[sinh 8]chào mừng các bạn đến với câu lạc bộ

P

phuphu123

mình xin bổ sung ý cho câu trả lời của bạn phuphu123
theo mình thì khác, tuổi trước dậy thì, con người phát triển nhanh, quá trình phát triển nhanh thứ nhì trong toàn cuộc đời
nữ tuổi dậy thì sớm, kết thúc sớm hơn nam, sau đó thì phát triển chậm
nam thì dậy thì muộn nhưng thời gian trước đó vẫn dành cho phát triển nên ắt hẳn thời kì phát triển của nam về thể chất dài hơn
ngoài ra thì nữ còn phát triển về hệ sinh dục cao hơn nam, nam chủ yếu phát triển về hệ cơ, có thể giải thích theo cách của bãn phuphu123 dựa vào hoocmon cơ thể cho ý này
coi như phần này xog òi ák
chị post tiếp câu hỏi đi
sr nha phải spam
 
H

hongnhung.97

Chương vận động

Nhà mình chém tuy hơi chậm + ít nhưng chắc :x

Tiếp nào, nhà mình qua chương mới: VÂN ĐỘNG

Câu 1: Đặc điểm của bộ xương người liên quan đến lối đi thẳng là gì?
Câu 2: Sự khác nhau giữa cơ trơn và cơ vân
Câu 3: Những cơ nào được tạo thành ở thành mạch máu, ở thành ruột và thành dạ dày
Câu 4*: Vì sao lúc chạy tim lại đập dồn dập?
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Câu 4: Khi chạy hay thực hiện các hoạt động mạnh, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái thiếu oxi. Khi đó tim sẽ co bóp với tốc độ nhanh để đáp ứng nhu cầu oxi của cơ thể.
 
L

linh030294

Câu 3: Những cơ nào được tạo thành ở thành mạch máu, ở thành ruột và thành dạ dày
(*) Trả lời : Sự hình thành dạ dày

Dạ dày xuất hiện khoảng tuần thứ 5 của quá trình phát triển phôi dưới dạng một đoạn nở rộng hình thoi của đoạn dưới ruột trước. Trong các tuần tiếp theo, đoạn nở to ấy thay đổi hình dáng, vị trí và hướng xếp đặt của nó. Những biến đổi này là do sự phát triển không đều của các đoạn dạ dày cũng như do sự thay đổi vị trí của các cơ quan lân cận. Trong quá trình phát triển, dạ dày xoay theo 2 trục: trục dọc và trục trước - sau.

- Theo trục dọc: dạ dày xoay 1 góc 90ṯ theo chiều kim đồng hồ, do đó mặt trái của nó trở thành mặt trước, mặt phải thành mặt sau. Bờ sau phát triển nhanh hơn bờ trước và thành bờ trái (bờ cong lớn) và bờ trước thành bờ phải (bờ cong nhỏ).

- Theo trục trước- sau: lúc đầu, đầu trên và đầu dưới dạ dày đều nằm trên một trục dọc đứng thẳng. Trong quá trính xoay theo trục trước - sau, đầu dưới dạ dày (môn vị) di chuyển lên trên và sang phải, đầu trên (tâm vị) di chuyển sang trái và hơi chếch xuống dưới. Trục dọc của dạ dày lúc đầu đứng thẳng, sau khi xoay trở nên chéo từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, bờ cong lớn ở bên trái và xuống dưới, bờ cong nhỏ ở phía

trên và bên phải.
 
M

meoconnhinhanh97

Nhà mình chém tui hơi chậm + ít nhưng chắc :x

Câu 2: Sự khác nhau giữa cơ trơn và cơ vân
cơ vân:
-cấu tạo:+TB có những tơ cơ tạo thành vân ngang
+có nhiều nhân trong TB->nhân nằm ngoài màng
-chức năg:liên kết vs xương tạo hệ cơ vân và di chuyển cơ thể
-hoạt động:co rút theo ý muốn
cơ trơn:
-cấu tạo:+TB k có vân ngang
+chỉ có 1 nhân
-chức năng:tham gia cấu tạo thành nội quan thực hiện các chức năng tiêu hoá,bài tiết
-hoạt động:co rút k theo ý muốn
:-SS:-SS


Câu 1: Đặc điểm của bộ xương người liên quan đến lối đi thẳng là gì?
-xương sọ>mặt->vịu trí đầu cân bằng
-xương cột sống:cong 4 chỗ->phân tán lực dồn xuống chân->hoạt động
-xương lồng ngực:nở rộng ra 3 phía vai->dồn trọng lượng cơ thể xuống chân
-xương chậu:nở rộng->nâng đỡ nội quan khi đi,đứng
-xương đùi:to,khoẻ->chịu lực,di chuyển
-xương bàn chân:hình vòm->phân tán lức tác động,diện tích tiếp xúc giữa chân và đất ít->di chuyển nhanh
-xương gót:phát triển->trụ cơ thể
p/s:lâu rồi k học quên hết:(

mình cụng góp tí nhá
vẫn là bài tập HỆ VẬN ĐỘNG nha
1.a.chứng minh:xương là 1 cơ quan sống
b.những đặc điểm trong thành phần hoá học và cấu trúc của xương đảm bảo cho xương có độ vững chắc cao mà tương đối nhẹ
c.tại sao ở lứa tuổi thanh thiếu niên lại chú ý rèn luyện ,giữ gìn để bộ xương phát triển bình thường
2.vì sao ng dà xương dễ gãy nhưng chậm phục hồi?????????????
 
Last edited by a moderator:
C

ca_noc

- bài của girlbuon: phải trả lời là tất cả các cơ quan cùng hoạt động tăng cường, nên dùng từ hệ cơ quan
chính vì thế việc cung cấp oxi để kịp biến đổi năng lượng là rất cần thiết
kiến thức học qua rồi, giải thích vậy thôi nhỉ
- bài của linh: câu hỏi hỏi khác mà bạn, bạn phải trả lời là cơ vân, cơ trơn hay cơ tim
bạn sao lại đi cop về thế?
 
T

thienthannho.97



Câu 1: Đặc điểm của bộ xương người liên quan đến lối đi thẳng là gì?
Câu 2: Sự khác nhau giữa cơ trơn và cơ vân

Câu 3: Những cơ nào được tạo thành ở thành mạch máu, ở thành ruột và thành dạ dày
Câu 4*: Vì sao lúc chạy tim lại đập dồn dập?


Câu 3: Những cơ nào được tạo thành ở thành mạch máu, ở thành ruột và thành dạ dày
- Cơ trơn


Câu 4*: Vì sao lúc chạy tim lại đập dồn dập?
- Vì khi chúng ta chạy nhu cầu về oxi nhiều hơn lúc bình thường ~~> lượng máu của tim phải tăng lên ~~> tim đập dồn dập để đáp ứng đủ lượng máu cần dùng cho cơ thể.
P/s: sách cho em nên làm lụi, chắc sai hết:D
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Câu 4: Cả nhà đều đúng ah ^^. ca_noc có hướng đi cm cặn kẽ hơn. Khi chạy thì tất cả các hệ cơ quan đều hoạt động nhiều hơn gấp nhiều lần bình thường [đặc biệt là hệ vận động]. Hệ tuần hoàn cũng vậy. Nó phải vận chuyển máu [mang oxi và chất dinh dưỡng] với tốc độ nhanh hơn, để kịp cung cấp cho các cơ quan ~~> Khi vận tốc dòng chảy máu nhanh thì tim cũng phải đập nhanh hơn. Nhưng nếu luyện tập thường xuyên thì nhịp tim khi chạy có thể được điều hòa hơn

Tiếp nào:

Câu 1: Nhờ đâu xương tăng trưởng về chiều dài? Về bề ngang?
Câu 2: Nêu cấu tạo, chức năng của đầu xương và thân xương
Câu 3: Đặc điểm của xương ngắn và xương dẹt
Câu 4*: Vì sao phải tập thể dục nhất là tuổi thanh, thiếu niên?
 
C

ca_noc

câu 1: ngang: sự phân chia của tế bào màng xương, dài: sụn tăng trưởng

câu 3: thiếu cấu tạo ống, chỉ mô xương cứng và mô xương xốp phát triển

câu 4: ở tuổi thanh thiếu niên, không luyện tập thể thao thì không tiêu thụ ,được năng lượng nên chuyển thành mỡ, tích dười da (đa số thanh thiếu niên bây giờ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng). ngoài ra, không tập luyện, cơ yếu đi. đặc biệt ở tuổi thanh, thiếu niên, tập thễ dục sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, tăng sức mạnh và độ dẻo của cơ khi cơ thể đag phát triển. đồng thời người tập thể dục đúng cách sẽ điều hòa được nhịp thở sâu, giúp thần kinh phản xạ tốt hơn. đó là vai trò của thể dục. còn ở độ tuổi, người trưỡng thành, cấu trúc xương, cơ gần như hoàn thiện, mức độ phát triển thêm không nhiều. còn thanh, thiếu niên, đang trong giai đoạn phát triển, việc tập thể dục có thể giúp xương chắc, cơ dẻo dai, khỏe.. chẳng biết giải thích sao

câu 2: ở kiến thức sinh học 8 Nhung có viết:
Cấu tạo và chức năng của xương dài
- Đầu xương:
• Sụn bọc đầu xương
• Mô xương xốp gồm các nan xương
--> Chức năng
• Giảm ma sát trong khớp xương
• Phân tán lực tác động
• Tạo các ô chứa tủy đỏ xương
- Thân xương
• Màng xương
• Mô xương cứng
• Khoang xương
--> Chức năng
• Giúp xương phát triển to về bề ngang
• Chịu lực, đảm bảo vững chắc
• Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu, chứa tủy vàng ở người lớn
 
M

meoconnhinhanh97

Câu 2: Nêu cấu tạo, chức năng của đầu xương và thân xương
*đầu xương:
-cấu tạo:+sụn bọc đàu xương
+mô xương xốp gồm các nan xương
-chức năng:+giảm ma sát trong khớp xương
+phân tán lực tác động
+tạo các ô chứa tuỷ đỏ xương
*thân xương:
-cấu tạo:
+màng xương:giúp xương phát triển to về bề ngang
+mô xương cứng:chịu lực,đảm bảo vững chắc
+khoang xương:chứa tuỷ đỏ ở trẻ em sinh hồng cầu,chứa tuỷ vàng ở ng lớn
Câu 3: Đặc điểm của xương ngắn và xương dẹt

-mô xương cứng:nằm ngoài
-mô xương xốp:nằm trong
->chức năng:chứa tuỷ đỏ->sinh ra TB máu
Câu 4*: Vì sao phải tập thể dục nhất là tuổi thanh, thiếu niên?

vì:
-lứa tuổi này xương phát triển mạnh mẽ
-xương(chất vô cơ,hữu cơ)ở lứa tuổi này chất hữu cơ<2/3->xương mềm dẻo->dễ uốn cong
-xương phát triển nhanh,các TB sụn tăng trưởng hấp thụ chất dd->phân chia nhanh->dài ra to ra nhanh,néu bị uốn cong->cong
.......................................................................:|
 
D

dung_2609

Câu 4: Cả nhà đều đúng ah ^^. ca_noc có hướng đi cm cặn kẽ hơn. Khi chạy thì tất cả các hệ cơ quan đều hoạt động nhiều hơn gấp nhiều lần bình thường [đặc biệt là hệ vận động]. Hệ tuần hoàn cũng vậy. Nó phải vận chuyển máu [mang oxi và chất dinh dưỡng] với tốc độ nhanh hơn, để kịp cung cấp cho các cơ quan ~~> Khi vận tốc dòng chảy máu nhanh thì tim cũng phải đập nhanh hơn. Nhưng nếu luyện tập thường xuyên thì nhịp tim khi chạy có thể được điều hòa hơn

Tiếp nào:

Câu 4*: Vì sao phải tập thể dục nhất là tuổi thanh, thiếu niên?

Tập thể dục làm cho cơ thể khoẻ mạnh, linh hoạt và vừa vặn hơn. Nó giúp bảo vệ hệ tim mạch và xương, giữ cơ thể ở trọng lượng ổn định, giảm căng thẳng và làm cho bạn cảm thấy dễ chịu. Bên cạnh đó, tập thể dục còn làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nhất là các bệnh như *** đường, bệnh về tim mạch và chứng đột quỵ.[/SIZE][/FONT]
 
H

hongnhung.97

Câu 1: Ca_noc đúng ^^
Câu 3: tổng hợp ý kiến từ ca_noc + meocon là chính xác ah ^^
thiếu cấu tạo ống, chỉ mô xương cứng và mô xương xốp phát triển. Ngoài ra:
-mô xương cứng:nằm ngoài
-mô xương xốp:nằm trong
Câu 2: Cả ca_noc và meocon đều đúng ;))
Câu 4:
- Ca_noc: hơi dài dòng, nên gộp ý lại thì bài sẽ hoàn toàn chính xác [có 1 vài ý thừa không cần thiết]
- Meocon: 2 ý đầu chính xác, ý thứ 3 Nhung chưa hiểu lắm :-?
- Dung: Ý của bạn mới chỉ nói đến vai trò của việc tập thể dục nói chung thôi ^^

Tiếp ah:

Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa cơ trơn và cơ vân
Câu 2: Tim thuộc loại cơ nào?
Câu 3: Những cơ nào làm việc liên tục?
Câu 4*: Ổ khớp giữa xương đùi và xương chậu thuộc kiểu khớp gì? [gợi ý có sổ kiểu khớp sau: dẹt, elip, lồi, hình trụ, hình cầu]
Câu 5*:Vì sao xuất hiện bệnh trạng về hệ cơ khi ta lao động nặng mà không có sự rèn luyện trước?
 
C

ca_noc

Câu 1: Ca_noc đúng ^^
Câu 3: tổng hợp ý kiến từ ca_noc + meocon là chính xác ah ^^

Câu 2: Cả ca_noc và meocon đều đúng ;))
Câu 4:
- Ca_noc: hơi dài dòng, nên gộp ý lại thì bài sẽ hoàn toàn chính xác [có 1 vài ý thừa không cần thiết]
- Meocon: 2 ý đầu chính xác, ý thứ 3 Nhung chưa hiểu lắm :-?
- Dung: Ý của bạn mới chỉ nói đến vai trò của việc tập thể dục nói chung thôi ^^

Tiếp ah:

Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa cơ trơn và cơ vân
Câu 2: Tim thuộc loại cơ nào?
Câu 3: Những cơ nào làm việc liên tục?
Câu 4*: Ổ khớp giữa xương đùi và xương chậu thuộc kiểu khớp gì? [gợi ý có sổ kiểu khớp sau: dẹt, elip, lồi, hình trụ, hình cầu]
Câu 5*:Vì sao xuất hiện bệnh trạng về hệ cơ khi ta lao động nặng mà không có sự rèn luyện trước?
câu 1:
cơ vân:
- ở phía ngoài sát màng và có nhiều nhân
- có vân ngang
cơ trơn: tb hình sợi, thuôn nhọn 2 đầu
- ở giữa chỉ có 1 nhân
- không có vân ngang
câu 2: cơ tim
câu 3: cơ tim, cơ trơn
câu 4: hình cầu
câu 5:
- sự mỏi cơ
- tích axit lactic
- dây chằng căn thẳng
- sự mỏi của thần kinh
 
T

thienthannho.97

Tiếp nào

Câu 1: Máu thuộc mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó?

Câu 2: So sánh hình dạng và cấu tạo của mô cơ vân, mô cơ trơn.
 
H

hongnhung.97

Câu 1: Máu thuộc mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó?

Câu 2: So sánh hình dạng và cấu tạo của mô cơ vân, mô cơ trơn.
Câu 1: Máu thuộc mô Liên kết dinh dưỡng. Vì ta biết, mô liên kết gồm các tế báo có sự liên kết với nhau nằm rải rác trong chất nền.
- Tế bào liên kết đó chính là tế bào máu
- Chất nền: huyết tương

Câu 2:
• Mô cơ vân: thành phần chủ yếu của cơ thể, màu hồng, gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ. Có nhiều nhân nằm sát màng, có vân ngang
• Mô cơ trơn: những tế bào hình sợi, thuôn, nhọn hai đầu. Chỉ có 1 nhân, nằm chính giữa


Tiếp ah ^^
Quá trình sinh lí quan trọng nhất như quà trình đồng hóa và dị hóa được thực hiện ở đâu?
 
T

thienthannho.97

Tiếp nào


(*)Cung phản xạ có đặc điểm gì???

 
T

thienthannho.97

Tiếp

Câu 1: Mô là gì?

Câu 2: Hệ cơ quan nào có vai trò biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành chất hữu cơ đơn giản?
 
M

meoconnhinhanh97

1.mô là tập hợp những TB chuyên hoá có hình dạng cấu trúc giồng nhau cùng nhau đảm nhận những chức năng nhất định
2.hệ tiêu hóa
:):):);))
............................................................................
 
Top Bottom