Sinh [Sinh 11] Thoát khỏi mê cung

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thanhtruc3101

Ô số 5: Tại sao nói: " Đất chua thường nghèo dinh dưỡng"? Tại sao đát lại chua?
-đất chua (có độ pH thấp) có nồng độ ion H+ cao, các ion này chiếm chỗ các nguyên tố khoáng trên bề mặt keo đất, đẩy các nguyên tố khoáng vào dung dịch đất nên khi mưa chúng dễ bị rửa trôi theo dòng nước-> nghèo chất dinh dưỡng
-đất chua vì 4 nguyên nhân:
+Do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới quá thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có nhiều chất kiềm làm cho đất mất chất kiềm, biến thành chua.
+Do cây hút thức ăn : ngoài đạm, lân, kali (NPK) cây hút khá nhiều Ca, Mg… làm cho đất chóng chua nếu ko cung cấp đủ, bón đủ lượng cây đã lấy đi
+ Sự phân giải chất hữu cơ luôn thải ra nhiều loại axit cacbonic H2CO3, axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)… các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua
+ Bón phân khoáng (hóa học) mang gốc axit như phân SA (Sunfat amôn), KCl (Clorua kali) K2SO4 (Sunfat kali), Suppe lân … Các gốc axit SO4-, Cl – cây không hút hoặc hút rất ít, tồn tại trong đất, cùng với nước tạo thành axit làm cho đất chua

~~~> cho em mở ô số 29
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

- Chính xác, thanhtruc3101 được 3 tks nhé :D

- Ô số 29: Nêu sự tiến hoá của hệ tuần hoàn?

mecung6-29.jpg


P/s: Mọi người kết hợp trả lời và chọ ô nhé
 
T

thanhtruc3101

nêu sự tiến hóa của hệ tuần hoàn
* động vật chưa có hệ tuần hoàn
động vật dơn bào và động vật đa bào chưa có hệ tuần hoàn, các tê bào của cơ thẻ trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài. ở các cơ thể đơn bào, các phần của cơ thể được biệt hóa trên nền của 1 tế bào nên còn đk gọi là biệt hóa đa năng, các động vật đa bào bậc thấp thì cơ thể chuyên hóa chưa cao
* động vật có hệ tuần hoàn
xuất hiện ở các động vật đa bào bậc cao
con đường trao đổi: thực hiện gián tiếp nhờ máu và dịch mô bao quanh tế bào. dịch mô hình thành từ từ máu do thấm lọc qua các thành mào mạch
* hệ tuần hoàn hở: ko có hệ thống mao mạch -> máu tro đổi trực tiếp với tế bào
máu ko lưu htoong hoàn toàn trong mạch kín -> máu chảy trông động mạch với áp lực tháp và tốc độ máu chậm
* hệ tuần hoàn kín: có hệ thống mao mạch -> máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch
máu lưu thông hoàn toàn trong mạch kín -> máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình và tốc độ máu nhanh
* tiến hóa của hệ tuần hoàn:
hệ tuần hoàn tiến hóa từ tim 2 ngăn -> tim 3 ngăn -> tim 4 ngăn
từ 1 vòng tuần hoàn đến 2 vòng tuần hoàn
từ chưa có hệ tuần hoàn đến có hệ tuàn hoàn
từ hệ hở đến hệ kín
máu pha nhiều -> máu pha ít -> máu ko pha
P/s: Ps vậy đủ chưa biết !!! :))
---> ô 34 nếu đúng
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

- Đáp án rất ngắn gọn
- Có bạn nào có đáp án nữa không nào

P/s: Trúc có thể thay đổi câu trả lời
 
N

nhoktsukune

Về tim: từ tim 2 ngăn ở cá (chỉ có tâm thất và tâm nhĩ) lên đến tim 3 ngăn ở lưỡng cư (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), đến bò sát có tim 3 ngăn nhưng có thêm vách hụt ngăn giữa tâm thất (trừ cá sấu tim có 4 ngăn), đến lớp chim và thú thì tim hoàn chỉnh (có 4 ngăn:2 tâm nhĩ, 2 tâm thất).
Về vòng tuần hoàn: ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn (xuất phát từ tâm thất theo động mạch bụng đến các cơ quan rồi theo tĩnh mạch lưng đến mang và trở về tâm nhĩ), máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ (vòng nhỏ lên phổi trao đổi khí, vòng lớn đưa máu đi nuôi các cơ quan), máu đi nuôi cơ thể là máu pha; bò sát cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít pha hơn do tim có vách hụt; chim và thú cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
 
H

heroineladung

Ô số 29: Nêu sự tiến hoá của hệ tuần hoàn.

Trả lời:
- Từ chưa có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn.
- Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín.
- Từ hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép. Từ tim có 2 ngăn đến tim có 3, 4 ngăn.

~~> Em mở ô số 34 nếu đúng! :)
 
H

heroineladung

Ô số 34: Nếu thiếu hormone ecdixon thì qá trình biến thái của côn trùng có diễn ra không? Vì sao?

Trả lời:
Nếu thiếu hormone ecdixon thì quá trình biến thái của côn trùng không diễn ra.

Vì Ecđixơn có vai trò đối với sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng. Tuyến trước ngực sản xuất ra ecdixon, ecdixon có chức năng gây lột xác và biến sâu thành nhộng và bướm.

~~> Em mở ô số 11 nếu đúng ạ! :)
 
H

heroineladung

Ô số 11: Dạ dày chính của trâu bò là gì? Các enzyme tiêu hoá có trong đó.

Trả lời:
- Dạ dày chính của trâu bò là túi dạ múi khế.
- Trong dịch múi khế có các enzyme là: pepsin, chymosin và lipaza.

~~> Em mở ô số 14 nếu đúng ạ! (Ô số 6 là ở trên đúng không anh?).


 
H

heroineladung

Ô số 14: Vì sao tim có thể hoạt động nhịp nhàng suốt đời?

Trả lời:
Tim có thể hoạt động nhịp nhàng suốt đời vì tim hoạt động theo chu kì, pha dãn chung 0,4s, đó là thời gian nghỉ, cơ tim chỉ co bóp đơn, mà không có sự co cứng. Vậy qua một pha tim vẫn hồi phục nhanh chóng được => hoạt động nhịp nhàng suốt đời.

~~> Em mở ô số 17 tiếp theo ạ! :)
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

- Tiếp nào các bạn, có bạn nào có đáp án nữa không nào

P/s: Dũng có thể thay đổi câu trả lời của mình ^^
 
Last edited by a moderator:
T

thanhtruc3101

Ô số 14: Vì sao tim có thể hoạt động nhịp nhàng suốt đời
tim hoạt động nhịp nhàng suốt đời vì có thời gian giãn (nghỉ ngơi) nhiều hơn thời gian làm việc nên tim có đủ thời gian phục hồi lại khả năng làm việc. mặt khác, tim được cung cấp lượng máu nhiều nên được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng.

~~> ô 17
 
N

nhoktsukune

Ưu thế tuần hoàn kép:áu sau khi được ô-xy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.
Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử ô-xy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ ô-xy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.
Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn.
 
Y

yuper

- Đã qua thời gian, rất tiếc không có bạn nào có câu trả lời đúng, ô 17 sẽ bị biến thành tường. Đáp án của ô số 17 rất đơn giản:
.........................................................................................Tuần hoàn đơn...........................Tuân hoàn kép
Áp lực máu trong động mạch................................................Trung bình...................................Cao hơn
Vận tốc máu.........................................................................Trung bình...................................Nhanh hơn
Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan.............Chậm hơn....................................Nhanh hơn
Số lần máu chảy qua tim trước khi đến mô......................................1.......................................2
.
- mời các bạn tiếp tục chọn ô

mecung6-17-khoa.jpg
.
.
.
.

P/s: Mọi người kết hợp trả lời và chọ ô nhé
 
Last edited by a moderator:
N

nhoktsukune

Ộc, thế em chưa chuẩn hẳn à

Em chọn 21 ạ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom