[Sinh 7] Câu hỏi sinh học!

D

djbirurn9x

Câu 2: Đặc điểm chung và vai trò của lớp bò sát, lớp chim, lớp thú.
Lớp bò sát:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
_ Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc.
_ Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí
_ Phổi có nhiều vách ngăn
_ Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt.
_ Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng

+ Vai trò:
Có lợi:
_ Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,...
_ Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba...
_ Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc...
_ Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.

Có hại:
_ Rắn độc và cá sấu tấn công nguy hiểm cho con người và vật nuôi


Lớp chim:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

+ Vai trò:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh


Lớp thú:
+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

+ Vai trò:
_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại
_ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế.
 
H

haibara_55

1/ cấu tạo hệ tuần hoàn của chim:
- tim có 4 ngăn, dung tích lớn, 2 vòng tuần hoàn
- máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi do giàu ôxi, màu chảy theo 1 chiều
cấu tạo của bò sát;
- tim chia là 3 ngăn với 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất (có vách ngăn hụt giữa tâm thất)
- có 2 vòng tuần hoàn
- máu nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít bị pha trộn
2/ so sánh hệ tuần hoàn bạn có thể dựa vào câu 1
so sánh hệ hô hấp;
hô hấp của chim phức tạp hơn ở bò sát bởi vì có thêm hệ thống ống khí và túi khí tham gia vào hô hấp, phổi của bò sát có các mao mạch bao quanh, còn của chim có hệ thống túi khí nên bề mặt trao đổi khí rộng
3/tại vì thú có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, não phát triển, đặc biệt ở bán cầu não và tiểu não, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo, bộ răng thì phân hoá thành nhiều loại khác nhau thích nghi với việc ăn uống
5/vai trò của lớ thú là:
- cung cấp thực phẩm
- tiêu diệt gặm nhấm và đông vật có hại
- làm đồ mĩ nghệ, trang trí
- làm vật thí nghiệm
- cung cấp nguồn dược liệu quý
để bảo vệ động vật quý chúng ta cần: bảo vệ môi trường sống của chúng, không săn bắn bừa bãi, nuôi dương những loài quý có giá trị kinh tế, tuyên truyền, khuyến khích mọi người tham gia bảo vệ chúng
 
B

bumbi

[ Sinh 7 ] Câu hỏi sinh học

hãy so sánh hệ tuần hoàn , hệ hô hấp và hệ bài tiết của ếch , bò sát ( thằn lằn ) và thỏ :)
---------------------------------------------------------------
giúp mình với nghe :x đây là câu hỏi sao trong đề cương của mình . nghe nói có thể ra kt :-<
giúp mình thanks nhé :) Cảm ơn trước
 
D

ducanhxuandinh910751

*******************************
SPAM

Lần cảnh cáo thứ nhất

*******************************
 
Last edited by a moderator:
D

dung_8101997

Câu 3: Đặc điểm của bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt, bộ móng guốc.
_________________________________
a)Bộ ăn sâu bọ: *bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ
+ gồm những răng nhọn để cắn nát vỏ cứng của sâu bọ
+răng hàm có 3,4 mấu nhọn
b)Bộ gặm nhấm:*bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm
+thiếu răng nanh
+răng cửa sắc
+răng cửa cách răng hàm 1 khoảng trống
c)Bộ ăn thịt: *bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt
+răng cửa ngắn sắc, để róc xương
+răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi
+răng hàm có nhiều mấu dẹp để cắt nghiền mồi
 
N

ngocthaotnt_1997

Mình cảm ơn các bạn rất nhiều vì chiều này mình thi giữa kì môn sinh
 
Top Bottom