Phân tích một số tác phẩm [st]

T

tonghia

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong LẶNG LẼ SAPA

Rất gấp gấp!!! Viết ngắn gọn trong 40 dòng ^^
 
T

toi0bix2

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong LẶNG LẼ SAPA

Rất gấp gấp!!! Viết ngắn gọn trong 40 dòng ^^
phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh TN trong:
_Công việc (giỏi nghề ,có tinh thần trách nhiệm cao trong nghề,góp phần bắn phá máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng ,từ hôm đó ,anh yêu công việc của mình hơn & cảm thấy mình thật hạnh phúc .)
_Vẻ đẹp trong tính cách & lối sống (bản chất nhân hậu ,yêu quí con người 1 cách chân thật,nồng hậu hiếu khách)
_Lối sống ngăn nắp gọn gàng(thể hiện trong nơi anh ở gọn gàng .......yêu sách là phong cách của những trí thức trẻ như anh )
_Người lao động thạo việc giỏi nghề,1 chàng trai vui tính ,cởi mở ,hồ hởi dễ mến(anh là 1 TN trí thức sống có lí tưởng ,có hoài bão lớn lao. Mỗi suy nghĩ của nah đều thấm đẫm tình yo con người ,yo cuộc đời bởi anh luôn yo quí & tự hào về mảnh đất mình đag sống. Anh sống cho sự nghiệp lớn lao đó là vì TỔ Quốc . Chỉ 30' gặp gõ ngắn ngủi mà những phẩm chất tốt đẹp của anh đã toả sáng trong 2 người khách...)
 
T

toi0bix

Thế gợi ý vậy ko làm dc sao?
...................................................................................
 
T

tonghia

không trúng chủ đề bạn xem lại dùm mình coi ?
nếu bạn có thì hãy giúp mình đi
 
S

seagirl_41119

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong LẶNG LẼ SAPA

Rất gấp gấp!!! Viết ngắn gọn trong 40 dòng ^^
Phân tích những phẩm chất cao đẹp, đáng quý ở anh thanh niên.
Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về công việc và cuộc sống.
+ Công việc là niềm vui, niềm đam mê cháy bỏng.

+ Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

Anh thanh niên có những hành động cao đẹp.
+ Vượt qua mọi khó khăn thử thách để làm quen với cuộc sống chỉ có một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600 m.

+ Dồn tất cả thời gian công sức, tự nguyện tự giác hoàn thành xuất sắc công việc vốn hết sức vất vả và đơn điệu.

Anh thanh niên có phong cách sống rất đáng quý, đáng trân trọng.
+ Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, khoa học, phong phú cả về vật chất và tinh thần.

+ Khiêm tốn, cởi mở, chân thành với mọi người.

Đánh giá nhân vật, phát biểu cảm nghĩ.
Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao động mới, sống có lý tưởng, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước.
Nhân vật anh thanh niên giúp ta hiểu thêm về thế hệ cha anh đi trước trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Trân trọng, khâm phục những nhân vật đáng quý, đáng mến trong “Lặng lẽ Sa Pa”, ta nghĩ tới trách nhiệm, hành động của thanh niên chúng ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.
 
K

kunkon94

bài mây & sóng mình chỉ có thể giúp bạn được dàn ý thui, hiz nó hơi ngắn gọn, bạn xem đc hôk nè:

- nhà thơ Ta-go đã mượn lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết. đối với em, mẹ là vẻ đẹp, là niềm vui, là sự hấp dẫn lớn nhất, ấm áp nhất và vô tận, hơn bất cứ mọi điều hấp dẫn khác trên vũ trụ
- em bé từ chối mọi lời mời gọi, ko tìm cách lên mây để chơi với vầng trăng bạc hay nương theo làn sóng để ngao du ca hát. lý do duy nhất chỉ vì :" làm sao có thể... đi đc"
- em đã nghĩ ra 1 cách thức tuyệt diệu để hoà hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử = cách tưởng tượng mình là "mây", "sóng", mẹ là "vầng trăng", "bến bờ kỳ lạ", còn "mái nhà ta là bầu trời xanh" để em được đón nhận ánh sáng dịu dàng của vầng trăng- người mẹ, để em đc "lăn, lăn mãi" và vỡ tan vào bến bờ- lòng mẹ
- "và ko ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào" là câu thơ tượng trưng, mang màu sắc triết lý. tác giả đã lấy wan hệ mây & trăng, biển & bến bờ để diễn tả tình mẹ con: mẹ con ta có mặt ở khắp mọi nơi, ko ai có thể tách rời. câu thơ khẳng định tình mẫu tử trên thế gian là thiêng liêng, bất diệt.
 
K

kunkon94

mình giúp bạn lovelypig_nah bài " bài thơ về tiểu đội xe ko kính" nè, nhưng chỉ dàn ý thui, có gì tự thêm nha ( cái này là mình học ở trường mà, thông củm nhá)

- hình ảnh những chiếc xe hôk kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là 1 cơ hội để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn
- tác giả đã diễn tả 1 cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lái xe trên chiếc xe hôk kính. với tư thế "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng" wa khung cửa xe hôk còn kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, "nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng- nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim". câu thơ diễn tả được cảm giác về tốc đọ trên chiếc xe đang lao nhanh. wa khung cửa đã hôk có kính, hôk chỉ mặt đất mà cả bầu trời với sao trời, cánh chim như cũng ùa vào buồng lái. nhà thơ diễn tả chính xác các cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái, khiến người đọc có thể hình dung đc rõ ràng những ấn tượng, cảm giác ấy như chính mình đang ở trên chiếc xe hôk kính
- người lái xe hiện ra với những nét tính cách thật cao đẹp
+ tư thế ung dung, hiên ngang:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng​
+ thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm:
_Không có kính ừ thì có bụi...
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
_không có kính ừ thì ướt áo...
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa​
- những người lái xe còn là những chàng trai trẻ sôi nổi, vui nhộn, lạc wan ( những câu thơ và hình ảnh: "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha", "bắt tay wa cửa kính vỡ rồi", "bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời- chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy- võng mắc chông chênh đường xe chạy" )
- cái gì làm nên sức mạnh ở họ để coi thường gian khổ, bất chấp nguy nan như vậy? đó chính là ý chí chiến đấu để giải phóng miền nam, là tình yêu nước nồng nhiệt ở tuổi trẻ thời chống Mỹ ( chỉ cần trong xe có 1 trái tim)
 
A

anh_anh_1321

Bếp lửa - Bằng Việt

pic này hay mà chưa chắc mọi ng` đã bik nên post lên cho nó rôm :D

Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ BV trong trẻo, mượt mà thường khai thác những kỉ niệm của tuổi thơ và ước mơ của tuổi trẻ. Bài thơ Bếp lửae đc BV sáng tác vào năm 1963, khi tác giả là sinh viên đang du học ở Liên Xô.
Đầu tiên, hình ảnh “Bếp lửa” đã khơi nguồn nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả.
Nhà văn Êrenbua có viết: “tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất”. BV khi đi xa quê hương nhớ về quê hương của mình bắt đầu bằng hình ảnh Bếp lửa.
Bếp lửa là một hình ảnh thần quen ở mỗi làng quê VN. Tuổi thơ của tác giả luôn gắn với hình ảnh thân thương “Bếp lửa”:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”
Điệp ngữ “một bếp lửa” đc láy đi láy lại ở đầu mỗi câu thơ. Từ láy “chờn vờn, ấp iu” đã làm hiện lên trước mắt người đọc một bếp lửa bập bùng khi ẩn khi hiện trong sương sớm. Bếp lửa nồng nàn, ấm áp hương vị quê nhà. Trong hình ảnh Bếp lửa có bàn tay kiên nhẫn khéo léo của người nhóm lửa. Tất cả đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về một miền quê – nơi ấy có bà và bếp lửa.
Hình ảnh tiếp theo là những dòng hồi tưởng của tác giả.
Kỉ niệm tuổi thơ ngày nào lại ùa về trong trái tim BV. Trong cuộc đời của mỗi con người, kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ thân thương và chứa chan tình nghĩa. Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn nỗi nhớ để BV nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ.
Tuổi thơ của tác giả đã quen mùi khói. Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945:
“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
Giọng thơ cậm rãi ngậm ngùi, xót xa về những năm tháng gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. Có lẽ những năm tháng khổ đau của quê hương tác giả đã trở thành nỗi ám ảnh, thành những kỉ niệm buồn, xót xa suốt cuộc đời tác giả: “Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay”
Tuổi thơ của tác giả cũng đầy ắp niềm vui và hạnh phúc khi được sống trong sự cưu mang, chăm sóc của bà:
“Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
Cặp từ “bà – cháu” luôn đi bên nhau thể hiện sự gắn bó khăng khít, hoà quyện của tình bà cháu. Bố mẹ bận đi công tác, cảnh nhà hoang vắng, quạnh hiu, thế mà cháu vẫn cứ lớn lên bởi lẽ cháu đã có bà. Tám năm ròng bà yêu thương, dỗ dành cháu, tập cho cháu tự lập để bố mẹ yên tâm công tác.
Trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu còn có âm vang của tiếng chim tu hú. Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè. Tiếng chim như dục dã, như khắc khoải một điều gì da diết lắm khiến cho lòng người trổi dậy những hoài niệm nhớ mong:
“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
… Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Những câu cảm thán, câu hỏi tu từ dồn dập gợi cảm xúc tha thiết. Tiếng chim tu hú đã trở thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ. Tiếng chim gợi tình cảnh vắng vẻ cô quạnh của hai bà cháu, tiếng chim nói hộ cháu niềm thương bà vất vả.
Trong dòng hồi tưởng của cháu, hình ảnh của bà thật đẹp.
Bà giàu tình yêu thương: tình yêu thương của bà thật bao la, ấm áp. Bà là chỗ dựa tinh thần cho con cháu, bà là người nhóm Bếp lửa ấp iu nồng đượm, Blửa của bà là Blửa của tình yêu. Trong bài thơ có đến 10 lần tác giả nhắc tới hình ảnh của bà – người phụ nữ VN tần tảo, nhẫn nại đầy tình yêu thương:
“Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm tình yêu thương khoai sắn ngọt bùi”
Giọng thơ bồi hồi, chưa chan cảm xúc đã gửi gắm biết bào tình bà ấm nóng.
Bà giàu đức hi sinh và giàu niềm tin. Trong những tháng ngày gian khổ nhất “giặc đốt nhà cháy tàn cháy rụi” bà vẫn vững một niềm tin vượt qua khó khăn, khốc liệt của chiến tranh để làm yên lòng người ra tiền tuyến. Bà cần mẫn kiên trì thắp lên ngọn lửa:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Như thế bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa. Nọng lửa của bà mang sự sống, mang niềm tin gửi đến các thế hệ nối tiếp. Những dòng hồi tưởng về bà được tác giả viết bằng giọng thơ tha thiết giàu cảm xúc vì vậy đã tạo nên những rung động trong lòng người đọc.
Tác giả còn nhớ về quê hương với hình ảnh Blửa (ý nghĩa của h/ả BL)
Bếp lửa là hình ảnh kì lạ và thiêng liêng, phải chẳng vì lẽ ấy mà tác giả đã thốt lên:
“Ôi kì là và thiêng liêng – bếp lửa!”
Vậy điều gì đã làm nên sự kì là và thiêng liêng ấy?
·Hình ảnh Blửa khơi nguồn nỗi nhớ
·Hình ảnh Blửa nhắc tác giả nhớ đến những kỉ niệm tuổi thơ
·Vẻ đẹp kì là và thiêng liêng của BL chính ở hơi ấm, tình yêu thương của người nhóm lửa đem đến
·Nhưng có lẽ kì là và thiêng liêng nhất chính bếp lửa nhỏ bé đơn sơ ngày nào đã chắp cánh ước mơ cho tác giả bay cao, bay xa đến những chân trời rộng mở:
“ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”
Đứa cháu năm xưa giờ đã lớn khôn nhưng vẫn không quên ngọn lửa của bà, không quên tấm lòng đùm bọc, ấp iu của bà. Ngọn lửa ấy đã nâng bước chái trên suốt chặng đường dài
Hình ảnh BL là hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, mang tính biể tượng, chứa đựng nhiều ý nghĩa triết lí sâu sắc.
 
A

anh_anh_1321

Con cò - Chế Lan Viên

Chế Lan Viên, người con của quê hương Quảng Trị. Trước cách mạng, ông là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Sau cách mạng, ông có nhiều tìm tòi sáng tạo trong sáng tác và đã có những tập thơ gây tiếng vang trong lòng bạn đọc. Các tác phẩm thơ của Chế Lan Viên thường viết về những đề tài bình dị trong cuộc sống với phong cách giản dị sâu sắc mà triết lí. Bài thơ con cò được sáng tác vào năm 1962 – là một trong những bài thơ hay của CLV.
Đầu tiên, bài thơ nói lên ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi con người.
Suốt cả bài thơ, tác giả đã mượn hình ảnh con cò để tạo thành những khúc ru, lời ru. Con cò là hình ảnh quen thuộc trên đồng quê Việt Nam. Và từ những cánh đồng quê thân thương đó, cò đã bay vào lời ru của mẹ, đem đến cho lời ru âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng.
Lời ru của mẹ đến với chúng ta từ thuở ấu thơ, lúc tâm hồn ta còn vô thức:
“Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay”
Đong đưa theo nhịp ru của mẹ, con đi vào giấc ngủ êm đềm, vô tư, trong sáng. Lời mẹ ru nhẹ nhàng êm dịu. Trong lời ru ấy có dáng dấp một con cò nhỏ bé, mong manh
Lời ru của mẹ cho con giấc ngủ yên lành. Dù ấu thơ, con chưa hiểu được nội dung và ý nghĩa của lời ru nhưng con vẫn cảm thấy hạnh phúc bình yên khi được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào và dịu dàng đó:
“Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng!”
Lời ru của mẹ cho tuổi thơ ta cảm nhận được hình ảnh quê hương đất nước. Quê hương đất nước mình thật tươi đẹp, hiền hoà. Nơi ấy có những cánh đồng lúa bao la, có luỹ tre xanh hiền hoà, có những địa danh đã trở nên quen thuộc “ cổng Phủ, Đồng Đăng”.
Từ lời ru của mẹ, con cảm nhận được nỗi vất vả nhọc nhằn lam lũ của người nông dân. Khi cánh cò đậu xuống những trang thơ là bắt đầu liên tưởng cánh cò xót xa tr ong quá khứ. Câu ca dao ngày nào lại ùa về”
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Đoạn thơ khép lại bằng một hình ảnh đẹp, thanh bình của cuộc sống. Thật hạnh phcus cho con vì tất cả những nhọc nhằn mẹ đã gánh hết rồi. Và con chỉ cảm nhận hương vị ngọt ngào của cuộc sống hôm nay:
“Trong lời ru của mẹ ấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.”
Cả đoạn thơ có ngôn ngữ giản dị, nhẹ nhàng, tha thiết. Nhịp thơ lúc ngắn, lúc dài, lúc giàn trải mênh mông. Hình ảnh con cò đã trở thành điệp ngữ láy đi láy lại trong đoạn thơ. Phần cuối của đoạn thơ có ngôn ngữ lắng đọng, bâng khuâng, day dứt.

Theo năm tháng, chúng ta lớn lên, lời ru vẫn theo mãi chúng ta trên suốt cuộc hành trình.lúc này có thể lời ru không hiện lên bằng những âm thanh cụ thể mà lời ru đã trở thành máu thịt nuôi dưỡng tâm hồn ta.
Lời ru nâng bước con trên đường tới lớp
“Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.”
Lời ru, cánh cò đã khơi nguồn cảm hứng để con sáng tạo. Chính lời ru của mẹ năm nào đã mở rộng tâm hồn con, trái tim con. Hôm nay con muốn được trở thành thi sĩ để viết nên những lời thơ đẹp ca ngợi quê hương, đất nước mình:
“Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…”
Lời ru của mẹ cho chúng ta ước mơ, cho chúng ta khát vọng, cho chúng ta hướng đến cái chân, cái thiện, mỹ.
Lời ru bền bỉ thấm sâu trong suốt cuộc đời con người. Đoạn cuối bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru. Lời ru bình dị mà đem đến cho chúng ta cả cuộc đời: “Cuộ đời vỗ cánh qua nôi”. Từ lời ru “cả sắc trời đến hát quanh nôi”. Ôi thật kì diệu lời ru của mẹ – lời ru chưa đựng chân lí giản đơn:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
(Nguyễn Duy)
Các khổ thơ có âm hưởng nhẹ nhàng ta thiết nhịp thơ vẫn ngắn, dài, dàn trải. Những câu cảm thán cùng với phép điệp ngữ được sử dụng dồn dập tạo nên những khúc ru, lời ru dạt dào sâu lắng. Nặc dù được viết với thể tự do nhưng âm điệu lục bát vẫn là nốt nhấn toả khắp các vần thơ. Hình ảnh thơ đẹp, mang tính thẩm mĩ, gợi nhiều liên tưởng.

Qua bài thơ, chúng ta còn thấy được tấm lòng người mẹ.
Bài thơ không thể hiện một cách trực tiếp tấm lòng của mẹ dành cho con mà chúng ta cảm nhận tấm lòng bao la của mẹ qua hình ảnh con cò và lời ru. Như thế hình ảnh con cò chính là biểu trưng cho tấm lòng của mẹ.
Mẹ dành cho con tất cả tình yêu thương. Mẹ vất vả nhọc nhằn để nuôi con khôn lớn thành người. Nếu trong lời ru không có tình thương của mẹ thì lời ru ấy đâu còn ý nghĩa.
Tình thương của mẹ luôn theo con suốt cả cuộc đời:
Lúc con còn nhỏ mẹ ở bên nôi nâng niu, ru con vào giấc ngủ.
Khi con khôn lớn mẹ đưa con tới lớp.
Khi con trưởng thành, mẹ là nguồn cảm hướng để con sáng tạo và vững bước trên còn đường sự nghiệp. Tình thương của mẹ trải rộng bao la:
“Dù ơ gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Còn sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.”
Nhà thơ CLV đã thấu hiểu tấm lòng của mẹ và khái quát lại bằng những vần thơ giàu chất trí tuệ:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
Ôi! Kì diệu biết bao nhiêu tấm lòng của mẹ. Với mẹ, con dù lớn đến đâu cũng vẫn là bé nhỏ.

·[FONT=&quot] [/FONT]Còn có thể mở bài theo cách sau:
Trái tim người mẹ - kì quan đẹp đẽ và vĩ đại nhất. tình thương của mẹ dành cho con bao la như biển cả. tình thương ấy luôn gắn với những lời ru êm đềm tha thiết. đọc bài thơ “Con cò” của nhà thơ CLV – nhà thơ của quê hương Quảng Trị, chúng ta sẽ cảm nhận được tình yêu thương của mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi con người.
 
R

rebelteen9x

Năm nay e mới lên lớp 9 chưa được học qua về thể văn phaan tích văn bản. Đọc qua bài của chị e thấy hình như nội dung của bài văn phân tích tác phẩm chính là những gì giáo viên nói trên lớp khi giảng văn bản đó phải ko chị? Nếu mà zậy thì dễ rồi, chỉ cần nghe cô giảng ko sót từ nào là được :)
 
T

tribinhon101

hay lam" tui dang can gap" .... ai co" post len gium` cam~ on nhiu` do" !


-----------Chú ý sử dụng tiếng việt có dấu---------
 
Last edited by a moderator:
S

s0cbay_kut3

hay lam" tui dang can gap" .... ai co" post len gium` cam~ on nhiu` do" !

Bạn bài phân tích tác phẩm nào vậy?


Năm nay e mới lên lớp 9 chưa được học qua về thể văn phaan tích văn bản. Đọc qua bài của chị e thấy hình như nội dung của bài văn phân tích tác phẩm chính là những gì giáo viên nói trên lớp khi giảng văn bản đó phải ko chị? Nếu mà zậy thì dễ rồi, chỉ cần nghe cô giảng ko sót từ nào là được

Uk đúng rồi, cốt yếu vẫn là nghe kĩ bài giảng trên lớp của cô. Nhưng cũng phải biết biến bài giảng của cô trở thành bài làm của mình nữa
Rèn kĩ năng viết bằng cách tự lập ý, trong bài làm nên có thêm các đánh giá, cảm nhận và bình luận khách quan của mình.....
 
Top Bottom