- 19 Tháng tám 2018
- 2,749
- 6,038
- 596
- 23
- Thái Bình
- Đại học Y Dược Thái Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nhiều bạn cho rằng bài tập áp dụng toán xác suất trong sinh học là một phần bài tập khó , nguyên nhân phần lớn là do các bạn chưa nắm được phương pháp giải cũng như kĩ năng làm bài , vậy nên hôm nay mình sẽ cung cấp cho các bạn một số phương pháp giải nhanh toán xác suất trong sinh học để các bạn không còn cảm thấy lo lắng khi gặp phải những dạng bài tập này .
Trong phần bài tập này gồm có 5 chuyên đề :
- Chuyên đề 1 : Xác suất trong di truyền phân tử và biến dị
- Chuyên đề 2 : Xác suất trong quy luật di truyền
- Chuyên đề 3 : Xác suất trong di truyền quần thể
- Chuyên đề 4 : Xác suất trong di truyền người
- Chuyên đề 5 : Xác suất khi có tác động của nhân tố tiến hóa
Trong 5 chuyên đề này thì Chuyên đề 2 : Xác suất trong quy luật di truyền phổ biến hơn , nó thường xuất hiện trong các đề thi HSG, đề thi THPTQG
=> Trong topic này mình sẽ cung cấp cho các bạn về phương pháp giải của Chuyên đề 2
Để các bạn dễ hình dung mình sẽ chia Chuyên đề 2 làm 4 phần và đi sâu vào từng phần.
Rút kinh nghiệm trong topic lần trước , trong topic này mình sẽ làm mỗi phần sẽ là một bài viết để các bạn dễ nhìn hơn và không bị rối
Phần 1 : Di truyền Menđen
A. Tóm tắt lý thuyết
Muốn làm tốt dạng bài tập trong phần này các bạn cần phải nắm được những kiến thức cơ bản như sau:
Khi các gen di truyền theo quy luật PLĐL thì ta sử dụng quy luật tổ hợp tự do để tính sự tổ hợp của các cặp alen.
- Các cặp gen PLĐL với nhau thì ở đời con có :
+ Tỉ lệ KG bằng tích tỉ lệ phân li KG của từng cặp gen
+ Tỉ lệ phân li KH bằng tích tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng
+ Số loại KG bằng tích số loại KG của từng cặp tính trạng
+ Số loại KH bằng tích số loại KH của từng cặp tính trạng
+ Tỉ lệ của mỗi loại KH bằng tích của của các tính trạng có trong KH đó
- Hai cặp tính trạng di truyền PLĐL với nhau khi tỉ lệ phân li KH của phép lai bằng tích tỉ lệ của từng cặp tính trạng.
- Trong trường hợp tính trạng do một gen quy định , nếu ở đời con xuất hiện KH chưa có ở bố mẹ thì KH đó do gen lặn quy định , nếu KH đã có ở bố hoặc mẹ mà không biểu hiện ở đời con thì đó là KH lặn
- Xác suất xuất hiện một KH nào đó chính là tỉ lệ của loại KH đó trong tổng số cá thể mà ta đang xét
-Ở phép lai mà tổng số cặp gen dị hợp ở bố và mẹ là n cặp gen thì ở đời con loại cá thể có a số alen trội chiếm tỉ lệ [imath]= \dfrac{C_{n}^{a}}{2^{n}}[/imath] . Nếu cứ có một cặp gen đồng hợp trội thì a phải bớt đi một
Để các bạn dễ hiểu mình sẽ lấy 1 ví dụ
Ở phép lai AaBbdd x AabbDd loại cá thể có 2 alen trội chiếm tỉ lệ [imath]= \dfrac{C_{4}^{2}}{2^{4}} =\dfrac{3}8[/imath] (vì cả bố và mẹ có 4 cặp gen dị hợp )
B. Các dạng bài tập
1. Bài tập tính xác suất về kiểu hình
Cách giải : Khi bài toán yêu cầu tính xác suất về một KH nào đó thì cần phải tiến hành theo 2 bước.
Bước 1 : Xác định KG của bố mẹ và viết SĐL để tìm tỉ lệ KH cần tính xác suất
Bước 2 : Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
VD : Cho A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai nst khác nhau . Cho cây thân cao , hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp hoa trắng được F1, F1 giao phấn tự do được F2. Lấy ngẫu nhiên 5 cây ở F2 , xác suất để trong 5 cây này chỉ có 2 cây thân cao ,hoa đỏ.
Hướng dẫn giải :
-Khi mới làm quen với dạng này các bạn nên làm từng bước một , còn khi làm thành thạo các bạn chỉ cần cầm máy và bấm thôi
-Ở bài này mình sẽ trình bày theo thứ tự các bước để các bạn dễ hiểu
Bước 1 : Xác định KG của bố mẹ và viết SĐL
- Cây thân cao hoa đỏ thuần chủng có KG AABB
- Cây thân thấp hoa trắng có KG aabb
SĐL
P : AABB x aabb
F1 : AaBb
F1 x F1 : AaBb x AaBb
F2 : 9 A-B- : 3A-bb:3aaB-:1aabb
=> Cây thân cao hoa đỏ có tỉ lệ : 9/16
Bước 2 : Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
- Lấy 5 cây, cần có 2 cây thân cao hoa đỏ thì phải là tổ hợp chập 2 của 5 phần tử [imath]= C_{5}^{2}[/imath]
- Ở F2 cây thân cao hoa đỏ chiếm tỉ lệ 9/16
=> Cây có KH không phải cây thân cao hoa đỏ có tỉ lệ = 1 - 9/16=7/16
- Lấy 5 cây ở F2 xác suất trong 5 cây này chỉ có 2 cây thân cao hoa đỏ là : [imath]C_{5}^{2}\cdot \dfrac{9^{2}}{16^{2}}\cdot \dfrac{7^{3}}{16^{3}}=0,0378[/imath]
2. Bài tập tính xác suất về KG
Cách giải : cần tiến hành theo 2 bước
Bước 1 : Tìm tỉ lệ KG cần tính xác xuất
Bước 2 : Sử dụng toán tổ hợp để tính xác xuất
VD: Ở phép lai AaBb x Aabb thu được đời F1 . Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể F1 , xác xuất thu được 3 cá thể có KG AaBb là bao nhiêu?
Tương tự như bài trên , bước đầu tiên các bạn viết SĐL ra để tìm tỉ lệ KG cần tính.
Bước 1 : Tìm tỉ lệ KG đời con cần tính xác suất
SĐL : AaBb x Aabb = (Aa x Aa).(Bb x Bb)
Cặp lai Aa x Aa cho đời con với tỉ lệ KG Aa là 1/2
Cặp lai Bb x bb cho đời con có tỉ lệ KG Bb là 1/2
=> Phép lai AaBb x Aabb sẽ sinh ra đời con có KG AaBb với tỉ lệ là 1/4
Bước 2 : Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể ở F1 , xác suất để 3 cá thể đều có KG AaBb là (1/4)^3=1/64
3.Bài tập tính xác suất tìm số alen
Cách giải : Tương tự như ở dạng 2 nhưng thay vì tìm tỉ lệ KG ta sẽ đi tìm tỉ lệ alen
Bước 1:Tìm tỉ lệ alen cần tính xác suất
Bước 2 : Tính xác suất
VD : Ở phép lai AaBbDd x AaBbDd thu được F1 . Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể F1 . Xác suất thu được 2 cá thể mà mỗi cá thể đều có 3 alen lặn và 3 alen trội là bao nhiêu?
Bước 1 : Tìm tỉ lệ cá thể mang 3 alen lặn và 3 alen trội
Ở phép lai AaBbDd x AaBbDd , đời bố mẹ có tổng cộng 6 cặp gen dị hợp
=> Loại cá thể có 3 alen trội và 3 alen lặn chiếm tỉ lệ [imath]= \dfrac{C_{6}^{3}}{2^{6}}=\dfrac{5}{16}[/imath]
Bước 2 : Tính xác suất
Xác suất để cả 2 cá thể đều có 3 alen lặn và 3 alen trội là (5/16)^2=25/256
4.Bài tập xác suất liên quan đến chọn giống
Cách giải dạng bài này tương tự như những dạng trên . Đề bài yêu cầu tìm cái gì thì ta tìm tỉ lệ của cái đấy , sau đó áp dụng toán xác suất vào là xong.
VD : Ở một loài động vật , gen A nằm trên NST thường quy định nhiều nạc trội hoàn toàn so với a quy định ít nạc . Ở một trại nhân giống , người ta nhập về 10 con đực nhiều nạc và 30 con cái ít nạc . cho các cá thể này giao phối tự do với nhau sinh ra F1 có tỉ lệ KH 9 nhiều nạc : 1 ít nạc. Các thể F1 giao phối tự do được F2 Biết rằng không xảy ra đột biến . Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể nhiều nạc ở F2 , xác suất thu được 2 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Bước 1 : Tìm tỉ lệ cá thể dị hợp ở F2 :
- Vì ít nạc là tính trạng lặn nên 30 con cái ít nạc đều có KG aa
- cho 10 con đực giao phối tự do với con cái sinh ra F1 có tỉ lệ cá thể ít nạc (aa)=1/10=0,1
=> Tỉ lệ KG ở F1 là : 0,9Aa:0,1aa
=> Tỉ lệ giao tử A = 0,1+(0,9/2)=0,55 => a=1-0,55-0,45
Cho các cá thể F1 giao phối tự do : (0,55A:0,45a)(0,55A:0,45a)
=> F2 : 0,3025AA:0,495Aa:0,2025aa
=> Cá thể nhiều nạc ở F2 gồm có 0,3025AA:0,495Aa => [imath]\dfrac{11}{29}AA : \dfrac{18}{29}Aa[/imath]
Bước 2 : Tìm xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể xs thu được cá thể thuần chủng là : [imath]C_{3}^{2} \cdot (11/29)^2.18/29=0,2976[/imath]
C. Bài tập vận dụng
bài 1 : Ở phép lai AaBbDd x AaBbDd thu được F1 . Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể F1. Xs thu được 2 cá thể mà mỗi cá thể có 5 alen lặn là bao nhiêu?
bài 2 : Cho biết A cao >< a thấp . Cho cây thân cao dị hợp tự thụ ở đời con có 75% cao , 25% thấp. Trong số cây F1 có 2 cây thân cao , xs thu được 2 cây này có KG đồng hợp là bn?
bài 3: Cho biết A cao >< a thấp , B đỏ >< b thấp . Hai gen này nằm trên 2 NST khác nhau . cho cây thân cao hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp hoa trắng được F1 , f1 giao phấn tự do được F2 . Lấy 3 cây F2 xác suất để trong 3 cây này chỉ có 1 cây thân cao hoa đỏ là bao nhiêu?
bài 4 : Cho A cao >< a thấp . ở phép lai Aa x aa được F1 .Cần phải lấy ít nhất bao nhiêu hạt F1 để trong số các hạt đã lấy xs có ít nhất 1 hạt mang KG aa lớn hơn 90%
bài 5 : cho cây hoa đỏ tự thụ phấn thu đc F1 có 2 KH trong dó hoa đỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ ở F1., xs thu được cây hoa đỏ thuần chủng là bao nhiêu?
Trên đây là toàn bộ lý thuyết + phương pháp giải + bài tập của Phần 1 : di truyền menđen trong chương 2 mà mình cung cấp cho các bạn . Nếu các bạn có gì thắc mắc các bạn có thể hỏi ngay trong topic này !
Chúc các bạn học tốt
Trong phần bài tập này gồm có 5 chuyên đề :
- Chuyên đề 1 : Xác suất trong di truyền phân tử và biến dị
- Chuyên đề 2 : Xác suất trong quy luật di truyền
- Chuyên đề 3 : Xác suất trong di truyền quần thể
- Chuyên đề 4 : Xác suất trong di truyền người
- Chuyên đề 5 : Xác suất khi có tác động của nhân tố tiến hóa
Trong 5 chuyên đề này thì Chuyên đề 2 : Xác suất trong quy luật di truyền phổ biến hơn , nó thường xuất hiện trong các đề thi HSG, đề thi THPTQG
=> Trong topic này mình sẽ cung cấp cho các bạn về phương pháp giải của Chuyên đề 2
Để các bạn dễ hình dung mình sẽ chia Chuyên đề 2 làm 4 phần và đi sâu vào từng phần.
Rút kinh nghiệm trong topic lần trước , trong topic này mình sẽ làm mỗi phần sẽ là một bài viết để các bạn dễ nhìn hơn và không bị rối
Phần 1 : Di truyền Menđen
A. Tóm tắt lý thuyết
Muốn làm tốt dạng bài tập trong phần này các bạn cần phải nắm được những kiến thức cơ bản như sau:
Khi các gen di truyền theo quy luật PLĐL thì ta sử dụng quy luật tổ hợp tự do để tính sự tổ hợp của các cặp alen.
- Các cặp gen PLĐL với nhau thì ở đời con có :
+ Tỉ lệ KG bằng tích tỉ lệ phân li KG của từng cặp gen
+ Tỉ lệ phân li KH bằng tích tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng
+ Số loại KG bằng tích số loại KG của từng cặp tính trạng
+ Số loại KH bằng tích số loại KH của từng cặp tính trạng
+ Tỉ lệ của mỗi loại KH bằng tích của của các tính trạng có trong KH đó
- Hai cặp tính trạng di truyền PLĐL với nhau khi tỉ lệ phân li KH của phép lai bằng tích tỉ lệ của từng cặp tính trạng.
- Trong trường hợp tính trạng do một gen quy định , nếu ở đời con xuất hiện KH chưa có ở bố mẹ thì KH đó do gen lặn quy định , nếu KH đã có ở bố hoặc mẹ mà không biểu hiện ở đời con thì đó là KH lặn
- Xác suất xuất hiện một KH nào đó chính là tỉ lệ của loại KH đó trong tổng số cá thể mà ta đang xét
-Ở phép lai mà tổng số cặp gen dị hợp ở bố và mẹ là n cặp gen thì ở đời con loại cá thể có a số alen trội chiếm tỉ lệ [imath]= \dfrac{C_{n}^{a}}{2^{n}}[/imath] . Nếu cứ có một cặp gen đồng hợp trội thì a phải bớt đi một
Để các bạn dễ hiểu mình sẽ lấy 1 ví dụ
Ở phép lai AaBbdd x AabbDd loại cá thể có 2 alen trội chiếm tỉ lệ [imath]= \dfrac{C_{4}^{2}}{2^{4}} =\dfrac{3}8[/imath] (vì cả bố và mẹ có 4 cặp gen dị hợp )
B. Các dạng bài tập
1. Bài tập tính xác suất về kiểu hình
Cách giải : Khi bài toán yêu cầu tính xác suất về một KH nào đó thì cần phải tiến hành theo 2 bước.
Bước 1 : Xác định KG của bố mẹ và viết SĐL để tìm tỉ lệ KH cần tính xác suất
Bước 2 : Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
VD : Cho A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai nst khác nhau . Cho cây thân cao , hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp hoa trắng được F1, F1 giao phấn tự do được F2. Lấy ngẫu nhiên 5 cây ở F2 , xác suất để trong 5 cây này chỉ có 2 cây thân cao ,hoa đỏ.
Hướng dẫn giải :
-Khi mới làm quen với dạng này các bạn nên làm từng bước một , còn khi làm thành thạo các bạn chỉ cần cầm máy và bấm thôi
-Ở bài này mình sẽ trình bày theo thứ tự các bước để các bạn dễ hiểu
Bước 1 : Xác định KG của bố mẹ và viết SĐL
- Cây thân cao hoa đỏ thuần chủng có KG AABB
- Cây thân thấp hoa trắng có KG aabb
SĐL
P : AABB x aabb
F1 : AaBb
F1 x F1 : AaBb x AaBb
F2 : 9 A-B- : 3A-bb:3aaB-:1aabb
=> Cây thân cao hoa đỏ có tỉ lệ : 9/16
Bước 2 : Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
- Lấy 5 cây, cần có 2 cây thân cao hoa đỏ thì phải là tổ hợp chập 2 của 5 phần tử [imath]= C_{5}^{2}[/imath]
- Ở F2 cây thân cao hoa đỏ chiếm tỉ lệ 9/16
=> Cây có KH không phải cây thân cao hoa đỏ có tỉ lệ = 1 - 9/16=7/16
- Lấy 5 cây ở F2 xác suất trong 5 cây này chỉ có 2 cây thân cao hoa đỏ là : [imath]C_{5}^{2}\cdot \dfrac{9^{2}}{16^{2}}\cdot \dfrac{7^{3}}{16^{3}}=0,0378[/imath]
2. Bài tập tính xác suất về KG
Cách giải : cần tiến hành theo 2 bước
Bước 1 : Tìm tỉ lệ KG cần tính xác xuất
Bước 2 : Sử dụng toán tổ hợp để tính xác xuất
VD: Ở phép lai AaBb x Aabb thu được đời F1 . Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể F1 , xác xuất thu được 3 cá thể có KG AaBb là bao nhiêu?
Tương tự như bài trên , bước đầu tiên các bạn viết SĐL ra để tìm tỉ lệ KG cần tính.
Bước 1 : Tìm tỉ lệ KG đời con cần tính xác suất
SĐL : AaBb x Aabb = (Aa x Aa).(Bb x Bb)
Cặp lai Aa x Aa cho đời con với tỉ lệ KG Aa là 1/2
Cặp lai Bb x bb cho đời con có tỉ lệ KG Bb là 1/2
=> Phép lai AaBb x Aabb sẽ sinh ra đời con có KG AaBb với tỉ lệ là 1/4
Bước 2 : Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể ở F1 , xác suất để 3 cá thể đều có KG AaBb là (1/4)^3=1/64
3.Bài tập tính xác suất tìm số alen
Cách giải : Tương tự như ở dạng 2 nhưng thay vì tìm tỉ lệ KG ta sẽ đi tìm tỉ lệ alen
Bước 1:Tìm tỉ lệ alen cần tính xác suất
Bước 2 : Tính xác suất
VD : Ở phép lai AaBbDd x AaBbDd thu được F1 . Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể F1 . Xác suất thu được 2 cá thể mà mỗi cá thể đều có 3 alen lặn và 3 alen trội là bao nhiêu?
Bước 1 : Tìm tỉ lệ cá thể mang 3 alen lặn và 3 alen trội
Ở phép lai AaBbDd x AaBbDd , đời bố mẹ có tổng cộng 6 cặp gen dị hợp
=> Loại cá thể có 3 alen trội và 3 alen lặn chiếm tỉ lệ [imath]= \dfrac{C_{6}^{3}}{2^{6}}=\dfrac{5}{16}[/imath]
Bước 2 : Tính xác suất
Xác suất để cả 2 cá thể đều có 3 alen lặn và 3 alen trội là (5/16)^2=25/256
4.Bài tập xác suất liên quan đến chọn giống
Cách giải dạng bài này tương tự như những dạng trên . Đề bài yêu cầu tìm cái gì thì ta tìm tỉ lệ của cái đấy , sau đó áp dụng toán xác suất vào là xong.
VD : Ở một loài động vật , gen A nằm trên NST thường quy định nhiều nạc trội hoàn toàn so với a quy định ít nạc . Ở một trại nhân giống , người ta nhập về 10 con đực nhiều nạc và 30 con cái ít nạc . cho các cá thể này giao phối tự do với nhau sinh ra F1 có tỉ lệ KH 9 nhiều nạc : 1 ít nạc. Các thể F1 giao phối tự do được F2 Biết rằng không xảy ra đột biến . Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể nhiều nạc ở F2 , xác suất thu được 2 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Bước 1 : Tìm tỉ lệ cá thể dị hợp ở F2 :
- Vì ít nạc là tính trạng lặn nên 30 con cái ít nạc đều có KG aa
- cho 10 con đực giao phối tự do với con cái sinh ra F1 có tỉ lệ cá thể ít nạc (aa)=1/10=0,1
=> Tỉ lệ KG ở F1 là : 0,9Aa:0,1aa
=> Tỉ lệ giao tử A = 0,1+(0,9/2)=0,55 => a=1-0,55-0,45
Cho các cá thể F1 giao phối tự do : (0,55A:0,45a)(0,55A:0,45a)
=> F2 : 0,3025AA:0,495Aa:0,2025aa
=> Cá thể nhiều nạc ở F2 gồm có 0,3025AA:0,495Aa => [imath]\dfrac{11}{29}AA : \dfrac{18}{29}Aa[/imath]
Bước 2 : Tìm xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể xs thu được cá thể thuần chủng là : [imath]C_{3}^{2} \cdot (11/29)^2.18/29=0,2976[/imath]
C. Bài tập vận dụng
bài 1 : Ở phép lai AaBbDd x AaBbDd thu được F1 . Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể F1. Xs thu được 2 cá thể mà mỗi cá thể có 5 alen lặn là bao nhiêu?
bài 2 : Cho biết A cao >< a thấp . Cho cây thân cao dị hợp tự thụ ở đời con có 75% cao , 25% thấp. Trong số cây F1 có 2 cây thân cao , xs thu được 2 cây này có KG đồng hợp là bn?
bài 3: Cho biết A cao >< a thấp , B đỏ >< b thấp . Hai gen này nằm trên 2 NST khác nhau . cho cây thân cao hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp hoa trắng được F1 , f1 giao phấn tự do được F2 . Lấy 3 cây F2 xác suất để trong 3 cây này chỉ có 1 cây thân cao hoa đỏ là bao nhiêu?
bài 4 : Cho A cao >< a thấp . ở phép lai Aa x aa được F1 .Cần phải lấy ít nhất bao nhiêu hạt F1 để trong số các hạt đã lấy xs có ít nhất 1 hạt mang KG aa lớn hơn 90%
bài 5 : cho cây hoa đỏ tự thụ phấn thu đc F1 có 2 KH trong dó hoa đỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ ở F1., xs thu được cây hoa đỏ thuần chủng là bao nhiêu?
Trên đây là toàn bộ lý thuyết + phương pháp giải + bài tập của Phần 1 : di truyền menđen trong chương 2 mà mình cung cấp cho các bạn . Nếu các bạn có gì thắc mắc các bạn có thể hỏi ngay trong topic này !
Chúc các bạn học tốt
Last edited: