[Sinh 7] Câu hỏi sinh học!

D

dangtienmanh9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm và của ngành chân khớp
2. Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?
3. Vì sao trong mỗi lức đẻ của cá chép lại rất nhiều trứng?
4. Ý nghĩa thực tiễn của lớp vỏ thân mềm là gì?
5. Nêu ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và các sắc tố của tôm?

~> Chú ý viết bài có dấu!
 
Last edited by a moderator:
3

321zaq

Sinh học

1) 3 đặc điểm đó là:
- Phần phụ các khớp phân đốt
- Sự tăng trưởng và phát triển gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài
2)Trong một lứa đẻ của cá chép có rất nhiều trứng là bởi vì trứng của cá chép sẽ bị các con vật khác ăn mất và cá chép thụ tinh ngoài nên có trứng không được tưới tinh dịch sẽ bị thối, hỏng nên nếu không đẻ nhiều trứng thì loài cá chép sẽ bị mất giống.
3) Ý ngiã thực tiễn của ngành Thân mềm là:
- Làm thực phẩm cho con người: trai, hến mực, ốc, ngao,...
- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc ao, ốc sên,...
- Làm đồ trang sức: ốc gai, ngọc trai, ốc tai,...
- Làm vật trang trí: sò, vỏ trai, hến, ốc tù và,...
- Làm sạch môi trường nước: trai sông, ngao, sò, hến,...
- Có giá trị xuất khẩu: sò, mực, bạch tuộc, ốc nhồi,...
- Có hại cho cây trồng: ốc sên, ốc vàng,...
- Có giá trị về mặt địa chất: vỏ sò, vỏ ngao, vỏ ốc ở biển
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc gạo, ốc mút,...
4) Vỏ cơ thể
- Có chức năng:
- Che chở
- Làm chỗ bám cho hệ cơ phát triển
- Có tác dụng như một bộ xương
- Thành phần vỏ có chứa sắc tố phù hợp với màu sắc của môi trường để giúp tôm lẩn tránh kẻ thù.
Cảm ơn nha!:D:khi (176)::Mhi:
 
N

nhockteen_222

1/ đặc điểm chung của nghành thân mềm :
+ có than mềm, cơ thể không phân đốt, có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể
+ cơ thể thường có đối xứng 2 bên
+ có khoang áo phát triển, hệ tiêu hóa phân hóa
+ cơ quan di chuyển thường kém phát triển
đặc điểm chung của nghành chân khớp:
+cơ thể phân đốt,Có vỏ kitin bao bọc, đối xứng 2 bên
+ hệ thần kinh chuỗi hạch não phát triển
+ vòng trời trải qua biến thái
2/ 3 đặc điểm đó là:
+ cơ thể có 3 phần (đầu, ngực. bụng)
+ đầu có 1 đôi râu
+ ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
3/trong điều kiện thụ tinh ngoài ở môi trường nước, tỉ lệ tinh trùng gặp trứng rất thấp. mặt khác, trứng được thụ tinh phát triển trong môi trường có nhiều trắc trở. Vì vậy,trong mỗi lức đẻ của cá chép lại rất nhiều trứng
4/+ làm thức ăn cho người
+ làm thức ăn cho động vật khác
+làm đồ trangn sức
+ làm sạch môi trường
+ có hại cho cây trồng
+làm vật chủ trung gian truỳên bệnh
+ có giá trị xuất khẩu
+ có giá trị về mặt địa chất
5/ vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xưong ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong, Nhờ sắc tố có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù
NHỚ CẢM ƠN NHA!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
M

mosoco_yumi_73

1) 3 đặc điểm đó là:
- Phần phụ các khớp phân đốt
- Sự tăng trưởng và phát triển gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài
2)Trong một lứa đẻ của cá chép có rất nhiều trứng là bởi vì trứng của cá chép sẽ bị các con vật khác ăn mất và cá chép thụ tinh ngoài nên có trứng không được tưới tinh dịch sẽ bị thối, hỏng nên nếu không đẻ nhiều trứng thì loài cá chép sẽ bị mất giống.
3) Ý ngiã thực tiễn của ngành Thân mềm là:
- Làm thực phẩm cho con người: trai, hến mực, ốc, ngao,...
- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc ao, ốc sên,...
- Làm đồ trang sức: ốc gai, ngọc trai, ốc tai,...
- Làm vật trang trí: sò, vỏ trai, hến, ốc tù và,...
- Làm sạch môi trường nước: trai sông, ngao, sò, hến,...
- Có giá trị xuất khẩu: sò, mực, bạch tuộc, ốc nhồi,...
- Có hại cho cây trồng: ốc sên, ốc vàng,...
- Có giá trị về mặt địa chất: vỏ sò, vỏ ngao, vỏ ốc ở biển
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc gạo, ốc mút,...
4) Vỏ cơ thể
- Có chức năng:
- Che chở
- Làm chỗ bám cho hệ cơ phát triển
- Có tác dụng như một bộ xương
-5)Thành phần vỏ có chứa sắc tố phù hợp với màu sắc của môi trường để giúp tôm lẩn tránh kẻ thù.
nho thank nhieu nhieu nha!
 
C

chieudan

đe thi sinh hoc

1)phân biệt giữa động -thực vật?
2) cấu tạo trong của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn?
3)nêu tác hại của giun đũa với đời sống ,sức khỏe con người?
4) sự đa dạng của lớp sâu bọ được thể hiện ntn?


:Mfoyourinfo:thi tốt nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!:M030:
 
D

djbirurn9x

1)phân biệt giữa động -thực vật?
Động vật:
_Có khả năng di chuyển
_Không có vách tế bào
_Có hệ thần kinh và giác quan
_Dinh dưỡng: dị dưỡng
Thực vật:
_Không có khả năng di chuyển
_Có vách tế bào bằng xenlulô
_Không có hệ thần kinh và giác quan
_Dinh dưỡng: tự dưỡng
2)?
3)Tác hại: gây tắc ruột, tắc ống mật, hút chất dinh dưỡng, tiết độc tố gây hại cho cơ thể người
4) sự đa dạng của lớp sâu bọ được thể hiện ntn?
_Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo môi trường sống, tập tính.
Nhớ thank nha! :D
 
Y

yumi_26

2/ Cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn:
Thân hình thoi gắn với đầu thành 1 khối vững chắc, vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ 1 lớp da tiết chất nhầy, mắt ko có mi. Vây có hình dáng như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng.
3/ Tác hại của giun đũa đối với sức khoẻ con người là:
- Ấu trùng của giun đũa có thể có mặt ở nhìu cơ quan trong cơ thể người (tim, gan, phổi,...) gây đau bụng, ho.
- Giun trưởng thành tiết chất độc gây buồn nôn, đau bụng vặt, ăn ko tiêu, hoặc sự có mặt của giun đũa với sô lượng cao sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với người, làm tắc ruột, tắc ống mật,... gây ảnh hưởng xấu làm suy kiệt cơ thể.
tuy thi xong rùi nhưng dù sao cũng thanks mình 1 cái nha!
 
Last edited by a moderator:
M

muasaobang_197

1) 3 đặc điểm đó là:
- Phần phụ các khớp phân đốt
- Sự tăng trưởng và phát triển gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài
2)Trong một lứa đẻ của cá chép có rất nhiều trứng là bởi vì trứng của cá chép sẽ bị các con vật khác ăn mất và cá chép thụ tinh ngoài nên có trứng không được tưới tinh dịch sẽ bị thối, hỏng nên nếu không đẻ nhiều trứng thì loài cá chép sẽ bị mất giống.
3) Ý ngiã thực tiễn của ngành Thân mềm là:
- Làm thực phẩm cho con người: trai, hến mực, ốc, ngao,...
- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc ao, ốc sên,...
- Làm đồ trang sức: ốc gai, ngọc trai, ốc tai,...
- Làm vật trang trí: sò, vỏ trai, hến, ốc tù và,...
- Làm sạch môi trường nước: trai sông, ngao, sò, hến,...
- Có giá trị xuất khẩu: sò, mực, bạch tuộc, ốc nhồi,...
- Có hại cho cây trồng: ốc sên, ốc vàng,...
- Có giá trị về mặt địa chất: vỏ sò, vỏ ngao, vỏ ốc ở biển
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc gạo, ốc mút,...
4) Vỏ cơ thể
- Có chức năng:
- Che chở
- Làm chỗ bám cho hệ cơ phát triển
- Có tác dụng như một bộ xương
- Thành phần vỏ có chứa sắc tố phù hợp với màu sắc của môi trường để giúp tôm lẩn tránh kẻ thù.
Cảm ơn nha!
 
P

pop_peen2

1/- Dị dưỡng
- Có khả năng di chuyển
- Có hệ thần kinh và giác quan
3/- làm tắc ống mật. tắc ruột
-gây ngứa ngáy ở hậu môn
- làm đau bụng
 
H

hethan

[Sinh 7] Bài tập

Cau 2 trang 109 sgk Sinh hoc 7:Giai thich thi nghiem tren va dat ten@-):D:(:-*=(:)p

~> Chú ý viết bài có dấu!
 
Last edited by a moderator:
S

shirafune

* Khi bóng hơi thay đổi thể tích:
A: Bóng hơi phồng to \Rightarrow thể tích cá tăng \Rightarrow khối lượng riêng cá giảm và nhỏ hơn khối lượng riêng của nước \Rightarrow giúp cá nổi lên \Rightarrow Mực nước trong bình dâng lên.
B: Bóng hơi xẹp xuống \Rightarrow thể tích cá giảm \Rightarrow khối lượng riêng cá giảm, lớn hơn khối lượng riêng của nước \Rightarrow cá chìm xuống \Rightarrow mực nước trong bình hạ xuống.
* Tên: Thí nghiệm về tác dụng của bóng hơi.
 
3

321zaq

Các loài cây ăn thịt

Bò, dê, ngựa… ăn cây cỏ là chuyện thường, nhưng cây ăn thịt là một sự lạ, đã có lâu nhưng vẫn luôn là sự hào hứng đối với những người yêu thích cây cảnh. Có ở VN từ hơn 10 năm trước, nhưng khoảng 1, 2 năm gần đây, các loài cây ăn thịt mới được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích.

“Một con ruồi vo ve quanh một loài cây kỳ lạ này, chỉ lỡ sơ sẩy đậu xuống sẽ bị lá cây khép chặt lại, giữ con ruồi bên trong. Một lúc sau, lá cây mở ra và con ruồi đã biến mất vì cái cây đã ăn thịt nó!” – đó là câu chuyện thú vị mà những người yêu thích loại cây này vẫn nói với nhau.

Cây ăn thịt là tên gọi chung của nhiều loại cây như cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, cây gọng vó hay cây bắt mồi có tên khoa học là Flytrap, cây nắp ấm có tên khoa học Nepenthes... Do sinh sống trong điều kiện sống nghèo dưỡng chất nên một số bộ phận cây như lá, thân phải có sự thay đổi để tìm dưỡng chất nuôi cây.
AnThit.jpg


"Càng ít dinh dưỡng, những hố bẫy côn trùng càng tươi tốt, đẹp rực rỡ để mời gọi côn trùng sập bẫy. Khi côn trùng rơi vào hố bẫy, nắp ấm sẽ đóng lại và chất nhầy trong hố bẫy sẽ xử lí, chế biến thịt côn trùng thành chất dinh dưỡng nuôi cây" - anh Hoàng Văn Linh, chủ cửa hàng cây cảnh ở Quận 2 TP. Hồ Chí Minh kể về cách thức kiếm ăn của loài cây ăn thịt.

GS.TS Võ Văn Chi cho biết, hiện có khoảng 500 loại cây ăn thịt trên thế giới, chúng có khả năng phi thường là phát triển trong môi trường axit, khô cằn và hiếm hoi chất dinh dưỡng. Là thực vật biết quang hợp song cũng biết săn mồi để lấy thêm dinh dưỡng. Chúng thường sống ở đầm lầy, trên đất cát, trong ao hồ nghèo chất dinh dưỡng, phần lớn tập trung ở vùng nhiệt đới. Loại cây này chuyên mọc ở vùng đầm lầy dọc bờ biển Nam Carolina, nước Mỹ. Riêng ở Việt Nam có hơn 20 loài và chia thành rất nhiều họ khác nhau.

Khoảng 10 năm nay, người chơi cây cảnh VN đã biết đến loại cây này, hiện nay thú chơi cây ăn thịt đã phổ biến. Mời quý vị cùng thưởng thức chùm ảnh bắt mồi của cây ăn thịt.
AnThit1.jpg
AnThit4.jpg
Nắp ấm - loại phổ biến nhất trong các loại cây ăn thịt ở VN.

Cây nắp ấm có tên khoa học Nepenthes (có hình giống cái ấm có nắp đậy). Khi côn trùng đậu trên miệng phần nắp ấm, sẽ bị trơn tuột rơi vào lòng ấm rất trơn không thể thoát và bị cái cây tiêu hóa nhờ trong dung dịch nước (chứa các enzym tiêu hóa hay vi khuẩn) bên trong ấm. Chất dịch này sẽ tiêu hóa phần mềm của cơ thể côn trùng. Khi đã tiêu hóa hết, cây lại mở nắp, tiết mật dụ dỗ con mồi mới.


Loài cây ăn thịt kỳ lạ nhất có lẽ là cây bắt ruồi Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula từng được mệnh danh “Thực vật kì diệu nhất thế giới”. Loại cây này mới được những người sưu tập cây ăn thịt ở VN mua trong thời gian gần đây.

Cây bắt ruồi, Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula. Cây bắt ruồi từng được Charles Darwin mô tả là "một trong những loài thực vật kỳ diệu nhất trên thế giới". Loài cây này có thể tóm chặt một con ruồi bay qua bằng những cái lá hình vỏ sò của nó chỉ trong 100 miligiây, nhanh hơn cả một cái chớp mắt.

AnThit2.jpg

Cây bắt ruồi Venus có những chiếc lá kỳ lạ với hai mảnh có khớp nối với nhau. Mỗi lá đều có mép gai nhọn. Các nhà khoa học Pháp và Mỹ giải thích, khả năng bắt ruồi siêu nhanh của loại cây bắt ruồi venus là do sức căng của thực vật.

Nhiều người thích các loại cây ăn thịt vì quan niệm đây là cây phong thủy. Không cần chăm sóc nhiều, chỉ trồng trên xơ dừa hoặc cát, tưới nước 2 – 3 ngày/ 1 lần thì cây luôn tươi đẹp, trồng ở phía Đông Nam sẽ đưa lại nhiều tài lộc.

Theo anh Nguyễn Hoài Nam, một người sưu tầm cây bắt ruồi ở Quận Thủ Đức TP.HCM cho biết: “Cây bắt ruồi nếu được chăm sóc kĩ quá sẽ không có khả năng… bắt ruồi. Loài nắp ấm thì sẽ không ra ấm hoặc ra ấm rất nhỏ dù cây nhanh tươi tốt. Lúc gia đình ở Bến Tre, tôi đã trồng vài cây nắp ấm, tưới thường xuyên nước song nhiều phù sa cho cây thì cây tươi tốt như cây bình thường mà không có ấm nào ra”.
AnThit5.jpg



AnThit6.jpg


Những cây gọng vó (tên khoa học Flytrap) thi nhau trổ tài bắt muỗi để hút chất dinh dưỡng.

Vậy ở vùng nghèo dinh dưỡng nhất, một cái cây có khả năng ăn thịt… heo hay không? Anh Văn cũng như nhiều người đã rất tò mò. Anh đã thử… cho thịt heo vào nắp ấm và nắp bị héo, thối dần. Do cây không thể tiêu hóa được lượng đạm. Thậm chí, cái lá, cái ấm nào tiêu hóa quá nhiều ruồi hoặc thức ăn không tươi, mau ôi, lá sẽ héo và chết.
 
V

velvet_rose_princess

[Sinh 7]Bò biển

Bò biển là con gì ? Thuộc lớp nào , bộ nào, ngành nào ? Nó có cắn không ? Đặc điểm cấu tạo của nó như thế nào?
Các bạn giúp nha..
 
Last edited by a moderator:
C

comelygirl

Bò biển là loài động vật có vú.
Nó còn có tên gọi khác là cá nàng tiên hay cá cúi.
thân hình thoi,đuôi dạng vây nằm ngang,chi trước hình mái chèo và còn dùng để bồng cho con bú như ở người.
Da chúng dày và sắc xám, lông thưa mỡ dày.
Đầu cá tương đối lớn so với tỉ lệ thân mình.
Chúng dùng môi ngoạm lấy dong biển ở dưới đáy biển để ăn.
Thị lực của nó kém nhưng khứu giác rất tinh.
Thịt nó rất ngon nên thường bị săn bắt rất nhiều.
Nó thuộc lớp thú, ngành động vật có xương sống,bộ cá voi.
Mình không chắc lắm nhưng hi vọng nó sẽ giúp nhiều cho bạn.




Mất tiền bạc là không mất gì cả
Mất tình bạn là mất một phần của cuộc sống
Mất hi vọng là mất tất cả

Vinh quang lớn nhất không phải là không bao giờ ngã mà là biết đứng dậy sau khi ngã.

Sarang hae yo
 
Last edited by a moderator:
V

velvet_rose_princess

Cảm ơn bạn nhiều nha !!
Nhân tiện hỏi luôn , bạn có thể cho mình biết thêm về con róm biển không ?
 
L

laban95

Cảnh cáo suting và velvet_rose_princess lần thứ nhất
Bài viết của hai bạn có tính chất spam.
Nếu còn tái phạm sẽ bị phạt thẻ.

Thân,
Laban95
 
S

suting

10 loài hoa lạ nhất thế giới

Nếu thấy hay thì thanks tớ nha: ;)

hoa1.jpg
hoa2.jpg
Cây amorphophallus titanum (hoa xác chết), có nguồn gốc từ đảo Sumatra (Indonesia) :MatCuoi (20):

Cây dracuunculus vulgaris, với hoa màu tím mọc thẳng lên từ thân, bao quanh là những chiếc lá xanh sọc trắng





hoa3.jpg
hoa4.jpg

Cây nepenthes tanax ăn thịt

Cây bắt ruồi venus


hoa5.jpg
Hoa diệc bạch trông như những con chim trắng



hoa6.jpg
Cây drosera capensis ăn thịt, sống ở Nam Phi. Vũ khí của nó là chùm tua dính nhớp có thể tóm gọn con mồi trong tích tắc



hoa7.jpg
Rafflesia arnoldii, loài hoa to nhất thế giới và cũng có mùi kinh khủng nhất, chỉ mọc tại các khu rừng mưa nhiệt đới ở Sumatra và Borneo (Indonesia)



hoa8.jpg
Hoa tacca chantrieri (râu hùm), mọc ở những vùng nhiệt độ nóng ẩm, thường chỉ có ở vùng Đông Nam Á



hoa9.jpg
Cây sung kỳ lạ này bám chặt lấy một thân cây khác và lớn dần lên đến tầng cao nhất. Rễ của chúng cũng quấn quanh thân cây, lấy đi chất dinh dưỡng của cây chủ



hoa10.jpg
Cây lunaria annua, sống ở châu Âu, với đặc trưng là những quả hạt trong suốt
 
X

xjnhoilaxjnh9x

[Sinh 7] Lớp bò sát : Thằn lằn

Ai giúp mình với nha:
1:Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lần thích nghi với đời sống hoàn toàn ở trên cạn so với ếnh đồng .
2:Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển , ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau ? Xác định vai trò của thân và đuôi .
~~>Chú ý tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
H

haibara_55

1/ Thằn lằn bóng có:
- da khô có vảy sừng
- cổ dài giúp phát huy vai trò cửa các giác quan, giúp bắt mồi dễ dàng
- mắt có mi cử động và tuyến lệ giúp mắt khỏi khô
- màng nhĩ nằm trong hốc tai
- đuôi và thân dài, chân ngắn yếu, vuốt sắt
2/- Thân uốn về bên phải, đuôi uốn về bên trái, cả hai tì vào đất phối hợp với chi trước bên phải và chi sau bên trái cố địng vào đất đồng thới chi trước bên trái và chi sau bên phải di động kéo con vật về phía trước
- Vì thằn lằn có chân ngắn và yếu nên thân và đuôi tì vào đất , cử động uốn liên tục phối hợp với chi giúp nó di chuyển
 
N

namlun_manager

1.Cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn : hô hấp chủ yếu bằng phổi, xoang huyệt có khả năng hấp thu nước, có vảy sừng bao bọc cơ thể (cơ thể không bị mất nước), tai có màng nhĩ, chưa có vành tai (nguồn âm hướng vào tai), mắt có mi và tuyến lệ (mắt không bị khô).
2.Bồ câu thụ tinh trong => khả năng thụ tinh cao =>đẻ ít trứng (2 trứng)
3.a
4.Chim có lợi ,vd: chim ruồi khi hút mật giúp thụ phấn, gà, vịt nuôi cung cấp thực phẩm...
Chim có hại,vd chim ăn quả, phá hoại mùa màng(quạ)...
 
Top Bottom