Sử 7 Quan hệ ngoại giao giữa nhà Nguyễn với Mãn Thanh đầu thế kỷ XIX

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dựa vào các sử liệu như Đại Nam Thực lực, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,… cho phép chúng ta khẳng định rằng trong chính sách ngoại giao với các nước, triều Nguyễn đã đưa quan hệ ngoại giao với nhà Mãn Thanh (Trung Quốc) lên hàng ưu tiên số một. Điều đó được biểu hiện như sau:
Một là, ngay năm 1802, vua Gia Long đã cử hai sứ đoàn sang nhà Thanh, đem giao lại cho nhà Thanh những sách ấn mà họ ban cho triều đình Tây Sơn và xin đặt quốc hiệu, cầu phong.
Hai là, các vua triều Nguyễn xem việc tuyên phong của nhà Thanh là điều rất quan trọng.
Ba là, triều Nguyễn có thông lệ là đều đặn cử sứ đoàn mang cống phẩm sang dâng nộp cho nhà Thanh.
Tuy nhiên, trong quan hệ với Mãn Thanh (Trung Quốc), không phải vấn đề gì triều Nguyễn cũng nhất mực phục tùng, phụ thuộc.
Qua các sử liệu, ta thấy:
Các vua Nguyễn đều thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo của các triều đại trước ở nước ta đối với Trung Quốc, đó là trên danh nghĩa thì thần phục hoàng đế phương Bắc, lấy “lễ” nước nhỏ thờ nước lớn, chịu lễ phong vương và nộp cống phẩm cho triều đình nhà Thanh.
Nhưng đó chỉ là “sự lệ thuộc về hình thức, còn trên thực tế đã kiên quyết không để cho chủ quyền của nước ta bị hoàng đế phương Bắc kìm tỏa hay kiểm soát”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Nhiều tác giả (2005), Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới, Nhà xuất bản Sư phạm, Hà Nội.
2. Tiến sĩ Sử học Huỳnh Công Bá (2011), Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn (2013), Quốc triều chính biên toát yếu tập 1, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.
4. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - Viện Sử học, Quốc sử quán triều Nguyễn - Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch (2002), Đại Nam Thực lục tập một, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ tập VIII (Quyển 113 - Quyển 136), Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.
 
Top Bottom