[sinh 8]chào mừng các bạn đến với câu lạc bộ

A

azuredragonzx

Hồng cầu già tự đi vào chu trình chết tế bào hoặc bị các đại thực bào trong lá lách, gan và tủy xương "ăn" (thực bào ý mà)
 
T

thienthannho.97

Tiếp nào

Câu 1: Lá chi nào tạo thành xương trong sự phát triển của phôi?

Câu 2: Các xương nào tạo thành đai chi trên, dưới?
 
H

hongnhung.97

Câu 1: sai đề hay sao ớ con yêu ^^
Câu 2: Xương dẹt ^^ [ko biết có xương ngắn không :-S]
 
H

hongnhung.97

Tiếp nào

(*) Da của chúng ta luôn mềm mại là do đâu?

Tuyến nhờn

Tiếp nào:
Câu 1: Nêu chức năng của bàng quang
Câu 2: Vai trò của bài tiết là gì?
Câu 3: Hậu quả của việc thận bị viêm và suy thoái là gì?
Câu 4: Lượng nước tiểu trong bóng *** lên đến bao nhiêu ml thì nước tiểu mới được thải ra ngoài?
Câu 5*: Da bài tiết bao nhiêu gam nước/ngày?
 
T

thienthannho.97


Câu 2: Vai trò của bài tiết là gì?

- Bài tiết là 1 hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã, chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm. Trong đó, phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết [TEX]CO_2[/TEX], thận đóng vai trò quan trọng bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu.

Câu 3: Hậu quả của việc thận bị viêm và suy thoái là gì?

(*) Quá trình lọc máu bị ngừng trệ ~~> các chất cặn bã và chất độc bị tích tụ trong máu ~~> biểu hiện sớm nhất là cơ thể bị phù, tiếp theo là suy thận toàn bộ ~~> hôn mê và chết.

Câu 4: Lượng nước tiểu trong bóng *** lên đến bao nhiêu ml thì nước tiểu mới được thải ra ngoài?

(*) 200 ml

 
H

hongnhung.97

Gợi ý:

Câu 1: Bàng quang hay còn gọi là bọng ***. bà con có thể xác định chức năng thông qua ảnh này:

images


Câu 5: Số nước thận bài tiết [1500g] - số nước phổi bài tiết > Số nước da bài tiết ;)). Biết
- Số nước phổi bài tiết bằng 1/3 số nước thận bài tiết ^^.
- Số nước da bài tiết thường > 700g

P.s :"> Tính toán tí thôi ah :p
 
H

hongnhung.97

Đáp án:
Câu 1: Là nơi chứa nước tiểu trước khi bài xuất ra ngoài
Câu 2: 1000g > Số nước thận bài tiết > 700g

Tiếp ah:
Câu 1: Nêu cấu tạo ngoài của tủy sống về hình dạng?
Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau về thành phần và chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
Câu 3: Tham gia vào sự đảo lộn thực ăn, vừa đưa thức ăn vào giữa 2 hàm răng lúc nhai là vai trò của bộ phận nào?
Câu 4: Ống tiêu hóa gồm những cơ quan nào?
 
M

meoconnhinhanh97

Tiếp ah:
Câu 1: Nêu cấu tạo ngoài của tủy sống về hình dạng?
k rõ lắm:(
Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau về thành phần và chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
*hệ tk vận động
-k có hạch tk
-nơron li tâm:chạy từ trung ương qua rễ trc và chạy đến cơ quan phản ứng
-chức năng:đièu khiển những phản xạ có ý thức
*hệ tk sinh dưỡng
-có hạch tk
-nơron li tâm:chạy từ trun ương qua hạch rồi tiép tục đi qua nơ ron khác
-chức năng:đièu khiển những phản xạ k có ý thức thường hoạt dộng của các nội quan
Câu 3: Tham gia vào sự đảo lộn thực ăn, vừa đưa thức ăn vào giữa 2 hàm răng lúc nhai là vai trò của bộ phận nào?
lưỡi
Câu 4: Ống tiêu hóa gồm những cơ quan nào?
khoang miệng->thực quản->dạ dày->ruột non->ruột già->ruột thừa->ruột thẳng->hậu môn
 
T

thienthannho.97



Tiếp ah:
Câu 1: Nêu cấu tạo ngoài của tủy sống về hình dạng?
Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau về thành phần và chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
Câu 3: Tham gia vào sự đảo lộn thực ăn, vừa đưa thức ăn vào giữa 2 hàm răng lúc nhai là vai trò của bộ phận nào?
Câu 4: Ống tiêu hóa gồm những cơ quan nào?

Câu 1:
- Nằm trong ống xương từ đốt sống cổ I đến đốt thắt lưng II.
- Có dạng hình trụ dài khoảng 50cm.
- Có hai phần phình là phần phình cổ và phần phình thắt lưng.
- Tủy sống có màu trắng bóng.
- Màng tủy có 3 lớp: màng cứng, màng nhện, màng nuôi.

Câu 2:

(*) Giống nhau: đều gồm bộ phận trung ương là chất xám và não bộ. Bộ phận ngoại biên là chất trắng tạo thành các dây thần kinh.
(*) Khác nhau:
- Bộ phận trung ương của hệ thần kinh sinh dưỡng chỉ là các nhân xám ở sừng bên của tủy sống.
- Bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh sinh dưỡng còn có các hạch giao cảm và đối giao cảm.

Câu 3: Lưỡi

Câu 4:
Gồm:
- Khoang miệng
- Thực quản
- Dạ dày
- Ruột non
- Ruột già
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiếp nào:

Câu 1:
Tuyến tiêu hóa gồm những cơ quan nào?
Câu 2: Ở người lớn có bao nhiêu răng? Được chia làm bao nhiêu loại?
Câu 3: Nêu cấu tạo của răng.

 
T

thienthannho.97

Đúng rồi ^^

Tiếp nào: Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào? .
 
Last edited by a moderator:
Z

zotahoc

Đúng rồi ^^

Tiếp nào: Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào? .

Biến đổi hoá học như sau:
Vì enzim trong dịch vị chỉ có tác dụng với loại thức ăn prôtêin ở mức độ nhất định nên chỉ có 1 sự biến đổi:
+prôtêin chuỗi dài gồm nhiều axit amin ----> prôtêin chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.

Có phải như vậy không hay là giải thích theo sơ đồ.:)
 
T

thienthannho.97

Biến đổi hoá học như sau:
Vì enzim trong dịch vị chỉ có tác dụng với loại thức ăn prôtêin ở mức độ nhất định nên chỉ có 1 sự biến đổi:
+prôtêin chuỗi dài gồm nhiều axit amin ----> prôtêin chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.

Có phải như vậy không hay là giải thích theo sơ đồ.:)

Bạn làm đúng rồi ^^, nhưng thiếu 1 ý:
- Một phần nhỏ tinh bột ~~> được phân giải nhờ enzim amilza ~~> đường mantô.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiếp nào: Làm thế nào để phòng tránh các bệnh đau, viêm loét dạ dày?
 
T

thienthannho.97

Mình nghĩ chỉ cần ăn uống hợp vệ sinh.....
Rửa tay trc khi ăn.....
Giứ gìn vệ sainh thật tốt là tránh dc........:D:D

Nói như bạn chỉ đúng một phần thôi ^^

- Chúng mình phải ăn uống khoa học.
- Đúng bữa, đúng cách.
- Đặc biệt là buổi sáng.
- Không sửa dụng rượu bia, thuốc lá.
- Không sử dụng thực phẩm nhuộm màu.

~~~~~~~~~~~~~
Tiếp nào: Nêu vai trò của hệ tuần hoàn [trong hoạt động trao đổi chất]
 
A

angel_jennylee



Tiếp nào: Nêu vai trò của hệ tuần hoàn [trong hoạt động trao đổi chất]

Vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyển cacbonic tới phổi, các chất thải tới cơ quan bài tiết.
____________________
Tiếp : Sau khi bị bệnh sởi thì con người có thể bị lần thứ hai không?
 
M

meoconnhinhanh97

Vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyển cacbonic tới phổi, các chất thải tới cơ quan bài tiết.
____________________
Tiếp : Sau khi bị bệnh sởi thì con người có thể bị lần thứ hai không?:-SS:-SS:-SS
theo mình thì không
...........................................................................................................
 
M

meoconnhinhanh97

cái này k chắc lắm
-tâm lí không ổn định
-thường xuyên tiếp xúc vs các thiết bị điện tử
-có thể cũng do các bệnh khác nhiễm

p/s:đoán thôi nghen
 
Top Bottom