- 14 Tháng năm 2017
- 3,974
- 7,627
- 744
- 22
- Phú Yên
- Trường THPT Lương Văn Chánh


PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH VẬT DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
Dạo này mình thấy các bạn có vẻ khó khăn trong việc xác định một vật có phải là dao động điều hòa hay không.
Mình sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về cách chứng minh dao động điều hòa nhé
Trước khi vào một phần chính thì chúng ta sẽ công nhận rằng một vật dao động điều hòa thì phương trình dao động phải được biểu diễn dưới dạng:
$\omega ^2 .X + X'' = 0$
Trong đó thì $X$ không nhất thiết phải là li độ của vật nhé. Nó là cái gì ta sẽ xem xét sau
Nghiệm của phương trình trên sẽ là $X = A\cos (\omega t + \varphi)$. Cách tìm nghiệm mình sẽ không bàn thêm vào. Nhưng cơ bản là sử dụng số phức để tính toán và sau đó đưa về dạng lượng giác. Các bạn có thể tìm hiểu thêm.
Chúng ta sẽ có 2 phương pháp để chứng minh vật dao động điều hòa và tìm ra phương trình dao động của vật:
Ta cùng tìm hiểu nhé
1) Phương pháp động lực học.
- Bước 1: Chọn gốc tọa độ ở Vị trí cân bằng, chọn chiều dương, gốc thời gian. Biểu diễn lực tác dụng lên vật khi vật không ở VTCB.
- Bước 2: Viết phương trình cân bằng lực tại vị trí cân bằng. Sử dụng định luật II Newton để viết phương trình chuyển động của vật khi vật có li độ $x$.
- Bước 3: Gia tốc của vật sẽ là $ x''$. Ta sẽ thay vào phương trình viết được ở Bước 2.
- Bước 4: Rút gọn biểu thức và cố gắng đưa phương trình về dạng $\omega ^2. X + X'' = 0$. Trong đó $X(x)$ là một hàm số của $x$.
Đầu tiên, chính là dao động của lò xo nằm ngang:
Bước 1: Chọn gốc tọa độ ở Vị trí cân bằng, chọn chiều dương, gốc thời gian. Biểu diễn lực tác dụng lên vật khi vật không ở VTCB.
Bước 2: Viết phương trình cân bằng lực tại vị trí cân bằng. Sử dụng định luật II Newton để viết phương trình chuyển động của vật khi vật có li độ $x$.
Tại VTCB: $F_{đh} = 0$
Lúc này ta có phương trình định luật II Newton:
$F_{đh} = ma \Leftrightarrow -kx - ma = 0$
Ta có $F_{đh} = -kx$ tại vì lực đàn hồi luôn hướng về VTCB nên khi $x > 0$ thì $F_{đh} < 0$ và ngược lại.
Bước 3: Gia tốc của vật sẽ là $x''$. Ta sẽ thay vào phương trình viết được ở Bước 2.
Thay vào thì ta được:
$kx + mx'' = 0$
Bước 4: Rút gọn biểu thức và cố gắng đưa phương trình về dạng $\omega ^2. X + X'' = 0$.
Từ biểu thức ở Bước 3 ta suy ra:
$(\sqrt{\frac{k}{m}})^2 .x + x'' = 0$
À há, ta đã tìm được $\omega = \sqrt{\frac{k}{m}}$ rồi này.
Vậy là con lắc lò xo nằm ngang sẽ dao động điều hòa với $\omega = \sqrt{\frac{k}{m}}$
Xem ra con lắc lò xo nằm ngang đơn giản quá nhỉ
Vậy thì ta sẽ thử thách một chút nhé.
Con lắc lò xo đặt thẳng đứng:
Bước 1: Chọn gốc tọa độ ở Vị trí cân bằng, chọn chiều dương, gốc thời gian. Biểu diễn lực tác dụng lên vật khi vật không ở VTCB.
Bước 2: Viết phương trình cân bằng lực tại vị trí cân bằng. Sử dụng định luật II Newton để viết phương trình chuyển động của vật khi vật có li độ $x$.
Tại VTCB: $F_{đh} = P \Rightarrow k \Delta l_0 = mg$
Lúc này ta có phương trình định luật II Newton:
$P + F_{đh} = ma \Leftrightarrow mg -k(\Delta l_0 + x) - ma = 0$
Lực đàn hồi là $F_{đh} = -k(\Delta l_0 + x)$ tương tự như con lắc lò xo nằm ngang nhé.
Bước 3: Gia tốc của vật sẽ là $x''$. Ta sẽ thay vào phương trình viết được ở Bước 2.
Thay vào thì ta được:
$mg - k(\Delta l_0 + x) - mx'' = 0$
Bước 4: Rút gọn biểu thức và cố gắng đưa phương trình về dạng $\omega ^2. X + X'' = 0$.
Từ biểu thức ở Bước 3 ta suy ra:
$(\sqrt{\frac{k}{m}})^2 .x + x'' = 0$ (vì $mg = k\Delta l_0$)
Thật trùng hợp là con lắc lò xo thẳng đứng cũng dao động điều hòa với phương trình giống hệt con lắc lò xo nằm ngang
Nhưng hãy lưu ý là vị trí cân bằng (O) KHÁC vị trí lò xo không biến dạng (D) nhé.
Còn những dạng dao động khác trông có vẻ khó nhưng nó vẫn là dao động điều hòa và chỉ dựa trên cách chứng minh phía trên thôi. Mình sẽ tiếp tục vào lần sau nhé
_____________________________________________________________________________
Một số bài toán dạng này các bạn có thể tìm thấy ở topic Mỗi ngày một điều thú vị.
Bạn nào hứng thú có thể tham gia Giải thích hiện tượng Vật lí nhé.
Các bạn cũng có thể ôn bài tại Ôn thi Tốt nghiệp THPTQG nè.
Attachments
Last edited: