mắt ghép(chỉ lấy phần vỏ, không tách phần gỗ).

Để mắt ghép áp vừa khít vào khung cửa sổ hình chữ nhật trên gốc ghép(lưu ý chiều phát triển của mắt ghép-nằm trên vết sẹo lá của bo ghép).

Dùng dây nylon hay băng keo quấn từ dưới lên để cố định mắt ghép. Không tưới nước hay để nắng chiếu trực tiếp vào mắt ghép. Có thể cắt bỏ ngọn của gốc ghép để kích thích mắt ghép phát triển.

Ta có thể tạo 2 con dao 2 lưỡi, 1 để rạch cùng lúc 2 đường dọc, 1 để rạch cùng lúc 2 đường ngang như vậy bo ghép và khung cữa sổ sẽ cùng kích cở với nhau.

+Ghép cành
Thay vì chẻ dọc đầu gốc ghép, ta chỉ cần tách phần vỏ cũa gốc ghép sau khi cưa bỏ phần ngọn.
a. Dùng dao bén xẻ dọc một đoạn 4-5cm, rồi
- Tách một mép bên của phần vỏ theo vết xẻ dọc ấy
- Hoặc tách hai mép của phần vỏ ra 2 bên theo vết rạch dọc ấy
b. Hoặc dùng dao xẻ 2 đường dọc song song ở phần vỏ gốc ghép rồi tách phần vỏ giữa 2 đường song song này.

Trên cành ghép vạt xéo đáy cành rồi cắt thẳng góc với trục và chẻ dọc từ dưới lên để tạo một E-Ke ở đáy cành ghép.

Nêm cành ghép vào vết mổ ở gốc ghép. Dùng dây buộc chặt lại, trùm bao nylon để giữ ẩm. Để nơi mát. Sau khi bung chồi hãy tháo bao nylon ra và đưa dần ra nơi có nắng.

Trong trường hợp b, đáy cành ghép chỉ cần vạt nêm rồi úp phần vạt xéo vào phần gỗ ở gốc ghép, buộc chặt lại và nuôi dưỡng như trường hợp a.
 
Last edited by a moderator:
C

cattrang2601

Ý em có phải là phép lai trong thí nghiệm của Menden không?

Chị giải thích như thế này nhé.

Đầu tiên nói về nhị và nhụy có lẽ em sẽ hay nhầm lẫn về 2 cái này ( vì tên nó gần giống nhau , trước chị cũng hay nhầm :p )
Nhị hoa em cứ tưởng tượng như là đây là bộ phận của giống đực
Nhụy : là bộ phận của giống cái
( đại loại như thế cho dễ hiểu :p)
Nhưng ở đây, cây đậu hà lan là hoa lưỡng tính , nên ông phải cắt bỏ phần không cần thiết. Cụ thể là :

Đầu tiên , ông chọn những cây hoa đậu hà lan ( cái này có hoa lưỡng tính tức là có cả nhị và nhụy ) . Sau đó ông chọn ra cây hoa làm bố (hoa trắng) và hoa làm mẹ (hoa đỏ).
Sau đó , ông cắt bỏ nhị ở cây hoa đỏ ( vì cây hoa đỏ dùng làm mẹ , nên chị để nhụy) lúc nhị chưa chín ( bởi vì đậu hà lan có tính tự thụ phấn rất nghiệm ngặt, nên ông phải cắt khi nhị còn chưa chín để ngăn ngừa sự tự thụ phấn ) ; và ông cắt bỏ nhụy ở cây làm bố (hoa trắng vì hoa trắng được chọn làm bố nên chỉ để nhị ) . Sau khi nhị của cây hoa trắng đã chín , ông lại phấn hoa (từ nhị của cây hoa trắng) rắc lên nhụy của cây hoa đỏ để làm thí nghiệm . Và kết quả ông thu được ....
 
S

s.m

Để hiểu về phương pháp nghiên cứu của Menden bạn có thể tham khảo #4 của cattrang. Còn riêng về phương pháp làm bt thì bạn có thể tham khảo tại đây (cụ thể ở #4). Đây chỉ là một số ví dụ khá căn bản ~ muốn rèn luyện thêm kỹ năng thì bạn có thể vào đây xem đề bài, tự làm sau đó tham khảo lời giải để rút kinh nghiệm.
 
P

p3nh0ctapy3u

theo mình biết thì chất côsixin có thể dùng để gây đột biến ở thể đa bội
 
A

annapham36

[Sinh 9] Bài tập về lai hai cặp tính trạng

Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng thân đỏ thẫm, lá nguyên và thân màu lục, lá chẻ được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ 9 đỏ thẫm, lá chẻ : 3 thân đỏ thẫm, lá nguyên : 3 thân màu lục, lá chẻ : 1 thân màu lục, lá nguyên.
Giải thích vì sao F2 có tỉ lệ kiểu hình như trên.

 
K

kool_boy_98

Giúp bạn nhé~

Giải thích: F2 có kiểu hình 9:3:3:1 bằng tích tỉ lệ các kiểu hình (3:1)(3:1). Đây là hiện tượng trội hoàn toàn và hiện tượng các tính trạng di truyền độc lập với nhau . Vì vậy chúng có kiểu hình như trên

[Chắc sai =))]
 
D

dienlenmat

Tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 là tỉ lệ của quy luật phân li độc lập, các tính trạng đã phân li độc lập vs nhau. Thân đỏ thẫm, lá chẻ trội hoàn toàn so với thân màu lục, lá nguyên. F1 dị hợp tử cả hai cặp gen quy định hai tính trạng.
Nếu làm ra giấy chắc phải viết cả sơ đồ lai cho cụ thể :-?
 
H

hanh_98htm

- Đem giao phối 2 dòng chuột (1) x (2)thu được F1. Đem F1 giao phối với:

- Chuột (3) thu được: 89 chột lông đen,ngắn : 91 chuột lông đen,dài : 32 lông trắng,ngắn : 29 lông trắng,dài

- Chột (4) thu được:121 đen,ngắn : 115 trắng,ngắn : 41 đen,dài : 39 trắng, dài

- Chuột (5) thu được toàn chuột đen,ngắn.

- Tìm KG của (1),(2),(3),(4),(5)

~ Chú ý cách đặt tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom