[sinh 8]chào mừng các bạn đến với câu lạc bộ

T

traitimbangtuyet

]
th_46.gif
Tiếp nào:


Câu 1: Nêu tên các cơ quan nằm trong khoang ngực của cơ thể
\Rightarrow Những cơ quan nằm trong khoang ngực: tim, phổi
Câu 2: Bào quan nào tham gia chuyển hóa năng lượng trong tế bào?
\RightarrowVi quản
Lạp thể
Ty thể
Bộ máy Golgi
Riboxom
Spheroxom
Lizoxom
Peroxixom
Câu 3: Chức năng của thực quản là gì?
thực quản là một ống kéo dài từ họng đến dạ dày. Khi thức ăn được nuốt vào miệng sẽ đi xuống thực quản.
Câu 4: Cung phản xạ là gì?

Cung phản xạ
là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da, ...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến, ...). Một cung phản xạ thường bao gồm 3 loại nơ-ron: hướng tâm, trung gian và li tâm. Ngày nay người ta thấy xung thần kinh khi theo nơ-ron hướng tâm về trung ương thần kinh còn được chuyển qua nhiều nơ-ron trung gian và khi các xung thần kinh từ trung ương thần kinh chuyển qua nơ-ron li tâm ngoại biên lại có sự liên hệ ngược, chuyển các xung thần kinh theo các dây hướng tâm khác về các phần khác nhau của não, tủy sống để điều chỉnh phản xạ trước khi phát lệnh phản ứng nên lúc đó có vòng phản xạ.


 
H

hongnhung.97

]
th_46.gif
Tiếp nào:


Câu 1: Nêu tên các cơ quan nằm trong khoang ngực của cơ thể
\Rightarrow Những cơ quan nằm trong khoang ngực: tim, phổi
~~> Đáp án đúng

Câu 2: Bào quan nào tham gia chuyển hóa năng lượng trong tế bào?
\RightarrowVi quản
Lạp thể
Ty thể
Bộ máy Golgi
Riboxom
Spheroxom
Lizoxom
Peroxixom
~~> Đáp án: Ti thể

Câu 3: Chức năng của thực quản là gì?
thực quản là một ống kéo dài từ họng đến dạ dày. Khi thức ăn được nuốt vào miệng sẽ đi xuống thực quản.
~~> Đáp án: câu trả lời trên không phải là sai. Nhưng mình có 1 đáp án chung hơn 1 chút: Dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày

Câu 4: Cung phản xạ là gì?
Cung phản xạ
là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da, ...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến, ...). Một cung phản xạ thường bao gồm 3 loại nơ-ron: hướng tâm, trung gian và li tâm. Ngày nay người ta thấy xung thần kinh khi theo nơ-ron hướng tâm về trung ương thần kinh còn được chuyển qua nhiều nơ-ron trung gian và khi các xung thần kinh từ trung ương thần kinh chuyển qua nơ-ron li tâm ngoại biên lại có sự liên hệ ngược, chuyển các xung thần kinh theo các dây hướng tâm khác về các phần khác nhau của não, tủy sống để điều chỉnh phản xạ trước khi phát lệnh phản ứng nên lúc đó có vòng phản xạ.

~~> Đáp án đúng ^^

th_121.gif
Tiếp nào:

Câu 1: Nêu chức năng của ti thể
Câu 2: Khoang ngực ngăn với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
Câu 3: Phần nào của noron tập hợp lại tạo thành các sợi thần kinh?
Câu 4*: Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
 
M

meoconnhinhanh97

th_121.gif
Tiếp nào:


Câu 1: Nêu chức năng của ti thể
tham gia hoạt động hô hấp và giải phóng năng lượng ;) ;) ;)
Câu 2: Khoang ngực ngăn với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
cơ liên sườn :)>-
Câu 3: Phần nào của noron tập hợp lại tạo thành các sợi thần kinh?
sợi nhánh :-* :-* :-* :-*
Câu 4*: Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
-tb trao đổi chất TẠO ra năng lượng giúp duy trì hoạt động sống đồng thời giúp cơ thể hoạt động
-tb lớn lên,phân chia->cơ thể lớn lến,sinh sản.phát triển
-tb cam ứng kích thích của môi trường->tiếp nhận trả lời kích thích
==>ở tb diễn ra mọi hoạt động sống của cơ thể,đơn vị chức năng của cơ thể
b-( b-( b-( b-( b-(
.................................................................................
 
T

thienthannho.97



th_121.gif
Tiếp nào:

Câu 1: Nêu chức năng của ti thể
Câu 2: Khoang ngực ngăn với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
Câu 3: Phần nào của noron tập hợp lại tạo thành các sợi thần kinh?
Câu 4*: Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

Câu 1: Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.

Câu 2: Nhờ cơ hoành

Câu 3: Sợi nhánh

Câu 4: Mọi hoạt động sống của cơ thể như: phản ứng trước các kích thích của môi trường, trao đổi chất với môi trường ngoài, lớn lên, vận động, sinh sản,... đều bắt đầu từ hoạt động sống của tế bào ~~> tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
 
H

hongnhung.97

(*) Bà Mèo:
Câu 1: Đúng
Câu 2: Chưa chính xác lắm ^^
Câu 3: Đúng
Câu 4: Đúng

(*) Thienthan: Đúng rùi :D
th_15.gif
Tiếp nào:
Câu 1: Nêu chức năng của ti thể
Câu 2: Thực chất cung phản xạ là gì?
Câu 3: Nêu các loại noron: vị trí, chức năng của chúng
Câu 4*: Từ 1 ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó
 
C

ca_noc

câu 4: đề có vấn đề hay sao nhỉ?! nêu khi nào mà đã nêu? cái bà này chưa già đã lú :-j
vd: khi bị kim chích: kích thích vào cơ quan thụ cảm phát 1 xung thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. sau khi xử lý, trung ương lai truyền 1 xung thần kinh ly tâm đến cơ quan phản ứng. sau khi tới cơ quan phản ứng thì tiếp tục tại đây phát 1 luồng thông tin ngược về trung ương để thông báo kết quả giúp điều chỉnh phản xạ nếu cần
 
T

thienthannho.97

(*) Bà Mèo:
Câu 1: Đúng
Câu 2: Chưa chính xác lắm ^^
Câu 3: Đúng
Câu 4: Đúng

(*) Thienthan: Đúng rùi :D
th_15.gif
Tiếp nào:
Câu 1: Nêu chức năng của ti thể
Câu 2: Thực chất cung phản xạ là gì?
Câu 3: Nêu các loại noron: vị trí, chức năng của chúng
Câu 4*: Từ 1 ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó

Câu 1: Tham gia hoạt động hô hấp, giải phóng năng lượng.

Câu 2: Nếu không nhầm thì cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến...)

Câu 3:
(*) Nơron hướng tâm (Nơron cảm giác) : truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
(*) Nơron trung gian (Nơron liên lạc): đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
(*) Nơron li tâm (Nơron vận động): truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.
 
T

thienthannho.97

Để mình bổ sung thêm nhé !!

(*) Noron hướng tâm: có thân nằm ngoài trung ương thần kinh.
(*) Noron trung gian: nằm trong trung ương thần kinh.
(*) Nơron li tâm: có thên nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến).

P/s: Đủ chưa hongnhung.97 :-S
 
H

hongnhung.97

Uhm đủ rồi ;)). Tiếp nào :x
Câu 1: Mô thần kinh có chức năng gì?
Câu 2: Nêu khái niệm mô và các loại mô chính của cơ thể?
Câu 3: Vì sao người cao tuổi lại có chiều cao thấp hơn thời trẻ?
 
T

thienthannho.97

Uhm đủ rồi ;)). Tiếp nào :x
Câu 1: Mô thần kinh có chức năng gì?
Câu 2: Nêu khái niệm mô và các loại mô chính của cơ thể?
Câu 3: Vì sao người cao tuổi lại có chiều cao thấp hơn thời trẻ?

Câu 1: Mô thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích và xử lí thông tin, điều hòa hoạt động của các cơ quan.

Câu 2: Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau và đảm nhận những chức năng nhất định.
(*) Các loại mô chính của cơ thể:
- Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
- Mô liên kết: gồm các tế bào liên kết rải rác trong chất nền, có chức năng tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan.
- Mô cơ: gồm mô cơ vân, mô cơ tim và mô cơ trơn có chức năng co dãn tạo nên sự vận động.
- Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và tế bào thần kinh đệm.
 
I

imuzik1

Uhm đủ rồi ;)). Tiếp nào :x
Câu 1: Mô thần kinh có chức năng gì?
Câu 2: Nêu khái niệm mô và các loại mô chính của cơ thể?
Câu 3: Vì sao người cao tuổi lại có chiều cao thấp hơn thời trẻ?

Câu 3:
Chắc là do loãng xương ở người già!
Sự mất chiều cao này có thể do hiện tượng loãng xương và cân nặng giảm do khối cơ và lượng nước trong cơ thể giảm.
 
H

hongnhung.97

Câu 3: Bà con còn bổ sung thêm ý gì không ah ;)). Cái này cũng vận dụng được chút ít lý giải của việc: tại sao buổi sáng thường cao hơn tối ;))
 
L

locxoaymgk

Câu 3: Bà con còn bổ sung thêm ý gì không ah ;)). Cái này cũng vận dụng được chút ít lý giải của việc: tại sao buổi sáng thường cao hơn tối ;))
Buổi sáng ta thấy cơ thể cao lên là do buổi tối hum qua , khi ta ngủ thì các khớp xương cùng các mô cơ được giãn ra nên ta cao thêm.
Buổi tối khi cơ thể phải hoạt động suốt cả ngày+áp lực của công việc+trọng lượng của bản thân đã làm cho các khớp xương co lại và ta bé đi!
Sự chênh lệch giữa chiều cao buổi sáng và buổi tối là khoảng 1cm.
\Rightarrow có nhiều từ diễn tả chưa đúng lắm ;)!
------- > câu này có trong cuốn " những câu hỏi lý thú và thông minh" chỉ tội đánh mất rồi nên chỉ loáng thoáng thôi.
 
H

hongnhung.97

Câu 3: Vì sao người cao tuổi lại có chiều cao thấp hơn thời trẻ? ~~> Đây là câu hỏi ah ;)). Câu trả lời trên của anh còn thiếu chút ít ;)). Cả nhà còn bổ sung gì thêm không ah?
 
M

meoconnhinhanh97

Câu 3: Vì sao người cao tuổi lại có chiều cao thấp hơn thời trẻ? ~~> Đây là câu hỏi ah ;)). Câu trả lời trên của anh còn thiếu chút ít ;)). Cả nhà còn bổ sung gì thêm không ah?
theo tui thì càng già xương càng hầu như k phát triển
sụn tăng trưởng bị lão hoá-b-(>k làm việc
các mô xương,b-(bị già đi(hết hạn sử dụng=)))
==>xương k những k to ra dài ra/:) mà còn ngắn lại
xốp,dễ gãy:| :|
 
H

hongnhung.97

Gợi ý tí cả nhà nha ;)). Còn 1 ý nữa: Ở các đầu xương có 1 lớp gì đó và đặc điểm của nó khiến khi ngủ dậy cơ thể ta dài hơn so với tối hôm qua ;)) [mặc dù xương ko dài ra]
 
Top Bottom