Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lamanhnt

1. Quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất. Bởi vì ở miệng và dạ dày, thức ăn chỉ tiêu hóa về mặt cơ học là chủ yếu thôi, chỉ biến đổi về mặt hóa học đối với pro và cacbonhỉđat. Các pro và cacbonhiđrat cũng mới chỉ được biến đổi bước đầu. Chỉ ở ruột mới có đủ tất cả các loại enzim để tiêu hóa thức ăn về mặt hóa học.
2. Trâu bò có thể ăn rơm chắc là do trâu bò có cấu tạo dạ dày bốn túi gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khếTrọng dạ dày của trâu, bò có nhiều lại vi sinh vật có khả năng phân giải các chất xenlulôzơ, hêmizenlulôzơ, pectin có trong rơm, rạ, cỏ...
3. Trong mề gà của chim, gà thường có những hòn sỏi vì chim, gà ko có răng để nhai và nghiền thức ăn. Chúng thường nuốt thêm những hòn sỏi- có tác dụng giúp nghiền nhỏ thức ăn khi thức ăn được lớp cơ chắc khỏe của mề co bóp thức ăn.
 
Last edited by a moderator:
D

doremon.

Trả lời cho bạn Hiếu này( nếu mình nhớ ko nhầm lần trước em hỏi chị mấy bài lượng giác nhưng về sau chị quên đúng ko nhỉ?)
1. Quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất. Bởi vì ở miệng và dạ dày, thức ăn chỉ tiêu hóa về mặt cơ học là chủ yếu thôi, chỉ biến đổi về mặt hóa học đối với pro và cacbonhỉđat. Các pro và cacbonhiđrat cũng mới chỉ được biến đổi bước đầu. Chỉ ở ruột mới có đủ tất cả các loại enzim để tiêu hóa thức ăn về mặt hóa học.
2. Trâu bò có thể ăn rơm chắc là do trâu bò có cấu tạo dạ dày bốn túi gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khếTrọng dạ dày của trâu, bò có nhiều lại vi sinh vật có khả năng phân giải các chất xenlulôzơ, hêmizenlulôzơ, pectin có trong rơm, rạ, cỏ...
3. Trong mề gà của chim, gà thường có những hòn sỏi vì chim, gà ko có răng để nhai và nghiền thức ăn. Chúng thường nuốt thêm những hòn sỏi- có tác dụng giúp nghiền nhỏ thức ăn khi thức ăn được lớp cơ chắc khỏe của mề co bóp thức ăn.
Hình như mấy câu này là tớ hỏi đúng k
Nhưng Hiếu nào nhỉ ,mà bài lượng giác nào ??:-?:-?
Thôi dù sao cũng cảm ơn bạn,giúp tớ tiếp nhé
1.Ở động vật có kích thước lớn, các té bào cơ thể tiếp nhận các chất cần thiết lấ từ môi trường ngoài hoặc loại bỏ các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể bằng cách nàovà theo con đường nào?
2.Nêu rõ đặc điểm tiên shoá của hệ tuần hoàn các động vật đậi diện (SGK-72)
3.Tóm tắ hệ tuần hoàn kín dưới dạng sơ đồ đơn giản (SGK-73)
4.Tại sao những người huyết áp cao dễ bị xuất huyết não và có thể dẫn tới bại liệt hoặc tử vong?(SGK-76)
5. Hãy so sánh hoật động của hệ tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi .Sự sai khác giữa 2 TH trên do đâu?(SGK-78)
6.Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh chết ?Tại sao?
7.Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng ,ca s,lương cư,bò sát ,chim và thú diễn ra như thế nào?
8.Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất
A.Phổi của đv có vú
B.Phổi của ếch nhái
C.Phổi của bò sát
D.Da của giun đất
 
Last edited by a moderator:
K

kdhd

1.Quá trình hấp thụ chất khoáng vào cây có tách rời với quá trình hấp thụ nước được không?Tại sao?
2.Vì sao khi ở dưới tán cây thấy mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
3.Cây ở vùng ngập mặn hấp thụ nước như thế nào?
4. Tại sao ta không nên tưới nước cho cây trồng vào lúc giữa trưa nắng?
5: Đa số các loài cây lỗ khí chủ yếu nằm ở mặt dưới lá Điều này có ý nghĩa gì với cây?
6.Tại sao khi bón phân ta không nên bón nhiều quá vào gần gốc cây?
7.Tại sao diện tích lỗ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát ra qua bề mặt lá nhiều lần? Trình bày một thí nghiệm để chứng minh?
8.Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo những cách nào? Sự khác nhau giữa các cách đó?
9.Tại sao nguyên tố vi lượng chỉ cần một lượng nhỏ với TV?
10.Tại sao quá trình hấp thụ nước và khoáng ở liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?

______________________@};-@};-@};-@};-@};-%%-%%-b-(b-(_____________

1) Quá trình hấp thụ khoáng không thể tách rời quá trình hấp thụ nước được vì: Các chất khoáng hoà tan trong nước và được hấp thụ vào cây cùng với dòng nước
2) Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao
Lá cây thoát hơi nước làm hạn môi trường xung quanh lá => Không khí dưới tán cây về mùa hè mát hơn so với không khí dưới mái che vật liệu xây dựng
3) [FONT=&quot]Cây vùng mặn hấp thụ muối tích muối trong cơ thể => ASTT trong cây cao hơn dịch đất nhờ vậy hấp thụ được nước
4)[/FONT] [FONT=&quot]Ta không nên tưới nước cho cây trồng vào lúc giữa trưa nắng vì:Giữa trưa khi trời nắng gắt khí khổng thường đóng lại, nếu tưới nhiều nước vào giữa trưa có thể gây úng cho cây
6)[/FONT] Bón phân không nên bón tập chung vào gốc cây vì: - Cây hút nước theo cơ chế thẩm thấu, nước đi từ nơi có nồng độ chất tạn thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao (nơi có thế nước cao tới nơi có thế nước thấp)
- Khi bón phân tập chung nhiều vào gốc cây => nồng độ dịch đất ở gốc cây cao hơn trong cây => nước đi từ trong cây ra ngoài môi trường đất => cây mất nước có thể chết
7) Diện tích khí không chỉ chiếm gần 1% diện tích lá nhưng lượng nước thoát ra qua khí khổng gấp nhiều lần qua bề mặt lá vì: - Người ta chứng minh nước thoát ra ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với ở giữa chậu (hiệu quả mép) (do hơi nước ở giữa chậu đậm đặc hơn) => Vận tốc thoát hơi nước của một diện tích phụ thuộc chủ yếu vào chu vi của diện tích đó
- Chu vi các lỗ khí khổng lớn hơn nhiều so với chu vi của lá, => Thoát hơi nước qua khí khổng lớn hơn thoát hơi nước qua bề mặt lá
- Ngoài ra trên lá còn có lớp cutin không thấm nước ngăn cản sự thoát hơi nước
* Thí nghiệm chứng minh
Lấy 2 chậu nước như nhau, một chậu để nước bốc hơi tự do, còn một chậu để một tấm bìa đục nhiều lỗ nhỏ đặt lên trên, sau một thời gian chậu có miếng bìa sẽ bốc hơi nước nhiều hơn, cạn nhiều hơn
8)theo 2 cách chủ động và thụ động.
(so sánh thì các bạn lập bảng và lấy ý trong sách nhé. cái náy học rùi)
9) Nguyên tố vi lượng chỉ cần một lượng nhỏ với TV vì: vai trò các nguyên tố vi lượng trong cây không phải là vai trò cấu trúc mà chủ yếu là vai trò hoạt hóa enzim trong các quá trình trao đổi chất 10)Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lien quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ vì:
Các sản phẩm của hô hấp là ATP và các chất trung gian đều cần thiết cho quá trình hấp thụ các chất khoáng
+ ATP tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động
+ CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi
+ Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào làm tăng khả năng hút nước của tế bào
 
B

bapcai_77

ủa sao lâu rùi mà hok ai trả lời câu hỏi của mình zậy?---->
tự trả lời lun:
Thực vật ở dạng bất động nên tính cảm ứng mang 2 đặc điểm:
Phản ứng khó nhận thấy, phải qua nghiên cứu mới phát hiện được. Ví dụ,ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng, sự tổng hợp chất sống tiến hành nhanh hơn, nhưng phải nghiên cứu cẩn thận mới chứng minh đươc.
Phản ứng chậm, có khi phải mất hàng tháng hoặc hàng năm mới phát hiện được. Ví dụ, cành hoa bị cắt, sau đó một thời gian mới bị héo, cây bị phin chất độc hóa học mấy ngày sau mới rụng lá.
 
Z

zzwindzz.

1.Tại sao ở các tế bào còn non số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với các tế bào khác
2.tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng ?
mọi người giúp với nhá
 
Last edited by a moderator:
E

echcon_lonton_dihoc

câu 1 nè.
hok bít đúng hok nữa.
Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng

(ti thể có chức năng là cung cấp nguồn năng lượng cho các tế bào hoạt động.do trên màng trong của ti thể có các enzim hô hấp tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào )
 
L

lamanhnt

2.tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng ?
mọi người giúp với nhá
Chị nghĩ đơn giản ở câu 2 Lá là cơ quan quang hợp. Trong lá có lục lạp với hệ sắc tố quang hợp hấp thu năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã được hấp thu đến pha cố định CO2 tạo vật chất hữu cơ cho cây.
Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng --> tăng cường độ quang hợp --> tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây --> tăng năng suất cây trồng.
 
Last edited by a moderator:
D

doremon.

Last edited by a moderator:
G

ga_chip_hp_93

:DMình có mấy câu hỏi này trong đề cương on thi học kì. Mình đưa lên để cả nhà cùng thảo luận nè:
I/ Chuyển hoá vật chát và năng lượng ở TV:
1) Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng ở cây?
2) Hãy giải thích cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào thoát hơi nước mạnh hơn?
3) Giải thíc tại sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết?
4) Chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại?
5) Giải thích tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng?
6) Những lá cây màu đở có quang hợp không? Tại sao ?
II/ Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở ĐV:
1) Phân biệt tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngọai bào? Cho biết ưu điểm của tiêu hóa nội báo so với tiêu hóa ngọa bào?
2) Cho biết ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa và trong túi tiêu hóa?
3) Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa?
4) Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất diễn ra ở đâu? Tại sao ?
5) _ Vì sao nói " Lôi thôi như cá trôi lòi ruột"
_ Tại sao trong mề gà hoặc chim bồ câu mổ ra ta thấy thường có những viên sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?

Đó là mấy câu hỏi hay mà tớ nhặt ra trong đề cương ôn thi HKI của bọn tớ. Mấy câu này không hỏi lí thuyết nhìu mà chỉ vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tương thường thấy trong đời sống. Cả nhà mình cùng nhau làm nhé. Đây Gà có đáp án mấy câu òi. Nhưng chưa đưa lên vội để các bạn suy nghĩ xem. Mà chưa chắc gì đáp án của mình đã đúng 100% :D;) Thế nhá @};-;) Chúc các bạn vui vẻ!
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

câu 5 trc, ;;)
- Cá trôi là loại cá ăn cỏ,rong,rêu,tảo...nên chúng cầncó 1 bộ ruột dài để chứa được nhiều thức ăn và ruột dài để có thể phân giải hết lượng Xenlulozo đó
- Tại vì gà hay chim ko có răng nên chúng phải mổ các hạt cát sỏi để tăng ma sát giúp nghiền thức ăn đc dễ dàng hơn
4, có trong sgk, phần có thể em chưa biết bạn a`
3, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa có hệ tiêu hóa --> túi tiêu hoá --> ống tiêu hoá
 
Last edited by a moderator:
G

ga_chip_hp_93

câu 5 trc, ;;)
- Cá trôi là loại cá ăn cỏ,rong,rêu,tảo...nên chúng cầncó 1 bộ ruột dài để chứa được nhiều thức ăn và ruột dài để có thể phân giải hết lượng Xenlulozo đó
- Tại vì gà hay chim ko có răng nên chúng phải mổ các hạt cát sỏi để tăng ma sát giúp nghiền thức ăn đc dễ dàng hơn
4, có trong sgk, phần có thể em chưa biết bạn a`
3, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa có hệ tiêu hóa --> túi tiêu hoá --> ống tiêu hoá
Bạn trả lời được đó. Nhưng nhớ pải trả lời có đầu có đuôi nhé ;). Ở đây có 2 phần tương ứng với 2 chương. Bạn trả lời câu mấy chương nào thì nói rõ để mọi người dễ theo dõi nhé.@};-@};-@};- Chúc bạn vui vẻ!!!!:D
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

I/ Chuyển hoá vật chát và năng lượng ở TV:

1) Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng ở cây?
+, hấp thụ nước: Thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn)
+, hấp thụ ion khoáng: có 2 cơ chế
* Cơ Chế Thụ Động: Một số ion khoáng đi từ đất hoặc môi trường dinh dưỡng (nơi có nồng độ cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ ion đó thấp hơn).
* Cơ Chế Chủ Động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao di chuyển từ đất hoặc môi trường dinh dưỡng vào rễ ngược chiều gradien nồng độ. có sự tiêu tốn năng lượng.

2) Hãy giải thích cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào thoát hơi nước mạnh hơn?
cây trong vườn thoát hơi nc mạnh hơn, do cường độ ánh sáng trong vườn thấp hơn trên đồi nên cây trong vườn có lớp cutin mỏng hơn => thoát hơi nước mạnh hơn
3) Giải thíc tại sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết?
Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ôxi làm phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút thì cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hủy và cây bị chết.

4) Chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại?
quang hợp là quá trình hấp thụ cacbonic, thải ra oxy.
Hô hấp là quá trình hấp thụ oxy, thải ra cacbonic.
Nếu không có hô hấp thì quang hợp không thể diễn ra, và ngược lại. Chính vì vậy, chúng là tiền đề của nhau

5) Giải thích tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng?
ở đất chua, do các ion H+ đã bám trên bề mặt keo đất nên các ion khoáng ko bám dc, khi mưa xuống, các ion đó dễ bị rửa trôi, nên đất nghèo dinh dưỡng

6) Những lá cây màu đở có quang hợp không? Tại sao?
Bởi vì những lá này tuy màu đỏ, nhưng trong lá vẫn có chất diệp lục. Còn sở dĩ có màu đỏ vì nó chứa chất antocyan màu đỏ. Tỷ lệ chất này trong lá so với diệp lục nhiều đến nỗi nó át cả màu xanh của diệp lục

II/ Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở ĐV:

1) Phân biệt tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngọai bào? Cho biết ưu điểm của tiêu hóa nội báo so với tiêu hóa ngọa bào?
+, tiêu hóa nội bào: diễn ra bên trong tế bào, các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, fân huỷ TĂ thành chất dinh dưỡng cho tb sử dụng
+, tiêu hóa ngọai bào: diễn ra bên ngoài tb (trong túi tiêu hoá hoặc đc tiêu hoá cả về cơ học và hoá học trong ống tiêu hoá
* ưu điểm của tiêu hóa nội bào so với tiêu hóa ngọai bào: tiêu hóa ngoại bào chỉ chuyển hóa được một phần dinh dưỡng và chế biến chúng thành chất hòa tan nhưng chưa triệt để mà cơ thể chưa sử dụng đc, quá trình tiêu hóa nội bào tiếp tục sẽ hoàn thiện toàn bộ và tạo ra những chất dd cần thiết.

2) Cho biết ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa và trong túi tiêu hóa?
thức ăn đ­c tiêu hóa triệt để qua nhiều lần biến đỏi cơ học cũng như hóa học các chất dinh dưỡng được hấp thu triệt để.

câu 3,4,5 ở trên
 
K

kimnguyen_1

Các bạn ơi giúp mik` với mik` cần lắm lắm
1,Nêu chiều hướng cảm ứng ở Động vật
2,phân biệt lan truyền xung thần kinh trên sợ thần kjnh và qua xinap
các bạn giúp mik` nhé
 
G

ga_chip_hp_93

Cây hấp thụ ánh sáng màu đỏ và xanh tím bạn ạ> nhưng ánh sáng màu đỏ có tác dụng tot s hơn màu xanh tím nên có thể nói ánh sáng màu đỏ là chủ yếu
 
G

ga_chip_hp_93

Đây là đáp án của mình nè bà con. Bạn thanchetgoiemlasuphu93 trả lời tôt đó.;)
I/ Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV:
1) Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng ở cây?
*Hấp thụ nước
_ Hấp thụ thụ động: Thẩm thấu.
_ Nước chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp -> nơi có nồng độ chất tan cao
( Thế nc cao -> nơi có thế nc’ thấp; áp suất thẩm thấu thấp -> áp suất thẩm thấu cao)
*Hấp thụ ion khoáng:
_Thụ động: Khuyếch tán - các ion từ đất vào rễ theo chiều građien nồng độ ( Nồng độ cao -> nồng độ thấp).
_ Chủ động: Đối với ion cây nhu cầu cao sẽ di chuyển ngược chiều građien nồng độ và tiêu tốn năng lượng ATP.
2) Hãy giải thích cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào thoát hơi nước mạnh hơn?
Cây trong vườn có lớp cutin phát triển hơn do as’ ở trong vườn yếu hơn trên đồi -> lớp cutin mỏng thì thoát hơi nước tốt hơn.
3) Giải thíc tại sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết?
_ Khi bị ngập úng cây thiếu oxi -> Phá hoại tiến trình hô hấp bình thg của rễ, tích lũy chất độc cho TB -> làm chết các TB lông hút, không hình thành lông hút mới -> nên cây không hấp thụ được nc’.
=> Vì thế mà cân bằng nc’ trong cây bị phá vỡ, thiếu nước nên cây chết.
4) Chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại?
_ Quang hợp: 6CO2 + 6H2O -----------> C6H12O6 + 6O2 (nhờ ánh sáng và hệ sắc tố).
_ Hô hấp: 6O2 + C6H12O6 ----------> 6CO2 + 6H2O + Q (Q = nhiệt + ATP)
_ Vì sản phẩm của quang hợp là glucôzơ và oxi là ng liệu thiết yếu của hô hấp.
_ Sản phẩm của hô hấp là CO2 vag H2O là ng liệu để tổng hợp glucôzơ và giải phóng oxi trong quang hợp.
=> KL: Quang hợp là tiền đề của hô hấp và ngược lại.
5) Giải thích tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng?
_ Đất chua có lượng ion H+ cao.
_ Các ion này chiếm chỗ của các ngtố khoáng trên bề mặt keo đất. Đẩy các ion khoáng này vào dd. đất. Khi mưa xuống sẽ rửa trôi các ngtố khoáng ở dạng tự do trong dd. đất.
=> Đất mất khoáng nên nghèo dinh dưỡng
6) Những lá cây màu đở có quang hợp không? Tại sao ?
Những cây lá đỏ vẫn quang hợp đc nhưng cường độ quang hợp ko cao. Vì chúng chứa ít sắc tố diệp lục và bị che khuất bởi sắc tố phụ carôtenôit. Nên khi nhìn cây ta thấy cây màu đỏ.
II/ Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở ĐV:
1) Phân biệt tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngọai bào? Cho biết ưu điểm của tiêu hóa nội báo so với tiêu hóa ngọa bào?
*Tiêu hóa nội bào
_ K/n: là qt tiêu hóa thức ăn trong TB.
+ Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa để thủy phân thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
_ Đại diện: ĐVNS ( Trùng biến hình, trùng giày, trùng roi.......... )
*Tiêu hoá ngoại bào:
_ K/n: là qt tiêu hóa thức ăn ngoài TB.
+ TĂ có thể đc tiêu hóa trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa ( Gồm cả tiêu hóa hóa học và cơ học)
_ Đại diện: ĐV có xương sống, giun, ngành ruột khoang.......
2) Cho biết ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa và trong túi tiêu hóa?
_ Trong ống tiêu hóa TĂ đi theo 1 chiều nên không bị lẫn với chất thải.
_ Trong ống tiêu hóa: dịch tiêu hóa không bị hòa loãng với nc’ còn trong túi tiêu hóa dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nc’.
_ Trong ống tiêu hóa nhờ TĂ đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa hóa học; tiêu hóa cơ học; hấp thụ TĂ.
3) Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa?
( Mọi vật đều tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp)
_ Tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp:
+ Chưa có hệ tiêu hoá ---> Có túi tiêu hoá --> Có hệ tiêu hoá ---> hệ tiêu hoá phù hợp với loại thức ăn của chúng, và phân hoá thành từng cơ quan đảm nhiệm nhừng chức năng riêng.
4) Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất diễn ra ở đâu? Tại sao ?
_ Ở miệng và dạ dày chủ yếu biến đổi cơ học còn biến đổi hóa học chỉ có tinh bột chín và prôtêin được biến đổi bước đầu ( tinh bột thành mantôzơ ở miệng; prô thành chuỗi pôlipeptit ngắn ở dạ dày).
_ Chỉ tới ruột non mới có đủ các enzim do dịch ruột; dịch mật; dịch tụy tiết ra nhằm biến đổi TĂ về mặt hóa học thành các chất đơn giản.
5) _ Vì sao nói " Lôi thôi như cá trôi lòi ruột"
_ Tại sao trong mề gà hoặc chim bồ câu mổ ra ta thấy thường có những viên sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?
+) Nói “Lôi thôi như cá trôi lòi ruột” vì:
_ Cá trôi là loài cá ăn TV ( rong, rêu, tảo…). Mà TĂ từ TV đều là những TĂ khó tiêu, nghèo dinh dưỡng nên ruột cá rất dài để có đủ thời gian tiêu hóa, hấp thụ hết TĂ.
_ Khi mổ cá ra thì ruột cá lòi ra trông rất “lôi thôi”.
+) Gà và chim bồ câu thường mổ thêm những viên sỏi nhỏ vào mề vì: Chúng không có răng. Những viên sỏi này giúp nghiền TĂ dễ dàng (làm tăng ma sát giữa TĂ) nhờ lớp cơ dày, chắc, khỏe của mề.
Đó cả nhà xem rồi góp ý giúp Gà nhé ;):D @};-
 
D

doremon.

Tập tính

Bạn nào có tài liệu , hình ảnh hay video nói về tập tính của động vật thì post lên được không
Nội dung: nói về biểu hiện và ý nghĩa của
-Tập tính kiếm ăn
-Tập tính sinh sản
-Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ
-Tập tính xã hội
-Tập tính xã hội
-Tập tính di cư


Cảm ơn các bạn nhiều
 
P

phat_tai_1993

Giúp mình trả lời mấy câu hỏi này nha mình thanks nhiều cho ^^:
1/ Tại sao khi trời sắp mưa, kiến thường bò lên chỗ cao?
2/ Trình bày hiểu biết và nêu ví dụ về ĐV hô hấp bằng túi phổi?
Lên mạng tìm mà ko thấy hic hic có mem nào có tài liệu post lên giúp mình nhé mình cảm ơn nhiều!
:khi (20):
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom