Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
L

linh030294

hãy nêu các biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học?

(*) Trả lời :
Các biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học bao gồm: nâng cao diện tích lá, tăng cường hoạt động quang hợp và điều chỉnh thời gian quang hợp.

Biện pháp nâng cao diện tích lá

Bề mặt lá chính là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ tích luỹ vào các cơ quan kinh tế tạo nên năng suất cây trồng. Vì vậy, về nguyên tắc thì tăng diện tích lá là biện pháp quan trọng để tăng năng suất cây trồng.

Chọn giống có hệ số lá tối ưu cao là một hướng quan trọng của các nhà chọn tạo giống.

Sử dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm, để tăng nhanh chóng diện tích lá. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều phân đạm mà nên bón cân đối với P và K.

Điều chỉnh mật độ là biện pháp đơn giản nhất để tăng diện tích lá. Tuỳ theo giống, mức độ thâm canh, độ màu mỡ của đất…mà ta xác định mật độ thích hợp, sao cho khi khi phát triển tối đa, quần thể có diện tích lá tối ưu.

Ngoài ra, cần phòng trừ sâu bệnh tấn công vào bộ lá và có biện pháp kéo dài tuổi thọ của lá.

Điều chỉnh hoạt động quang hợp

Cường độ quang hợp được tính bằng lượng CO2 cây hấp thu hoặc lượng O2 cây thải ra hay lượng chất hữu cơ cây tích luỹ trên một đơn vị diện tích lá trong một đơn vị thời gian.

Cường độ quang hợp đánh giá khả năng hoạt động quang hợp của các quần thể cây trồng khác nhau. Nó là một chỉ tiêu thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào giống, các cơ quan khác nhau, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh…

Hiệu suất quang hợp là lượng chất khô cây trồng tích luỹ được trên 1m2 lá trong thời gian 1 ngày đêm. Hiệu suất quang hợp được tính theo công thức:

Hiệu suất quang hợp đánh giá khả năng tích luỹ của quần thể cây trồng (lượng chất hữu cơ tạo ra trong quang hợp - lượng chất hữu cơ tiêu hao trong hô hấp) nên nó phản ánh năng suất cây trồng.

Hiệu suất quang hợp cũng thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng của cây. Thường thì giai đoạn nào có hoạt động quang hợp mạnh nhất thì có hiệu suất quang hợp cao nhất.

Biện pháp nâng cao cường độ và hiệu suất quang hợp

Chọn giống có hoạt động quang hợp tối ưu: cường độ và hiệu suất quang hợp cao. Đây là một hướng chọn tạo giống dựa trên hoạt động sinh lý của cây cân được quan tâm nhiều hơn.

Tạo mọi điều kiện để cây trồng hoạt động quang hợp tốt nhất, nhất là vào giai đoạn hình thành năng suất kinh tế. Các biện pháp được áp dụng như bố trì thời vụ tốt nhất, bón phân cân đối và hợp lý, bảo đảm đầy đủ nước nhất là giai đoạn ra hoa, kết quả và hình thành cơ quan dự trữ, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng…

Điều chỉnh thời gian quang hợp

Thời gian quang hợp của cây bao gồm thời gian quang hợp trong ngày, trong năm và tuổi thọ của cơ quan quang hợp, chủ yếu là tuổi thọ của lá.

Thời gian quang hợp trong ngày của các nước nhiệt đới thường ngắn hơn các nước ôn đới nên năng suất cây trồng của ta thường thấp hơn các nước ôn đới.

Tuy nhiên thời gian quang hợp trong năm của các nước nhiệt đới dài hơn nhiều. Các nước ôn đới thường có một vụ trồng trọt trong năm. Các nước nhiệt đới có thể tận dụng thời gian quang hợp suốt năm, bố trí nhiều vụ trồng trọt trong năm và có thể xen canh gối vụ để tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời…

Tuồi thọ của lá cũng được xem là thời gian quang hợp của cây trồng. Trong các lá thì các lá cuối cùng như lá đòng có ý nghĩa rất quan trọng vì gần như toàn bộ sản phẩm quang hợp của chúng được vận chuyển tích luỹ vào các cơ quan kinh tế. Vì vậy nhìn hình thái của lá đòng ta có thể dự đoán được năng suất của ruộng lúa.

Biện pháp kéo dài tuổi thọ của lá chủ yếu là bón phân đầy đủ và cân đối giữa N:p:K, bảo đảm đầy đủ nước và phòng trừ sâu hại lá…


Tham khảo thêm kiến thức : tại đây . Còn nhiều :)
 
H

hardyboywwe

(*) Trả lời :
Các biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học bao gồm: nâng cao diện tích lá, tăng cường hoạt động quang hợp và điều chỉnh thời gian quang hợp.

Biện pháp nâng cao diện tích lá

Bề mặt lá chính là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ tích luỹ vào các cơ quan kinh tế tạo nên năng suất cây trồng. Vì vậy, về nguyên tắc thì tăng diện tích lá là biện pháp quan trọng để tăng năng suất cây trồng.

Chọn giống có hệ số lá tối ưu cao là một hướng quan trọng của các nhà chọn tạo giống.

Sử dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm, để tăng nhanh chóng diện tích lá. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều phân đạm mà nên bón cân đối với P và K.

Điều chỉnh mật độ là biện pháp đơn giản nhất để tăng diện tích lá. Tuỳ theo giống, mức độ thâm canh, độ màu mỡ của đất…mà ta xác định mật độ thích hợp, sao cho khi khi phát triển tối đa, quần thể có diện tích lá tối ưu.

Ngoài ra, cần phòng trừ sâu bệnh tấn công vào bộ lá và có biện pháp kéo dài tuổi thọ của lá.

Điều chỉnh hoạt động quang hợp

Cường độ quang hợp được tính bằng lượng CO2 cây hấp thu hoặc lượng O2 cây thải ra hay lượng chất hữu cơ cây tích luỹ trên một đơn vị diện tích lá trong một đơn vị thời gian.

Cường độ quang hợp đánh giá khả năng hoạt động quang hợp của các quần thể cây trồng khác nhau. Nó là một chỉ tiêu thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào giống, các cơ quan khác nhau, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh…

Hiệu suất quang hợp là lượng chất khô cây trồng tích luỹ được trên 1m2 lá trong thời gian 1 ngày đêm. Hiệu suất quang hợp được tính theo công thức:

Hiệu suất quang hợp đánh giá khả năng tích luỹ của quần thể cây trồng (lượng chất hữu cơ tạo ra trong quang hợp - lượng chất hữu cơ tiêu hao trong hô hấp) nên nó phản ánh năng suất cây trồng.

Hiệu suất quang hợp cũng thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng của cây. Thường thì giai đoạn nào có hoạt động quang hợp mạnh nhất thì có hiệu suất quang hợp cao nhất.

Biện pháp nâng cao cường độ và hiệu suất quang hợp

Chọn giống có hoạt động quang hợp tối ưu: cường độ và hiệu suất quang hợp cao. Đây là một hướng chọn tạo giống dựa trên hoạt động sinh lý của cây cân được quan tâm nhiều hơn.

Tạo mọi điều kiện để cây trồng hoạt động quang hợp tốt nhất, nhất là vào giai đoạn hình thành năng suất kinh tế. Các biện pháp được áp dụng như bố trì thời vụ tốt nhất, bón phân cân đối và hợp lý, bảo đảm đầy đủ nước nhất là giai đoạn ra hoa, kết quả và hình thành cơ quan dự trữ, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng…

Điều chỉnh thời gian quang hợp

Thời gian quang hợp của cây bao gồm thời gian quang hợp trong ngày, trong năm và tuổi thọ của cơ quan quang hợp, chủ yếu là tuổi thọ của lá.

Thời gian quang hợp trong ngày của các nước nhiệt đới thường ngắn hơn các nước ôn đới nên năng suất cây trồng của ta thường thấp hơn các nước ôn đới.

Tuy nhiên thời gian quang hợp trong năm của các nước nhiệt đới dài hơn nhiều. Các nước ôn đới thường có một vụ trồng trọt trong năm. Các nước nhiệt đới có thể tận dụng thời gian quang hợp suốt năm, bố trí nhiều vụ trồng trọt trong năm và có thể xen canh gối vụ để tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời…

Tuồi thọ của lá cũng được xem là thời gian quang hợp của cây trồng. Trong các lá thì các lá cuối cùng như lá đòng có ý nghĩa rất quan trọng vì gần như toàn bộ sản phẩm quang hợp của chúng được vận chuyển tích luỹ vào các cơ quan kinh tế. Vì vậy nhìn hình thái của lá đòng ta có thể dự đoán được năng suất của ruộng lúa.

Biện pháp kéo dài tuổi thọ của lá chủ yếu là bón phân đầy đủ và cân đối giữa N:p:K, bảo đảm đầy đủ nước và phòng trừ sâu hại lá…

Tham khảo thêm kiến thức : tại đây . Còn nhiều :)

mình nghĩ vấn đề này có liên quan rất nhiều đến biểu thức
C=(F-CO2.Ke.L)/1000
trong đó

L:m vuông lá/ha
1000 hệ số quy đổi từ gam ra kgư
n:thời gian sinh trưởng của cây
ke:tương đương với hiệu suất quang hợp
F-CO2:tương đương với hiệu suất quang hợp
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

các biểu thức tính hiệu suất quang hợp(lượng chất khô cây trồng tích lũy được trên 1 mét vuông lá trong thời gian 1 ngày đêm)
HSQH=(p2-p1)/(0,5.(L1+L2).T)
trong đó:p1 và p2 là khối lượng chất khô ban đầu và sau T ngày
L1 và L2: diện tích lá ban đầu và sau T ngày thí nghiẹm
 
H

hardyboywwe

còn thêm vấn đề này về quang hợp nữa,rất hay để thảo luận:hãy nêu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ ánh sáng đến quang hợp?
 
L

linh110

Mình chỉ biết ảnh hưởng của cường độ ánh sáng ah ,
-Khi cường độ ánh sáng tăng, cường độ quang hợp tăng lên đến mức bằng cường độ hô hấp thì quang hợp biểu kiến đạt trị số không. Trị số ánh sáng mà quang hợp biểu kiến bằng không là điểm bù ánh sáng. Tuỳ nhóm thực vật mà điểm bù ánh sáng thay đổi từ 25-85 Kcalo/dm2/h, cường độ hô hấp bằng cường độ quang hợp và đạt 1-3 mg/CO2/dm2/h.
-Tuỳ nhóm cây mà điểm no ánh sáng dao động khoảng 2000-6000 Kcalo/dm2/h. Đối với thực vật C4 hầu như không có điểm no ánh sáng vì ở nhóm thực vật này cường độ ánh sáng tăng, cường độ quang hợp tăng liên tục mà không có điểm dừng...
-Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp còn liên quan đến các yếu tố khác như hàm lượng CO2 trong môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng ...
=> cái này mình đọc trong thư viện sinh học :D
 
L

linh110

3. Một người đang hoặt động bình thường nếu thở gấp một lúc sẽ làm:
A: pO2 trong máu động mạch tăng
B: CO2 trong máu động mạch giảm
C: Tỉ lệ bão hòa HbO2 trong động mạch tăng
D: PH máu động mạch giảm
em đang phân vân giữa B và C
 
C

camnhungle19

3. Một người đang hoặt động bình thường nếu thở gấp một lúc sẽ làm:
A: pO2 trong máu động mạch tăng
B: CO2 trong máu động mạch giảm
C: Tỉ lệ bão hòa HbO2 trong động mạch tăng
D: PH máu động mạch giảm
em đang phân vân giữa B và C

Câu C nhá ;)
 
H

hardyboywwe

1)hãy nêu hậu quả của hô hấp đối với việc bảo quản nông sản
2)hãy nêu các biện pháp khống chế thành phần khí trong môi trường bảo quản nông sản
3)hãy nêu các khâu quan trọng trong quá trình đông máu
4)mô tả hệ thóng nhóm máu ABO và reshus
 
V

volongkhung

1)hãy nêu hậu quả của hô hấp đối với việc bảo quản nông sản
1. Hậu quả của hô hấp đối với quá trình bảo quản
- Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng trong quá trình bảo quản.
- Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
- Hô hấp làm tăng độ ẩm của đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.


 
H

hardyboywwe

các biện pháp khóng chế thành phần khí trong môi trường baỏ quản
+bảo quản kín trong chum vại,túi polyetylen có hiệu quả rất tốt vì giảm oxi và tăng CO2 nên làm giảm hô hấp và tiêu hao chất hữu cơ,bảo quản kín thường đc sử dụng để bảo quản các loại nông phẩm giàu protein và chất béo,có RQ nhỏ hơn 1.
+bảo quản mở kho nông phẩm với sự xâm nhập tự do của không khí dùng cho các laoij hạt có RQ=1 như hạt ngũ cốc mà ko cần khống chế O2
+phương pháp bảo quản tiên tiến là bảo quản nông phẩm trong môi trường khí biến,trong đó sử dụng nito,oxi và cacbonic với tỉ lệ nhất định tùy loại nông phẩm.Phương pháp này hiệu quả rất cao,giảm tối thiểu hao hụt khối lượng và bảo tồn chất lượng của nông phẩm
 
L

linh110

Hiện tượng trao đổi khí kép xảy ra ở động vật nào ? Tác dụng của hô hấp kép ?
=> không bik câu này có chưa nữa ...
 
H

hardyboywwe

hiện tượng trao đổi khí kép xảy ra ở chim với trình tự sau
+hít vào 1:các túi khí đều phồng,các cơ thở co,thể tích khoang thân lớn lên.Không khí giàu oxi------>khí quản------->các túi khí sau
+thở ra 1:các túi khí xẹp,cơ thở giãn,thể tích khoang thân giảm,ko khí giàu oxi từ các túi khí sau--->phổi---->các ống khí--->mao mạch--->trao đổi khí
+hít vào 2:các túi khí đều phồng.Không khí giàu CO2 từ phổi--->các túi khí trước
+thở ra 2:các túi khí đều xẹp.các túi khí trước ép lượng khí giàu CO2 ra ngoài

Hiệu quả:sự lưu thông khí đc thực hiện liên tục nhờ sự co dãn của các túi khí thông với các ống khí.Không khí lưu thông liên tục qua các ống khí qua phổi theo 1 chiều nhất định kể cả lúc hít vào đến thở ra nên ko có khí đọng trong phổi.sự trao đổi khí xảy ra liên tục giữa máu trong mao mạch với khí giàu O2 lưu thông trong các ống khí
 
H

hardyboywwe

trên đây anh đã giải thích về hiện tượng trao đổi khí kép ở chim,bây giờ anh gửi đến các em học sinh 11 câu hỏi này nhá
1)hãy nêu sự khác biệt giữa hệ tuần hoàn châu chấu và hệ tuần hoàn giun đất(đề thi olympic sinh lần thứ XIV)
2)tại sao bị bệnh về gan lại ảnh hưởng đến quá trình đông máu?
 
L

linh030294

2)tại sao bị bệnh về gan lại ảnh hưởng đến quá trình đông máu?

(*) Trả lời :
Các yếu tố tham gia quá trình đông máu

Theo quy ước quốc tế, các yếu tố đông máu được đánh số La Mã từ I đến XIII
- Yếu tố I : Fibrinogen là 1 protein huyết tương chủ yếu do gan sản xuất
- Yếu tố II : Protrombin cũng là 1 protein huyết tương do gan sinh ra. Sự tổng hợp protrombin liên quan chặt chẽ đến sự hấp thụ vitamin K. Nếu rối loạn hấp thụ vitamin K ở đường tiêu hóa sẽ dẫn đến giảm protrombin.
- Yếu tố III : Tromboplastin do mô tiết ra hay còn gọi là tromboplastin ngoại sinh. Sự giảm tromboplastin thường kèm theo sự giảm yếu tố VII, IX, Xi trong các bệnh ưa chảy máu.
- Yếu tố IV : ion Ca++ trong huyết tương có tác dụng hoạt hóa protrombin
- Yếu tố V : Proaccelerin là 1 loại globulin do gan sản sinh có tác dụng tăng nhanh quá trình đông máu
- Yếu tố VI : dạng hoạt hóa của yếu tố V
- Yếu tố VII : Proconvertin là 1 protein do gan sản xuất có thể chuyển thành protrombin nhờ gan
- Yếu tố VIII : yếu tố chống chảy máu A có sẵn trong huyết tương, có vai trò quan trọng trong sự tạo thành tromboplastin nội sinh. Nếu thiếu yếu tố này, máu vẫn đông nhưng cục máu mềm, dễ di động.
- Yếu tố IX : yếu tố chống chảy máu B cũng là 1 protein cần cho sự tạo thành tromboplastin
- Yếu tố X : yếu tố Stuart do gan sản sinh ra, tương đối bền vững có tác dụng trong sự tạo thành tromboplastin và chuyển protrombin thành trombin
- Yếu tố XI : yếu tố tiền tromboplastin có sẵn trong huyết tương có vai trò tập trung tiểu cầu
- Yếu tố XII : yếu tố Hageman có tác dụng hoạt hóa sự đông máu
- Yếu tố XIII : yếu tố ổn định fibrin có sẵn trong huyết tương, có tác dụng củng cố sợi fibrin thêm vững chắc


Bạn có thể nghiên cứu thêm : tại đây rất bổ ích :)
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

trình bày các đặc điểm cấu tạo và sinh lý của chim thích nghi với đời sống bay lượn trên không?
 
L

linh030294

Hệ hô hấp và tuần hoàn
Chim có một trong những hệ hô hấp phức tạp nhất của tất cả các loài động vật[41]. Bên cạnh phổi, chim còn có 9 túi khí, là các vi khí quản xuyên qua phổi tạo thành, dung tích hơn phổi nhiều lần, có vai trò chứa khí để hô hấp cũng như làm nhẹ cơ thể và điều hòa thân nhiệt[39]. Lúc chim hít vào, 75% lượng không khí sạch không đi qua phổi mà tới trực tiếp các túi khí sau để sau đó lấp đầy các khoang trong xương. 25% lượng khí còn lại đi trực tiếp vào phổi. Khi chim thở ra, những luồng khí đã được sử dụng đi ra ngoài phổi và những khí sạch chứa trong xương cùng lúc đó lại đi vào phổi. Theo cách đó, phổi của chúng luôn được duy trì cung cấp không khí sạch trong cả khi thở ra và hít vào[54]. Cơ quan tạo âm thanh của chim là minh quản (syrinx), một khoang cơ với một số màng nhĩ, đặt ở vị trí điểm cuối của khí quản, nơi khí quản phân thành hai phế quản[55].
Tim chim có bốn ngăn, cung động mạch chủ phải tham gia vào vòng tuần hoàn lớn (không giống như động vật có vú là cung động mạch chủ trái)[41]. Tĩnh mạch chủ dưới nhận máu từ các chi thông qua một hệ gánh thận. Tim chim đập nhanh và nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Ở gà, tim đập khoảng 250 lần/phút, ở sơn tước đầu đen khi ngủ là 500 lần, khi hoạt động lên tới 1000 lần/phút[39], riêng với loài chim ruồi ức đỏ (Archilochus colubris), tim mỗi phút có thể đập 1200 lần (20 lần/giây)[56]. Điều này giúp cho máu chim lưu thông nhanh, giúp vận chuyển nhanh ôxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan, cung cấp kịp thời năng lượng để bay và duy trì hoạt động mức độ cao. Bên cạnh đó, hồng cầu chim có nhân (khác với các loài thú)[57], nhiều và lồi hai mặt, hemoglobin liên kết với ôxy và cacbonic yếu nên việc giải phóng các khí này diễn ra nhanh trong máu. Đây là lý do vì sao chim có thân nhiệt cao, vào khoảng từ 38-45,5oC, tuỳ mỗi loài[39].


Ở đây có đầy đủ bạn có thể rìm hiểu : tại đây

 
L

linh110

các ion muối khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cách chủ động và thụ động. Hãy phân biệt hai cách hấp thụ này.?
 
H

hardyboywwe

hãy giải thích tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra đối với cây thân thảo và cây thân bụi thấp?(ko biết câu này đã có trong pic chưa)

Lưu ý : Trước khi đặt câu hỏi nên tìm xem đã !
 
Last edited by a moderator:
C

camnhungle19

các ion muối khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cách chủ động và thụ động. Hãy phân biệt hai cách hấp thụ này.?

Các ion khoáng được hấp thụ từ tế bào lông hút theo hai con đường thụ động và chủ động.
- Thụ động : Cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao đến nồng độ thấp không tiêu hao năng lượng nhưng cần có sự chênh lệch nồng độ.

- Chủ động: di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, cần năng lượng
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom