Phân tích một số tác phẩm [st]

C

chini106

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bếp lửa - Bằng Việt
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “ Bếp lưả” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “ biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được vàcung chính t? đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ.
Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng cùa tác giả về những kỉ niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cồ tích của những bạn cùng lứa khác có bá tiên, có phép màu thí trong câu chuyện của băng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn đểâ cháu ăn cho khỏi đói:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?
“ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp
Tu hú kêu trên những cách đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”
“Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa củasự sống và của tìng yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy!”. Từ “tu hú” được điệp lại ba lấn làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hà, lúc văng vẳng từ nững cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơ, rộng hơn trong cái không gian xa thẳng của nỗi nhớ thương.
Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:
“Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cách đồng xa”
Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ.? cùng bà, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đoiá với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừalà mẹ, vừa là cách chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng và quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Nững bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Người bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thất sự một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu be ùbỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế,... Thi sĩ bổng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?”. Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ ngươi. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ “bà”, “cháu” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lấn gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn qúit không rời.
Chiến tranh, một danh từ bình thườnh nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi...
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở vế lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lếu tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!’
Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt ngèo, nghị lứccủa bà càng bền vững, tấm lòng ủa bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã khong còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bong của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn, bà không đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thể thấy rõ qua lới dặn của bà: “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ / Cứ bảo nhà vẫn đươc bình yên!”. Lới dăn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho nhữnh người phụ nữa Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con qúy cháu.
Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn, một ngọn lửa:
“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.
Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thớ muốn gởi tới bạn đọc, qua đó cũng là nh74ngbài học sâu sắc từ công việc nhó, lửa tưởng chừng đơn giản:
“ Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm”
Một lấn nữa, hình ảnh bếp lửa “ ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.
“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”
Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì.
“Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”
“Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răng dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.
“Nhóm dậy cả những tâm tinh tuổi nhỏ”.
Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.”
Suốt dọc bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà.Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biển xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trờ thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu.
Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lưả trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Xa vòng tay chăm chút cuả bà để đến vơí chân trơì mới, chính tình cảm cuả hai bà chaú đã sươỉ ấm lòng tác giả trong cái muà đông lạnh giá cuả nước Nga. Đứa cháu nhỏ cuả bà ngàu xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vần luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nới nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.
“ Đọc xong bài thơ, nhắm mắt laị tưởng tưởng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lưả hồng và dáng ngươì bà lặng lẽ ngồi bên.. Bài thơ Bếp lưả sẽ sống maĩ trong lòng bạn đọc nhờ sưc truyền cảm sâu sắc cuả nó. Bài thơ đã khơi dạy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những ngươì đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng cuả ta



[sưu tầm]
[Mong các bạn đừng reply tại topic này để cho việc post bài được liên tục ^^]
 
C

chini106

Sang thu - Hữu Thỉnh
Mối năm có 4 mùa : xuân hạ thu đông. Nó tạo thành 1 vòng tròn tuần hoàn liên tiếp ko ngùng nghỉ hay mệt mỏi triền miên từ năm này qua năm khác, bất diệt. Đôi khi, sự chuyển giao giữa các mùa của cái vòng tròn ấy lại diễn ra quá nhanh khiến ta ko thể nào nhận ra đuợc. Họa chăng, có 1 vài tâm hồn đủ tinh tế và nhậy cảm để nhận ra dc cái thời khắc giao mùa ấy. và Hữu Thỉnh là 1 nguời có tâm hồn nhu thế. =Bằng những cảm nhận tinh tế và nhũng rung động tự đáy lòng mình, ông đã cho ra đời tác phẩm Sang thu - một tác phẩm khắc họa rõ nét cảnh vật đất trời khi thời khắc giao mùa !

"Sang thu" đúng là sang thu thật! Cái nhan đề bài thơ đã diễn tả đầy đủ được nội dung mà bài thơ thể hiện!. Có thể coi đây là dòng bút kí chân thành khắc họa chân thực cảnh vật đất trời lúc chớm thu:
bỗng nhận ra huơng ổi
phả vào trong gió se
suong chùng chình qua ngõ
hình nhu thu đã về H­uơng ổi chín là nét đặc trung của mùa thu, chỉ riêng thu mới có. nó thay sự rực rỡ chói chang của nắng hè bằng sự mộc mạc, thanh khiết của mình. Cùng cúc vàng, huơng ổi chín thành sứ giả báo thu. Nhung hình nhu, huơng ổi xuất hiện nhan và bất ngờ quá khiến con nguời chảng mấy ai nhận ra để rồi trong 1 thoáng bất ngờ, Ht sững sờ nhận ra huơng ổi chín " bỗng". Ko lạnh lẽo nhu gió mùa đông bắc, ko bỏng rát nhu gió lào mùa hạ, gió se là loại gió chỉ mình thu mới có: nó chỉ nhẹ nhàng hây hẩy chỉ đủ sức nâng cho chiếc là vàng bay khi rời mình về với đất mẹ. Trong cái gió ấy, cái bầu ko khí ấy nòng nàn mùi ổi chín. huơng ổi thơm nồng và dày đặc trong ko khí" phả ". Trong cơn gió se lạnh của buổi sớm mai ta còn gặp 1 làn suơng mỏng truớc ngõ nhà. Nó cứ đu đẩy mãi ko thôi, nuẳ muốn tan đi cho mặt trời thức giấc, nửa lại vấn vuơng chẳng muốn rời " chùng chình ". tới đây, ta mới thấy tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ của nhà thơ :" hình nhu thu đã về "
Thu đã về với h­uơng ổi, với gió se với làn suơng mỏng truớc ngõ nhà. HT đã tận mắt chứng kiến và cảm nhận những điều đó mà sao vẫn ngỡ ngàng ko dám chắc ? Tâm lý con nguời ta thuờng ai cg vậy :với những gì tới quá nhanh, quá bất ngờ ta vẫn giữ trong lòng sự nghi hoạc ko dám khẳng định dù chứng cớ đã quá rõ ràng, đã phơi bầy ngay tuớc mắt. Với Ht có lẽ cũng vậy : vì thu tới quá nhanh nên ông ko khỏi ngỡ ngàng, hoài nghi. Dù lí trí đã kd quá rõ ràng song t/c lại còn mơ hồ chua dám chắc!!!

Khổ thơ thứ 2 là 1 loạt nhũng biểu hiện của mùa thu nhu lời khẳng định cho sự mơ hồ của HT :
sông đuợc lúc dềnh dàng
chim bắt đầu vội vã
có đám mây mùa hạ
vắt nủa mình sang thu
Mùa hạ _ mùa của nhũng cơn lũ dữ có vẻ đax đi qua. Dòng sông ko còn đỏ ngầu ùng ục kêu gào suốt ngày đêm há cái miệng = những cơn sóng dữ ra đòi nhấn chìm mọi thứ. Nó đã hiÒn hòa hơn, dòng nc xanh lững lờ chảy chậm rãi ko väi vàng nhu phong thái của 1 nguời đi bộ cứ dùng dàng ngắm cảnh " dềnh dàng ". Thu đã về cùng cơn gió may se lạnh. Tạm rời xa cái nắng chói chang của mùa hè cùng tiếng ve rộn rã, từng đàn chim bắt đầu hãi hả cuộc hành trình thuờng niªn của mình về phuơng nam tránh rét " bắt đầu vội vã ". Đất trời chớm thu, cái nắng vàng rục mùa hè đax nhuờng chỗ cái nắng vàng tuơi sắc thu. Thế nhung vẫn còn đó những đám mây trắng phau của mùa hạ vẫn còn vuơng vấn chua đi. Những đám mây ấy ko còn trắng phau tới nhức mắt, mà nguợc lại là màu trắng trong dịu dàng hòa vào nền trời màu thiên thanh.

Hè đi mà chưa hẳn đã đi, thu về mà có lẽ còn chua về hẳn. hè còn đó với những ánh nắng, cơn mưa:
vẫn còn bao nhiêu nắng
đã vơi dần cơn mua
sấm cũng bớt bất ngờ
trên hàng cây đứng tuổi
Có vẻ, ánh nắng của mùa hè vẫn còn luyến tiếc thời gian, nắng còn phủ đầy mặt đất trên từng cành cây ngọn cỏ nhung đã nhạt dần màu sắc. Thu sang với nhũng cơn mua bay dìu dịu nhẹ nhàng như bản chÊt của thu. Mưa rào - nhũng w cơn mưa rào mùa hạ đã giảm cả về cuờng độ lẫn mức độ. Mưa chỉ đủ để rửa sạch bầu trời, thanh lọc ko khí mà thôi.Mua giảm sấm cũng ít hẳn đi. Những hàng cây cổ thụ sau 1 mùa hè oàn mình vì sấm nay đã dc lặng im suy ngẫm. 1 HA ẩn dụ rất hay! .Cây cối cũng nhu con ng­uơic càng về già càng dầy dặn và lão luyện thêm lên. Những sấm chớp, khó khăn của cuộc đời cuối cùng cũng chỉ là cơn sấm ầm ì chẳng thể phạm đến ta.


sưu tầm [bài nì ko dc hay lắm]
 
C

chini106

Suy nghĩ của em về vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.

Trăng- Hình ảnh giản dị, quen thuộc đã chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng để rồi những tác phẩm tuyệt vời được ra đời. Nếu Chính Hữu đã treo lên một bức tranh tuyệt đẹp, lãng mạn qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” thì “Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại mang một tính chất triết lý thầm kín. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Đối với nhà thơ đây là vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh. Nó như hồi chuông gióng lên, đánh thức tâm hồn u tối trong mỗi con người.
Có thể nói, với mỗi chúng ta, vầng trăng là một vật thể bình thường mà thiên nhiên, đất trời ban tặng. Nhưng với Nguyễn Duy, vầng trăng không những là hình ảnh của quê hương mà nó còn là người bạn tri âm, tri kỷ, là quá khứ nghĩa tình, chan chứa yêu thương, là một quan toà lương tâm trong tận sâu thẳm tâm hồn nhà thơ. “Hồi nhỏ sống với đồng/ Với sông rồi với bể/ Hồi chiến tranh ở rừng/ Vầng trăng thành tri kỷ”. Tuổi thơ tác giả được gắn bó với “vầng trăng”, “với đồng”, “với sông” rồi “với bể”. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mỗi người dân quê Việt Nam. Đến lúc đi chiến đấu trăng lại như người bạn thân luôn sát cánh bên người lính, cùng người lính trải nghiệm sương gió, bom đạn của chiến tranh, của đời lính. Tình cảm gắn bó bao lâu, nay chỉ biết hợp thành hai “tri kỷ”. Một tình bạn thật đẹp, thật cao cả và trong suy nghĩ của người lính: “Ngỡ không bao giờ quên/ Cái vầng trăng tình nghĩa”
Nhưng rồi năm tháng gian khổ qua đi, nay người lính năm nào đã xa làng quê thanh bình của tuổi thơ về với thành phố cùng với những tiện nghi sinh hoạt: “Từ hồi về thành phố/ Quen ánh điện đi qua ngõ/ Vầng trăng đi qua ngõ/ Như người dưng qua đường”. Những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên, những ngày khó khăn trong chiến trường cùng “vầng trăng” đã đi vào dĩ vãng. Người lính năm xưa đã vô tình lãng quên quá khứ, quên người bạn “tri kỷ” của mình. Dẫu bạn- đồng chí, có đi ngang qua ngõ thì cũng chỉ là một thoáng lướt qua. Một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí người lính. Nhưng trong một hoàn cảnh đặc biệt “Đèn điện tắt”, người lính phải giật mình sững sờ: “Đột ngột vầng trăng tròn”. “Vầng trăng” lại tìm đến và đối mặt với người lính. Người bạn năm xưa đã tìm đến, bạn ư? Bao lâu nay người lính đã quên mất rồi! Nhưng, “đột ngột”- một sự xuất hiện không dự báo trước. “Trăng cứ tròn vành vạnh/ Kể chi người vô tình/ Ánh trăng im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình”.
Quá khứ khi xưa hiện về nguyên vẹn. Trăng- hay quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên mãn, thuỷ chung. “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn toả sáng đầy ắp yêu thương dẫu con người đã lãng quên. Trăng “im phăng phắc”, một cái lặng lẽ đến đáng sợ. Trăng không hề trách móc con người quá vô tâm như một sự khoan dung, độ lượng. “Vầng trăng” dửng dưng không có một tiếng động nhưng lương tâm con người lại đang bộn bề trăm mối. “Ánh trăng” hay chính là quan toà lương tâm đang đánh thức một hồn người. Cái “giật mình” của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người? Chỉ im lặng thôi “vầng trăng” đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u tối.
Chỉ với một “vầng trăng” - “vầng trăng” của Nguyễn Duy cũng có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể. “Ánh trăng” là cội nguồn quê hương, là nghĩa tình bè bạn, là quan toà lương tâm, là sự thức tỉnh của con người. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn còn và con người vẫn còn cơ hội sửa chữa sai lầm.
Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô tình với mọi người nhưng rồi sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha thứ tất cả. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người hướng tới tương lai tươi đẹp. Đạo lí sống thuỷ chung, nghĩa tình với quá khứ, với quê hương sẽ đưa lối mỗi chúng ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai.


Nguyễn Thị Hoài Mơ - Trường THCS Trần Quý Cáp Thăng Bình
 
C

chini106

Cảmnhận về tình quê của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.

“Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người” (trích Quê hương- Đỗ Trung Quân). Quê hương vốn rất gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đổi thiêng liêng trong tình cảm mỗi người Việt Nam. Muôn ngàn tình cảm của con người sẽ hội tụ trong tình yêu quê hương đất nước. Bởi thế, quê hương đã trở thành đề tài muôn thuở trong thơ ca Việt Nam. Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm tiêu biểu đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả. Truyện là tình quê của Nhĩ – nhân vật chính của truyện, một tình yêu quê hương, đất nước vẻ mới lạ trong văn học Việt Nam.
“Bến quê” là tình cảm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi gắm qua nhân vật Nhĩ, tình yêu. Nhĩ - một người từng đi đến khắp nơi tận cùng của Trái đất nhưng đến cuối đời, căn bệnh hiểm nghèo buột chân anh vào chiếc giường bệnh, không thể nhúc nhích được. Trong hoàn cảnh đặc biệt này, anh mới nhận ra những nét gần gũi, bình dị của quê hương mình.
Vào buổi sáng đầu thu, nằm trên giường bệnh cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt anh đẹp biết bao. Nhĩ đưa mắt nhìn từ gần ra xa, từ thấp lên cao qua ô cửa sổ nhà mình. Mấy bông hoa bằng lăng như đậm hơn. Thấp thoáng phía xa là con sông Hồng với những tia nắng chiếu xuống, nước sông có màu vàng thau đẹp lạ thường. Mọi thứ tưởng chừng rất đỗi quen thuộc lại trở nên hết sức lạ lẫm trong mắt Nhĩ- Cảnh vật đẹp quá làm Nhĩ cứ ngắm hoài một cách say mê. Bỗng Nhĩ thấy “vòm trời như cao hơn”, “dòng sông như rộng ra’. Cảnh vật vẫn hiện hữu bao lâu nay như thế đấy chứ? Đó chỉ là cái nhìn của một con người có dự cảm sắp phải đi xa, đến một nơi rất xa, xa lắm…. Phải chăng Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác của mình một điều: mình không còn sống được bao lâu nữa? Dự đoán của Nhĩ như thực hơn, rõ hơn sau những câu hỏi anh đã hỏi Liên- vợ mình: “Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi nhỉ?”. Hình như Liên đã hiểu những gì Nhĩ đang nghĩ nên chị không trả lời. Không phải ngẫu nhiên mà những bông hoa bằng lăng trong mắt Nhĩ trở nên đậm sắc hơn, tiếng đất lở ở bãi bồi bên kia sông lại vang đến tại Nhĩ hay Nhĩ hỏi Liên nhưng câu như thế nó dự báo về quãng đời còn lại của Nhĩ một cách thật kín đáo, thầm lặng. Những hình ảnh mang tính biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng khá thành công.
Một con người luôn đi đến những nơi xa lạ như Nhĩ mà lại bị bó chân trên giường bệnh thì không đau khổ nào bằng. Nhưng chính những ngày này Nhĩ mới được sống bởi lẽ anh đã nhìn rõ được hình ảnh của quê hương. Đó là những bông hoa bằng lăng, là con sông, là bãi bồi, là vòm trời quê hương… Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc áo vá. Người vợ mà mà bấy lâu nay anh chưa quan tâm hết mực nay hiện ra trước mắt anh hình ảnh, một dáng dấp tần tảo, chịu đựng, giàu đức hy sinh. Mọi sinh hoạt của Nhĩ đều nhờ vào sự chăm sóc của Liên. Đến lúc này anh mới thấy thương và yêu vợ mình hơn bao giờ hết. Dù bao năm tháng đã qua đi nhưng nét đẹp của Liên không hề thay đổi cũng như quê hương vậy, vẫn chan chứa nghĩa tình.
Quê hương mình sao đẹp thế? Nhĩ càng ngắm càng yêu quê hương, yêu thương những gì gần gũi, bình dị của quê mình. Khát khao cuối cùng của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng nhưng anh biết điều này không thể. Anh đã nhờ con anh- Tuấn thực hiện ước nguyện này giúp anh. Nhưng nghịch lý thay! Con anh cũng không làm được điều mà cha mình mong muốn. Tuấn chưa hiểu được ý muốn của cha và ra đi một cách miễn cưỡng. Và anh sa vào đám phá cờ thế trên đường để thoả mãn nhu cầu ham chơi, thích khám phá của mình. Nhĩ không trách Tuấn bởi lẽ anh cũng từng như thế. Hoạ chăng chỉ có những người từng trải như anh mới hiểu hết được sự đời, mới thấy được những gì mình cần phải làm? Lúc này, Nhĩ mới nhận ra một triết lý. Con người khó tránh khỏi cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những nghịch lý trong cuộc đời mỗi người không ai có thể lường hết được. Và hai tình huống nghịch lý trong truyện này cũng là một minh chứng để mỗi người biết cách sống tốt hơn, sống đẹp hơn.
Mong ước cuối cùng của Nhĩ không thể thực hiện được. Anh nhìn ra ngoài cửa sổ một cách xa xăm, đầy mê say. Anh mãi mê hướng mắt theo cánh buồm. Hành động cuối cùng của Nhĩ: “đu mình ra ngoài cửa sổ, đưa bàn tay ra ngoài vẫy vẫy như đang ra hiệu cho một ai đó” có vẻ kỳ quặc. Nhưng có thể Nhĩ đang nôn nóng thúc giục con trai mình hãy nhanh chóng để lỡ chuyến đò; hay đó là một sự đánh thức con người hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng sống vô bổ và tránh xa những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trong cuộc đời. Nhưng rồi con đò cũng cập bến và Nhĩ cũng ra đi trong nổi niềm tiếc nuối, ân hận.
“Bến quê”- nơi neo đậu cuối cùng của mỗi con người. Nhĩ đã mãi mãi vào cõi vĩnh hằng nhưng trong anh còn chứa bao tiếc nuối. Hoàn cảnh đặc biệt đã đánh thức Nhĩ để anh nhận ra được những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương, để anh thêm yêu quê hương mình. Con người ta ai cũng thế, bao lần vấp ngã trên đường đời nhưng chủ yếu là họ có vực dậy mà đi tiếp không. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã theo duổi những ước mơ xa vời nơi chân trời tươi đẹp nhưng anh lại đánh mất hình ảnh của quê hương, của người thân. Đến lúc Nhĩ nhận ra mọi sự việc thì đã quá muộn màng. Cuộc sống đối với Nhã chỉ toàn là vô vị chỉ khi cuối đời thì phần người chang chứa thi vị trong anh mới thực sự rõ nét. Dù mãi mãi lìa xa quê hương nhưng anh được nằm dưới khoảng đất yêu thương của quê mình, được đất mẹ che chở đến ngàn thu, đây cũng là một niềm hạnh phúc.
Truyện ngắn “Bến quê” khép lại để cho người đọc cảm thấy ngậm ngùi cho cuộc đời một con người. Nhưng bài học triết lý sâu xa của truyện còn âm ỉ mãi. Trong cuộc sống có bao lần ta mắc phải cái “vòng vèo”, “chùng chình” của đường đời, hãy sống sao cho thật có ích, phải biết trân trọng những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương bởi lẽ dù cho ta có đi đến nơi nào thì quê hương vẫn là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Tình yêu quê hương sẽ là nguồn sinh lực thúc đẩy mỗi chúng ta hướng tới những ước mơ, khát vọng đích thực trong hương thơm lộng gió của cuộc đời.


Nguyễn Thị Hoài Mơ - Trường THCS Trần Quý Cáp Thăng Bình
 
H

hoangmicr

mấy bài này sách giải hay của bạn zay ??
Nếu của bạn thì mình kham thảo ^^
dù sao cũng thanks nha :X
 
C

cobetuoiteen

woa, tuyệt tuyệt, cảm ơn bạn "chini106" nhìu nha.Cái này rất hay đóa :):D
 
C

cobetuoiteen

phân tích ánh trăng của nguyễn duy

mình cũng xin đóng góp một số bài văn mẫu sưu tầm dc nè, rất mong sẽ giúp dc các bạn:)

Cảm nhận về Ánh trăng (Nguyễn Duy)


Trăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thớ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
Những sáng tác thơ của Nguyễn Duy sâu lắng và thấn đẫm cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam . Thơ ông không cố tìm ra cái mới mà lại khai thác, đi sâu vào cái nghĩa tình muôn đời của người Việt. “Ánh trăng” là một bài thơ như vậy.Trăng đối với nhà thơ có ý nghĩa đặïc biệt: đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh. Nó như một hồi chuông cảng tỉnh cho mỗi con người có lối sống quên đi quá khứ.
Tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh trăng trong kí ức thuổi thơ của nhà thơ và trong chiến tranh:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Hình ảnh vầng trăng đang được trải rộng ra trong cái không gian êm đềm và trong sáng của thuổi thơ. Hai câu thơ với vỏn vẹn mười chữ nhưng dường như đã diễn tả một cách khái quát về sự vận động cả cuộc sống con người. Mỗi con người sinh ra và lớn lên có nhiều thứ để gắn bó và liên kết. Cánh đồng, sông và bể là nhưng nơi chốn cất giữ bao kỉ niệm của một thời ấâu thơ mà khó có thể quên được. Cũng chính nới đó, ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng. Với cách gieo vần lưng “đồng”, “sông” và điệp từ “ với” đã diễn tả tuổi thơ được đi nhiều, tiếp xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc ngắm những cảnh đẹp của bãi bồi thiên nhiên cũa tác giả.Tuổi thơ như thế không phải ai cũng có được ! Khi lớn lên, vầng trăng đã tho tác giả vào chiến trường để “chờ giặc tới’.Trăng luôn sát cách bên người lính, cùng họ trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ thù. Người lính hành quân dưới ánh trăng dát vàng con đường, ngủ dưới ánh trăng, và cũng dưới ánh trăng sáng đù, tâm sự của những người lính lại mở ra để vơi đi bớt nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà. Trăng đã thật sự trởø thành “tri kỉ” của người lính trong nhưng năm tháng máu lửa.
Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Vầng trăng đù, người bạn tri kỉ đó, ngỡ như sẽ không bao giờ quên được:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “trần trụi”, “hồn nhiên”, “thiên nhiên” làm cho âm điệu câu thơ thêm liền mạch, dường như nguồn cảm xúc cũa tác giả vẫng đang tràn đầy. Chính cái hình ảnh so sánh ẩn dụ đã tô đâm lên cái chất trần trụi, cái chất hồn nhiên của người lính trong nhữnh năm tháng ở rừng. Cái vầng trăng mộc mạc và giản dị đó là tâm hồn của những người nhà quê, của đồng, của sông. của bể và của những người lính hồn nhiên, chân chất ấy. Thế rồi cái tâm hồn - vầng trăng ấy sẽ phài làm quen với môt hoàn cảnh sống hoàn toàn mới mẻ:
“Từ hồi về thành phá
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà. Thế nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó.Người lính năm xưa nay cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. VàØ rồi trong chính sự xa hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Phép nhân hoá vầng trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lòng người đoc bởi vì vầng trăng ấy chính là một con người. Cũng chính phép nhân hoá đó làm cho người đọc cảm thương cho một “người bạn” bị chính người bạn thân một thời của mình lãng quên. Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật khác đã lôi kéo con gười ra khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người. Nhưng rồi một tình huống bất ngờ xảy ra buộc ngươiø lính phải đối mặt:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn -đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Khi đèn điện tắt, cũng là khi không còn được sống trong cái xa hoa, đầy đủ về vật chất, người lính bỗng phải đối diện với cái thực tại tối tăm. Trong cái “thình lình”, “đột ngột” ấy, người lính vôi bật tung cửa sổ và bất ngờ nhận ra một cái gì đó. Đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là người bạn tri kỉ năm xưa của mình đây hay sao? Con người ấy không hề biết được rằng cái người bạn tri kỉ, tình nghĩa, người bạn đã bị anh ta lãng quên luôn ở ngoài kia để chờ đợi anh ta. “Người bạn ấy” không bao giờ bỏ rơi con người, không bao giờ oán giận hay trách móc con người vì họ đã quên đi mình. Vầng trăng ấy vẫn rất vị tha và khoan dung, nó cũng sẵn sàng đón nhận tấm lòng của một con người biết sám hối, biết vươn lên hoàn thiện mình. Cuộc đời mỗi con người không ai có thể đóan biết trước được. Không ai mãi sống trong một cuộc sống yên bình mà không có khó khăn, thử thách. Cũng như một dòng sông, đời người là một chuỗi dài với những qunh co, uốn khúc . Và chính trong những khúc quanh ấy, những biến cố ấy, con người mới thật sự hiểu được cái gì là quan trọng, cái gì sẽ gắn bó với họ trong suốt hành trình dài và rộng của cuộc đới. Dường như người lính trong bài thơ đã hiểu được điều đó!
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đókhiến cho người lính áy náydù cho không bị quở trách một lời nào. Hai từ “mặt” trong cùng một dòng thô: mặt trăng và mặt người đang cùng nhau trò chuyện . Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” .Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và ngững giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.
Vầng trăng trong khổ thớ thứ ba đã thực sự thức tỉnh con người:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủù khiến cho con người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn anh ta . Nhưng dù gì đi nũa thì những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cũng luôn vậy bọc và che chởù cho con người.
“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung mà cón có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâmtình dã gấy ấn tượng mạnh trong lòng người đọc/./


Bài do cô giáo Lê Thị Kiều Nga, giáo viên trường THCS Coltete thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp.
 
Last edited by a moderator:
H

h30su4_nt_1210

nữa y nữa y đi mấy bạn ơi ^_^...đồng chí , BTVTĐXKK , nói với con , con cò , :)....1 trong mấy bài này cũng đc...thanks >:D<
 
L

lizza_lazzi

trùi sao em thấy mấy bài này quen quen nha! hình như copy trên mạng! vô google thì đầy!
em chỉ có cái mở bài "Mùa Xuân Nho Nhỏ" tự làm mong được góp ý!
Ngủ dậy tung song cửa
Nào hay xuân đã sang
Một đôi bươm bướm trắng
Gặp hoa, cánh vội vàng.
Mùa xuân – mùa đẹp nhất, hơi xuân đem lại sự ấm áp cho khí trời, cảnh vật; gieo những “giọt hương thơm” thoang thoảng trên cánh đồng, đây đó làm những nụ hoa nở rộ rồi như có phép lạ toả hương thơm tuyệt vời. sắc xuân có sức lan toả diệu kì nó làm cho bầu trời thêm trong xanh hay thường điểm xuyết những dải lụa trắng thơ thẩn sau những ngày đông tháng giá, làm cho tâm hồn ta chợt tỉnh giấc vươn vai… mỉm cười đón lấy ánh nắng mai ấm áp. Chao ôi! cái cảm giác mùa xuân sao tuyệt vời, hạnh phúc mà lại pha chút gì bồi hồi, xao xuyến nó hoà quyện rồi khẽ rung bao tâm hồn thi sĩ!
Với Thanh Hải cái cảm giác mùa xuân – mùa đẹp nhất đó vừa lạ vừa quen, trầm bổng, du dương và ý nghĩa thật đẹp đã mang mùa xuân nho nhỏ đến với đọc giả một cách tự nhiên và chân thật.
 
C

cobetuoiteen

lizza_lazzi said:
trùi sao em thấy mấy bài này quen quen nha! hình như copy trên mạng! vô google thì đầy!
em chỉ có cái mở bài "Mùa Xuân Nho Nhỏ" tự làm mong được góp ý!
Ngủ dậy tung song cửa
Nào hay xuân đã sang
Một đôi bươm bướm trắng
Gặp hoa, cánh vội vàng.
Mùa xuân – mùa đẹp nhất, hơi xuân đem lại sự ấm áp cho khí trời, cảnh vật; gieo những “giọt hương thơm” thoang thoảng trên cánh đồng, đây đó làm những nụ hoa nở rộ rồi như có phép lạ toả hương thơm tuyệt vời. sắc xuân có sức lan toả diệu kì nó làm cho bầu trời thêm trong xanh hay thường điểm xuyết những dải lụa trắng thơ thẩn sau những ngày đông tháng giá, làm cho tâm hồn ta chợt tỉnh giấc vươn vai… mỉm cười đón lấy ánh nắng mai ấm áp. Chao ôi! cái cảm giác mùa xuân sao tuyệt vời, hạnh phúc mà lại pha chút gì bồi hồi, xao xuyến nó hoà quyện rồi khẽ rung bao tâm hồn thi sĩ!
Với Thanh Hải cái cảm giác mùa xuân – mùa đẹp nhất đó vừa lạ vừa quen, trầm bổng, du dương và ý nghĩa thật đẹp đã mang mùa xuân nho nhỏ đến với đọc giả một cách tự nhiên và chân thật.

trùi ui! thì đã nói là sưu tầm rùi mà, chứ có pải tự lèm đâu .Hix hix :(
 
Q

quinhmei

Bạn lizza_lazzi ơi, mở bài của bạn về MÙA XUÂN NHO NHỎ có thể nói khá HAY, nhưng chưa TRÚNG. Vì sao ư? Mùa xuân của Thanh Hải không phải là mùa xuân bình thường, không phải là một "mùa xuân chín", "mùa xuân xanh", "xuân ý xuân lòng" thơ mộng của những thi sĩ hào hoa trước đó, "mùa xuân nho nhỏ " của TH thật đặc biệt, bởi nó được viết trên giường bệnh, những tâm nguyện cuối cùng thật chân thành, giản dị, tâm nguyện cống hiến cho đời. Bạn viết MB như vậy có thể chưa sát lắm. Lưu ý là MXNN được sáng tác 11/1980, tức là mùa đông, mùa xuân đẹp kỳ lạ trong bài thơ ở đâu ra? Chắc chắn không phải do tác giả được nhìn thấy, được nghe thấy, được cảm nhận thấy rồi. Mà nó là MÙA XUÂN TRONG LÒNG.Tác giả phải yêu tha thiết mùa xuân quê hương đất nước đến thế nào mới thấy được mùa xuân đẹp như vậy giữa trời đông lạnh giá?
Câu được nhất trong MB này là câu cuối, nhưng tớ nghĩ nên cho nó vào phần Kết Bài thì hơn.
Tóm lại, MB của lizza_lazzi có 3 nhược điểm cơ bản sau:
- Chưa sát, chưa bám chặt vào nội dung của MXNN
- MB hơi loãng, bởi tuy dài nhưng lại thiếu ý. Bạn cần điều chỉnh độ dài của MB bởi vào phòng thi thời gian là quý giá.
- Tuy hành văn và cách diễn đạt của bạn rất hay nhưng chưa phù hợp. Bạn có để ý thấy là nhà thơ TH và phong cách thơ của ông đều rất giản dị không? Vì thế, tớ thấy cách diễn đạt của bạn khá cầu kỳ, bóng bầy quá.
Trên đây là vài góp ý nhỏ, mong bạn đừng phật lòng.
 
Last edited by a moderator:
G

giotsuongphale

mình có mở bài về bài thơ mùa xuân nho nhỏ mong được góp ý
" Mùa xuân luôn là đề tài tạo cảm hứng cho các nhà thơ. Nó là thời gian hội tụ những vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam . Có phải chăng vì lẽ đó mà thơ xuân mới đẹp và hay đến thế !Ta cảm một nét xuân trong thơ của Trần Nhân Tông :
Song song đôi bướm trắng
Phấp phới sấn hoa bay
(Buổi sớm mùa xuân )
Thì đến với "Mùa xuân nho nhỏ " của Thanh Hải ta lại bắt gặp một hình ảnh thơ đẹp , rất ấn tượng .Bởi trước và sau Thanh Hải chưa có bất kì nhà thơ nào có hình ảnh thơ xuân độc đáo như vậy." :)
đó chỉ là mở bài của riêng em thôi mấy bác xem thế nào rồi chỉnh sửa giúp em nhé thanhks trước :D
 
Q

quinhmei

Hix, mình trở thành chuyên gia sửa thơ văn mất rồi.
Bạn giotsuongphale ạ, tớ có vài góp ý cho MB của bạn. Như chúng ta đều biết, có hai cách MB , đó là MB trực tiếp và MB gián tiếp. MB của bạn thuộc loại MB gián tiếp, và dạng MB là Bắt đầu từ đề tài. Đay là một cách MB khá phổ biến trong các bài làm văn của các bạn HSG. Đọc MB của bạn, mình thấy bạn có một năng lực thẩm bình thơ văn tương đối khá. Tuy nhiên, vẫn còn chút sai sót: Nếu đây là mở bài PT bài thơ MXNN hay chứng mình một nhận định nào đó về bài thơ, thì mình cho 0 điểm. Bởi vì bạn chưa hề nêu rõ ý bạn muốn nói lên là gì."hình ảnh thơ xuân độc đáo" ư, đâu phải nội dung chính của bài thơ. Có thể nói, Bài thơ là khúc ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với quê hương, đất nước. Ít ra bạn cũng cần nêu được những nhận định hay đánh giá chung về bài thơ vào phần MB chứ.
Nên nhớ, trong phần biểu điểm chấm thi, với một MB, luôn có hai ý cơ bản:
1. Biết cách dẫn dắy vào vẫn đề.
2. Đánh giá chung về vẫn đề hay trích dẫn nhận định.

Nếu bạn không có ý 2, bạn sẽ không được một điểm nào hết, dù dẫn dắt của bạn có hay đến đâu!

Góp ý nhỏ, mong bạn đừng phật lòng!
 
Last edited by a moderator:
Q

quinhmei

Quên, tớ vẫn còn có điều cần nói về MB của bạn (mình dai mồm quá!):
- MB của bạn quá mang tính khẳng định. Bạn viết , mùa xuân là " thời gian hội tụ những vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam." Đâu phải chỉ có mỗi mùa xuân, mùa thu cũng thế chứ! Chẳng phải Nguyễn Khuyến Cũng có chùm thơ thu rất đậm hồn Việt, cũng "hội tụ những vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam." đấy sao? Theo mình bạn nên có chữ "Dường như..." vào cho MB mềm mại hơn...Mà thực tế thì nhận định mùa xuân "hội tụ những vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam." không phù hợp lắm với MXNN, vì MXNN, với dòng sông xanh, bông hoa tím ... cũng chỉ là một nét xuân xứ Huế mà thôi, làm sao nó có thể bao trùm những vẻ đẹp xuân mơ màng của Sa Pa, xuân rực rỡ của Đà Lạt ?
Mà bạn nói "trước và sau Thanh Hải chưa có bất kì nhà thơ nào có hình ảnh thơ xuân độc đáo như vậy" là quá khẳng định. Ta không thể so sánh các nhà thơ xuân với nhau được. Ai bảo bạn là "mùa xuân chín"của Hàn MặcTử, "mùa xuân xanh" của Nguyễn Bính, "xuân ý xuân lòng" của Tố Hữu là không có hình ảnh thơ xuân độc đáo?
- MB về MXNN, bạn phải đặt phong cách viết của mình thật giản dị vào, cho thêm một chút trữ tình, nhưng phải thật nhẹ nhàng thôi... Kiểu như đánh phấn hồng lên đôi má thiếu nữ vậy. MXNN không đẹp bởi nó "ấn tượng ", bởi nó " độc đáo" , nó đẹp bởi nó tinh khôi và nguyên sơ, đẹp bởi ước nguyện thiết tha của tác giả. Bạn đừng cầu kỳ hóa nó lên nhé!


Góp ý nhỏ, mong bạn đừng phật lòng!
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_style_dethuong

soạn kiều

CHỊ EM THÚY KIỀU
/ VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH
Đoạn trích thuộc phần mở đầu Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh Vương viên ngoại. Đó là một gia đình trung lưu , có 3 người con. Con trai út là Vương Quan và hai cô con gái là Thúy Kiều và Thúy Vân . . Đoạn trích gồm 24 câu ( từ câu 15 đến câu 38 ) nói về Chị em Thúy Kiều.

II/ BỐ CỤC:
a/4 câu đầu : Khái quát về ngoại hình và cốt cách hai chị em Kiều.
b/4 câu tiếp : Vẻ đẹp của Thúy Vân.
c/16 câu còn lại : Vẻ đẹp của Thúy Kiều .

III/PHÂN TÍCH ( Đọc và hiểu văn bản)

1/Đoạn trích kết cấu chặt chẽ thể hiện rõ trình tự miêu tả nhân vật tài tình của Nguyễn Du :
-Giới thiệu khái quát.
-Tả Thúy Vân để làm nền tả Thúy Kiều.
-Tả tài sắc vẹn toàn, hiếm có của Thúy Kiều.

2/Vẻ đẹp của Thúy Vân : Ta thấy gì qua việc tác giả chọn trình tự “tả Vân trước rồi mới tả Kiều" ?
Trước tiên tác giả chỉ nói khái quát. Chỉ với “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần” ông đã khái quát được vẻ đẹp chung ai cũng hoàn thiện, toàn mỹ (mười phân vẹn mười) tuy là “mỗi người một vẻ” với những tính cách rất riêng.
Để làm việc này, tác giả đã dùng bút pháp ước lệ, tuợng trưng, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để làm chuẩn mực so sánh gián tiếp với vẻ đẹp của Vân, Kiều ( mai ,mây, tuyết…)
Chỉ với 4 câu miêu tả ngắn gọn, ngòi bút thơ của Nguyễn Du làm hiển thị một Thúy Vân từ khuôn mặt, nét mày, màu da, mái tóc đến nụ cười của một cô gái xinh đẹp, thùy mỵ, nết na, dịu dàng, đoan trang, phúc hậu và khiêm nhường . Biện pháp tu từ ẩn dụ ước lệ, đặc biệt là các từ “trang trọng, đầy đặn, đoan trang, thua, nhường” đã phác hoạ ra một Thúy Vân phúc hậu, đẹp người đẹp nết và nhất là đã ngầm dự báo một tương lai sáng sủa của nàng.
3/Vẻ đẹp Thuý Kiều :
Sau khi đã “chiêm ngưỡng” Thuý Vân “tài sắc vẹn toàn”như thế. Ta càng ngưỡng mộ hơn “tài sắc Thuý Kiều” khi đọc đến “Kiều càng sắc sảo mặn mà. So bề tài sắc lại là phần hơn”. Thậm chí nếu tác giả không nói thêm một lời nào nữa thì qua Thúy Vân tuyệt sắc kia ta cũng có thể hình dung ra một Thuý Kiều “tài sắc tuyệt vời” như thế nào. Cái dụng ý của Nguyễn Du là ở chỗ này.
Vẻ đẹp của Thuý Kiều ẩn chứa trong đôi mắt :
“Làn thu thủy, nét xuân sơn”
Ánh mắt trong xanh như làn nước mùa thu. Lông mày xinh tươi như vẻ núi mùa xuân. Nhan sắc đó đã làm cho hoa, liễu vô tri kia cũng muốn ganh tị, hờn ghen:
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Nhan sắc ấy đã làm cho tạo hoá phải ghét lây, các vẻ đẹp khác phải đố kỵ phải chăng để ngầm dự báo cho một tương lai u ám, đầy éo le đau khổ của Kiều ?
Không chỉ có thừa “chỉ số” về nhan sắc, Kiều còn là một cô gái thông minh và tài hoa rất mực:
“Thông minh vốn sẵn tính trời. Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”
Đủ tài “cầm kỳ thi họa” Kiều lại còn là một hảo cầm thủ mà tuyệt xảo là khúc “ Bạc mệnh" mà nàng tự sáng tác ra:
“Cung thương làu bậc ngủ âm. Nghề riêng ăn đứt, hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương. Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”.
Bằng lối tu từ ẩn dụ, ước lệ, thậm xưng, Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tuyệt tác về nhan sắc “nghiêng nước, nghiêng thành” của Kiều .
Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức trân trọng đề cao vẻ đẹp một con người, một vẻ đẹp hoàn thiện , hoàm mỹ. Đây chính là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy.
 
N

nhoc_style_dethuong

“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
Đó là tâm trạng của những ai xa quê. Trong mỗi khoảng trống tình cảm được chứa đâyd của con người, bao giờ quê hương cũng chiếm một phần quan trọng nhất. tình cảm thiêng ấy vun đắp từ những cái bình thường quen thuộc, tưởng rằng sẽ bị lãng quên và trong mỗi trái tim tha thiết của mỗi người xa quê đó, quê hương được gĩ gìn với nhưngc kỉ niệm khác nhau, nhưng rieng bằng việt hình ảnh bếp lửa vẫn luôn cháy sang trong lòng ông cùng với những kỉ niệm không thể quên bên người bà yêu dấu.
Bài thơ bếp lửa đã được bằng việt nhóm lên hơi ấm làm xao xuyến biết bao tâm hồn của hang triệu trái tim. Bài thơ là cả một hồi ức kỉ niệm hiện lên về trong tâm trí tác giả, suốt những năm tháng cùng bà vất vả và gắn bó bên nhau. Trong hoàn cảnh bố mẹ đi kháng chiến xa, tuổi thơ sống cùng bà, mỗi ngày mới của tác giả đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Ngọn lửa ấy đã nhóm lên tình yêu, niềm tin và sự sống từ những thương yêu trong sự tần tảo, nhọc nhằn của bà. Đối với bằng việt mỗi bếp lửa bà nhen lên đều là cả một sự ấp ui nồng đượm.
“một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp ui nồng đượm”
Tình bà cháu thắm thiệt và tuyệt đẹp. những cảm xúc về tình bà cháu ấu đã đi và thấm sâu vào hồn người. rrồi những ngàu đói khổ mòn mỗi bố thì đi đánh xe khô rạc ngựa gầy và đứa cháu nhỏ bé ấy vẫn còn thấy cay sống mũi. “ nghĩ lại sống mũi vẫn còn cay”. Những kỉ niệm ấy vẫn êm đềm trôi mãi, trôi mãi trôi theo cái dai dẳng của nỗi nhớ mong về người bà yêu dấu. bà chăm lo cho cháu, bà dạy cháu làm bà chăm cháu học những vất vả bà đều chịu đựng, bà thật không khác gì một bà tiên hiền từ luôn ban phép màu của niềm yêu thương, hạnh phúc trong nhưngc câu chuyện xa xưa. Với bằng việt bà giống nư ngọn lửa sưởi ấm cho cháu lúc trời trở lạnh, là cây quạt lúc trời gắt nắng, là ánh cửa mở ra tương lai, một chân trời mới, rồi năm nọ giạc đốt làng cháy rụi, vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh, cho thấy bà cau cả và lúc nào cũng che chở tận tụy vì cháu nhỏ. Và bằng việt là ngọn lử chứa niềm tin dai dẳng, một ngọn lửa lòng bà luô ủ sẳn. tấm lòng của bà, tình thương của bà sang bừng từ ngọn lửa ấy. thức khuya, đậy sớm đã là một thói quen trong đời bà. Bà dậy sớm nhóm nồi xôi gạo, nhóm lên cả những tâm tình tuổi nhỏ và hoảng hốt trước những điều kì diệu, tác giả đã thốt lên: “ ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”! và tất cả những đều đó, đều được nhóm lửa lên từ bếp lửa của bà. Không bà còn âm thầm và rất mãnh liệt. bếp lửa bà nhóm đã tạo nên một ngọn lửa của niềm tin, của tâm hồn dân tộc thật đẹp đẽ và thấm đượm. với tác giả tình cảm gia đình chan hào thấm sâu với tình yêu quê hương đất nước. tiếng tu hú, bếp lửa chờn vờn sương sớm, vị ngọn của khoai sắn của nồi xôi gạo, những hương vị âm thanh đó chính là hồn qur, là tình non nước, mà khi đi xa ông mới thấy lòng mình da diết nhớ. Khi đã lớn khôn, khi đúa cháu nhỏ ấu đã biết ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngã nhưng chảng bao giờ cháu quên “ sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” đó chính là những kỉ niệm bên bà, qua những năm tháng ấu thơ của tác giả “ bếp lửa” đã gửi gắm đến chúng ta những tầm tình của tuồi thơ, những nổi nhớ nhung tha thiết đã làm cho tâm hồn mỗi người chúng ta bị rung động và bang khuâng. Vì vậy hỹa kính yêu những au đã nuôi dưỡng chúng ta, những ai đã vất vả để chúng ta thành người, đó chính là ông bà hay cha mẹ của chúng ta. Hãy yêu thương gia đình để một ngày nào đó, nếu mỗi chũng ta có xa quê thì cũng còn lại những kỉ niệm tuyệt đẹp bên người mẹ hiền hay người bà yêu dấu. và cũng đừng bao giờ quên quê hương nơi đã nuôi cho tâm hồn chúng ta những ting cảm tha thiết và thiêng liêng nhất.


==>bài này mình tự làm nhờ mấy bạn góp ý
 
Top Bottom