Sinh [Sinh 11] Game về động vật

Status
Không mở trả lời sau này.
S

sj_oppa

Chuột đồng
là một loài sinh vật nhỏ thuộc bộ Gặm nhấm. Hình dạng của chúng khá giống chuột nhắt nhưng thân thể chắc khỏe hơn, đuôi ngắn hơn và có lông, đầu hơi tròn hơn, mắt và tai nỏ hơn và răng hàm cao hơn với chỏm răng nhọn hơn, ít tròn hơn. Có chừng 155 loài chuột đồng. Cùng với chuột xạ và chuột lemmut, chuột đồng là một bộ phận của một phân họ cùng tên với nó.

em chỉ biết thế thôi. Các anh chị bổ sung giúp em nhé :D
 
V

vitconxauxi_vodoi

7.jpg

Con này nhìn phát ngất luôn,mọi người thử đoán nó là con gì nào?;)
 
T

thienlong233

Loài nhện Phoneutria nigriventer ở Brazil.
Phoneutria nigriventer được coi là loài nhện độc nhất trên thế giới khi nạn nhân của nó thường tử vong trong vòng 1 giờ sau khi bị cắn.
 
S

sj_oppa

cho em bổ sung thêm 1 chút về bài của anh thienlong223 :

Phoneutria nigriventer là một loài nhện lang thang trong họ Ctenidae, là loài nhện độc nhất thế giới. Loài nhện này có nọc độc mạnh và rất hung hăng. Người ta còn gọi chúng là nhện chuối vì chúng đã được tìm thấy chủ yếu ở khu vực rất phát triển cây chuối. Nọc độc của loài nhện này gây ra tác dụng phụ như đau dữ dội, tê liệt cơ bắp hoặc khó thở. Thậm chí, có thể gây ra việc thiếu oxy dẫn tới tử mạng. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cũng không quá cao, trong 7000 người bị loài nhện này cắn thì chỉ có 10 người bị thiệt mạng. nhưng ngược lại một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ Brazil và Mỹ đã phát hiện thấy rằng chất độc PnTx2-6 do loài nhện Phoneutria nigriventer tiết ra có tác dụng làm giãn mạch máu và tăng cường tuần hoàn máu tới cơ quan sinh dục tương tự như thuốc điều trị liệt dương hiện tại.
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Loài nhện độc Brazil hay còn gọi là Phoneutria từng được sách Kỷ lục Guinness công nhận là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trong số những loài nhện độc và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những trường hợp tử vong của con người do bị nhện cắn.

Thí nghiệm cho thấy, chỉ cần 0,006 mg chất độc của nhện Phoneutria có thể làm chết một con chuột. Loài nhện này nguy hiểm ở chỗ, nó có thể sống ở bất kỳ nơi nào, trong mọi loại điều kiện khí hậu, thời tiết và sẵn sàng tấn công bất kỳ sinh vật nào đe dọa đến lãnh thổ của chúng.

Các bạn trả lời đúng rồi ;))
Vậy thì tiếp tục nhé ;)
Còn này nhìn xanh lè xanh lẹt này

image009.jpg
 
M

mavuongkhongnha

trả lời :
Ếch Phi tiêu
Loài ếch này chỉ dài khoảng 5cm với thân hình xanh biếc điểm những đốm đen trong suốt trên lưng. Mặc dù vậy, lượng nọc độc trên da của 1 chú ếch Phi tiêu đủ để giết chết 20.000 con chuột. Sở dĩ người ta đặt tên cho loài ếch này là ếch Phi tiêu bởi người dân da đỏ ở khu vực Nam Mỹ thường dùng da của loài ếch này để tẩm độc cho mũi tên hay tiêu của họ.
 
T

thienlong233

Ếch xanh da trời hay còn được gọi là ếch xanh phun độc sống chủ yếu trong các khu rừng Amazon. Chúng thường được dân bản địa bắt để lấy nọc độc dưới da. Ếch xanh độc thường ăn các loại côn trùng nhỏ gây hại.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Cá lóc đúng không bạn?Mình chả nhìn thấy rõ cái hình nữa :|
Nếu là cá lóc thật thì mình xin cung cấp một số thông tin về loài cá này ;))

Đặc điểm hình thái:
Cấu tạo cơ thể loài cá lóc bông như sau: vây lưng 42 - 44, vây ngực 17, vây bụng 6, vây hậu môn 36 - 37. Đầu dài, đỉnh đầu phẳng, mõm hơi nhọn, ngắn, miệng cận trên. răng sắc và xếp thành hàng trên hàng trên, xương khầu cái, xương lá mía. Mắt tròn nằm lệch về phía sau của đầu. Thân dài, phần phía trước tròn, phần sau hẹp bên. Vây nhỏ, chắp phủ toàn thân, đầu. đường bên hoàn toàn không gãy đột ngột, chỉ uốn cong. Viền vây đuôi hơi xiên, gần tròn. Mặt lưng cá có màu xám nâu, mặt bụng trắng. Trên vây lưng vây hậu môn có nhiều vệt sẫm chạy xéo, mút cuối các tia vây có màu hồng nhạt.
Cá lóc bông có thân hình trụ dài, có hoa đen lấm tấm với 2 sọc đen chạy dọc, phía đuôi hơi dẹt bên. Lưng và đầu màu nâu, hai bên lườn vàng, bụng trắng. Cá 3 - 4 tuổi nặng 4 - 5 kg, con lớn nhất nặng tới 20 kg. Chúng là loài cá dữ, ăn cá và động vật thuỷ sinh khác. Cá bố mẹ bảo vệ trứng và cá con. Sống ở ao, hồ, vùng trũng ở đồng bằng Nam Bộ. Được nuôi ở lồng, bè. Thịt thơm ngon. Ở Cà Mau, Bạc Liêu, có cách nuôi cá bố mẹ ở ao đìa, mùa mưa thả ra đìa lớn hoặc ra sông cho sinh đẻ. Nhiều nơi chưa biết bảo vệ nguồn lợi, còn đánh bắt cá con.
Cá bông thành dục sau năm thứ hai của đời sống. Mùa sinh sản tứ tháng 5 - 10. Đầu mùa sinh sản cá thường sống thành đôi. Làm tổ ở các bờ ao, ruộng ngập nước: rọn sạch các thực vật thuỷ sinh tạo thành chỗ trống, đẻ trứng vào đó. Trứng nổi lên mặt nước và dính với nhau thành đám. Cá bố mẹ ở gần tổ để bảo vệ trứng. Cá con nở ra được cá bố mẹ chăm sóc cho đến lúc có thể đi kiếm sống và tránh được kẻ thù. Trong mùa sinh sản cá đẻ nhiều đợt, mỗi đợt 2000 - 10.000 trứng tùy cá bố mẹ lớn nhỏ. Cá lóc bông là loài cá dữ, ăn cá con, tôm, ếch nhái...
Cá bông có thịt ăn ngon, được ưa chuộng tiêu dùng nôị địa và xuất khẩu, là đối tượng nuôi chính của nghề nuôi cá bè ở Nam bộ. Tuy nhiên việc mở riộng khai thác các vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt) làm cho vùng sinh sống của cá bông nói riêng và nhiều loại cá đồng nói chung đang thu hẹp dần. Việc khai thác cá con một cách phổ biến cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng cá trong tự nhiên.

Nếu đúng thì tiếp nhé các bạn,con này nhìn đẹp lắm :x
001.jpg
 
K

key_bimat

Không phải cá lóc đâu bạn vitconxauxi_vodoi :D
Nó là cá chình điện
Mình xin cung cấp một số thông tin về cá chình điện
Cá chình điện (tên khoa học: Electrophorus electricus) là một loài cá. Nó có thể phát ra điện để giật kẻ thù và để săn mồi.
Sống ở vùng sông Amazon (Nam Mỹ), tại những nơi có ít có khí ôxy.
Lúc gặp mồi hoặc kẻ thù, cá chình điện có thể phóng một loạt từ 10 đến 30 "cú điện" với điện thế lên tới 900 vôn, mạnh có thể 1000 vôn, để quật ngã và làm tê liệt đối thủ.
Chúng có một vũ khí săn mồi đáng sợ, đó là cơ quan phát điện của cá (EOD electric organ discharges) được tổng hợp từ 3 phần: phần chính tích điện (Main Organ), phần săn mồi phát động điện (Hunter’s Organ) và phần đuôi định vị ( Sach’s Organ).
Phân tích sâu cơ quan phát điện của cá chúng ta sẽ thấy chúng là các lớp mỏng cơ bao quanh bởi một dịch trong và sệt, các lớp cơ tạo điện đồng bộ và dòng điện tổng phóng ra được điểu khiển bởi não cá. Tất cả chỉ diễn ra trong 3 mi li giây (3/1000 giây) nhưng cá chình điện có thể phóng liên tục 150 lần trong một giờ mà không …mệt mỏi! Do đó ít con mồi nào thoát khỏi miệng nó! (Đã có trường hợp một con hoẵng ngã lăn kềnh ra khi ghé miệng uống nước gần chỗ cá chình điện!) :x
Các bạn làm tiếp câu của bạn vitconxauxi_vodoi nhá ;))
001.jpg
 
Last edited by a moderator:
T

tri6565

mình đoán mò nhé
Đó là 1 con bướm 7màu
1 trong 7 loài bướm đẹp nhất thế giới
Có thông tin khác thì chỉ cho mình nhé
 
V

vitconxauxi_vodoi

Bạn đoán đúng được một nửa rồi,nó đúng là một loài bướm rất đẹp nhưng cũng rất độc,cố gắng đoán tên của nó nhé các bạn ;))
 
K

key_bimat

Bướm thủy tinh
Đôi cánh trong suốt mỏng manh nhiều mầu sắc này được các nhà khoa học đặt cho cái tên bướm thủy tinh. Loài bướm này cũng nổi tiếng “lợi hại” khi chạy trốn kẻ thù: lẩn mình vào trong từng môi trường khác nhau, ánh sáng phản chiếu lên đôi cánh của chúng sẽ làm chói mắt kẻ đối diện.
Mình chỉ tìm được có thông tin này thôi,vì loài bướm này mới được phát hiện,còn những thông tin gì thiếu thì các bạn bổ sung thêm.Nếu không còn thông tin gì nữa thì các bạn làm thêm câu tiếp theo nhé !
images

images

images

 
T

thienlong233

có phỉa là loài chim hút mật không
Chim Hút mật là loài chim nhỏ (có thể nói là nhỏ nhất trong số các loài), chim sống bằng cách hút mật hoa nên có thân cong và bộ cánh dài để có thể có thể bay với tốc độ cao và khả năng đứng yên một chỗ bằng 2 cánh để hút mật. Chim hút mật có bộ lông và đôi cánh bay rất đẹp
 
T

thaonhib4

Đây là CHIM RUỒI :D

Thông tin kỉ lục:

Khi phản lực cơ chiến đấu tăng ga hết cỡ và tàu vũ trụ trở về trái đất, chúng sẽ lao với tốc độ khủng khiếp @-). Nhưng nếu xét về mặt tương đối, những tốc độ ấy thua xa cú bổ nhào của chim ruồi:-SS

Đặc điểm cụ thể:

- Chim ruồi (chim ong) tên khoa học Trochilidae là một họ chim nhỏ sống ở Bắc Mỹ.


- Khi bay chúng có thể đứng yên một chỗ với tần số đập cánh lên tới 70 lần/giây. Đây là loài chim duy nhất trên hành tinh có khả năng bay lùi.


- Hơn 300 loài chim ruồi đều ăn mật hoa. Chúng sở hữu chiếc mỏ dài (tới 10 cm) để thọc sâu vào nhiều loài hoa. Lưỡi của chim ruồi cũng khá dài để chúng có thể hút mật hoa dễ dàng.

- Cánh chim ruồi không giống cánh của bất kỳ loài chim nào khác.


- Chúng có thể hoạt động tự do theo chiều hướng của vai, giúp chim có thể bay đứng yên một chỗ, bay lùi và giữ cho đầu chim cố định.


- Chúng thường bay với tốc độ xấp xỉ 50 km/h. Trong mùa sinh sản những con đực phải thực hiện nhiều cú bổ nhào xuống để quyến rũ chim cái.

- Khi chim ruồi cái bay vào lãnh địa của con đực, “anh chàng” sẽ bay lên cao rồi đột ngột bổ nhào xuống. Con vật đạt tốc độ tối đa ở điểm cuối cùng trong quỹ đạo của cú bổ nhào. Khi ấy nó kêu rất to và xòe lông đuôi để gây sự chú ý của con chim cái.


Hummingbird2.jpg
 
T

thaonhib4

RÁI CÁ VUỐT BÉ

- Rái cá vuốt bé hay rái cá bé có tên khoa học là Aonyx cinerea


- Đặc điểm:

+ Là loài rái cá nhỏ nhất thế giới (cân nặng < 5kg)

+ Chúng sống tại các đầm nước mặn và đất ngập nước ngọt ở Bangladesh, Myanma, Ấn Độ, Hoa Nam, Đài Loan, Lào, Malaysia, Indonesia, Phillipines, Thái Lan và Việt Nam :D

+ Tại Việt Nam có một phân loài là Aonyx cinerea fulvus


+ Rái cá vuốt bé có chiều dài toàn thân từ 70 đến 100 cm (28–39 in), trong đó đuôi dài khoảng 30 cm (12 in). Cân nặng từ 1 đến 5,4 kg
 
K

key_bimat

Cá voi sát thủ
-Cá voi sát thủ hay còn gọi là Cá hổ kình (danh pháp hai phần: Orcinus orca) thuộc phân bộ Cá heo có răng là loài cá heo lớn nhất trong họ và cũng là loài cá voi ăn thịt hung dữ nhất đại dương, còn có một số tên gọi ít phổ biến hơn ví dụ Cá đen (Blackfish) hay Sói biển (Seawolf), Cá hổ kình sống tại tất cả các đại dương trên thế giới, từ Bắc Băng Dương và vùng châu Nam Cực cho đến các vùng biển nhiệt đới ấm áp
-Cá voi sát thủ rất linh hoạt,nhanh nhẹn.
-Cá voi sát thủ có màu đen ở phía trên thân mình, màu trắng ở ngực, bụng, 2 bên hông, phía trên sau mắt. Lúc nhỏ những phần trắng có màu vàng hay vàng cam, khi trưởng thành mới dần trở thành màu trắng. Con đực (Cá voi sát thủ Nam cực) dài khoảng 6–8 m, có thể nặng hơn 6 tấn. Con cái (Cá voi sát thủ Nam cực) nhỏ hơn với chiều dài 5–7 m, nặng 4-5 tấn.
Nếu lấy dữ liệu từ khắp nơi thì một con trưởng thành cân nặng từ 2.585 tới 7.257 kg. Hiện nay, Cá voi sát thủ lớn nhất được biết đến là tại vùng bờ biển Nhật bản, nó dài khoảng 9,8m và nặng hơn 8 tấn. Con non mới sinh thường dài 2,4 m, nặng khoảng 180 kg.
-Có thể có 3 đến 5 loại Cá voi sát thủ có thể phân chia thành các giống, loài phụ hoặc loài riêng biệt. Trong những năm 1970 và 1980 , nghiên cứu bờ biển phía tây Canada và Hoa Kỳ đã chỉ rõ 3 loại (type) Cá voi sát thủ sau đây:
1.Loại định cư: Đây là loại thường thấy nhất trong 3 loại tại những vùng bờ biển Đông bắc Thái bình dương bao gồm cả Puget Sound.
2.Loại di cư: Loại Cá voi sát thủ này hầu như chỉ ăn các loài thú biển; chúng không ăn cá. Chỉ ở lại phía Nam Alaska trong một thời gian ngắn, di chuyển theo từng nhóm từ 2 đến 6 cá thể. Khác với loại định cư, chúng có thể không luôn sống cùng nhau như một gia đình.
3.Loại xa bờ: Loại này được phát hiện năm 1988, sống ở ngoài khơi xa, thức ăn chủ yếu là cá, cá mập và rùa biển. Chúng thường di chuyển với những nhóm khoảng 60 cá thể. Con cái của loại này có vây lưng tròn hơn loại định cư và loại di cư. Hiện nay hiểu biết về tập quán của loại xa khơi còn rất hạn chế.
-Cá voi sát thủ cái trưởng thành ở tuổi 15, thời kỳ sinh sản kéo dài đến 40 tuổi và trung bình sống đến 50 tuổi, ngoại lệ có thể lên tới 70-80 tuổi ( trung bình sinh 5 con trong vòng đời) . Con đực có tuổi thọ thấp hơn, thường là 30, hiếm có trường hợp 50-60 tuổi.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom