Sinh [Sinh 11] Game về động vật

Status
Không mở trả lời sau này.
M

mavuongkhongnha

khcn%20mayfly.jpg


Đố mọi người biết con này giữ kỉ lục gì

trả lời :
Đứng đầu trong danh sách những loài tuổi thọ ngắn ngủi là con phù du (con thiêu thân), với tuổi thọ một ngày. Phù du trưởng thành sống ngắn ngủi như vậy, nhưng phù du ấu trùng lại sống khá lâu. Phù du trưởng thành giao phối xong đẻ trứng vào nước, ấu trùng phải sống 1-3 năm ở trong nước, rồi bò lên bờ lột xác mới thành phù du trưởng thành.
 
T

thienlong233

bon chen vào pic tí
có phải rắn cạp nia hông?
Các loài rắn này thường có chiều dài khoảng 1-1,5 m, mặc dù có cá thể dài tới 2 m đã được quan sát thấy. Cạp nong có thể dài tới 2,5 m. Phần lớn các loài rắn này có lớp vảy trơn và bóng được sắp xếp thành các khoang đậm màu, bao gồm các khoang đen và khoang màu sáng xen kẽ. Điều này giúp chúng ngụy trang khá tốt tại môi trường sinh sống của chúng tại các đồng cỏ và các cánh rừng có nhiều bụi rậm. Các vảy dọc theo sống lưng có hình lục giác. Đầu thon mảnh và các mắt có con ngươi tròn. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác và phẳng ở phần lưng-hông. Đuôi hẹp dần thành điểm nhọn.
Các loài rắn trong chi này là các loại động vật ăn thịt rắn, con mồi chủ yếu của chúng là các loài rắn khác (bao gồm cả những loài có nọc độc) và chúng ăn thịt cả đồng loại. Chúng cũng ăn thịt cả các loài thằn lằn nhỏ
Tất cả các loài thuộc chi này đều kiếm ăn về đêm. Ban ngày chúng khá hiền lành, nhưng trở nên hung dữ hơn về đêm. Tuy nhiên, nói chung chúng khá nhút nhát và thông thường hay ẩn giấu đầu của chúng trong phần thân được cuộn tròn lại để tự vệ. Trong tư thế như vậy, đôi khi chúng sẽ quất đuôi như một dạng của sự tiêu khiển và cảnh báo
Chúng là loại động vật đẻ trứng và rắn cái đẻ khoảng 6 -12 trứng trong ổ bằng lá cây và sống ở đó cho đến khi trứng nở.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Mô tả loài rắn chàm quạp
cham_q10.jpg

Loài bò sát này có chiều dài khoảng 100cm với chín vảy che rắn chắc và cân đối ở phía trên đỉnh đầu. Mõm nhọn và chĩa lên phía trên. Sống mũi kéo dài từ mắt đến mõm. Thân không dày lắm, các vảy trơn nhẵn. Hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 dấu hình tam giác sẫm màu trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt.

Sinh học:

Là loài ăn đêm và thích độ ẩm cao, thường dùng chiếc đuôi đu đưa để hấp dẫn con mồi. Thực ăn của chúng là ếch, nhái, một số loài lưỡng cư khác, đôi khi chúng còn ăn cả loài gặm nhấm, chim và các loài rắn khác. thường tấn công con mồi một cách bất ngờ. Các con cái đẻ tử 13 đến 30 trúng và canh giữ trong suốt khoảng thời gian từ 5 đến 7 tuần lễ ấp trứng. Rắn con dài từ 13 - 20cm trông giống như rắn trưởng thành.

Nơi sống và sinh thái:

Loài rắn sống trên cạn này thích những khu đất rùng thấp, khô ráo nhưng đã được tìm thấy ở độ cao 2, 000m. Có nọc độc và khả năng gây chết người.

Phân bố:

Việt Nam: Ninh Thuận (Phan Rang, Vĩnh Hoà), Sông Bé (Bến Cát, Lộc Ninh, Thủ dầu Một), Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hoà, Long Bình, Xuân Lộc), An Giang (Phú Vinh)

Thế giới: Loài rắn này được tìm thấy trên khắp Thái Lan và các tiểu bang phiá Bắc bán đảo Mã Lai, Lào, Cambodia, Ấn Độ
 
T

thaonhib4

- Đây là: Linh dương Saiga hay có tên khoa học là Saiga tatarica

- Đặc điểm:

+ Linh dương Saiga nặng từ 30-45 kg, chỗ vai cao khoảng 0,6-0,8 m; thân mình dài khoảng 1-1,5 m

+ Thân mình chúng trông cứng cáp, khỏe mạnh, đuôi ngắn ;))

+ Tiếng kêu gần giống như tiếng bò kêu :))

+ Con đực có đôi sừng dài, những cái sừng này rất lạ mắt: có màu như màu sáp :p và trông như có những cái vòng nhỏ được gắn dọc theo sừng.

+ Bộ lông thay đổi rất đặc biệt: :D

-- Mùa hè, bộ lông ngắn lại, vào mùa này lưng và cổ của chúng có màu đỏ hơi vàng,
bụng có màu nhạt hơn. Những lúc nóng nực nhất trong ngày chúng chỉ nằm nghỉ tại
chỗ và không hề di chuyển đi đâu mãi cho đến khi mặt trời lặn.

-- Mùa đông chúng lại hoạt động năng nổ cả ngày, trong thời tiết giá lạnh bộ lông
của chúng lại tự phát triển trở nên dày hơn và dài hơn. Bộ lông chuyển sang màu
xám xịt trên lưng và cổ, dưới bụng thì màu xám nâu.


4451328c-2417-43de-8126-7fa5554130ad.jpg
 
T

thaonhib4

Cả nhà lưu ý nhá:

+ Câu trên chưa trả lời thì không được post câu khác

+ Nếu vi phạm thì bị xóa bài coi như spam

+ Tái phạm sẽ bị phạt thẻ :|

Cái này nhắc nhở lần đầu và cũng là lần cuối cả nhà lưu ý hém!



Thân! Chúc mọi người tham gia pic vui vẻ :x

Tiếp tục nào ;))
 
D

ducdao_pvt

Cả nhà ơi, đố cả nhà đây là con gì?
7943d8e2d22a51db10df64a3f054ab1f_51358248.cong6.jpg

Công là tên gọi để chỉ một trong các loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), có tên LatinhPavo muticus (công, công lục hay công Java), Pavo cristatus (công lam hay công Ấn Độ) hoặc Afropavo congensis (công Congo). Công còn được gọi với tên Hán-Việt là Khổng tước (孔雀)[1][2]. Tuy nhiên, cụm từ khổng tước còn được dùng để chỉ một số loài của chi Polyplectron mà tên gọi thuần Việt của chúng là gà tiền, chẳng hạn:
Polyplectron germaini là danh pháp của gà tiền mặt đỏ hay nhãn ban khổng tước trĩ (眼斑孔雀雉).
Polyplectron bicalcaratum là danh pháp của gà tiền mặt vàng hay hôi khổng tước trĩ (灰孔雀雉).
Polyplectron katsumatae là danh pháp của gà tiền Hải Nam hay Hải Nam khổng tước trĩ (海南孔雀雉).

Ảnh trên: Chim công trắng hay còn gọi là chim công bạch tạng - là 1 biến thể của chim công. Điều đặc biệt đó là chim có bộ lông màu trắng tuyết.
 
T

thaonhib4



- Con này là CÚ MÈO BẮC CỰC

(cái thế nó ủ rũ lạ nhỉ ;;) chắc là nhớ quê hương ùi.....bắc cưc tuyết trắng :-SS:-SS)

Đặc điểm:

-- Bộ lông trắng muốt và tuyệt đẹp của loài cú mèo này bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của những loài săn mồi khác bằng cách ẩn mình trong lớp tuyết dày của vùng Bắc Cực lạnh giá. Và chỉ ở những con cú trống bộ lông mới hoàn toàn có màu trắng.


-- Những nàng cú mèo mái thì lại có màu sẫm hơn và có những đốm nhỏ trên cơ thể cũng như cánh.
Một số thông tin về loài cú mèo Bắc Cực này:

-- Chủng loại: Chim

-- Là loài ăn thịt

-- Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên: 9,5 năm

-- Kích cỡ cơ thể: Chiều cao từ 52 đến 71cm và chiều dài 2 cánh từ 1,3 đến 1,5m

-- Cân nặng: Từ 1,6 cho tới 3 kg

-- Điểm đặc biệt: Không như những loài cú mèo khác chỉ hoạt động vào buổi tối, cú mèo Bắc Cực hoạt động vào cả ngày lẫn đêm do có lớp lông trắng muốt giúp ngụy trang để săn mồi cũng như tránh kẻ địch.
 
T

thaonhib4

Câu tiếp nhá:

Con vật này (con to á) gắn với một kỉ lục :D mọi người tìm hiểu nhá ;;)


FBD1033B2FAA2ED02773CEF27291FEF7.jpg
 
Last edited by a moderator:
S

sj_oppa

báo hoa mai ( Panthera pardus ) là một trong bốn loài 'mèo lớn' thuộc chi Panthera. (Các loài khác là sư tử, hổ và báo đốm Mỹ.) Chúng dài từ 1 đến gần 2 mét, cân nặng từ 30 đến 70 kg. Con cái thông thường có kích thước bằng khoảng 2/3 con đực.

Kỉ lục của loài này là :

báo hoa mai là loài động vật có vú chạy nhanh nhất trên Trái Đất. Khi săn mồi, thường là vào ban đêm, loài báo này có dáng chạy cực đẹp với một tốc độ chóng mặt lên đến 120km/h.
* 30 dặm/g = 48km/h

báo hoa mai ( Panthera pardus ) là một trong bốn loài 'mèo lớn' thuộc chi Panthera. (Các loài khác là sư tử, hổ và báo đốm Mỹ.) Chúng dài từ 1 đến gần 2 mét, cân nặng từ 30 đến 70 kg. Con cái thông thường có kích thước bằng khoảng 2/3 con đực.

Kỉ lục của loài này là :

báo hoa mai là loài động vật có vú chạy nhanh nhất trên Trái Đất. Khi săn mồi, thường là vào ban đêm, loài báo này có dáng chạy cực đẹp với một tốc độ chóng mặt lên đến 120km/h.
* 30 dặm/g = 48km/h

Lưu ý: viết 1 bài thôi nha bạn (cùng nội dung đừng tách làm 2). Nhắc nhở lần 1.
Thân!
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Báo hoa mai (Panthera pardus) là một trong bốn loài 'mèo lớn' thuộc chi Panthera. (Các loài khác là sư tử, hổ và báo đốm Mỹ.) Chúng dài từ 1 đến gần 2 mét, cân nặng từ 30 đến 70 kg. Con cái thông thường có kích thước bằng khoảng 2/3 con đực.

Phần lớn báo hoa mai có màu nâu hay nâu vàng nhạt với các đốm đen, nhưng lớp lông của chúng thì rất đa dạng. Các đốm có xu hướng nhỏ hơn về phía đầu, lớn hơn và có tâm nhạt ở phía thân.

Ban đầu, người ta cho rằng báo hoa mai là con lai giữa sư tử và báo, và trong một số ngôn ngữ nước ngoài từ leopard có nguồn gốc từ đây; leo là tên Latinh của sư tử, và pard là thuật ngữ cũ có nghĩa báo. Trên thực tế, "báo" có thể là một vài loài trong họ Mèo có gen tạo ra màu đen hơn là màu nâu vàng, vì thế tạo ra lớp lông đen thuần, ngược lại với những con có màu đốm thông thường. "Báo", trong một nghĩa khác, đơn giản là những con báo hoa mai lông sẫm (hoặc là dạng màu sẫm của các loài mèo khổng lồ khác: xem báo đen).

Trước khi có những thay đổi do con người tạo ra trong mấy trăm năm trở lại đây, báo hoa mai đã từng là loài mèo phân bổ rộng nhất hơn cả mèo nhà: Chúng được tìm thấy ở mọi nơi thuộc châu Phi (ngoại trừ sa mạc Sahara), cũng như ở Tiểu Á và Trung Đông, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Siberia, phần lớn đất liền của khu vực Đông Nam Á, các đảo Java, Zanzibar và Sri Lanka.

Lối sống và thức ăn của chúng khác với các loài mèo khổng lồ khác. Chúng có khả năng săn trên cây cũng như trên mặt đất, chúng ăn côn trùng, thú gặm nhấm, cá và những thú lớn như linh dương. Báo hoa mai thậm chí săn cả chó, mà chó cũng là những kẻ ăn thịt ghê gớm; những người nuôi chó trong những vùng có báo hoa mai thường khôn ngoan giữ chúng trong các cũi để đảm bảo an toàn cho chúng vì báo hoa mai được biết như là những kẻ thèm thịt chó. Chúng leo trèo rất tốt và thông thường hay giấu con mồi săn được ở trên cây.

Mặc dù số lượng lớn của chúng, loài thú săn đêm và sống trên cây này rất khó nhìn thấy trong tự nhiên. Có thể là khu vực có nhiều nhất là vườn quốc gia Yala ở Sri Lanka, ở đó có mật độ báo hoa mai hoang cao nhất thế giới, nhưng thậm chí ngay cả ở đây thì việc nhìn thấy chúng không phải lúc nào cũng có.
Các nòi

Có khoảng từ 7 đến 30 nòi báo hoa mai (một trong số đó đã tuyệt chủng) mặc dù không phải mọi tác giả đều công nhận sự tồn tại của các nòi này; tám nòi được công nhận rộng rãi nhất là còn tồn tại được đánh dấu hoa thị (*) dưới đây.

Họ Felidae
Phân họ Felinae: khoảng 30, phần lớn là các loài mèo nhỏ tới trung bình
Phân họ Pantherinae
Mèo cẩm thạch, Pardofelis marmorata
Báo gấm, Neofelis nebulosa
Báo tuyết, Uncia uncia
Sư tử, Panthera leo
Hổ, Panthera tigris
Báo hoa mai, Panthera pardus
Báo hoa mai châu Phi(*), Panthera pardus pardus (nguy cơ thấp, ít lo lắng)
Báo hoa mai Amur(*), Panthera pardus amurensis (cực kỳ nguy hiểm)
Báo hoa mai Anatolia, Panthera pardus tulliana (cực kỳ nguy hiểm)
Báo hoa mai Barbary, Panthera pardus panthera (cực kỳ nguy hiểm)
Báo hoa mai Ấn Độ(*), Panthera pardus fusca (nguy cơ thấp, ít lo lắng)
Báo hoa mai Đông Dương(*), Panthera pardus delacouri
Báo hoa mai Iran(*), Panthera pardus saxicolor
Báo hoa mai Java(*), Panthera pardus meas (đang nguy hiểm)
Báo hoa mai Hoa Bắc(*), Panthera pardus japonensis (đang nguy hiểm)
Báo hoa mai Sinai, Panthera pardus jarvisi
Báo hoa mai Nam Ả Rập, Panthera pardus nimr (cực kỳ nguy hiểm)
Báo hoa mai Sri Lanka(*), Panthera pardus kotiya (đang nguy hiểm)
Báo hoa mai Zanzibar, Panthera pardus adersi (tuyệt chủng)
Báo đốm Mỹ, Panthera onca
Phân họ Acinonychinae: Báo gêpa

Tấn công con người

Báo hoa mai, mặc dù kích thước nhỏ của chúng, cũng là những kẻ săn mồi có khả năng giết người như những mãnh thú khác. Báo hoa mai ở Rudraprayag được cho là giết chết hơn 125 người và con ở Panar bị cho là giết 400 người sau khi bị thương bởi những kẻ săn trộm và vì thế không còn khả năng săn các con mồi bình thường. Cả hai con này cuối cùng đã bị giết chết bởi nhà săn thú khổng lồ và tác giả nổi tiếng Jim Corbett.
Đi săn cùng báo hoa mai, từ con tem của Jean Stradan (thế kỷ 16)
Kỹ thuật săn mồi

Báo hoa mai là những thú ăn thịt có thể săn bắt nhiều chủng loại con mồi hơn bất kỳ các loài mèo lớn nào khác. Trong nhiều khu vực sinh sống của chúng ở châu Phi, chúng phải tranh đấu với những loài thú ăn thịt khác như linh cẩu đốm và sư tử để giành con mồi, và không phải là điều bất thường đối với chúng khi chúng bị các con mãnh thú kia xua đuổi khỏi con mồi mà nó vừa kiếm được.

Báo hoa mai thông thường săn về đêm, bình minh, hay lúc chập tối và sẽ đi lén theo con mồi của chúng trước khi giết chúng bằng cách cắn vào họng, làm nghẹt thở con mồi. Chúng thông thường sẽ tha con mồi vào chỗ tương đối an toàn ở trên cây. Người ta từng thấy nó có thể tha con mồi nặng gấp ba lần nó lên cây.
Các đặc điểm phân biệt

Thông thường, những con mèo khổng lồ này hay bị nhầm lẫn với nhau, những con "mèo đốm" này là một ví dụ cụ thể. Báo đốm Mỹ và báo hoa mai thông thường hay bị nhầm với nhau và thỉnh thoảng chúng còn bị nhầm với báo gêpa.

Báo hoa mai có thể dễ dàng phân biệt với họ hàng gần là báo đốm Mỹ nếu người ta biết nhìn vào những điểm cần thiết. Phần lớn báo hoa mai không có đốm trong các hoa thị mà báo đốm Mỹ luôn luôn có. Báo hoa mai Amur và báo hoa mai Hoa Bắc thỉnh thoảng là ngoại lệ. Báo hoa mai nhỏ hơn và ít rắn chắc hơn báo đốm Mỹ, mặc dù chúng chắc nịch hơn báo gêpa.

Bên cạnh những biểu hiện bề ngoài thì báo hoa mai và báo đốm Mỹ còn khác nhau về thói quen sinh sống. Báo đốm Mỹ, đã quen với cuộc sống trong các rừng mưa nhiệt đới, thích sống gần nước, trong khi báo hoa mai thông thường là tránh ẩm ướt, và là sống trên cây nhiều hơn.

Báo gêpa, mặc dù sống lẫn trong khu vực sinh sống của báo hoa mai, cũng rất dễ phân biệt. Báo hoa mai nặng hơn, rắn chắc hơn, có đầu to (theo tỷ lệ với cơ thể), và có các hoa thị hơn là các đốm.
Bảo tồn

Báo hoa mai là một điều ngạc nhiên trong số các thú ăn thịt loại to. Ước tính có khoảng 50.000 báo hoa mai ở khu vực hạ Sahara của châu Phi. Vì khả năng ngụy trang và thói quen lén lút của chúng, chúng có thể đến rất gần với các khu định cư của con người mà không bị phát hiện. Tuy nhiên sự phá hủy môi trường sống và việc săn trộm đã làm cho một vài nòi báo hoa mai đứng trước nguy cơ diệt chủng, ví dụ, báo hoa mai Amur, báo hoa mai Anatolia, báo hoa mai Barbary, báo hoa mai Hoa Bắc hay báo hoa mai nam Ả Rập
~>Cái này là vịt sưu tầm được,mọi người tham khảo nha ;)
Đây là câu hỏi tiếp nè ;)
.
taketa.jpg
 
T

thienlong233

Tắc kè hoa là một loài bò sát nổi tiếng vì khả năng biến màu. Khi môi trường sinh tồn của chúng như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm có sự thay đổi hay do sợ hãi… tế bào sắc tố trong da của chúng sẽ có sự dịch chuyển, do đó dẫn đến sự thay đổi về màu sắc.
Giữa biểu bì và chân bì của tắc kè hoa, có tế bào sắc tố phân tán, chịu sự khống chế của thần kinh và hoóc môn, thể hiện màu sắc đậm nhạt khác nhau.
Và những hạt nhỏ màu nâu đen. Hạt sắc tố có thể di chuyển trong tế bào, khi mở rộng ra thì da hiện rõ màu sắc khá sẫm. Tế bào sắc tố đen cũng có thể vận động vươn chân giả ra như côn trùng biến hình khi chân giả co lại, màu sắc cơ thể nhạt đi. Tế bào sắc tố trắng dưới sự chiếu rọi ánh sáng với cường độ khác nhau, trên da ánh lên màu xám nâu hoặc màu xanh xám. Tế bào sắc tố vàng có thể làm cho da biến thành màu vàng hay màu xanh lục. Sự giãn ra và co lại của tế bào sắc tố hồng có thể điều tiết được mức độ và sự phân bố của màu hồng.
Có người từng làm qua hàng loạt các cuộc thử nghiệm, khi tắc kè hoa bị chiếu dưới ánh sáng mạnh, màu sắc cơ thể của nó rất nhạt, khi nó ở trong môi trường tối thì màu sắc cơ thể của nó sẫm lại. Cũng có người cho rằng khi nhiệt độ tăng cao làm cho các sắc tố thu hẹp lại, màu da trở biến thành màu nhạt. Khi nhiệt độ hạ thấp, sắc tố da mở rộng ra, màu da thẫm lại, khi khô ráo màu da trở nên trắng bệch. Ngoài ra, bị sự ảnh hưởng của các chất hóa học cũng có thể làm cho động vật đổi màu.
 
M

mavuongkhongnha

Hoàng oanh phương Bắc ( tên kêu ;) )
Hoàng oanh phương Bắc là một loài chim không to lắm với bộ lông đen và vàng xen kẽ, chỉ nặng chừng 34g và dài 18cm. Là một trong những loài chim màu rực rỡ, hoàng oanh không chỉ đẹp mà còn hót rất hay. Chẳng thế, người ta thường dùng thành ngữ “thỏ thẻ giọng oanh vàng” để chỉ người phụ nữ.
 
B

be_mum_mim

hình như đây là bác chuột đồng thì phải hi bác ấy đang ăn vụng lúa kìa
_____________________________________________________________
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom