Vật lí Mỗi ngày một điều thú vị

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chúc mọi người buổi tối vui vẻ , như tên topic, mỗi ngày mình sẽ lên 1 điều gì đó thú vị và giải đáp trong 24h =)) Nếu bạn hứng thú thì có thể tham gia cùng mình hoặc có thể theo dõi mình nhé. :rongcon23

[H0710] Một khúc gỗ hình trụ có diện tích đáy [imath]0,03m^2[/imath] và có khối lượng [imath]10kg[/imath], đang nổi trên mặt nước ở vị trí thẳng đứng. Ấn khúc gỗ chìm xuống rồi thả cho nó tự do dao động. Coi biên độ dao động của vật nhỏ, chứng minh rằng dao động của khúc gỗ là do dao động điều hòa. Cho biết chu kì của dao động đó. ([imath]g=10m/s^2[/imath])
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
21
Nghệ An
phân tích các lực tác dụng lên khúc gỗ:
P:trọng lực hướng thẳng đứng xuống
[imath]F_A[/imath] :lực đẩy acsimet hướng thẳng đứng lên
tại VTCB(gỗ nổi cb trên mặt nước)=>[imath]P=F_{A}=>mg=d_{n}.S.l_o(1)[/imath]
khi nhấn chìm xuống một đoạn x: biểu thức đluat 2 Newton
[imath]P-F_{A'}=m.a[/imath]
=>[imath]mg-d_{n}.S(l_o+x)=ma[/imath]
từ (1)=>[imath]-d_{n}.S.x=ma=>-\frac{d_{n}.S}{m}.x=x"[/imath]
=>nếu đặt [imath]\frac{d_n.S}{m}=\omega^2[/imath]
thì biểu thức trên có dạng pt vi phân cm vật dao động điều hoà và với [imath]\omega=\sqrt{\frac{d_n.S}{m}}[/imath]
=> chu kì T
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
phân tích các lực tác dụng lên khúc gỗ:
P:trọng lực hướng thẳng đứng xuống
[imath]F_A[/imath] :lực đẩy acsimet hướng thẳng đứng lên
tại VTCB(gỗ nổi cb trên mặt nước)=>[imath]P=F_{A}=>mg=d_{n}.S.l_o(1)[/imath]
khi nhấn chìm xuống một đoạn x: biểu thức đluat 2 Newton
[imath]P-F_{A'}=m.a[/imath]
=>[imath]mg-d_{n}.S(l_o+x)=ma[/imath]
từ (1)=>[imath]-d_{n}.S.x=ma=>-\frac{d_{n}.S}{m}.x=x"[/imath]
=>nếu đặt [imath]\frac{d_n.S}{m}=\omega^2[/imath]
thì biểu thức trên có dạng pt vi phân cm vật dao động điều hoà và với [imath]\omega=\sqrt{\frac{d_n.S}{m}}[/imath]
=> chu kì T
Exactly! Ứng viên tiềm năng của Box chưa bao giờ làm chị thất vọng he he :D Chúc mừng em nhé
Cả nhà có thể tham khảo thêm kiến thức phần này tại: Phương pháp chứng minh một vật dao động điều hòa. do @trà nguyễn hữu nghĩa biên soạn nha
Còn bây giờ là điều thú vị của ngày hôm nay :p

[H0810] Con lắc đơn có khối lượng [imath]m_1=100g[/imath], dài [imath]l=1m[/imath]. Con lắc lò xo gồm 1 lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng [imath]k=25N/m[/imath], khối lượng [imath]m_2=m_1[/imath]
1, Tính chu kì dao động riêng của mỗi con lắc.
2, Bố trí 2 con lắc sao cho khi hệ cân bằng, lò xo không biến dạng, dây treo thẳng đứng và hai quả cầu tiếp xúc nhau (Như hình minh họa dưới). Khóe [imath]m_1[/imath] lệch khỏi vị trí cân bằng 1 góc [imath]\alpha =0,1(rad)[/imath] rồi buông tay.
a, Tìm vận tốc của quả cầu [imath]m_1[/imath] ngay trước lúc va chạm vào của cầu [imath]m_2[/imath] ( Xem [imath]\alpha [/imath] là góc nhỏ)
b, Tìm vận tốc của quả cầu [imath]m_2[/imath] ngay sau khi va chạm [imath]m_1[/imath] và độ nén cực đại của lò xo sau khi va chạm.
c, Tìm chu kì dao động của hệ.
Coi va chạm là xuyên tâm đàn hồi, bỏ qua ma sát, lấy [imath]g=10/s^2,\pi ^2=10[/imath]

Untitled.png
 

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
21
Nghệ An
Exactly! Ứng viên tiềm năng của Box chưa bao giờ làm chị thất vọng he he :D Chúc mừng em nhé
Cả nhà có thể tham khảo thêm kiến thức phần này tại: Phương pháp chứng minh một vật dao động điều hòa. do @trà nguyễn hữu nghĩa biên soạn nha
Còn bây giờ là điều thú vị của ngày hôm nay :p

[H0810] Con lắc đơn có khối lượng $m_1=100g$, dài $l=1m$. Con lắc lò xo gồm 1 lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng $k=25N/m$, khối lượng $m_2=m_1$
1, Tính chu kì dao động riêng của mỗi con lắc.
2, Bố trí 2 con lắc sao cho khi hệ cân bằng, lò xo không biến dạng, dây treo thẳng đứng và hai quả cầu tiếp xúc nhau (Như hình minh họa dưới). Khóe $m_1$ lệch khỏi vị trí cân bằng 1 góc [tex]\alpha =0,1(rad)[/tex] rồi buông tay.
a, Tìm vận tốc của quả cầu $m_1$ ngay trước lúc va chạm vào của cầu $m_2$ ( Xem [tex]\alpha [/tex] là góc nhỏ)
b, Tìm vận tốc của quả cầu $m_2$ ngay sau khi va chạm $m_1$ và độ nén cực đại của lò xo sau khi va chạm.
c, Tìm chu kì dao động của hệ.
Coi va chạm là xuyên tâm đàn hồi, bỏ qua ma sát, lấy [tex]g=10/s^2,\pi ^2=10[/tex]

View attachment 188740
1,[imath]\omega_2=\sqrt{\frac{k}{m_2}}=5\pi(rad/s)=>T_2=0.4s\\ \omega_1=\sqrt{\frac{g}{l}}=\pi(rad/s)=>T_1=2s[/imath]
2,
a,[imath]v_1=\sqrt{gl}.\alpha_0=\sqrt{10}.0,1(m/s)[/imath]
b,do 2 quả cầu cùng khối lượng và va chạm là đàn hồi xuyên tâm nên sau va chạm vận tốc chúng tráo đổi cho nhau=>quả cầu 1 đứng yên, quả cầu 2 dao động từ VTCB với.[imath]v_2=v_1=0,1.\sqrt{10}(m/s)[/imath]
Độ nén max=A =[imath]\frac{v_2}{\omega_2}=0,2(m)[/imath]
c, quá trình lặp đi lặp lại mỗi con lắc thực hiện nửa chu kì => chu kì của hệ là:[imath]T=\frac{1}{2}.T_1+\frac{1}{2}.T2=1.2s[/imath]
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
1,[tex]\omega_2=\sqrt{\frac{k}{m_2}}=5\pi(rad/s)=>T_2=0.4s\\ \omega_1=\sqrt{\frac{g}{l}}=\pi(rad/s)=>T_1=2s[/tex]
2,
a,[tex]v_1=\sqrt{gl}.\alpha_0=\sqrt{10}.0,1(m/s)[/tex]
b,do 2 quả cầu cùng khối lượng và va chạm là đàn hồi xuyên tâm nên sau va chạm vận tốc chúng tráo đổi cho nhau=>quả cầu 1 đứng yên, quả cầu 2 dao động từ VTCB với.[tex]v_2=v_1=0,1.\sqrt{10}(m/s)[/tex]
Độ nén max=A =[tex]\frac{v_2}{\omega_2}=0,2(m)[/tex]
c, quá trình lặp đi lặp lại mỗi con lắc thực hiện nửa chu kì => chu kì của hệ là:[tex]T=\frac{1}{2}.T_1+\frac{1}{2}.T2=1.2s[/tex]
Hiếu tư duy tốt nhỉ ^^ cơ mà đáp án còn chưa đúng em nhé :p Xem lại xem nhầm hay thay số sai ở đâu rồi nè.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
^^ ^^A=0,02(m) phải ko ạ
Đúng rồi em nhé! Nay nhiều việc quá, muộn rồi mới lên được "nhật ký thú vị" nè :< Cơ mà nay nhiều chuyện buồn quá nên "chút buồn rầu" vào bài lý này vậy :)

[H0910] Một con lắc lò xo dài có khối lượng không đáng kể được cắt làm hai lò xo [imath]L_1[/imath] và [imath]L_2[/imath], có độ dài tự nhiên [imath]L_1=OA=24 (cm)[/imath] và [imath]L_2=OB=36(cm)[/imath], có 1 đầu gắn vào 2 điểm cố định A và B, còn 2 đầu kia của 2 lò xo gắn vào 1 quả cầu nhỏ (coi như một chất điểm), có khối lượng [imath]25g[/imath], có thể trượt dọc theo 1 dây thép xuyên qua tâm quả cầu và căng nằm ngang giữa 2 điểm A và B (như hình minh họa dưới). Đẩy quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng O với 1 lực 2,5N thì nó dời đi 1 đoạn bằng 1 cm, sau đó buông thả cầu để nó dao động.
a, Tình độ cứng của 2 lò xo và chu kì dao động của quả cầu (nếu bỏ qua ma sát).
b, Do có ma sát với dây thép nên quả cầu dao động tắt dần. Cho rằng biên độ dao động của quả cầu giảm dần theo 1 cấp số nhân lùi vô hạn. Hãy tính tỷ số giữa 2 biên độ dao động liên tiếp. Biết hệ số ma sát [imath]\mu =0,3[/imath] và [imath]g=10m/s^2[/imath].

0910.png
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Sau chuỗi ngày trầm cảm vì deadline thì hôm nay mình ngoi lên rồi đây. Không để mọi người chờ lâu hơn nữa. Tấm màn đáp án sẽ được hé lộ ngay đây.

[ĐA 0910]
a,
+) Khi tác dụng 1 lực [imath]F[/imath] vào lò xo dài chưa bị cắt, nó giãn thêm 1 đoạn [imath]\Delta l[/imath], vì lò xo giãn đều nên mỗi đơn vị chiều dài của lò xo sẽ giãn thêm 1 đoạn [imath]\frac{\Delta l}{l}[/imath]. Coi lò xo dài như 2 lò xo [imath]L_1,L_2[/imath] ghép nối tiếp và mỗi lò xo chịu tác dụng của cùng lực [imath]F[/imath], giãn thêm lần lượt: [imath]\left\{\begin{matrix} \Delta l_1=l_1.\frac{\Delta }{l}\\ \Delta l_2=l_2.\frac{\Delta }{l} \end{matrix}\right.[/imath]
Mặt khác: [imath]F=k_1\Delta l_1=k_2\Delta l_2\Rightarrow k_1=1,5k_2[/imath]
+) Khi đẩy quả cầu với lực [imath]F=2,5N[/imath] thì một lò xo bị nén, còn lò xo kia bị giãn cùng 1 đoạn [imath]\Delta l=1 (cm)[/imath]. Hai lực đàn hồi xuất hiện cùng chiều, hợp lực của chúng cân bằng với [imath]F[/imath] nên: [imath]F=k_1\Delta l+k_2\Delta l=2,5k_2\Delta l\Rightarrow k_2=100N/m;k_1=150N/m[/imath]
Coi hệ như 1 con lắc lò xo có độ cứng [imath]k=k_1+k_2=250N/m[/imath] có khối lượng [imath]m=25g[/imath]
Vậy [imath]T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=0,063(s)[/imath]
b, Thế năng dự trữ ban đầu của hệ dao động: [imath]E_t=kx^2/2=1,25.10^{-2}(J)[/imath]
+) Trong quá trình dao động lực ma sát thực hiện công cản làm giảm dần năng lượng của hệ và biến đổi năng lương này thành nội năng làm nóng của cầu và dây thép. Khi quả cầu dừng lại, công có giá trị tổng cộng bằng:
[imath]A=W_t=F_{ms}.s=\mu mgs\Rightarrow s=\frac{1}{6}(m)[/imath]
+) Gọi [imath]q[/imath] là tỉ số giữa 2 biên độ dao động liên tiếp của quả cầu: [imath]A_1, A_2=qA_1, A_3=A_2q=A_1q^2,...[/imath]
+ Tổng các biên độ này chính là nửa đoạn đường [imath]s[/imath] nói trên:
[imath]s=2A_1(1+q+q^2+...+q^n)=\frac{2A_1}{1-q}\Rightarrow q=0,88[/imath]

Và cuối cùng, không thể thiếu đó là chút vị ngọt của đêm nay :>
[H1210] Con lắc của 1 đồng hồ quả lắc được coi như là 1 con lắc đơn có chu kì [imath]2s[/imath] ở nhiệt độ [imath]28^0C[/imath] trên mặt đất.
a, Nếu nhiệt độ tăng lên đến [imath]32^0C[/imath] thì đồng hồ sẽ chạy nhanh hay chạy chậm bao nhiêu trong 1 ngày đêm? Biết thanh treo quả lắc làm bằng đồng đồ có hệ số nở dài [imath]\lambda =1,7.10^{-5}K^{-1}[/imath]
b, Đưa đồng hồ lên cao [imath]2 km[/imath] so với mặt đất thì nó sẽ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu 1 ngày đêm? Giả sử nhiệt độ vẫn là [imath]28^0C[/imath]
Gia tốc trọng trường ở mặt đất là [imath]g_0=9,8m/s^2[/imath]
c, Ở độ cao [imath]2km[/imath] nếu muốn con lắc đồng hồ vẫn có chu kì [imath]T=2s[/imath] thì nhiệt độ con lắc phải là bao nhiêu?
 
  • Like
Reactions: Rau muống xào

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[ĐA 1210]
a, Chu kì con lắc trên mặt đất ở nhiệt độ [imath]t_1=28^0C[/imath] và [imath]t_2=32^0C[/imath] tương ứng là:
[imath]\left\{\begin{matrix} T_1=2\pi \sqrt{\frac{l_1}{g}}\\ T_2=2\pi \sqrt{\frac{l_2}{g}} \end{matrix}\right.[/imath]
Với [imath]\left\{\begin{matrix} l_1=l_0(1+28\lambda )\\ l_2=l_0(1+32\lambda ) \end{matrix}\right.[/imath]
Từ đó: [imath]\frac{T_2}{T_1}=\sqrt{\frac{l_2}{l_1}}=\sqrt{\frac{l_o(1+32\lambda )}{l_0(1+28\lambda )}}\approx \sqrt{(1+32\lambda )(1-28\lambda )}\approx \sqrt{1+4\lambda }\approx 1+2\lambda[/imath]
[imath]\Rightarrow T_2>T_1[/imath]
Chu kì tăng, con lắc dao động chậm hơn=> Con lắc dao động chậm hơn. Số lần dao động [imath]n[/imath] mà lúc đó con lắc thực hiện trong 1 ngày đêm là:
[imath]n=\frac{86400}{T_2}=\frac{86400}{T_1(1+2\lambda )}=\frac{86400(1-2\lambda )}{T_1}[/imath]
Sau mỗi dao động (sau 1 chu kì [imath]T_2[/imath] ) kim đồng hồ của con lắc vẫn chỉ thời gian biểu kiến [imath]T_1=2s[/imath]
Vậy sau 1 ngày đêm đồng hồ chỉ 1 thời gian biểu kiến: [imath]\tau =nT_1=86400(1-2\lambda )[/imath]
Và ở nhiệt độ [imath]T_2[/imath] , sau 1 ngày đêm đồng hồ chạy chậm: [imath]\theta =86400-\tau \approx 2,9s[/imath]
b, Ở độ cao [imath]h[/imath] chu kì dao động: [imath]T_h=2\pi \sqrt{\frac{l_1}{g_h}}\Rightarrow \frac{T_h}{T_1}=\sqrt{\frac{g}{g_h}}=\frac{R_d+h}{R_d}=1+\frac{h}{R_d}\Rightarrow T_h>T_1[/imath]
Chu kì tăng, đồng hồ chạy chậm hơn. Lập luận tương tự câu a, ta tính được: [imath]\theta '=86400.\frac{h}{R_d}\approx 27s[/imath]
c, Ở độ cao [imath]2 km[/imath], muốn chu kì [imath]T'_h=2s[/imath] (Đồng hồ vẫn chạy đúng ) thì nhiệt độ con lắc phải là [imath]t_3[/imath] sao cho [imath]\sqrt{\frac{l_3}{g_h}}=\sqrt{\frac{l_1}{g}}\Rightarrow (\frac{R_d+h}{R_d})^2(1+\lambda t_3)=1+28\lambda \Rightarrow t_3\approx 24,3^0C[/imath]

[H1310] Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng [imath]K=250N/m[/imath] gắn với quả cầu có khối lượng [imath]m=1kg[/imath] có thể chuyển động không ma sát trên một mặt bàn nằm ngang. Quả cầu [imath]m_1[/imath] được nối với một vật nặng [imath]m_2=1,5kg[/imath] bằng một sợi dây mảnh không dãn vắt qua 1 ròng rọc. kéo [imath]m_2[/imath] theo phương thẳng đứng xuống dưới 1 đoạn [imath]1cm[/imath] rồi buông ra. Phương trình chuyển động của [imath]m_1[/imath]. Lấy [imath]g=10m/s^2[/imath]
1310.png

#Chú ý: Bài [H0710] Chúng ta đã làm bằng phương pháp động lực học. Lần này ưu tiên giải bằng phương pháp bảo toàn năng lượng nhé :D
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Ầu nâu ầu nâu ~ Chỉ còn lại đây, ta với ta, giải trí chút rồi đi ôn thi kết thúc học phần nào :)
[ĐA 1310]
+) Động năng của hệ ([imath]m_1+m_2[/imath]): [imath]E_d=\frac{(m_1+m_2)v^2}{2}[/imath]
+) Thế năng đàn hồi của lò xo: [imath]E_t=\frac{kx^2}{2}[/imath]
=> Cơ năng toàn phần: [imath]E=E_d+E_t=const[/imath]
Từ đây lấy đạo hàm ta có : [imath]E'=(m_1+m_2)vv'+kxx'=0[/imath] (Biết tại sao vậy không? :v không biết thì nghĩ tiếp nhé)
Mà: [imath]\left\{\begin{matrix} v=x'\\ v'=x'' \end{matrix}\right.[/imath]
Nên [imath](m_1+m_2)x''+kx=0\Leftrightarrow x''+\omega ^2x=0[/imath] với[imath]\omega =\sqrt{\frac{k}{m_1+m_2}}[/imath]
Vậy dễ dàng tìm được phương trình chuyển động của vật [imath]m_1[/imath]
Tham khảo thêm kiến thức tại: Phương pháp chứng minh một vật dao động điều hòa.

Nay đổi gió chút nhỉ he he~ Chúc cả nhà buổi tối vui vẻ :D

[H1510] Cho mạch điện như hình vẽ, các điện trở đều có giá trị bằng [imath]R[/imath]. Tính điện trở tương đương của đoạn mạc [imath]AB[/imath]
1.png
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
Ầu nâu ầu nâu ~ Chỉ còn lại đây, ta với ta, giải trí chút rồi đi ôn thi kết thúc học phần nào :)
[ĐA 1310]
+) Động năng của hệ ($m_1+m_2$): [tex]E_d=\frac{(m_1+m_2)v^2}{2}[/tex]
+) Thế năng đàn hồi của lò xo: [tex]E_t=\frac{kx^2}{2}[/tex]
=> Cơ năng toàn phần: [tex]E=E_d+E_t=const[/tex]
Từ đây lấy đạo hàm ta có : [tex]E'=(m_1+m_2)vv'+kxx'=0[/tex] (Biết tại sao vậy không? :v không biết thì nghĩ tiếp nhé)
Mà: [tex]\left\{\begin{matrix} v=x'\\ v'=x'' \end{matrix}\right.[/tex]
Nên [tex](m_1+m_2)x''+kx=0\Leftrightarrow x''+\omega ^2x=0[/tex] với [tex]\omega =\sqrt{\frac{k}{m_1+m_2}}[/tex]
Vậy dễ dàng tìm được phương trình chuyển động của vật $m_1$
Tham khảo thêm kiến thức tại: Phương pháp chứng minh một vật dao động điều hòa.

Nay đổi gió chút nhỉ he he~ Chúc cả nhà buổi tối vui vẻ :D

[H1310] Cho mạch điện như hình vẽ, các điện trở đều có giá trị bằng $R$. Tính điện trở tương đương của đoạn mạc $AB$
View attachment 189737
Em có đọc về kiến thức này, để em thử nhé.
upload_2021-10-15_21-39-52.png
Do [imath]R_1=R_2=...=R_8=R[/imath] Từ hình vẽ suy ra
Mạch điện AB là mạch đối xứng đường vào - ra, nên các điểm đối xứng nhau qua A, B có cùng điện thế. Nên ta có thể chập các điểm đối xứng nhau qua AB do có cùng điện thế
=> Mạch được vẽ lại như sau:
upload_2021-10-15_22-4-21.png
=>[imath]R_{td}=\frac{7R}{15}(Ω)[/imath]

Nếu em làm có gì sai sót mong mọi người bổ sung ạ
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Em có đọc về kiến thức này, để em thử nhé.
View attachment 189748
[tex]Do R_1=R_2=...=R_8=R[/tex] Từ hình vẽ suy ra
Mạch điện AB là mạch đối xứng đường vào - ra, nên các điểm đối xứng nhau qua A, B có cùng điện thế. Nên ta có thể chập các điểm đối xứng nhau qua AB do có cùng điện thế
=> Mạch được vẽ lại như sau:
View attachment 189750
Nếu em làm có gì sai sót mong mọi người bổ sung ạ
Chúc mừng Tiến nhé, em có năng lực ở phần này đó he he, nay muộn rồi nên chúc em ngủ ngon nhé.
Cùng đón chờ phần bài thú vị tiếp theovào ngày mai nha :D
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Xem ra mảng này mọi người cũng khá hứng thú nhỉ he he :D Vậy mình lên thêm bài nữa thuộc phần này nhỉ :>>

[H1610] Cho hình lập phương được tạo từ 12 điện trở $R$ như nhau. Tìm điện trở tương đương của mạch
1a.png
@NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM
 

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
Hôm nay sao đầu óc cứ ngơ ngơ ấy, lần này kết quả không đúng nữa chắc em nghỉ làm bài này luôn:rongcon21:rongcon21:rongcon21
[tex]R_{td}=\frac{7}{12}R[/tex]
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Hôm nay sao đầu óc cứ ngơ ngơ ấy, lần này kết quả không đúng nữa chắc em nghỉ làm bài này luôn:rongcon21:rongcon21:rongcon21
[tex]R_{td}=\frac{7}{12}R[/tex]
Chúc mừng em nha, đúng rồi nhé he he :D Tuyệt vời quá nè, tạm biệt và hẹn gặp lại cả nhà ở những điều thú vị khác :>>
 
Top Bottom