Sinh [Sinh 11] Game về động vật

Status
Không mở trả lời sau này.
V

vitconxauxi_vodoi

Em cũng thu thập được một số thông tin nữa đây :
Cá trạng nguyên (tên tiếng Anh: Mandarinfish, danh pháp khoa học: Synchiropus splendidus) là một loài cá nước mặn thuộc chi Cá đàn lia gai (Synchiropus), họ Cá đàn lia (Callionymidae), bộ Perciformes. Cá trạng nguyên được mệnh danh là một trong những loài cá đẹp hàng đầu thế giới, thường sống gần các đảo san hô khu vực Thái Bình Dương.
Cá trạng nguyên và anh em họ gần của nó, cá Synchiropus splendidus là hai loài động vật duy nhất hiện được nhận biết là có màu xanh lam hình thành bới các sắc tố tế bào. Con đực thường to và có màu sắc sặc sỡ hơn.
Cá trạng nguyên sinh sống cạnh các rạn san hô, khá kín đáo, ban ngày thường ẩn nấp, ban đêm mới ra đi kiếm bạn tình. Thức ăn là những động vật giáp xác và động vật không xương sống nhỏ. Các nghiên cứu thức ăn trong ruột cá trạng nguyên thực hiện năm 2001 cho thấy có giáp xác chân chèo đáy (Harpacticoida), giun nhiều tơ (Polychaeta), các động vật chân bụng (Gastropoda) nhỏ, tôm móc (Gammaridea), trứng cá và giáp xác có vỏ (Ostracoda)
Tiếp nhé ;)Có vẻ nhìn trong suốt nhỉ

sea3.jpg
 
V

vitconxauxi_vodoi

Con thủy tức đó chị
Câu trả lời của em nè :Con mực phải không chị?
Tiếp nhé ;)Nhìn con này em cứ thấy nó giống cái đèn ;))

090512170949-513-376.jpg
 
B

boy_100

"Tôm Càng Đỏ” hay Red Swamp Crawfish, có tên khoa học Prcambarus Clarkii, là loài giáp xác, sống ở đồng ruộng, ao hồ , sông suối, đầm lầy nước ngọt, có hình dạng như con tôm hùm nhưng chỉ lớn bằng ngón tay (finger lobster), đa số có màu nâu đỏ, có tập tính đào hang như con cua con cáy ở đồng ruộng nước ta. Crawfish cái trưởng thành mang từ 250-500 trứng và 120 ngày là thời gian trung bình tính từ lúc còn là trứng đến lúc trưởng thành, vòng đời tối đa là 2 năm. Tôm Càng Đỏ thương phẩm có trọng lượng trung bình từ 50-70 con/kg.

Red Swamp Crawfish, Finger Lobster thường được gọi ngắn gọn là Crawfish hay Crayfish. Người Việt ở Mỹ phiên nghĩa từ tiếng Hoa gọi nó là Tôm Rồng, ở trong nước gọi là Tôm Hùm Nước Ngọt, Tôm Hùm Đất. Năm ngoái ở Hà Nội người ta còn gọi nó là Thủy Quái Tôm Lai Cua! Và nay ở Sóc Trăng, nó là Tôm Càng Đỏ! Để bạn đọc dễ dàng theo dõi, cho phép tôi dùng từ Crawfish thay cho các tên gọi khác trong những phần trình bày kế tiếp.
tiếp nè
images
 
H

hailixiro142

Trúc (Têtê)
____________________
Tê tê hay còn gọi là trút, xuyên sơn, là các loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota).
Bộ Tê tê hiện nay chỉ còn một họ Manidae, có một chi Manis bao gồm tám loài.
Thân tê tê có vảy lớn và cứng. Chúng là loài hút kiến sinh sống ở miền nhiệt đới Á châu và Phi châu. Phần lớn các loại tê tê sinh hoạt vào ban đêm, dùng khứu giác rất thính để tìm côn trùng. Ban ngày thì cuộn tròn như quả banh để ngủ.

Đặc điểm

Toàn thân tê tê có lớp vảy cứng bao bọc, chỉ chừa phần phía bụng. Mép vảy sắc và nhọn để giúp việc phòng thủ. Vảy cấu tạo bằng chất keratin giống như móng vuốt, sừng, và lông các động vật có vú khác. Khi mới sinh ra, vảy tê tê mềm nhưng rồi cứng dần với thời gian. Chúng còn tự vệ bằng cách xịt dung dịch axit hôi từ tuyến gần hậu môn.
Tê tê có móng dài và cứng; móng hai chân trước được dùng để phá tổ côn trùng tìm thức ăn. Vì móng dài nên chúng không đi bằng cách đạp chân xuống đất mà ngược lại, tê tê di chuyển bằng cách co hai chân trước lại và giẫm lên mu bàn chân. Miệng chúng không có răng; thức ăn chủ yếu là kiến và mối. Chúng dùng lưỡi dài (đến 40 cm) với nước dãi rất dính để bắt mồi. Cuống lưỡi nằm sâu trong lồng bụng.
Phần đuôi tê tê có khả năng nắm bắt được để giúp vin vào cành cây khi leo trèo.
Các loài tê tê đo được từ 30 đến 100 cm. Con cái thường nhỏ hơn con đực. Chúng làm ổ trong những hốc cây rỗng hay đào hang sâu dưới đất
 
B

boy_100

Tiếp nhé, con này siu nhỏ :)), bữa thấy trên web:
20120917142532_gau.jpg

Những con gấu biển, thường được gọi là tardigrade, có khả năng tương tự với tôm biển (hay còn được gọi là “khỉ biển”). Chúng nổi tiếng với khả năng sống lại sau khi được vận chuyển đến các ngôi nhà khác nhau theo đơn đặt hàng qua thư. Tardigrade có kích cỡ bằng vết đốm nhỏ, dài chưa đầy 1,5 mm. Chúng sống trên địa y và rêu ẩm ướt, nhưng khi môi trường khô hạn chúng sẽ chờ đợi cho đến khi có nước trở lại. Chúng cũng chống chọi được với nhiệt độ, giá rét và cả bức xạ.
tiếp nè :
250px-SukermouthCatfish.jpg
 
K

key_bimat

Cá dọn bể hay còn gọi là cá lau kính hay cá tỳ bà (danh pháp hai phần: Hypostomus punctatus) là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu sống ở đáy các thủy vực nước ngọt, nước lợ. Thức ăn chính là các loài rong, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy, đây là loài ăn tạp, cạnh tranh thức ăn với các loài khác, sinh sản nhanh khi phát tán ra ngoài thủy vực tự nhiên. Cá có chiều dài từ 30–70 cm[1] Cá có khả năng sinh sản quanh năm, tỷ lệ cá con sống khoảng 70% và có thể sống mà không cần đến thức ăn suốt 1 tháng.Tiếp nè
250px-Wallago_attu_046.JPG
 
B

boy_100

Cá leo (danh pháp hai phần: Wallago attu) là một loài cá da trơn trong họ Cá nheo (Siluridae). Người ta có thể thấy loài cá này trong các sông và hồ lớn. Nó có thể dài tới 2,4 m (8 ft) (tổng chiều dài). Loài cá ở miền nam châu Á này có thể tìm thấy trong khu vực từ Pakistan tới Việt Nam và Indonesia, cũng như được thông báo là có tại Afghanistan. Tại Malaysia, cá leo được gọi là "Ikan Tapah", và tên gọi này là nguồn gốc của tên gọi cho một thị xã tại Malaysia là Tapah.
Môi trường sinh sống: tầng đáy các sông. Hồ nước ngọt hay nước lợ trong khu vực nhiệt đới với nhiệt độ thích hợp là 22 – 25°C; thuộc dải từ 38° vĩ bắc tới 10° vĩ nam.
Khả năng phục hồi quần thể khá cao, có thể nhân đôi trong khoảng thời gian ít hơn 15 tháng.
Trả Lời Tiếp nha
images
 
T

thaonhib4

Tiếp nhá :D

Nhung-ke-sanh-an-trong-the-gioi-hoang-da_Tin180.com_001.jpg


P/s: mọi người hoạt động rất sôi nổi :)) mừng húm ;))

Lưu ý với cả nhà là đội ngũ CTV có sự thay đổi (1 số người không đáp ứng được công việc)
Bởi vậy ai có nguyện vọng tham gia CTV thì liên hệ sớm nhá :x

Yêu cả nhà :-*:-*
 
M

mavuongkhongnha

trả lời:
là thú ăn kiến hờ hờ

Thú ăn kiến là loài thú thuộc bộ Thú thiếu răng chỉ sống trong các khu rừng ở Nam Mĩ. Chúng có bộ lông dài và rậm,

lưỡi mảnh, có thể thè ra ngoài để bắt kiến và mồi. Chân trước của chúng có móng lớn để phá ổ kiến mối và để tự vệ.

tiếp:

cdv-thoiloi-04.jpg


mv kết cái này lắm

mọi người cũng đoán nha ;))
 
H

happy.swan

~Cá thòi lòi (động vật kì lạ nhất hành tinh nhưng là đặc sản ở Việt Nam)
Một số thông tin:
-Cá thòi lòi là một loài cá nước lợ xuất hiện tại nhiều khu rừng ngập mặn tại Cần Giờ, đất mũi Cà Mau, U Minh Thượng…
-.có hình dáng kì lạ dị hợm:đôi mắt lồi như mắt ếch, nhô hẳn trên đỉnh đầu
-chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi ngay trên cạn một cách rất điêu luyện. Điều làm nên sự “phi thường” này chính là cấu tạo cơ thể khá đặc biệt, giúp chúng có thể trữ nước trong mang để hô hấp khi lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch và đôi vây trước có hệ cơ phát triển đóng vai trò như một đôi “tay”. Cũng nhờ cấu tạo cơ thể đặc biệt mà cá thòi lòi còn có một khả năng hi hữu khác là… leo cây. Điều này khiến chúng mang thêm một tên gọi khác là “cá leo cây”.
-Cá thòi lòi thường chọn nơi “hiểm” để đào hang trú ẩn như các lùm cây, kẹt rễ um tùm. Hang của chúng có thể sâu đến 2m với nhiều ngóc ngách. Chúng cũng rất tinh ranh và nhanh nhẹn trong việc trốn thoát khỏi sự tấn công của kẻ thù.
-Đặc biệt vào ngày quốc tế về Trái đất vừa qua, Tổ chức Sinh vật Thế giới đã đề cập đến một số con vật kỳ lạ mà hiểu biết của con người về chúng còn khá sơ sài trong đó có cả cá thòi lòi.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Nghe tên cá thòi lòi nghe hài hài làm sao ấy nhỉ :))

Tiếp nhé ;))

50729705_8-9ca1.jpg
 
Last edited by a moderator:
H

hailixiro142

Cá La Hán mặt người phải không?
_________________________
Nguồn gốc

Cá La Hán xuất hiện lần đầu ở thị trường cá cảnh Malaysia vào khoảng giữa của thập kỷ 1990-2000. Ban đầu, người ta muốn khám phá bí quyết lai tạo cá hồng két (red parrot) của người Đài Loan nên mới đem một số loài cá thuần chủng của châu Mỹ lai tạo với cá hồng két cùng một số chủng loại cá khác. Tuy nhiên, thực tế chỉ có nhà lai tạo mới biết đích xác những thành phần lai tạo; còn không thì chỉ là phỏng đoán mà thôi.
Đặc điểm

Về hình dáng, cá La Hán thời kỳ đầu có hình dáng tương tự với loài Trimac (bụng đỏ, mắt đỏ, có chấm trên đầu và thân, miệng móm) nhưng loài này lại có dạng đầu đặc trưng là đầu “xương”. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng những cá thể La Hán đầu “hơi” được di truyền từ loài Midas. Midas được giới chơi cá cảnh Âu Mỹ nuôi làm cảnh mấy chục năm nay rồi và họ đã tuyển chọn được rất nhiều cá thể có đầu to đến mức không thể tin nổi, do đó không có lý do gì mà người ta lại không lấy chúng làm “chất liệu” cho việc lai tạo nên cá La Hán.

Có lẽ, ở vào một thời điểm nào đó lúc ban đầu, một số nhà lai tạo cố tình lai tạo cá La Hán với các chấm đen đặc trưng kể trên, dù cũng có vài ngoại lệ được chấp nhận như Hoàng Kim, hay là dạng La Hán có thân cực ngắn giống như Hồng Két; nhưng không được thị trường ưa chuộng lắm.

Sau này, khi thị trường phát triển và có thêm nhiều nhà lai tạo tham gia vào lĩnh vực này, nhiều dạng cá La Hán mới nối tiếp nhau ra đời như Trân Châu, Kim Hoa, Khỉ đỏ, Kamfa… mà một số trong chúng có rất ít chấm đen hay không hề có chấm đen nào. Vảy trân châu cũng có thể xuất hiện trên toàn thân cá chứ không giới hạn ở vùng xung quanh chấm đen. Đến đây thì đành chịu không thể đoán được cá La Hán có quan hệ với loài thuần chủng nào vì có hàng trăm loài cá ở Trung Mỹ có châu - nó là đặc điểm rất phổ biến, mà cũng chính vì nó mà người ta yêu thích và nuôi chúng làm cảnh.

Nếu chấm đen đã từng là chuẩn mực để phân loại cá La Hán thì ngày nay, người ta chỉ nói nhiều về đầu hay có thêm châu thì càng tốt mà hầu như bỏ qua tiêu chí về chấm đen; hay nói theo cách khác, trong thời điểm hiện nay, không tồn tại một chuẩn mực cụ thể nào cho cá La Hán cả.

Giá trị của cá La Hán

Mặt khác, theo lời một nhà lai tạo thì người ta lai cá La Hán với bất kỳ cá thể thuần chủng nào có các đặc điểm di truyền mong muốn. Do đó, việc xác lập các dòng cá La Hán là điều hầu như chỉ có tính tương đối - tức là chỉ xét trên các đặc điểm bề ngoài. Thậm chí, có nhiều cá thể tuy trông tương tự nhưng lại chẳng có quan hệ gì về mặt huyết thống. Bởi vậy, việc xác định và phân loại các dòng cá La Hán là việc làm hoàn toàn vô vọng và vô nghĩa. Tự cái tên cá La Hán đã đủ để nói lên tất cả về các cá thể lai hỗn loạn này rồi.

Phong trào nuôi cá La Hán lên đến đỉnh điểm vào năm 2003 khi một con cá La Hán có thể bán ra thị trường Singapore với giá nhiều ngàn đô la kéo theo rất nhiều người đầu tư vào thị trường siêu lợi nhuận này. Kết quả là “cung” có quá nhiều so với “cầu” của thị trường làm cho nhiều nhà đầu tư bị phá sản và “sản phẩm” bị tống ra hệ thống kênh rạch ở Malaysia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái ở đó.

Dù đây là một bước lùi nhưng nó không có nghĩa là phong trào sẽ đi xuống mà chỉ là lời cảnh báo trước những cuồng nhiệt thái quá vượt lên trên giá trị thực sự của con cá La Hán. Thực tế, phong trào vẫn đang phát triển một cách mạnh mẽ về cả về bề rộng lẫn bề sâu; bằng chứng là cái tên “cá La Hán” đã trở nên quen thuộc trên cửa miệng của nhiều người và có rất nhiều gia đình đặt hồ nuôi cá La Hán ở những nơi trang trọng như phòng khách. Có rất nhiều giống La Hán mới xuất hiện ngoài thị trường còn trên các diễn đàn cá cảnh thì cá La Hán là chủ đề được bàn luận sôi nổi nhất. Xét trên khía cạnh cá cảnh thì chưa từng có loài cá nào lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ đến như vậy.

Ngày nay, cá La Hán hiện diện ở khắp nơi trong khu vực Châu Á, như Trung Quốc, Nhật Bản; các nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cá La Hán cũng xuất hiện ở cả châu Âu và châu Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó.

Mặc dù những con cá đẹp được tuyển chọn kỹ vẫn có giá rất đắt nhưng với khoảng vài trăm ngàn đồng, bạn cũng có thể sở hữu được một chú cá cũng khá đẹp rồi. Ngoài ra, người ta nuôi cá này không chỉ vì vẻ đẹp hay hình dáng ngộ nghĩnh của chúng mà còn để cầu tài nữa. Có quan niệm rằng nếu chủ nhân mà "mát tay", chăm cá phát triển tốt. Điều này bộc lộ qua cái "bướu", bướu càng to thì chú cá càng khỏe mạnh và may mắn, tài lộc sẽ đến với chủ nhân!
 
T

thaonhib4

CÁ ANH VŨ :)) đắt lắm à nha :p

Đặc điểm

Cá có thân dày, thuôn dần về phía đuôi, có hai đôi râu. Thân cá có màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Miệng phía dưới, rạch ngang, có môi dưới rộng hình tam giác, với nhiều gai thịt tròn nổi. Cá anh vũ có kích thước trung bình, chiều dài toàn thân từ 31–67 cm, trọng lượng có thể lên đến 5 kg. Vây ngực (14 tia vây), vây bụng (8-9 tia vây), vây hậu môn (5 tia vây) có màu xám pha vàng. Vây lưng (8 tia vây), vây đuôi có màu xám. Thành thục sinh dục sau 1-2 năm tuổi, mùa đẻ vào tháng 2-4, nhưng có tài liệu cho là từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau. Thức ăn của cá anh vũ chủ yếu là tảo lục, tảo khuê và các loại động vật không xương sống nhỏ sống dưới nước bằng cách dùng môi cạo thức ăn bám trên đá.
Môi trường sống


Nơi sinh sống của cá anh vũ là khu vực thượng lưu hệ thống sông Hồng, sông Kỳ Cùngsông Lam (các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An) và tại Trung Quốc trong lưu vực sông Kim Sa (các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam) cũng như sông Châu Giang (các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây); chủ yếu tại các vực sâu nước chảy, đáy có đá. Ổ đẻ ở các hang đá của đáy sông.
Sử dụng


Cá anh vũ được xem là một loài cá quý và thường được làm cá tiến vua trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom