ÔN TẬP CÁC LOẠI PHẢN ỨNG CỦA HÓA HỮU CƠ

S

sonsi

Tác là tác dụng, nhân là nhân tố. Tác nhân là nhân tố tác dụng đến chất phản ứng.
 
P

phanhuuduy90

thế chất xúc tác có gọi là tác nhân không vậy cô?
em nghĩ chất xúc tác cũng là nhân tố tác dụng đến chất tham gia phản ứng.
 
H

hophuong

TUI NGHĨ KÔ PHẢI.TÁC NHÂN NHƯ CHỊ SONSI GIẢI THÍCH LÀ NÓ CÓ THAM GIA LUN PHẢN ỨNG. CÒN XÚC TÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHẢN ỨNG VÀ KÔ THAM GIA PHẢN ỨNG
 
S

sonsi

Xúc tác có tác dụng đến chất phản ứng chứ, nhưng không gọi là tác nhân vì kết quả cuối cùng của chất xúc tác là làm thay đổi tố độ phản ứng, không làm biến đổi chất phản ứng.
Tác nhân là một khái niệm dùng trong các phản ứng hóa Hữu cơ để chỉ các chất tham gia phản ứng nhưng là chất vô cơ.
Ví dụ: CH2=CH2 + HBr thì HBr là tác nhân phản ứng.
 
H

hangsn1

Theo mình , tác nhân bao gồm cả chất xúc tác . Bên cạnh đó còn cả điều kiện của phản ứng ( như nhiệt độ , áp suất ...) Còn xúc tác là chất dùng để tăng tốc độ phản ứng , ko tham gia phản ứng và ko mất đi trong quá trình phản ứng
 
H

hophuong

BẢN THÂN MỘT CHẤT KHI THAM GIA PHẢN ỨNG( CÓ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN SAU PHẢN ỨNG),THÌ NÓ KÔ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG, MÀ CÓ ĐI CHĂNG NỮA THÌ TUI NGHĨ CÙNG LẮM THÌ CHỈ LIÊN QUAN ĐẾN LIỀU LƯỢNG THÔI.
 
P

phanhuuduy90

các định nghĩa khác:
TÁC NHÂN KHỬ:
các chất có khả năng mất điện tử gây ra phản ứng khử. Hiđro (mới sinh), thiếc (II) clorua (SnCl2), sắt (II) sunfat (FeSO4), natri hỗn hống, kẽm bột... là những TNK thường dùng.
TÁC NHÂN OXI HOÁ:
các chất có khả năng nhận điện tử gây ra phản ứng oxi hoá. Kali pemanganat (KMnO4), clo (Cl2), oxi (O2), ozon (O3), axit nitric (HNO3) đậm đặc, axit sunfuric (H2SO4) đậm đặc, cường thuỷ... là những TNOH thường dùng
 
H

hophuong

CÓ 3 CÁCH
CÁCH 1:ANDEHYT + AgNO3 + NH3
CÁCH 2: ION PHỨC BẠC VÀ H2O
CÁCH 3 LÀ CÁCH KHỎE NHẤT: Ag2O
 
H

hophuong

CÁCH 1: R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O ---> R(COONH4)x + 2xNH4NO3 + 2xAg
CÁCH 2 : R(CHO)x + 2x(Ag(NH3)2)* + xH2O---> R(COO-)x + 3xNH4* + xNH3 + 2xAg
R(COO-): ION AXIT
CÁCH 3 : R(CHO)x + xAg2O---> R(COO)x + 2xAg
CẦN CHÚ Ý HCHO TƯƠNG ĐƯƠNG x=2
 
P

phanhuuduy90

Dạng toán:
R(CHO)z ------->2ZAg
ĐẶT T =nAg/n R(COOH)z=2Z
nếu T=2 thì ---->andehit đơn chức
nếu T=4 thì có bao nhiêu trường hợp xảy ra và nêu rõ mỗi trường hợp
 
H

hophuong

CÓ HAI TRƯƠNG HỢP:
TRƯỜNG HƠP 1: AND NHỊ CHỨC.
R(CHO)2--->4Ag
TRƯỜNG HỢP 2: HCHO
HCHO---> 4Ag
 
P

phanhuuduy90

Bài tập vận dụng:
Hỗn hợp hai ankanalX,Ycó tổng số mol là 0.25 mol .khi cho hõn hợp A này tác dụng với dung dịch AgNO3 trong nh3 dư có 86,4 g Ag kết tủa và khối lượng dung dịch AgNO3 giảm 77,5 g. Xvà Y là:
A.HCHO VÀ CH3CHO
B.HCHO VÀ (COOH)2
C CH3CHO VÀ (COOH)2
D.CH2=CHCHO VÀ HCHO
Đáp án:A
đã có lời giải, mời các bạn vào tham khảo
 
P

phanhuuduy90

câu tiếp theo:
HCOOH , NH4OCHO,CH3OCHO có bị oxi hóa bởi các tác nhân AgNO3/NH3,O2,KMnO4vvv. như một ANDEHIT không?vì sao?
nếu có viết phương trình phản ứng minh họa:
hcooh_spin.gif

HCOOH
chưa có lời giải mong các bạn đóng góp
 
H

hophuong

NH4OCHO,CH3OCHO HAI CHẤT NÀY CÓ NHÓM FOMYL NÊN CÓ THỂ THAM GIA PHẢN ỨNG OXH. CỤ THỂ LÀ TRÁNG GƯƠNG. CÒN HCOOH TUY LA AXIT CACBOXYLIC NO ĐƠN CHỨC NHƯNG DO GỐC HYDROCACBON CHỈ LÀ 1 HIDRO LIÊN KẾT VỚI -C=O Ở GỐC CHỨC TAO THÀNH MỘT NHÓM FOMYL. CÓ THỂ THAM GIA PHẢN ỨNG TRÁNG GƯƠNG.
 
S

soosdden

phanhuuduy90 said:
Hỗn hợp hai ankanalX,Ycó tổng số mol là 0.25 mol .khi cho hõn hợp A này tác dụng với dung dịch AgNO3 trong nh3 dư có 86,4 g Ag kết tủa và khối lượng dung dịch AgNO3 giảm 77,5 g. Xvà Y là:
A.HCHO VÀ CH3CHO
B.HCHO VÀ (COOH)2
C CH3CHO VÀ (COOH)2
D.CH2=CHCHO VÀ HCHO
Đáp án:A
mọi người post lời giải để cùng tham khảo được không?
bảo toàn khối lượng ---> m andehit = 8,9 --> khối lượng trung bình là 35,6 ---> 1 chất là HCHO
số mol Ag = 0,8 ----> chất còn lại là andehit 1 chức
hệ phương trình :
x+y=0,25
4x+2y=0,8
---> x= 0,15 , y= 0,1 ---> chất còn lại = 44---> CH3CHO
:D
 
Top Bottom