Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lananh_vy_vp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Theo ý kiến của anh Phúc, để tránh việc loãng pic, bồi dưỡng sinh 11 chuyển sang pic mới này hoạt động, mong các bạn tiếp tục ủng hộ:)

Các bạn có thể tham khảo tài nguyên box sinh học 11 tại:

Click~>Học tốt sinh 11

Click~>Tài liệu sinh 11

Click~>Cùng tham gia giải đề HSG 11

Click~>Thư viện đề thi HSG

Click~>Ôn tập học kì 2

Click~>Trắc nghiệm củng cố kiến thức
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Câu 1:Nếu bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao?
Câu 2:Hệ thống ống khí trao đổi khí đạt hiệu quả cao là do đâu?
Câu 3:Tại sao cá lên cạn sau 1 thời gain sẽ chết?
 
A

anhvodoi94

Câu 1:Nếu bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao?
Câu 2:Hệ thống ống khí trao đổi khí đạt hiệu quả cao là do đâu?
Câu 3:Tại sao cá lên cạn sau 1 thời gain sẽ chết?

Tớ xin mở màn nhá ^^:
Câu 1 : Giun có hệ hô hấp nằm ở bề mặt da của nó, da luôn tiết chất nhờn đảm bảo cho da không bị khô giúp hô hấp tốt hơn. Nếu bắt lên mặt đất khô ráo, thì sau một thời gian, độ ẩm không khí, nhiệt độ môi trường và điều kiện sống thay đổi nhanh chóng làm nó bị khô da, khó hô hấp hơn => chết .

Câu 2: Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể.
+ O2 --> lổ thở --> ống khí lớn --> ống khí nhỏ --> tế bào.
+ CO2 --> ống khí nhỏ -->ống khí lớn --> lổ thở --> ra ngoài

Câu 3 : Khi lên cạn, tuy là có nhiều oxi nhưng cá vẫn không thể sống lâu vì mang của cá không thể lấy được lượng oxi trong khí quyển .
+) Cá lấy được oxi trong nước nhờ có mang. Cấu tạo của mang giúp cho cá có thể lấy được oxi hòa tan trong nước, và thải nước ra ngoài. Cũng vì vậy, việc hô hấp của cá chỉ thực hiện được khi có nước.
:D:D:D;);):p:p
 
G

girlbuon10594

Câu trả lời của anhvodoi khá đúng,nhưng cho tớ bổ sung tí;));;)

Câu 3: Tại sao cá lên cạn 1 thời gian sẽ chết?
Bởi vì mang cá không thích hợp với hô hấp trên cạn: khi cá lên cạn do mất lực đẩy của nước \Rightarrow các phiến mang,cung mang xẹp xuống,dính chặt nhau thành 1 khối làm diện tích bề mặt trao đổi khí còn rất nhỏ. Hơn nữa,khi lên cạn mang cá không hô hấp \Rightarrow cá sẽ chết sau 1 thời gian ngắn;)


Câu 1: Nếu bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao?

Như ta đã biết giun là động vật hô hấp qua da nên khi bắt nó lên mặt đất kho ráo thì da bị khô \Rightarrow không hòa tan được khí \Rightarrow không hô hấp được \Rightarrow chết;)
 
G

girlbuon10594

Vk ơi,ck đăng câu hỏi nha;))

So sánh hiện tượng xòe cụp lá ở cây trinh nữ khi có va chạm với xòe cụp lá ở cây me
 
T

trihoa2112_yds

Mình đưa ra một ý kiến trước:
- Cây trinh nữ thì bảo vệ trước tác động của môi trường, bất kì khi nào có kích thích.
- Với vây me thì chỉ cử động thức ngủ, tức là vào ban đêm thì gập lá thôi.

Các bạn bổ sung thêm.
 
M

marucohamhoc

tớ chưa thấy cây me bao giờ nên chả biết nó thức ngủ lúc nào, hì, coi như trihoa đúng nhá
còn cây trinh nữ thì hình như sự xòe cụp đó có liên quan đến sức trương nước và vận chuyển ion K+ ( hic, lâu roài ko học, quên mất) xảy ra khi có kích thích
 
A

anhvodoi94

Cho em hỏi : có phải sự xòe cụp lá ở cây me là ứng động sinh trưởng , cụ thể là quang ứng động đúng không ạ ?
 
G

girlbuon10594

Cho em hỏi : có phải sự xòe cụp lá ở cây me là ứng động sinh trưởng , cụ thể là quang ứng động đúng không ạ ?


Đúng,sự xòe cụp lá ở cây me là ứng động sinh trưởng,tác nhân kích thích là ánh sáng
Và như anhvodoi nói,cụ thể sự xòe cụp lá ở cây mẹ là quang ứng động:D
 
G

girlbuon10594

Vk ơi,ck đăng câu hỏi nha;))

So sánh hiện tượng xòe cụp lá ở cây trinh nữ khi có va chạm với xòe cụp lá ở cây me


Đáp án nè;));;)
- Giống nhau: đều là cử động của các cơ quan trước kích thích của môi trường và giúp thực vật tiếp ứng vwois những biến đổi của môi trường
- Khác nhau:
+) Bản chất: xòe cụp lá ở cây me là ứng động sinh trưởng còn xòe cụp lá ở cây trinh nữ là ứng động không sinh trưởng
+) Tác nhân kích thích: xòe cụp lá ở cây me là ánh sáng còn xòe cụp lá ở cây trinh nư là do va chạm cơ học
+) Cơ chế: xòe cụp lá ở cây me là do sự phân bố không đồng đều auxin ở mặt trên và mặt dưới của lá còn xòe cụp lá ở cây trinh nữ là do sự thay đổi sức trương nước của tế bào
+) Tính chất biểu hiện: xòe cụp lá ở cây me biểu hiện chậm,có tính chu kì còn xòe cụp lá ở cây trinh nữ biểu hiện nhanh,không có tính chu kì
+) Ý nghĩa: xòe cụp lá ở cây me ban ngày mở để thực hiện quang hợp còn ban đêm đóng để giảm thoát hơi nước còn xòe cụp lá ở cây trinh nữ là PƯ tự vệ giúp cây tồn tại được
 
T

trihoa2112_yds

Thừa thắng lần trước mình đánh tiếp câu hỏi trước luôn nha. Nhưng lần này thì tính chất đánh đố nhiều hơn, hy vọng sau câu hỏi này có thể giúp các bạn có thêm một tí kiến thức.

Thì nghiệm ở chuột, cắt bỏ tuyến tụy. Sau đó cho vào cơ thể chúng đầy đủ men tiêu hóa cùng 2 loại hoocmon là insulin và glucagon. Tuy nhiên sau một thời gian các nhà khoa học thấy các chú chuột vẫn suy kiệt rồi chết. Vấn đề này làm các nhà khoa học vô cùng đau đầu. Sau đó các nhà khoa học phát hiện ra một bệnh trên các chú chuột đó và đó là nguyên nhân gây chết. Tại sao vậy ****************************????

Nhân tiện mình hỏi thêm một câu trong khi chờ câu trả lời. Cơ sở khoa học của câu nói:" Căng da bụng, chùng da mắt".
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

E đoán là do chúng bị đột biến ở gen quy định thụ thể tiếp nhận hoocmon insulin-->dù cung cấp cũng ko dùng đc.
Còn cơ sở khoa học của câu nói:" Căng da bụng, chùng da mắt" chắc là do hoạt động của adrenalin
:-s
 
T

trihoa2112_yds

E đoán là do chúng bị đột biến ở gen quy định thụ thể tiếp nhận hoocmon insulin-->dù cung cấp cũng ko dùng đc.
Còn cơ sở khoa học của câu nói:" Căng da bụng, chùng da mắt" chắc là do hoạt động của adrenalin
:-s

Mình gợi ý nha: Lũ chuột bị bệnh gan nhiễm mỡ mà chết.
Còn ở câu 2 liên quan tới máu.
Thử xem nào, cứ nói ra ý kiến của mình, sai thì sữa lo gì.
 
L

lananh_vy_vp

hì,vậy thì ng ta chưa bổ sung muối mật cho lũ chuột-->chúng ko tiêu hoá đc lipit:p
sai thì sửa, sai nữa thì...kệ=)), dù gì thì e cũng sai gần trăm lần roài:p
 
T

trihoa2112_yds

hì,vậy thì ng ta chưa bổ sung muối mật cho lũ chuột-->chúng ko tiêu hoá đc lipit:p
sai thì sửa, sai nữa thì...kệ=)), dù gì thì e cũng sai gần trăm lần roài:p

Rất tiếc là muối mật do gan sinh ra chứ không liên quan gì đến tuyến tụy cả. Chúng ta cần tìm hiểu về bệnh Gan nhiễm mỡ hoặc các chức năng của tuyến tụy ( hơi sâu một tí ) thì sẽ tìm đươc lời giải ngay mà.
 
G

girlbuon10594

Nhân tiện mình hỏi thêm một câu trong khi chờ câu trả lời. Cơ sở khoa học của câu nói:" Căng da bụng, chùng da mắt".

Câu nói này ý nói là sau khi ăn no,dễ buồn ngủ;)) Bởi vì sau khi ăn, dạ dày sẽ co bóp, một khối lượng lớn máu sẽ dồn xuống dạ dày giúp cho quá trình tiêu hoá nên số lượng máu lên não bộ và các cơ quan khác giảm đi, gây nên hiện tượng buồn ngủ, mệt mỏi.
 
T

trihoa2112_yds

Câu nói này ý nói là sau khi ăn no,dễ buồn ngủ;)) Bởi vì sau khi ăn, dạ dày sẽ co bóp, một khối lượng lớn máu sẽ dồn xuống dạ dày giúp cho quá trình tiêu hoá nên số lượng máu lên não bộ và các cơ quan khác giảm đi, gây nên hiện tượng buồn ngủ, mệt mỏi.
Một câu trả lời hoàn toàn chính xác. Đó là cơ sở khoa học cho những gì ông cha chúng ta thấy trên thực tế.
Còn một câu còn lại. Tìm kiếm đáp án.!
 
T

trihoa2112_yds

hì,vậy thì ng ta chưa bổ sung muối mật cho lũ chuột-->chúng ko tiêu hoá đc lipit:p
sai thì sửa, sai nữa thì...kệ=)), dù gì thì e cũng sai gần trăm lần roài:p

Cũng lâu rồi mình xin đưa ra đáp án cho các bạn hen.

Nó liên quan tới một loại hoocmon mà các nhà khoa học đã không hề để ý tới. Đó là hoocmon Lipocain - được sản suất ra từ những tế bào kẽ tụy. Nó có chức năng điều hòa và phân bố các hợp chất lipit, chống ứ đọng và hình thành mỡ.

Vì vậy khi thiếu nó, gan của chuột bị nhiễm mỡ, làm cho suy gan, sau một thời gian chuột suy kiệt rồi chết. Đó là nguyên nhân lớn nhất.

Thông qua đây mình cũng muốn nhắc đến căn bệnh gan, máu nhiễm mỡ. Như người ta thường quan niệm là do ăn nhiều mỡ, ít hoạt động hay do gan yếu. Nhưng thực ra một phần lớn là do tuyến tụy bị tổn thương, một bộ phận quan trọng mà ít ai biết đến.

Mình đưa tiếp một câu ha:
Tại sao côn trùng có hệ mạch hở, tuy nhiên hoạt động của chúng lại rất hiệu quả, hiệu suất khá cao. Giải thích ?

(mai thi rồi nên tối nay một câu thôi ha)
 
L

lananh_vy_vp

Côn trùng kích thước nhỏ-->con đường vận chuyển máu ngắn.
Chức năng vận chuyển khí do hệ thống ống khí đảm nhận-->vẫn hoạt động hiệu quả
đúng hok ta:p
 
T

trihoa2112_yds

Côn trùng kích thước nhỏ-->con đường vận chuyển máu ngắn.
Chức năng vận chuyển khí do hệ thống ống khí đảm nhận-->vẫn hoạt động hiệu quả
đúng hok ta:p

Câu trả lời khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa được sâu lắm. Nhưng đã nói lên được ý tưởng của đề khá rõ, các bạn quan tâm có thể tìm hiểu thêm.

Hỏi tiếp theo chuyên đề.
- Tại sao máu côn trùng lại có màu xanh, còn máu của động vật bậc cao lại có màu đỏ ? Điều này có ý nghĩa gì ?
- Tại sao mỗi phân tử hêmoglobin lại liên kết được với 4 phân tử oxi, trong khi đó myoglobin lại chỉ có thể liên kết với 1 oxi ?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom