[Sinh 12] Chuyên đề II: Bài toán tự nhân đôi của ADN

Status
Không mở trả lời sau này.
G

girlbuon10594

Em mở màn tiếp bằng bt đơn giản này nhé ;)
Có 2 gen dài bằng nhau, trong QT tự sao của 2 gen người ta thấy tốc độ tự nhân đôi của gen I lớn hơn tốc độ tợ nhân đôi của gen II. SAu cùng 1 t/g, tổng số gen con sinh ra là 24
a/ tính số lấn tự nhân đôi của mỗi gen
b/ trong QT tự nhân đôi của 2 gen nói trên, mt nội bào cung cấp 46200 nu tự do . Tính chiuề dài của mỗi gen
c/ gen I có tích số giữa A với loại ko bổ sung là 4%,gen II có tích số giữa G với loại cùng nhóm bổ sung là 9%. Tính số nu mỗi loại cần dùng co QT tự sao nói trê của từng gen, biết số lượng A của gen I lớn hơn số lượng T của gen II

Gọi gen I tự nhân đôi [TEX]x[/TEX] lần, gen II tự nhân đôi [TEX]y[/TEX] lần [TEX](x>y)[/TEX]
a. Ta có:[TEX] 2^x+2^y=24 [/TEX]
\Rightarrow Chỉ có cặp nghiệm [TEX]x=4; y=3[/TEX] là thỏa mãn

b. Ta có: [TEX]N(2^3-1)+N(2^4-1)=46200[/TEX] \Leftrightarrow [TEX]N=2100 nu[/TEX]
\Rightarrow [TEX]L=\frac{N}{2}.3,4=3570 A^o[/TEX]

c. Gen I có: [TEX]\left{\begin{A.G=0,04}\\{A+G=0,5} [/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]\left[\begin{A=T=10%}\\{A=T=40%} [/TEX] [TEX](1)[/TEX]

Gen II có: [TEX]\left{\begin{G.X=0,09}\\{G=X} [/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]G=X=30%[/TEX] \Rightarrow [TEX]A=T=20% (2)[/TEX]

Theo đề bài ta có: [TEX]A_I>T_{II} [/TEX]
Kết hợp với (1) và (2) \Rightarrow Gen I có: [TEX]\left{\begin{A=T=40%}\\{G=X=10%} [/TEX] \Rightarrow [TEX]\left{\begin{A=T=840 nu}\\{G=X=210 nu} [/TEX]

Gen II có: [TEX]\left{\begin{A=T=20%}\\{G=X=30%} [/TEX] \Rightarrow [TEX]\left{\begin{A=T=420 nu}\\{G=X=630 nu} [/TEX]
\Rightarrow......................

P/S: Tự làm tiếp:D Suýt bỏ quên bài nè=((
 
J

junior1102

Một gen Bb Tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng, gen B có chiều dài 5100 A0 có A= 15%, gen b có chiều dài 4080 A0 có số lượng 4 loại Nu bằng nhau.
a.Tính số Nu mỗi loại của mỗi gen.
b.Tính số Nu mỗi loại ở các kì trong nguyên phân: (kì giữa, kì cuối)
c.Tính số lượng mỗi loại Nu ở các kì của giảm phân: (Kì giữa I, kì giữa II, kì cuối II)
d.Một tế bào chứa cặp gen nói trên nguyên phân 3 đợt liên tiếp, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp mỗi loại Nu là Khi đem lai các cơ thể chứa cặp gen trên, hãy xác định số lượng Nu mỗi loại trong từng kiểu gen ở đời con.

gen B có N = 3000 -> A = T = 450 , G=X = 1050
gen b có N = 2400 -> A = T = G = X = 600

nguyên phân kì giữa gen tồn tại thành cặp NST kép -> BBbb ,tổng số Nu mỗi loại của 2 Alen này là A = T = 900 + 1200 = 2100 , G=X =2100 + 1200 = 3300

Kì cuối NST đã tách ra ,lúc này gen tồn tại thành cặp Bb -> số Nu mỗi loại
A=T=450+600 = 1050 , G=X = 1050 + 600 = 1650

Câu d chưa hiểu nó ra làm sao .
 
G

girlbuon10594

Sửa lại đầu bài:D

Một gen Bb Tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng, gen B có chiều dài 5100 A0 có A= 15%, gen b có chiều dài 4080 A0 có số lượng 4 loại Nu bằng nhau.
a.Tính số Nu mỗi loại của mỗi gen.
b.Tính số Nu mỗi loại ở các kì trong nguyên phân: (kì giữa, kì cuối)
c.Tính số lượng mỗi loại Nu ở các kì của giảm phân: (Kì giữa I, kì giữa II, kì cuối II)
d.Một tế bào chứa cặp gen nói trên nguyên phân 3 đợt liên tiếp, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp mỗi loại Nu là bao nhiêu?
Khi đem lai các cơ thể chứa cặp gen trên, hãy xác định số lượng Nu mỗi loại trong từng kiểu gen ở đời con là bao nhiêu?

P/S: Xin lỗi mọi người vì một số sơ xuất
 
C

canhcutndk16a.

Sửa lại đầu bài:D

Một gen Bb Tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng, gen B có chiều dài 5100 A0 có A= 15%, gen b có chiều dài 4080 A0 có số lượng 4 loại Nu bằng nhau.
a.Tính số Nu mỗi loại của mỗi gen.
b.Tính số Nu mỗi loại ở các kì trong nguyên phân: (kì giữa, kì cuối)
c.Tính số lượng mỗi loại Nu ở các kì của giảm phân: (Kì giữa I, kì giữa II, kì cuối II)
d.Một tế bào chứa cặp gen nói trên nguyên phân 3 đợt liên tiếp, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp mỗi loại Nu là bao nhiêu?
Khi đem lai các cơ thể chứa cặp gen trên, hãy xác định số lượng Nu mỗi loại trong từng kiểu gen ở đời con là bao nhiêu?

P/S: Xin lỗi mọi người vì một số sơ xuất
Câu a,b,c anh junior đã làm rùi, em làm tiếp hcị girl nhé :D
gen B có N = 3000 -> A = T = 450 , G=X = 1050
gen b có N = 2400 -> A = T = G = X = 600

nguyên phân kì giữa gen tồn tại thành cặp NST kép -> BBbb ,tổng số Nu mỗi loại của 2 Alen này là A = T = 900 + 1200 = 2100 , G=X =2100 + 1200 = 3300

Kì cuối NST đã tách ra ,lúc này gen tồn tại thành cặp Bb -> số Nu mỗi loại
A=T=450+600 = 1050 , G=X = 1050 + 600 = 1650
.
Cặp gen Bb có:
[TEX]A=T=600+450=1050[/TEX]

[TEX]G=X=1050+600=1650[/TEX]

\RightarrowMột tế bào chứa cặp gen nói trên nguyên phân 3 đợt liên tiếp, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp mỗi loại Nu là :

[TEX]A=T=(2^3-1).1050=7350[/TEX]

[TEX]G=X=(2^3-1).1650=11550[/TEX]

Khi đem lai các cơ thể chứa cặp gen trên:
P:........Bb x Bb
G(P): B,b B,b
F1: 1BB:2Bb:1bb

\Rightarrowsố lượng Nu mỗi loại trong từng kiểu gen ở đời con là :

-Gen BB:[TEX] A=T=450.2=900[/TEX]

[TEX]G=X=1050.2=2100[/TEX]

-Gen Bb ( đã tính ^^)

-Gen bb: [TEX]A=T=G=X=600.2=1200[/TEX]
 
A

azuredragonzx

Sửa lại đầu bài:D

Một gen Bb Tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng, gen B có chiều dài 5100 A0 có A= 15%, gen b có chiều dài 4080 A0 có số lượng 4 loại Nu bằng nhau.
a.Tính số Nu mỗi loại của mỗi gen.
b.Tính số Nu mỗi loại ở các kì trong nguyên phân: (kì giữa, kì cuối)
c.Tính số lượng mỗi loại Nu ở các kì của giảm phân: (Kì giữa I, kì giữa II, kì cuối II)
d.Một tế bào chứa cặp gen nói trên nguyên phân 3 đợt liên tiếp, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp mỗi loại Nu là bao nhiêu?
Khi đem lai các cơ thể chứa cặp gen trên, hãy xác định số lượng Nu mỗi loại trong từng kiểu gen ở đời con là bao nhiêu?

P/S: Xin lỗi mọi người vì một số sơ xuất

a.
gen1: A=T=450 ; G=X=1050;
gen2: A=T=G=X=600;
b.
kỳ giữa thì x2 số nu mỗi loại lên, còn kỳ cuối thì vẫn thế
c.
tính số nu của cái gì ? nst đơn ah @.@
d.
lấy số nu mỗi loại x7.
câu dưới thì cũng chỉ lấy số nu mỗi gen xong cộng vào thôi nhỉ.

p/s: tớ chả biết bạn lấy cái đề bài này ở đâu ra, chứ ngay bản thân 2 allele của cùng 1 gen có chiều dài khác nhau đã là bất hợp lý r =))
 
A

azuredragonzx

vâng ạ em tôi định nói đến đột biến mất đoạn mà chỉ chớm vào 300 bp thôi ah ;)) nghe có hợp lý ko vậy :D
 
C

canhcutndk16a.

vâng ạ em tôi định nói đến đột biến mất đoạn mà chỉ chớm vào 300 bp thôi ah ;)) nghe có hợp lý ko vậy :D
Hợp lí ư? ngay cái dngj bài về ADN này đã ko hợp lí rồi !
Vì thực tế khi gen nhân đôi nguyên liệu cung cấp đâu tính được phải không nhỉ?
- Thứ nhất: Ngoài các nu cung cấp cho mạch của gen còn có đoạn mồi
- Thứ hai: Khi nhân đôi ADN pol không có khả năng hoàn thiện được đầu cuối của 5' ở mỗi mạch
\Rightarrow loại toán này không làm được. Nhưng rồi sao nào?
Xin nhắc cho, hs bây h làm loại bt này để rèn luyện kĩ năng tính toán thôi, ko kết hợp mấy vs thực tế, cho nên cái "có lí" hay "ko có lí" ở laọi bt này ko nên nói đến làm gì !
P/S: tham gia thì hoan nghêng, còn vào phá thì coi chừng !
 
L

lifeisgray

vâng ạ em tôi định nói đến đột biến mất đoạn mà chỉ chớm vào 300 bp thôi ah nghe có hợp lý ko vậy
Không biết Cánh cụt nghĩ thế nào nhưng mà mình đọc câu này thì không có thiện cảm cho lắm, bạn xem lại nhá :). Mình không biết bạn giỏi sinh cỡ nào, nhưng với những gì mình thấy thì Cánh cụt không phải là dân vừa môn sinh.
Về cái đột biến mất đoạn, người ta thường xét trên cấp độ tế bào, mất đoạn của NST, ví dụ như NST chưa nhân đôi có trình tự gen như thế này CBF.HGDA (dấu chấm là tâm động), xảy ra mất đoạn quét hết sạch C và "chỉ chớm vào 300 bp" của B thôi nên tạo ra b thì cũng đâu có vấn đề gì đâu bạn.

Hợp lí ư? ngay cái dngj bài về ADN này đã ko hợp lí rồi !
Vì thực tế khi gen nhân đôi nguyên liệu cung cấp đâu tính được phải không nhỉ?
- Thứ nhất: Ngoài các nu cung cấp cho mạch của gen còn có đoạn mồi
- Thứ hai: Khi nhân đôi ADN pol không có khả năng hoàn thiện được đầu cuối của 5' ở mỗi mạch
loại toán này không làm được. Nhưng rồi sao nào?
Xin nhắc cho, hs bây h làm loại bt này để rèn luyện kĩ năng tính toán thôi, ko kết hợp mấy vs thực tế, cho nên cái "có lí" hay "ko có lí" ở laọi bt này ko nên nói đến làm gì !
Cái này thì chưa hẳn đâu Cánh cụt, học sinh mà thuộc lòng công thức bấm máy tính như chớp không cần nháp nhưng lại không biết công thức đó dùng thế nào, dùng trong trường hợp nào, và dùng 1 công thức trong trường hợp nào đó có đúng không thì chỉ là dạng thi khối B cầu may thôi, còn cái dạng quyết "không sống ở khối B được thì chết" sẽ không vậy đâu chắc đem Cánh cụt ra làm ví dụ sống cho trường hợp này được ^^. Anh có vài ý kiến thế này, em xem thử:
-Thứ nhất: các đoạn mồi là các đoạn ARN ngắn, primaza có vai trò xúc tác tổng hợp đoạn mồi, ADN pol III có vai trò kéo dài mạch ADN dựa vào đầu 3'-OH của đoạn mồi vì vậy mạch liên tục lẫn đoạn okazaki đều phát triển theo chiều 5'-3', nhưng các đoạn mồi là từ rNu là các đoạn ARN, nên cần có pol I với vai trò tổng hợp đoạn ADN thay thế đoạn mồi. Các rNu này sẽ được trả về môi trường và được biến đổi theo nhiều hướng khác nhau, nhưng nói chung các rNu trong trường hợp này có thể xem như là "chất xúc tác", nhân đôi ADN chỉ dùng các dNu, thiếu rNu cũng không được nhưng mà không ảnh hưởng đến việc tính toán trong bài này.
-Thứ hai: anh không hiểu việc ADN pol kéo dài mạch chiều 5'-3' thì có liên quan gì, nhưng anh đoán, có lẽ em cần xem lại khái niệm gen và ADN.
 
C

canhcutndk16a.

Cái này thì chưa hẳn đâu Cánh cụt, học sinh mà thuộc lòng công thức bấm máy tính như chớp không cần nháp nhưng lại không biết công thức đó dùng thế nào, dùng trong trường hợp nào, và dùng 1 công thức trong trường hợp nào đó có đúng không thì chỉ là dạng thi khối B cầu may thôi.
Ý em không phải như thế! Và em cũng muốnn nói rằng, một người dù có trí nhớ cao siêu đến mấy cũng không thể nhớ được cái mà mình không hiểu. Đối với mọi bài tập, không kể là môn sinh học, nếu ko hiểu được bản chất của vấn đề thì ko bao giờ có thể làm được tất cả các dạng bài tập mà chỉ dựa vào việc nhớ máy móc.
Em ko hiểu ý câu này:
, còn cái dạng quyết "không sống ở khối B được thì chết" sẽ không vậy đâu chắc đem Cánh cụt ra làm ví dụ sống cho trường hợp này được ^^.

Anh có vài ý kiến thế này, em xem thử:
-Thứ nhất: các đoạn mồi là các đoạn ARN ngắn, primaza có vai trò xúc tác tổng hợp đoạn mồi, ADN pol III có vai trò kéo dài mạch ADN dựa vào đầu 3'-OH của đoạn mồi vì vậy mạch liên tục lẫn đoạn okazaki đều phát triển theo chiều 5'-3', nhưng các đoạn mồi là từ rNu là các đoạn ARN, nên cần có pol I với vai trò tổng hợp đoạn ADN thay thế đoạn mồi. Các rNu này sẽ được trả về môi trường và được biến đổi theo nhiều hướng khác nhau, nhưng nói chung các rNu trong trường hợp này có thể xem như là "chất xúc tác", nhân đôi ADN chỉ dùng các dNu, thiếu rNu cũng không được nhưng mà không ảnh hưởng đến việc tính toán trong bài này.
-Thứ hai: anh không hiểu việc ADN pol kéo dài mạch chiều 5'-3' thì có liên quan gì, nhưng anh đoán, có lẽ em cần xem lại khái niệm gen và ADN
http://en.wikipedia.org/wiki/Primer_(molecular_biology)
có lẽ em cần xem lại khái niệm gen và ADN
?
 
L

lananh_vy_vp

canhcut nói cũng ko phải ko có ý đúng đâu.Cái canhcut nói đến là "sự cố đầu mút", có liên quan đến việc ADN pol chỉ kéo dài mạch theo chiều 5'-3' thôi đấy., nhưng chỉ nhân thực mới có thôi.@@
Và LA nghĩ cái mà vịt kia thắc mắc;)) cũng ko phải là ko có lý.
-->kiểu này nên đổ tại người ra đề:">
Mà hơi quá đà rùi đấy nhá.ko nên tranh cãi nhau thế.Làm bt khác he:D

Tổng số gen mới được sinh ra trong quá trình tự sao liên tiếp từ gen B là 126.Tổng số Nu trong các gen mới được tạo ra hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường nội bài là 74400.Tổng số A trong các gen mới được tạo ra ở đợt tự sao cuối cùng nói trên là 15360.
a.Xác định số liên kết hoá trị trong gen B
b.Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu Nu từng loại cho quá trình tự sao từ gen B nói trên.
c.Gen B sẽ tạo ra được mộit chuỗi gồm bao nhiêu nucleoxom ?Cho biết đoạn gen nối giữa các nucleoxom vs nhau dài 90 cặp Nu và số đoạn này kém số nucleoxom là 1.
 
Last edited by a moderator:
L

lifeisgray

^^ nói thì nói vậy thôi, chứ không hẳn đâu, anh từng bị rồi, tưởng là mình hiểu cách thành lập công thức kĩ rồi nên dùng công thức vô tội vạ =.=". Anh đem 1 bài tập để đặt bẫy bé Cánh cụt xem nào. Bài dạng này anh có từng post lên rồi. Một phân tử ADN được tách ra từ một dạng sống có chiều dài 306nm tỉ lệ A:T:G:X là 1:2:3:4, hỏi phân tử ADN đó có bao nhiêu nu từng loại?

"không sống ở khối B được thì chết" là cách nói của anh thôi :D, ý anh là em mới lớp 10 lên 11 mà giờ giải bài tập 12 quá trời nên anh đoán là em thuộc dạng cùng sống chết với khối B, sau này thi khối B là cái chắc :D.

Còn cái link em đưa, anh không hiểu em muốn nói gì, hay nói thẳng ra luôn đi. Sẵn giải thích luôn cái "thứ 2" đi, anh không hiểu nó có liên quan gì đến bài toán nhưng mà theo anh là chẳng ảnh hưởng gì hết, nên đoán là em nhầm lẫn giữa khái niệm gen và ADN (đoán thôi nhé).

P/S:
@LA: đang cãi hăng mà ^^, nếu như cãi nhau về cái lí của bài tập như thế giúp ta hiểu sâu hơn chứ :D.
Mà Lan Anh cũng như Cánh cụt vậy, đề của girlbuon đưa ra là gen, sao lại cứ đem vấn đề của ADN, NST ra mà lại chẳng nói ra nó liên quan như thế nào =.=".
@Cánh cụt: thôi nếu được em trả lời vào bảng tin nhắn của anh đi nha, anh chưa hiểu điều em nói, anh thì mong muốn thi hsg sinh nhưng mà chẳng có được học đàng hoàn (giờ chuyên đề sinh đụng với giờ chính khóa nên đành phải bỏ sinh) toàn tự mò nên chẳng biết thế nào luôn.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

hì,thảo luận sôi nổi quá cho mình tham gia với
mình mạn phép đưa thêm vài kiến thức cho mấy bạn thảo luận
1)cấu tạo của enzym ARN polimeraz
2)hãy kể tên và chưc năng của 5 loại enzym ADN polimeraz ở sv nhân thực
 
C

canhcutndk16a.

^^ nói thì nói vậy thôi, chứ không hẳn đâu, anh từng bị rồi, tưởng là mình hiểu cách thành lập công thức kĩ rồi nên dùng công thức vô tội vạ =.="
Em có nên hiểu em là một con vẹt có cái đầu rỗng tuếch biết nói tiếng người cực kì giỏi nhưng lại ko hiểu gì ko nhỉ?
em nhầm lẫn giữa khái niệm gen và ADN (đoán thôi nhé).
Anh nhầm 100%
Anh đem 1 bài tập để đặt bẫy bé Cánh cụt xem nào. Bài dạng này anh có từng post lên rồi. Một phân tử ADN được tách ra từ một dạng sống có chiều dài 306nm tỉ lệ A:U:G:X là 1:2:3:4, hỏi phân tử ADN đó có bao nhiêu nu từng loại?
[TEX] rN=900[/TEX]
[TEX]\frac{Am}{1}=\frac{Um}{2}=\frac{Gm}{3}=\frac{Xm}{4}=\frac{Am+Um+Gm+Xm}{10}=\frac{900}{10}=90[/TEX]

\Rightarrow[TEX]Am=90; Um=180; Gm=270; Xm=360[/TEX]

[TEX]A=T=A1+A2=mA+mU=270[/TEX]

[TEX]G=X=630[/TEX]

"không sống ở khối B được thì chết" là cách nói của anh thôi , ý anh là em mới lớp 10 lên 11 mà giờ giải bài tập 12 quá trời
Còn em thì hiểu là em ko bằng 1 học sinh lớp 9, đến thời điểm này còn ko hiểu khái niện ADN và gen

Chị LA nói đúng ý em
@ LA: bài chị post để em làm sau nhé, bây giờ chanửg còn tâm trí đâu mà tính với toán
 
Last edited by a moderator:
L

lifeisgray

Em có nên hiểu em là một con vẹt có cái đầu rỗng tuếch biết nói tiếng người cực kì giỏi nhưng lại ko hiểu gì ko nhỉ?
Thôi đừng nóng, anh không có ý nói vậy đâu, nếu có gì thì cho anh xin lỗi đi.

Uhm ....

Còn em thì hiểu là em ko bằng 1 học sinh lớp 9, đến thời điểm này còn ko hiểu khái niện ADN và gen
Chị LA nói đúng ý em
Thì tùy em thôi, anh thì đến giữa năm 11 mới biết gen là gì (mà không biết là có biết đúng biết đủ chưa luôn), gen là phân tử ADN nhưng phân tử ADN có phải là gen hay không? Tại anh quên mất em là dân sinh chính góc nên tưởng em cũng như anh trước kia.
Còn vấn đề về "sự cố đầu mút" anh có post vào visitor mesage của Lan Anh, em vào đọc thử xem thế nào.

Còn cái bài tập.
Anh đâu có cho mARN (cũng không phải là tỉ lệ nu của 1 mạch), tỉ lệ đó là tỉ lệ nu của phân tử ADN.
Em vừa học xong lớp 10, chắc còn nhớ nhiều về virus nhỉ, ở virus có phải là lõi axit có thể là ADN hoặc ARN, mạch đơn hoặc mạch kép, dạng thẳng hoặc dạng vòng không? Câu này có trong sách sinh 10 nâng cao, trong phần phân loại virus thì phải, lúc trước anh hiểu là "khi lõi đó là ARN thì có thể đơn hoặc kép, thẳng hoặc vòng" còn ADN thì vẫn luôn là thẳng xoắn kép, nhưng thầy anh bảo là cả ADN lẫn ARN ở virus đều có thể tồn tại ở dạng mạch đơn hay kép, thẳng hay vòng.
Công thức thường dùng là công thức dựa vào mô hình phân tử ADN của Watson và Crick, chuỗi ADN xoắn kép. Nhưng nếu như thầy anh nói đúng thì, cái đề bài anh đưa ra không hề nhầm. Em chắc tài liệu sinh chất đống luôn mà nhỉ, thử kiểm tra thử xem.
 
A

azuredragonzx

Đề bài bạn cho là ADN tách ra từ 1 dạng sống. Virus có genome là ADN đơn có đc coi là 1 dạng sống ko ???
 
L

lifeisgray

Ủa, mình nghĩ chỉ nhưng loại kí sinh bắt buộc như vậy mới chỉ được xem là một dạng sống chứ bạn. Mình vẫn còn nhớ 1 câu hỏi năm lớp 10: "Giải thích vì sao virus chỉ được xem là 1 dạng sống." :D
 
H

hardyboywwe

hì,thảo luận sôi nổi quá cho mình tham gia với
mình mạn phép đưa thêm vài kiến thức cho mấy bạn thảo luận
1)cấu tạo của enzym ARN polimeraz
2)hãy kể tên và chưc năng của 5 loại enzym ADN polimeraz ở sv nhân thực

đọc rồi,tại sao ko....****************************????có người còn hỏi về cơ chế di truyền mà.bạn nghĩ enym ko liên quan đến toán ư^^
 
H

hardyboywwe

mình nghĩ trong cái topic này moị người nên mở rộng ra các vấn đề về phiên mã dịch mã,các bạn nên thảo luận thêm những bài toán có hộp TATA hay các bài tập có giới han về độ dài của ADN trong 1 khoảng nào đó!mấy cái này nhiều ng hỏi
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom