Sinh [Sinh 11] Thoát khỏi mê cung

Status
Không mở trả lời sau này.
H

heroineladung

Ô số 3: Nêu các thể nước trong cây? tác động của các thể nước đó đối với cây.

Trả lời: Em trả lời cũng gần giống bạn trên kia, chỉ khác 1 tí thôi ạ!

%%- Trong cây nước tồn tại ở 2 thể là:
- Thể tự do.
- Thể liên kết.
%%- Tác động của các thể nước đó đối với cây là:

- Thể tự do: Chiếm một lượng lớn trong thực vật (70%) lại là dạng nước còn di động được và còn giữ nguyên những đặc tính của nước cho nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của thực vật. Do đó, người ta đã xác định rằng lượng nước tự do qui định cường độ các quá trình sinh lí.

- Thể liên kết: Chiếm 30% lượng nước trong cây. Vai trò của dạng nước này là đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh vì nó làm cho các phân tử phân tán khó lắng xuống, hiện tượng ngưng kết ít xảy ra và hàm lượng nước liên kết liên quan với tính chống chịu của thực vật như chịu hạn, chịu rét, chịu mặn.
 
Y

yuper

- Còn 1 lượt trả lời nữa, có bạn nào có đáp án chính xác hơn không

- Ô số 3: Nêu các thể nước trong cây? tác động của các thể nước đó đối với cây

"thể"
 
T

thanhtruc3101

- Còn 1 lượt trả lời nữa, có bạn nào có đáp án chính xác hơn không

- Ô số 3: Nêu các thể nước trong cây? tác động của các thể nước đó đối với cây

"thể"

bẫy ở đây là thể chứ ko pai là dạng nước...
nước ở trạng thái 3 thể: lỏng, hơi và rắn
Đối với cây : Thể rắn sẽ phá vỡ tế bào, mô. Thể hơi trong các mạch thường cản trở sự vận chuyển nước. Chỉ có thể lỏng là giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong cấu trúc và trong trao đổi chất của cây.

hi vọng là đúng, mở ô 4 nếu đúng nhá @@
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

- Chính xác, bé thanhtruc3101 trả lời rất chính xác ^^, em được 3 tks nhé

- Ô số 4: Cây thanh long ra hoa vào mùa nào? Vì sao? Để cây ra hoa trái vụ phải làm thế nào? giải thích?

mecung5-3.jpg



P/s:Các bạn kết hợp trả lời câu hỏi với mở ô nhé
 
T

thaibinh96dn

- Chính xác, bé thanhtruc3101 trả lời rất chính xác ^^, em được 3 tks nhé

- Ô số 4: Cây thanh long ra hoa vào mùa nào? Vì sao? Để cây ra hoa trái vụ phải làm thế nào? giải thích?

mecung5-3.jpg



P/s:Các bạn kết hợp trả lời câu hỏi với mở ô nhé

Cây thanh long ra hoa vào mùa xuân và mùa hạ..nói chung là vào lúc có đêm ngắn. Vì cây này ra ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giò nhưng trong thực tế là ra hoa trong điều kiện đêm ngắn dưới 9 giờ=> đây là số giờ cực đại để cây ngày dài ra hoa, đây là độ dài đêm tiêu chuẩn để cây ngày dài ra hoa; ở cây ngày dài Phitocrom ( Bản chất là sắc tố enzim tồn tại ở hai dạng chuyển hóa lẫn nhau là $P_{660}$ và $P_{730}$) cần hấp thu nhiều ánh sáng đỏ để có thể ra hoa mà ánh sáng đỏ có trong ánh sáng mặt trời nên cây này cần ngày dài để ra hoa.
==> để cây ra hoa trái vụ thì cần chiều sáng cho cây vào ban đêm giống như một số nơi trồng thanh long trái vụ ở Việt Nam ( vào mùa thu-đông). Vì nó sẽ giúp chia đêm làm 2 ngày ngắn làm cho đêm ngắn đi và ngày dài ra => kích thích ra hoa...Còn một cách giải thích khác là khi chiếu ánh sáng đỏ hoặc đỏ xa vào ban đêm thì tia sáng cuối cùng mới quyết định việc ra hoa...khi chiếu ánh sáng đỏ tia sáng cuối cùng là ánh sáng đỏ 660 nm nên kích thích ra hoa..(Ý này em chém)
Nếu đúng~~~> ô số 5
 
Y

yuper

- Chính xác, thaibinh96dn được 3 tks nhé

- Ố số 5: Những loài cá sống dưới đáy bùn hô hấp như thế nào? ( Câu này hoàn toàn khác câu trước, thực tế 1 tí nhé )

mecung5-51.jpg



P/s:Các bạn kết hợp trả lời câu hỏi với mở ô nhé
 
Last edited by a moderator:
H

heroineladung

Ô số 5: Những loài cá sống dưới đáy bùn hô hấp như thế nào?

Trả lời:
Những loài cá sống dưới đáy bùn hô hấp nhờ cơ quan hô hấp phụ. Các cơ quan hô hấp phụ gồm: ruột, da, cơ quan trên mang, phổi, bóng hơi...

* Hô hấp bằng ruột:
- Thường gặp ở các loài: Nhsgurnus fossilis (chạch), Cobitis teania, Nemachilus barbatulus...(VD: Cá đòng đong, lươn, ...)
- Cá ngoi lên mặt nước đớp không khí rồi nuốt vào ruột. Không khí lưu lại trong ruột một thời gian, phần lớn được hấp thụ, phần còn lại thải ra ngoài qua hậu môn.
- Đặc điểm: đoạn ruột trước có tác dụng tiêu hóa, đoạn sau có tác dụng hô hấp,không chứa thức ăn hoặc phân, thành ruột chứa nhiều mao mạch phân bố để trao đổi khí.

* Trao đổi khí qua da: Hô hấp bằng da chiếm 3-9%: cá sống nơi đầy đủ O2 như cá Acerina cernus. Da của các loài cá này do các tế bào hình vảy tạo thành, dưới có nhiều mao mạch. Cung mang và lá mang ở lươn tiêu giảm, nhưng lươn có thể hấp thụ oxy qua bề mặt da. Cá thóc lóc (periophthalmus) có thể trao đổi khí qua da.

* Hô hấp bằng phổi: Cá nhiều vây Polypterus và cá phổi Dipnoi có cơ quan hô hấp phụ đặc biệt là “phổi” do bong bóng biến thành. Vách của phổi này không có kết cấu của phế nang, có nhiều nếp nhăn dọc, ở đó có nhiều mao mạch phân bố.


 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

- Chúc mừng bạn heroineladung đã giúp Jack thoát được khỏi mê cung số 7 này nhé, bạn được 10 tks !
- Tuy nhiên câu trả lời của bạn quá dài dòng, đáp án rất ngắn gọn:

Những loài cá sống sâu dưới đáy bùn nên ở đó nước nghèo Oxi, nên chúng phải dùng bong bóng để tích luỹ 1 lượng không khí nhỏ khi nổi lên mặt nước. Máu chảy qua bong bóng sẽ trao đổi khí với không khí trong bong bóng

- Còn 6 mê cung nữa thôi, các bạn cố lên nào ! ^^

fu6kqx.jpg
 
Last edited by a moderator:
T

thaibinh96dn

Mình chọn ô số 1...............................................................................
 
Y

yuper

- Ô số 1: ATP được tổng hợp ở đâu trong TB thực vật? Điều kiện dẫn đến quá trình tổng hợp ATP?
.
.
.
.
 
Last edited by a moderator:
A

acidnitric_hno3

-ATP được tổng hợp ở đâu trong TB thực vật? Lục lạp và ti thể
Điều kiện dẫn đến quá trình tổng hợp ATP?
có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa hai bên màng tế bào
 
N

nhoktsukune

- Cho em mở ô số 4
_______________________________________________________________
 
Last edited by a moderator:
H

heroineladung

Ô số 4: Nguyên tố dinh dưỡng là gì? Dựa vào hàm lượng chứa trong cây, chúng được chia làm bao nhiêu nhóm?

Trả lời:
- Nguyên tố dinh dưỡng là các nguyên tố cần thiết cho sự dinh dưỡng của cây trồng, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây trồng.
- Dựa vào hàm lượng chứa trong cây, chúng được chia làm 2 nhóm:
+ Các nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg).
+ Các nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo).

~~> Em mở ô số 5 ạ!

 
Y

yuper

- Có bạn nào có đáp án chính xác hơn ko nào
_________________________________________________
 
N

nhoktsukune

Nguyên tố dinh dưỡng là các nguyên tố cần thiết cho sự dinh dưỡng của cây trồng, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây trồng.

Còn nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành chu kì sống.
Không thể thay thế được bởi bất kì 1 nguyên tố nào khác.
Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất của cơ thể


Còn chia ra thì:
Nguyên tố đa lượng:C, H,O,
N,P,K,S…
Nguyên tố vi lượng:Fe, Mn, B,
Cl, Cu, Zn, <= 100mg/1 kg chất
khô


Em chưa bít nhiều lắm nên có gì bỏ qua cho em nhé, hx~~~~@@
 
Y

yuper

- Còn 1 lượt trả lời nữa, các bạn cố lên nào ;)
________________________________________
 
T

thaibinh96dn

Nguyên tố dinh dưỡng là các nguyên tố cần thiết cho sự dinh dưỡng của cây trồng, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây trồng.

Còn nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành chu kì sống.
Không thể thay thế được bởi bất kì 1 nguyên tố nào khác.
Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất của cơ thể
-Chúng được chia làm 3 nhóm:
1. Nhóm nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S...
2. Nhóm nguyên tố vi lượng; Fe, Mn, Cl, Zn. Cu...
3. Nhóm nguyên tố siêu vi lượng: Au, Ag, Pt, Hg...
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom