Sinh [Sinh 11] Thoát khỏi mê cung

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thaibinh96dn

- Ô số 35: Có 2 cây cà chua giống hệt nhau. Trồng trong điều kiện như nhau, chỉ khác nhau về chế độ chiếu sáng. Sau 2 tuần, một cây có khối lượng tăng gấp đôi, một cây khối lượng không thay đổi. Giải thích vì sao?
Theo em nghỉ, thì cường độ ánh sáng cũng như chế độ chiếu sáng đều có ảnh hưởng đến quang hợp, vì pha sáng trong quang hợp cần ánh sáng để chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng dự trữ dưới dạng ATP và NADPH, rồi chúng được chuyển đến pha tối để giúp thực hiện quá trình tổng hợp Glucozo từ CO2.....nên nếu một cây được chiếu sáng với chế độ chiếu sáng tốt hơn thì sẽ cho năng suất quang hợp nhiều hơn==>Một cây có khối lượng tăng gấp đôi, một cây có khối lượng không thay đổi....
~~~~~>Ô 29, nếu đúng
 
H

heroineladung

Ô số 35: Có 2 cây cà chua giống hệt nhau. Trồng trong điều kiện như nhau, chỉ khác nhau về chế độ chiếu sáng. Sau 2 tuần, một cây có khối lượng tăng gấp đôi, một cây khối lượng không thay đổi. Giải thích vì sao?
Trả lời:

Sau hai tuần, một cây cà chua có khối lượng tăng gấp đôi, vì cây này được trồng trong điều kiện cường độ ánh sáng cao hơn cường độ ánh sáng ở điểm bù ánh sáng. Còn cây cà chua sau hai tuần có khối lượng không thay đổi, vì cây này được trồng trong điều kiện chiếu sáng có cường độ đúng bằng cường độ ánh sáng của điểm bù.

~~> Ô 29 nhé anh!:)
 
Y

yuper

- Chính xác, heroineladung lại có 1 câu trả lời đúng, em được 3 tks nhé

- Ô số 29: Giải thích vì sao trong số các động vật dưới nước, cá xương là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất?


mecung5-29.jpg


P/s:Các bạn kết hợp trả lời câu hỏi với mở ô nhé, cho nó nhanh
 
Last edited by a moderator:
N

nhoktsukune

dạ, em cũng hiểu sơ cua, có gì tha lỗi, em mới lớp 8 mà:

Tại sao cá xương có khả năng trao đổi khí hiệu quả nhất?
có 3 nguyên nhân:
- bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí
- sự hoạt động nhịp nhàng linh hoạt của xương nắp mang vs miệng làm thay đổi thể tích khoang miệng= > tạo đk cho dòng nước chảy 1 chiều liên tục từ miệng đến mang
- cách sắp xếp mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song, ngược chiều vs dòng nước= > tăng hiệu quả hô hấp
Ngoài ra còn có cấu trúc hình răng lược và hệ thống mao mạch ngược dòng dày đặc.^^
 
H

heroineladung

Ô số 35: Giải thích vì sao trong số các động vật dưới nước, cá xương là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất?

Trả lời:
Cá xương là nhóm hô hấp bằng mang có hiệu quả trao đổi khí tốt nhất vì:
- Cá xương có bề mặt trao đổi khí là hệ thống mang cá với vô số các phiến mang với những đặc điểm hoàn hảo: Diện tích lớn, mỏng và ẩm ướt, có nhiều mao mạch, máu có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí.
- Ngoài ra ở cá xương còn có thêm 2 đặc điểm sau: Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng làm cho dòng nước chảy 1 chiều và liên tục từ miệng qua khe mang. Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang.


~~> Em có 1 thắc mắc ạ. Tại sao câu 35 trả lời rồi mà anh lại có thêm 1 câu 35 nữa thế ạ. Bây giờ em chọn ô 33 nhé!
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

- Chính xác, heroineladung lại có 1 câu trả lời đúng, em được 3 tks nhé

- Ô số 33: Hiện tượng úa vàng là gì?


mecung5-33.jpg


P/s:Các bạn kết hợp trả lời câu hỏi với mở ô nhé, cho nó nhanh
 
H

heroineladung

Ô số 33: Hiện tượng úa vàng là gì?

Trả lời:
Hiện tượng úa vàng là hiện tượng mất chất diệp lục ở thực vật làm lá úa vàng, là quá trình bình thường của sự hoá già, dosự thiếu hụt chất khoáng và là do thiếu magiê, mangan, sắt hoặc là chất đạm.

~~> Em chọn ô số 9 ạ!;)
 
Y

yuper

- Chính xác, heroineladung lại có 1 câu trả lời đúng, em được 3 tks nhé

- Ô số 9: Thế nào là mô sẹo (callus)?

mecung5-9.jpg


P/s:Các bạn kết hợp trả lời câu hỏi với mở ô nhé, cho nó nhanh
 
H

heroineladung

Ô số 9: Thế nào là mô sẹo (callus)?

Trả lời:
Mô sẹo (callus) là tập hợp của những tế bào thực vật không phân hoá, có khả năng phân chia liên tục, được hình thành trực tiếp từ mẫu cây và có thể tái sinh thành cơ quan hoặc cơ thể nguyên vẹn của thực vật.

~~> Em mở ô 19 ạ! ;)
 
H

hardyboywwe

Ô số 19

Trình bày nguồn gốc và vai trò của tế bào Limpho B,T
 
Last edited by a moderator:
A

acidnitric_hno3

Nguồn gốc
TB limpho B:Tế bào B là tế bào sản xuất kháng thể. Chúng có tên như vậy là vì ở loài chim chúng được trưởng thành trong một cơ quan gọi là Bursa Fabricius (túi Fabricius), gọi tên để chỉ tế bào này xuất phát từ “bursa” hoặc “bone marrow”
TB limpho T: Tế bào T là tế bào trung gian của miễn dịch tế bào, nó được đặt tên như vậy là vì các tế bào tiền thân của chúng sau khi được sinh ra trong tuỷ xương đã di cư đến và trưởng thành tại tuyến ức (thymus).
Vai trò
TB limpho T:
-Kích thích sự phát triển và biệt hoá tế bào B; Hoạt hoá đại thực bào bằng các cytokin ( T giúp đỡ)
- Giết tế bào nhiễm virus, tế bào u;Thải ghép dị loài ( T gây độc)
TB limpho B: Sản xuất kháng thể
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Nguồn gốc
TB limpho B:Tế bào B là tế bào sản xuất kháng thể. Chúng có tên như vậy là vì ở loài chim chúng được trưởng thành trong một cơ quan gọi là Bursa Fabricius (túi Fabricius), gọi tên để chỉ tế bào này xuất phát từ “bursa” hoặc “bone marrow”
TB limpho T: Tế bào T là tế bào trung gian của miễn dịch tế bào, nó được đặt tên như vậy là vì các tế bào tiền thân của chúng sau khi được sinh ra trong tuỷ xương đã di cư đến và trưởng thành tại tuyến ức (thymus).
Vai trò
TB limpho T:
-Kích thích sự phát triển và biệt hoá tế bào B; Hoạt hoá đại thực bào bằng các cytokin ( T giúp đỡ)
- Giết tế bào nhiễm virus, tế bào u;Thải ghép dị loài ( T gây độc)
TB limpho B: Sản xuất kháng thể


Còn câu trả lời nào chính xác và ngắn gọn hơn không nhỉ?:khi:
 
Y

yuper

- Đã quá thời gian, vẫn không có câu trả lời chính xác nên ô số 19 sẽ bị biến thành tường

- Mời các bạn chọn ô tiếp

mecung5-9-1.jpg
 
Y

yuper

- Ô số 7: Tại sao bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến suy tim, phì đại cơ tim?
.
.
.
P/s:Các bạn kết hợp trả lời câu hỏi với mở ô nhé, cho nó nhanh
 
L

laughingoutloud

- Ô số 7: Tại sao bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến suy tim, phì đại cơ tim?
.
.
.
P/s:Các bạn kết hợp trả lời câu hỏi với mở ô nhé, cho nó nhanh

vì tăng huyết áp dẫn đến hiện tượng tăng áp lực trong động mạch ->tăng cholesteron trong máu gây ra các hiện tượng tim mạch như suy tim phì đại cơ tim

______________________________________________________________________

Biết ra sao ngày sau, tương lai không phải là cái để chúng ta dễ dàng nhìn thấy và cũng không nên nhìn thấy trước. Bởi thế, bạn cứ vô tư mà sống thoải mái,đừng nghĩ ngợi gì nhiều cả. Tương lai của bạn đang rực sáng phía trước, mặc kệ cho người khác nói gì, con đường dẫn đến thành công không chỉ có duy nhất một đâu, mà rất nhiều cách khác nhau
 
H

heroineladung

Ô số 7: Tại sao bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến suy tim, phì đại cơ tim?

Trả lời:
Tăng huyết áp dẫn đến các biến chứng ở tim như suy tim và phì đại cơ tim thông qua 2 cơ chế, cả hai cơ chế này đều do ảnh hưởng của tăng áp lực trong động mạch. Thứ nhất là do ảnh hưởng của áp lực máu cao trên cấu trúc và chức năng của tim và mạch máu; thứ hai là do sự tiến triển của vữa xơ động mạch. Cơ chế đầu tiên là do hậu quả trực tiếp của huyết áp, trong khi cơ chế thứ hai là do sự tương tác với các yếu tố nguy cơ khác để gây ra các bệnh tim mạch, quan trọng nhất là tăng cholesterol máu.
Cao huyết áp tăng nguy cơ bị đau tim, phì đại cơ tim vì xung huyết (congestional heart failure) và vữa xơ động mạch. Bệnh làm cho tim phải làm việc nhiều hơn, con tim lúc nào cũng gắng sức, sau trở thành mệt mỏi và yếu dần nên rủi ro bị tổn thương tăng. Khi tim phài làm việc nhiều hơn bình thường một cách lâu dài thì tim sẽ lớn to ra và yếu đi. Cho đến một lúc,con tim suy yếu sẽ không còn bơm đủ máu,không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể,nhất là khi người bệnh vận động, gây các triệu chứng mau mệt,choáng váng,khó thở..., dẫn đến các hậu quả khó lường.
~~> Cho em mở ô số 3
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

- heroineladung đã trả lời đúng, nhưng quá dài dòng, chỉ cần như thế này là được:
Huyết áp trong trong động mạch dẫn đến việc tim phải thường xuyên co bóp mạnh mới đẩy máu đi vào động mạch được, qua thời gian tích luỹ sẽ dẫn đến suy tim, phì đại cơ tim

- Ô số 3: Nêu các thể nước trong cây? tác động của các thể nước đó đối với cây

mecung5-9-1.jpg



P/s:Các bạn kết hợp trả lời câu hỏi với mở ô nhé
 
T

taysobavuong_leviathan

Ô số 3

3 thể nước như
+ Nước liên kết chặt là nước bị giữ lại do quá trình thủy hóa hóa học các ion và các phân tử, các chất trùng hợp thấp và trùng hợpcao.
+ Nước liên kết yếu là nước thuộc các lớp khuếch tán của vỏ thủy hóa, nước liên kết cấu trúc và nước hút thẩm thấu.
+ Nước tự do là nước bị hút trongcác mao quản của thành tế bào vàphần nước bị hút thẩm thấu của dịch tế bào, không tham gia vào thành phần vỏ thủy hóa xung quanh các ion và phân tử.

Tác động:+ Nước tự do chiếm một lượng lớn trong thực vật (70%) lại là dạng nước còn di động được và còn giữ nguyên những đặc tính của nước cho nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của thực vật. Do đó, người ta đã xác định rằng, lượng nước tự do qui định cường độ các quá trình sinh lí.
+ Nước liên kết chặt và không chặt là dạng nước chiếm 30% lượng nước trong cây. Tùy theo mức độ khác nhau dạng này mất tính chất ban đầu của nước như khả năng làm dung môi kém, nhiệt dung giảm xuống, độ đàn hồi tăng lên, nhiệt độ đông đặc thấp.
Vai trò của dạng nước này là đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh vì nó làm cho các phân tử phân tán khó lắng xuống, hiện tượng ngưng kết ít xảy ra.
Trong các cơ thể non, hàm lượng nước liên kết thấy nhỏ hơn trong các cơ thể già. Khi thực vật gặp điều kiện khô hạn, hàm lượng nước liên kết tăng lên. Cho nên, cóthể là hàm lượng nước liên kết liên quan với tính chống chịu của thực vật như chịu hạn, chịu rét, chịu mặn. Người ta đãdùng tỷ số hàm lượng nước liên kết và nước tự do để đánh giá khả năng chống chịu của thực vậtvà ứng dụng trong việc chọn các giống cây có khả năng chống chịutốt nhất.
 
Y

yuper

- Các bạn chú ý từ in đậm trong câu hỏi, còn bạn nào có câu trả lời chính xác hơn không nào
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom