Toán 9 Ôn thi tuyển sinh môn Toán lớp 10 năm 2020

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời mở đầu

Năm 2020 này có lẽ là năm khắc nghiệt nhất đối lứa học sinh 2k5, khi sự bùng phát của dịch COVID-19 cộng thêm cái nắng nóng xấp xỉ 40 độ C của mùa hè đã khiến cho việc ôn tập thi tuyển sinh gặp không ít khó khăn :(
Trong hoàn cảnh đó, nhằm tạo điều kiện cho các bạn ôn thi tuyển sinh, box Toán của diendan.hocmai.vn quyết định lập topic Ôn thi tuyển sinh lớp 10 năm 2020 này để tạo thêm một nơi để các bạn có thể ôn tập song song với việc học trên lớp hay học trên truyền hình.
Rất mong các bạn hưởng ứng nồng nhiệt để ban quản trị box có thêm động lực để đồng hành cùng các bạn đến cuối mùa thi! :D

Cách sử dụng topic

Bọn mình sẽ post lý thuyết kèm bài tập của một số chuyên đề (mục lục sẽ được cập nhật liên tục). Sau đó bạn có thể làm bài tập và post vào đây. Chỉ như thế thôi là bạn đã đóng góp được cho topic rồi đấy :)
Quy định topic như sau:
  • Đọc kỹ lý thuyết trước khi đặt câu hỏi.
  • Hạn chế spam, chia nhỏ bài (nếu không cần thiết thì hãy sửa bài viết để chèn thêm nội dung).
  • Ưu tiên lời giải trình bày sạch sẽ, rõ ràng bằng $\LaTeX$. Nếu không thì hãy viết lời giải ra giấy rồi chụp hình, xoay ảnh đúng chiều rồi đăng vào topic.
Bạn cũng có thể tham khảo các topic những năm trước ở đây:
Nếu bạn muốn viết bài cho topic, hãy nhắn tin cho mình nhé! Mọi đóng góp sẽ luôn được nồng nhiệt chào đón :D

Mục lục (đang cập nhật)

Dưới đây là một số nội dung mà topic sẽ viết về:
Các bạn hãy đón chờ nhé!
 
Last edited:

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,478
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
1. Biến đổi, rút gọn biểu thức.
Đây là phần bài tập có thể nói là "cho điểm" nhưng nếu lớ ngớ thì phần "cho điểm" sẽ thành "mất điểm" nhé. Cho nên bạn phải nắm vững kiến thức cơ bản của phần này.
+ Các hằng đẳng thức : [tex]a^2-b^2=(a-b)(a+b),a^3+b^3=(a+b)(a^2-ab+b^2),a^3-b^3=(a-b)(a^2+ab+b^2)[/tex]
Nhưng, không phải lúc nào đề cũng cho biểu thức dạng đơn giản như thế, mà là những kiểu [tex]x\sqrt{x}-y\sqrt{y},x\sqrt{x}-m^3(m là tham số),x-n(x \geq 0),...[/tex] Khi đó bạn nên nháp như sau:
Đặt [tex]\sqrt{x}=a,\sqrt{y}=b[/tex] [tex]\Rightarrow x\sqrt{x}-y\sqrt{y}=a^3-b^3,x\sqrt{x}-m^2=a^3-m^3,x-n=a^2-(\sqrt{n})^2,...[/tex]
+ 1 lỗi cũng dễ mất điểm là khi đề chưa có điều kiện thì các bạn vẫn rút gọn bình thường. Những lúc đó bạn nên tìm điều kiện thật đầy đủ(nếu có 1 điều kiện dạng BPT bậc 2 có nghiệm vô tỉ thì bạn nên giữ nguyên).
+ Ở phần tìm giá trị của biến để thỏa mãn đề bài, các bạn cũng đừng quên đối chiếu ĐKXĐ nhé. Nếu thiếu phần này các bạn sẽ mất từ 0,25 tới 0,5 điểm, mà các bạn cũng biết là những con điểm này vô cùng quý giá, nhất là đối với những bạn thi Chuyên.
+ Với những bài tìm giá trị biến để thỏa mãn BPT như [imath]A > \frac{1}{2}[/imath] thì bạn không nên làm theo cách nhân chéo. Bởi vì nếu như mẫu số của biểu thức chưa khẳng định được dấu thì sẽ dễ thiếu giá trị. Bạn nên biến đổi theo cách [imath]A-\frac{1}{2} > 0[/imath] rồi thực hiện phép tính [imath]A-\frac{1}{2}[/imath] mới giải BPT nhé.
Trên đây là 1 số lưu ý nhỏ mà mình biết, và phần bài tập sẽ có trong thời gian sớm để các bạn luyện tập nhé.:rongcon42:rongcon44
À mà các bạn đừng quên tag những bạn bè của mình, những bạn đang chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh nhé. :Tonton16:rongcon9
 
Last edited:

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
Em xin phép tag ở đây nha @phamkimcu0ng , @hoa du , @temotojirimo12 , @Tống Huy , @Asuna Yuuki , @Khánh Ngô Nam , @... (nếu phiền mọi người quá thì mọi người lướt qua nhé nhưng mong cả nhà cùng ủng hộ topic :), thật sự đấy)
P/s: Em không dám nói trước nhưng em sẽ ủng hộ topic hết mình trong khoảng thời gian cho phép và rất mong Sơn cũng như anh không drop topic vì lượt tương tác quá ít đi, đặc biệt là trong thời gian HMF như bây giờ :)
 

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,478
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
Bài tập: 1.Cho biểu thức [tex]A=(\frac{1}{\sqrt{x-1}}+\frac{1}{\sqrt{x+1}})^2.\frac{x^2-1}{2}-\sqrt{x^2-1}[/tex]
a) Tìm điều kiện xác định
b) Rút gọn biểu thức
2. Cho biểu thức [tex]A=(\frac{a\sqrt{a}-1}{a-\sqrt{a}}-\frac{a\sqrt{a}+1}{a+\sqrt{a}}):\frac{a+2}{a-2}[/tex]
a) Rút gọn biểu thức
b) Tìm a nguyên để A nguyên
3. Cho biểu thức [tex]A=(\frac{2\sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}+\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}-\frac{3x+3}{x-9}):\frac{2\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+3}[/tex]
a) Rút gọn x
b) Tìm x để A nguyên.
 

Nguyễn Quế Sơn

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng năm 2019
413
474
76
19
Nghệ An
Trường THCS BL
Bài tập: 1.Cho biểu thức [tex]A=(\frac{1}{\sqrt{x-1}}+\frac{1}{\sqrt{x+1}})^2.\frac{x^2-1}{2}-\sqrt{x^2-1}[/tex]
a) Tìm điều kiện xác định
b) Rút gọn biểu thức
2. Cho biểu thức [tex]A=(\frac{a\sqrt{a}-1}{a-\sqrt{a}}-\frac{a\sqrt{a}+1}{a+\sqrt{a}}):\frac{a+2}{a-2}[/tex]
a) Rút gọn biểu thức
b) Tìm a nguyên để A nguyên
3. Cho biểu thức [tex]A=(\frac{2\sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}+\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}-\frac{3x+3}{x-9}):\frac{2\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+3}[/tex]
a) Rút gọn x
b) Tìm x để A nguyên.
1. a, Đk: x>1
b,[tex]\frac{2x+2\sqrt{x^{2}-1}}{x^{2}-1}.\frac{x^{2}-1}{2}-\sqrt{x^{2}-1}=x[/tex]
2. Đk: [tex]a>0;a\neq 1;a\neq 2[/tex]
a, [tex]A=[\frac{(\sqrt{a}-1)(a+\sqrt{a}+1)}{\sqrt{a}(\sqrt{a}-1)}-\frac{(\sqrt{a}+1)(a-\sqrt{a}+1)}{\sqrt{a}(\sqrt{a}+1)}].\frac{a-2}{a+2}=2-\frac{8}{a+2}[/tex]
b, A nguyên $=>$ [tex]\frac{8}{a+2}[/tex] nguyên $=>$ [tex]a+2[/tex] thuộc Ư(8)={1,2,8)....
Câu 3 hình như sai đề
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
1.
a) ĐKXĐ: x>1
b)
A=[tex](\frac{1}{\sqrt{x-1}}+\frac{1}{\sqrt{x+1}})^{2}.\frac{x^{2}-1}{2}-\sqrt{x^{2}-1}[/tex]
=[tex]\frac{(\sqrt{x+1}+\sqrt{x-1})^{2}}{[(\sqrt{x+1})(\sqrt{x-1})]^{2}}.\frac{x^{2}-1}{2}-\sqrt{x^{2}-1}[/tex]
=[tex]\frac{x+1+2\sqrt{x+1}.\sqrt{x-1}+x-1}{x^{2}-1}.\frac{x^{2}-1}{2}-\sqrt{x^{2}-1}[/tex]
=[tex]\frac{2x+2\sqrt{x^{2}-1}}{x^{2}-1}.\frac{x^{2}-1}{2}-\sqrt{x^{2}-1}[/tex]
=[tex]x+\sqrt{x^{2}-1}-\sqrt{x^{2}-1}[/tex]
=x
2.
a) ĐKXĐ: a>2
A=[tex](\frac{a\sqrt{a}-1}{\sqrt{a}(\sqrt{a}-1)}-\frac{a\sqrt{a}+1}{\sqrt{a}(\sqrt{a}-1)}):\frac{a+2}{a-2}[/tex]
=[tex](\frac{(\sqrt{a}-1)(a+\sqrt{a}+1)}{\sqrt{a}(\sqrt{a}-1)}-\frac{(\sqrt{a}+1)(a-\sqrt{a}+1)}{\sqrt{a}(\sqrt{a}-1)}).\frac{a-2}{a+2}[/tex]
=[tex]\frac{a+\sqrt{a}+1-a+\sqrt{a}-1}{\sqrt{a}}.\frac{a-2}{a+2}[/tex]
=[tex]\frac{2\sqrt{a}}{\sqrt{a}}.\frac{a-2}{a+2}[/tex]
=[tex]\frac{2a-4}{a+2}[/tex]
=[tex]\frac{2a+4-8}{a+2}[/tex]
=[tex]\frac{2(a+2)-8}{a+2}[/tex]
=[tex]2-\frac{8}{a+2}[/tex]
b) Để A nguyên thì [tex]\frac{8}{a+2} \epsilon Z[/tex]
Để [tex]\frac{8}{a+2} \epsilon Z[/tex] thì a+2[tex]\epsilon[/tex] Ư {8}
hay a+2 [tex]\epsilon[/tex] {8;-8;4;-4;2;-2;1;-1}
a [tex]\epsilon[/tex] {6;-10;2;-6;0;-4;-1;-3}
Theo ĐKXĐ => a=6
3.
a)
A=[tex](\frac{2\sqrt{x}}{x+3}+\frac{^{\sqrt{x}}}{\sqrt{x}-3}-\frac{3x+3}{x-9}):\frac{2\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+3}[/tex]
=[tex]\frac{2\sqrt{x}(\sqrt{x}-3)+\sqrt{x}(\sqrt{x}+3)-(3x+3)}{x-9}.\frac{\sqrt{x}+3}{2\sqrt{x}-2}[/tex]
=[tex]\frac{2x-6\sqrt{x}+x+3\sqrt{x}-3x-3}{x-9}.\frac{\sqrt{x}+3}{2\sqrt{x}-2}[/tex]
=[tex]\frac{-3\sqrt{x}-3}{(\sqrt{x}+3)(\sqrt{x}-3)}.\frac{\sqrt{x}+3}{2\sqrt{x}-2}[/tex]
=[tex]\frac{-3\sqrt{x}-3}{(\sqrt{x}-3)(2\sqrt{x}-2)}[/tex]
Tới đây tớ nghĩ là hết rồi :(, để tiếp tục câu b thì tớ nghĩ [tex]2\sqrt{x}-2[/tex] đổi thành [tex]2\sqrt{x}+2[/tex] mới làm được
 

TranPhuong27

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng ba 2020
539
681
106
19
Hải Dương
THCS Lê Thanh Nghị
Được sự đồng ý của @Mộc Nhãn, mình xin góp sức vài phần lý thuyết và bài tập nhé :D

Sau khi đã ôn tập xong phần "Biến đổ, rút gọn biểu thức", ta chuyển sang phần "Phương trình bậc 2 và Định lý Viete"

I. Lý thuyết:
- Phương trình bậc 2 một ẩn có dạng [TEX]ax^2+bx+c=0[/TEX] với [TEX]a[/TEX] khác [TEX]0[/TEX], [TEX]x[/TEX] là ẩn và [TEX]a,b,c[/TEX] là hằng số cho trước.
- Công thức nghiệm và công thức nghiệm thu gọn:
Với phương trình bậc 2 một ẩn [TEX]ax^2+bx+c=0[/TEX] ( [TEX]a[/TEX] khác [TEX]0[/TEX] ) và biệt thức [TEX]\Delta=b^2-4ca[/TEX], ta có:
+) [TEX]\Delta>0[/TEX] thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt: [tex]x_{1}=\frac{-b+\sqrt{\Delta}}{2a};x_{2}=\frac{-b-\sqrt{\Delta}}{2a}[/tex]
+) [TEX]\Delta=0[/TEX] thì phương trình có nghiệm kép [tex]x_{1}=x_{2}=\frac{-b}{2a}[/tex]
+) [TEX]\Delta<0[/TEX] thì phương trình vô nghiệm.
Lưu ý: Khi [TEX]a,c[/TEX] trái dấu thì phương trình luôn có nghiệm phân biệt.
Đối với công thức nghiệm thu gọn các bạn tự xem SGK nhé, có đầy đủ hết rồi :D
[TEX]\rightarrow[/TEX] Chú ý khi giải các dạng bài tập phương trình bậc 2 để không bị mất điểm: Luôn phải tìm điều kiện để phương trình có nghiệm / có nghiệm kép... ( tính [TEX]\Delta[/TEX] ) tùy theo yêu cầu đề bài.

- Định lý Viete và ứng dụng: Nếu [TEX]x_{1},x_{2}[/TEX] là nghiệm của phương trình [TEX]ax^2+bx+c=0[/TEX] ( [TEX]a[/TEX] khác [TEX]0[/TEX] ) thì ta luôn có:
[tex]\left\{\begin{matrix} x_{1}+x_{2}=\frac{-b}{a} & \\x_{1}x_{2}=\frac{c}{a} & \end{matrix}\right.[/tex]
Áp dụng nhẩm nghiệm:
+) [TEX]a+b+c=0 \Leftrightarrow x_{1}=1; x_{2}=\frac{c}{a}[/TEX]
+) [TEX]a-b+c=0 \Leftrightarrow x_{1}=-1; x_{2}=\frac{-c}{a} [/TEX]
Ứng dụng ( Định lý Viete đảo ): Nếu ta có [TEX]u+v=S, uv=P[/TEX] thì [TEX]u,v[/TEX] là nghiệm của phương trình [TEX]x^2-Sx+P=0[/TEX]
[TEX]\rightarrow[/TEX] Chú ý khi muốn áp dụng định lý Viete trước tiên ta phải tìm [TEX]\Delta[/TEX] và điều kiện có nghiệm của phương trình ( không là mất điểm không ai chịu :)) )

Vậy là xong phần Lý thuyết của "Phương trình bậc 2 và Định lý Viete". Bài tập mình sẽ gửi bên dưới sớm :D
 

TranPhuong27

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng ba 2020
539
681
106
19
Hải Dương
THCS Lê Thanh Nghị
II. Bài tập áp dụng "Phương trình bậc 2 và Định lý Viete":

Dạng 1: Giải phương trình.
a) [TEX]3x^2-4x+2=0[/TEX]
b) [TEX]\sqrt{2}x^2-2(\sqrt{3}-1)x-3\sqrt{2}=0[/TEX]
c) [TEX]x^2-2(\sqrt{3}-1)x-2\sqrt{3}=0[/TEX]
d) [TEX]x^4-13x^2+36=0; 2x^4-7x^2-4=0; x^4-5x^2+4=0[/TEX] ( phương trình trùng phương, phương pháp phải là đặt [TEX]x^2=t (t \geq 0) )[/TEX]

Dạng 2: Tìm x, y trong các trường hợp:
a) [TEX]x+y=17; xy=180[/TEX]
b) [TEX]x^2+y^2=61; xy=30[/TEX]
c) [TEX]x-y=5; xy=66[/TEX]
d) [TEX]x-y=6; xy=40[/TEX]

Dạng 3: ( quan trọng )
Bài 1: Cho phương trình [TEX]mx^2-2(m-1)x+m+1=0[/TEX] với [TEX]m[/TEX] là tham số.
a) Giải phương trình với [TEX]m=-2[/TEX]
b) Tìm [TEX]m[/TEX] để phương trình có 2 nghiệm phân biệt.
c) Tìm [TEX]m[/TEX] để phương trình có nghiệm kép.

Bài 2: Tìm [TEX]m[/TEX] để phương trình sau vô nghiệm: [TEX]mx^2+2xm^2+1=0[/TEX].

Bài 3: Cho phương trình [TEX]x^2+(m-1)x+5m-6=0[/TEX]
a) Tìm [TEX]m[/TEX] để phương trình có nghiệm [TEX]x=2[/TEX]. Tính nghiệm còn lại.
b) Tìm [TEX]m[/TEX] để phương trình có 2 nghiệm [TEX]x_{1}, x_{2}[/TEX] thỏa mãn [TEX]4x_{1}+3x_{2}=1[/TEX]

Chúc các bạn học tốt ^^ ( Rảnh mình sẽ bổ sung thêm :( Trên đây còn ít lắm á :> )
 

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,478
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
II. Bài tập áp dụng "Phương trình bậc 2 và Định lý Viete":

Dạng 1: Giải phương trình.
a) [TEX]3x^2-4x+2=0[/TEX]
b) [TEX]\sqrt{2}x^2-2(\sqrt{3}-1)x-3\sqrt{2}=0[/TEX]
c) [TEX]x^2-2(\sqrt{3}-1)x-2\sqrt{3}=0[/TEX]
d) [TEX]x^4-13x^2+36=0; 2x^4-7x^2-4=0; x^4-5x^2+4=0[/TEX] ( phương trình trùng phương, phương pháp phải là đặt [TEX]x^2=t (t \geq 0) )[/TEX]

Dạng 2: Tìm x, y trong các trường hợp:
a) [TEX]x+y=17; xy=180[/TEX]
b) [TEX]x^2+y^2=61; xy=30[/TEX]
c) [TEX]x-y=5; xy=66[/TEX]
d) [TEX]x-y=6; xy=40[/TEX]

Dạng 3: ( quan trọng )
Bài 1: Cho phương trình [TEX]mx^2-2(m-1)x+m+1=0[/TEX] với [TEX]m[/TEX] là tham số.
a) Giải phương trình với [TEX]m=-2[/TEX]
b) Tìm [TEX]m[/TEX] để phương trình có 2 nghiệm phân biệt.
c) Tìm [TEX]m[/TEX] để phương trình có nghiệm kép.

Bài 2: Tìm [TEX]m[/TEX] để phương trình sau vô nghiệm: [TEX]mx^2+2xm^2+1=0[/TEX].

Bài 3: Cho phương trình [TEX]x^2+(m-1)x+5m-6=0[/TEX]
a) Tìm [TEX]m[/TEX] để phương trình có nghiệm [TEX]x=2[/TEX]. Tính nghiệm còn lại.
b) Tìm [TEX]m[/TEX] để phương trình có 2 nghiệm [TEX]x_{1}, x_{2}[/TEX] thỏa mãn [TEX]4x_{1}+3x_{2}=1[/TEX]

Chúc các bạn học tốt ^^ ( Rảnh mình sẽ bổ sung thêm :( Trên đây còn ít lắm á :> )
Một số lưu ý đối với những bài tập của dạng 3.
- Với những phương trình có dạng ax^2+bx+c=0. Trình tự xử lí với những bài tìm tham số thỏa mãn điều kiện 2 nghiệm như sau:
1. Xét điều kiện tham số để a = 0.
2. Xét a khác 0. Tìm điều kiện tham số để phương trình có nghiệm.
3. Áp dụng định lí Vi-ét.
- Với những bài tập tìm tham số thỏa mãn 1 điều kiện bậc 1(VD 3.b)
Áp dụng định lí Vi-ét rồi giải hệ phương trình bậc nhất 1 ẩn( điều kiện [TEX]x_1+x_2[/TEX] và điều kiện đề cho)
Sau đó thế vào điều kiện [tex]x_1x_2[/tex] để tìm tham số.
- Với những bài tập tìm tham số thỏa mãn 1 điều kiện bậc 2.
Đừng quên rằng nếu [tex]x_1[/tex] là nghiệm của phương trình [tex]ax^2+bx+c=0[/tex] thì [tex]ax_1^2+bx_1+c=0[/tex]
Khi đó biến đổi được điều kiện đề cho thành điều kiện mà [tex]x_1,x_2[/tex] có vai tròn như nhau.
 

hoangthanhthanglong10@gmail.com

Học sinh
Thành viên
18 Tháng năm 2020
7
12
21
18
Thanh Hóa
Trường THCS Lê Quý Đôn
Bài 3:[tex]x^{2}+(m-1)x+5m-6=0[/tex] (1)
a) Để pt (1) có nghiệm [tex]x_{1}=2[/tex] thì:
[tex]2^{2}+2(m-1)+5m-6=0\Leftrightarrow 4+2m-2+5m-6=0\Leftrightarrow 7m-4=0\Leftrightarrow m=\frac{4}{7}[/tex]
Thay [tex]m=\frac{4}{7}[/tex] vào pt (1) ta có:
[tex]x^{2}-\frac{3}{7}x+\frac{22}{7}=0[/tex]
Theo định lý Vi-ét ta có:
[tex]x_{1}+x_{2}=\frac{3}{7}\Rightarrow x_{2}=\frac{3}{7}-x_{1}=\frac{3}{7}-2=\frac{-11}{7}[/tex]
b)[tex]\Delta=[-(m-1)]^{2}-4(5m-6)=m^{2}-2m+1-20m+24=m^{2}-22m+25=m^{2}-22m+121-96=(m-11)^{2}-96[/tex]
ĐK để pt (1) có nghiệm là: [tex]\Delta =(m-11)^{2}-96\geq0 \Leftrightarrow (m-11)^{2}\geq96\Leftrightarrow m-11\geq 4\sqrt{6}[/tex] hoặc [tex]m-11\leq-4\sqrt{6}[/tex]
[tex]\Rightarrow m\geq 11-4\sqrt{6}[/tex] hoặc [tex]m\leq11-4\sqrt{6}[/tex]
Theo định lý Vi-ét ta có:
[tex]\left\{\begin{matrix} x_{1}+x_{2}=-(m-1)=1-m (2)\\ x_{1}x_{2}=5m-6 (3) \end{matrix}\right.[/tex]
Ta có:[tex]4x_{1}+3x_{2}=1(4)[/tex]
Thay (2) vào (4):[tex]x_{1}+3-3m=1\Rightarrow x_{1}=3m-2[/tex](5)
Thay (5) vào (2): [tex]x_{2}+3m-2=1-m\Rightarrow x_{2}=3-4m(6)[/tex]
Thay (5) và (6) vào (3):[tex](3-4m)(3m-2)=5m-6\Leftrightarrow -(4m-3)(3m-2)=5m-6\Leftrightarrow -(12m^{2}-17m=6)=5m-6\Leftrightarrow 12m^{2}-17m+6+5m-6=0\Leftrightarrow 12m^{2}-12m=0\Leftrightarrow 12m(m-1)=0\Leftrightarrow m(m-1)=0[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] m=0 hoặc m-1=0[tex]\Rightarrow[/tex] m=0(tmđk) hoặc m=1(tmđk)
Vậy m=0 hoặc m=1

ĐK câu 3b là [tex]m\geq11+4\sqrt{6}[/tex] hoặc [tex]m\leq11-4\sqrt{6}[/tex] nhá.Mình ghi nhầm
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom