•..¤Chuyên đề : Phương pháp Giải Các dạng bài tập¤..•

N

nguyenminhduc2525

mình nghỉ mấy bài này cũng tương đối nói chung cách giải
Câu 1: lập hệ pt ---> gải ra
Câu 2: cũng lập hệ phương trình
...........V_HCL= mdd/d(phải tính khối lương chất tan rổi dùng dữ kiện C% tính ra khối lượng dd)
lưu ý : giải bài bảng ra nhé ( hok co làm cách đó đâu giải bài bảng đi bạn nhé )
 
T

tomandjerry789

II) Vận dụng :
1) Hoà tan hoàn toàn 11.9g hỗn hợp kim loại Al và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 8.96 lít H2(dktc)
a) Xác định thành phần % về khối lượng của nhôm và kẽm trong hỗn hợp
b) tính thể tích dung dịch H2SO4 0.5M đề hoà tan hoàn toàn hỗn hợp trên
bai 2 : Hoà tan 5.5g hỗn hợp gồm Al và Fe bằng dung dịch HCl 14.6% ( d=1.08g/ml) thu được 4.48 lít khi H2 thoát ra (dktc).
a) tính %về khối lượng mỗi kim loại
b) tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu phải dùng.
c) tính CT các muối có trong dung dịch sau phản ứng
1. Gọi số mol Al và Zn là x, y.
$n_{H_2}=\frac{8,96}{22,4}=0,4 (mol)$
Các PTHH xảy ra:
$2Al + 3H_2SO_4 \rightarrow Al_2(SO_4)_3 + 3H_2 \\x-------------1,5x \\ Zn + H_2SO_4 \rightarrow ZnSO_4 + H_2 \\ y-----------y$
Ta có hệ pt:
$\left\{\begin{matrix}
27x + 65y = 11,9\\
1,5x + y = 0,4
\end{matrix}\right.$
Giải hệ ta được: x= 0,2; y= 0,1
$m_{Al}=0,2.27=5,4(g)$
[TEX]%m_{Al}=\frac{5,4.100%}{11,9}45,38% \\ %m_{Zn}=100%-45,38%=54,62%[/TEX]
 
N

nguyenminhduc2525

cách trình bày + đáp án đúng ! Sáng tác đề tí nhé ( tự tạo )
bài 2 : chưa người làm nhé
bài 3 : cho 8.8g X gồm Mg và Cu vào dung dịch axit HCl loãng thu được 2.24l H2 (dktc) . tính % về khối lượng của các chất trong X
bài 4 : hòa tan hoàn toàn 12.8g kim loại M ( có hóa trị n ) vào 500ml dung dịch HNO3 1.6M đặc sau phản ứng thu được 2.24 lít khí Y ( dktc) . tìm M và Y.
 
C

caoson8a


II) Vận dụng :

bai 2 : Hoà tan 5.5g hỗn hợp gồm Al và Fe bằng dung dịch HCl 14.6% ( d=1.08g/ml) thu được 4.48 lít khi H2 thoát ra (dktc).
a) tính %về khối lượng mỗi kim loại
b) tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu phải dùng.
c) tính CT các muối có trong dung dịch sau phản ứng
Giải:
n[TEX]H_2[/TEX]=4,48:22,4=0,2 (mol). Gọi số mol Al là x mol , Fe là y mol .
--> mAl=27x;mFe=56y(g)
PTHH: 2Al+6HCl-->2Al[TEX]Cl_3[/TEX]+3[TEX]H_2[/TEX]
------xmol------------------------------3/2xmol
Fe+2 HCl-->[TEX]FeCl_2[/TEX]+[TEX]H_2[/TEX]
ymol------------------------------ymol
Ta có hệ phương trình sau :
--27x+56y=5,5
{
---3/2x+y=0,2mol

Giải hệ phương trình trên ta có : x=0,1;y=0,05 mol
-->mAl=27.0,1=2,7 g
mFe=56.0,05=2,8 g

-->%Al=2,7:5,5.100%=49,09%
-->%Fe=100%-49,9%=50,91%
b)
Theo pthh 1:nHCl=3nAl=0,1.3=0,3mol-->mHCl(1)=10,95g
Theo PtHH 2:nHCl=2nFe=0,05.2=0,1mol-->mHCl(2)=3,65g

-->mHCl=mHCl(1)+mHCl(2)=10,95+3,65=14,6g
VHCl=mHCl/dHCl=14,6:1,08=13,518 ml
VddHCl=13,581.100:14,6=93,02(ml)
c)
CT là gì tớ ko hiểu ??
 
N

nguyenminhduc2525

CT là gì tớ ko hiểu ??
C% đó mình ghi nhầm !!
còn 2 bài tồn kho nhé nhanh các bạn !!!!!!
 
T

tieuquanchua

3.
n H2 = 0,1 (mol)
PTHH :
Mg + 2 HCl---------> MgCl2 + H2
0,1_____________________0,1 mol
----> m Mg = 0,1 . 24 = 2,4 (g)---> % m Mg = (2,4 / 8,8 ) . 100 = 27,27%
---> m Cu = 8,8 - 2,4 = 6,4 (g) ----> % m Cu = ( 6,4 / 8,8 ) . 100 = 72,73 %
 
N

nguyenminhduc2525

_______________Bài tập về oxit kim loại phản ứng với axit___________
* phương pháp
_ tính số mol chất đã cho
_ nếu oxit chưa biết Công thức thì đặt CTHH oxit của các nguyên tố hóa trị I , II , IIi ứng với các CTHH oxít là M2O . MO , M2O3 .........
_ dựa vào phương trình phản ứng lập tỉ lệ , tỉ số .... và tính toán
II) bài tập vận dụng
1) Hòa tan 16g oxit kim loại hóa trị III cần 300ml dung dịch HCL 2M .
a) xác định CTHH của oxit
b) tính khối lượng muối sau phản ứng .
2) hoà tan hoàn toàn 11.52g hỗn hợp gồm Al2O3 và CaO cần 200ml dung dịch H2SO4 1.5M.
a) tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu .
b) hãy tính khối lượng dung dịch HCl 15% đề hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên dùng để thay dung dịch H2SO4
bên kia tồn kho bài 4 nhé :
 
K

kute_monkey_98

1) Hòa tan 16g oxit kim loại hóa trị III cần 300ml dung dịch HCL 2M .
a) xác định CTHH của oxit
b) tính khối lượng muối sau phản ứng .

Gọi kim loại hóa trị III là A , khối lượng mol của A là X ( gam)
\Rightarrow Công thức oxit là [TEX]A_2O_3[/TEX]

\Rightarrow [TEX]n_{A_2O_3}[/TEX] = 16/(2X+48) (mol)
Đổi 300 ml = 0,3 lít
\Rightarrow [TEX]n_{HCl} = 0,3 . 2 = 0,6 [/TEX] (mol)
Ta có phương trình phản ứng :

[TEX]A_2O_3 + 6HCl \to \ 2ACl_3 + 3H_2O[/TEX]
16/(2X+48) -----0,6----------------------------------------(mol)

\Rightarrow 16/(2X+48) .6 = 0,6
\Rightarrow X = 56
Kim loại A có hoái trị III , khối lượng mol là 56 \Rightarrow A là Sắt : Fe
Vậy công thức của oxit là : [TEX]Fe_2O_3 [/TEX]

b) [TEX]n_{Fe_2O_3} = 16: 160 = 0,1[/TEX] (mol)

[TEX]Fe_2O_3 + 6HCl \to \ 2FeCl_3 + 3H_2O[/TEX]
0,1---------------------------0,1-------------------(mol)

\Rightarrow [TEX]m_{FeCl_3} = 0,1 . 162, 5 = 16,25 (g)[/TEX]
 
T

tieuquanchua

Câu 2 :
n H2SO4 = 0,3 (mol)
PTHH : gọi x là số mol của Al2O3 , y là số mol của CaO
Al2O3 + 3 H2SO4 ------> Al2(SO4)3 + 3H2O
x________3x mol
CaO + H2SO4 ------> CaSO4 + H2O
y________y mol
theo đề bài ta có :
102x + 56y = 11,52
3x + y = 0,3
-----> x = 0,08
y = 0,06
---> m Al2O3 = 0,08 . 102 = 8,16(g)
---> m CaO = 0,06 . 56 = 3,36 (g)
PTHH:
Al2O3 + 6 HCl -----> 2AlCl3 + 3 H2O
0,08_____0,48mol
CaO + 2HCl -------> CaCl2 + H2O
0,06___0,12mol
---> tổng số mol của HCl = 0,48 + 0,12 = 0,6 (mol)
---> m HCl = (3650 . 0,6 ) / 15 = 146 (g)
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

_______________________Bài tập về axit phản ứng với bazo___________________
* Phương pháp :
_ số số mol chất đã cho .
_ viết phương trình phản ứng
_ dựa vào phương trình phản ứng lập tỉ lệ , tỉ số ... và tính toán
II) bài tập vận dụng
1) Trung hoà 1 lít dung dịch axit H2SO4 0.75M bằng dung dịch KOH 25%
a) tính khối lượng dung dịch KOH đã dùng
b) nếu trung hoà lượng dung dịch axit H2SO4 trên bằng dung dịch NaOh 15% có khối lượng riêng là 1.05g/ml . tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng
2) A là dung dịch HCL và B là dung dịch NaOH . người ta làm các thí nghiệm sau :
_ thí nghiệm 1 : đổ 150ml dung dịch A vào 100ml dung dịch B được một dung dịch có tính kiềm với nồng độ 0.1M.
_ thí nghiệm 2 : đổ 350ml dung dịch A vào 150ml dung dịch B được một dung dịch có tính axit với nồng độ 0.05M
Biết rằng khi pha trộn thể tích dung dịch không thay đổi , tính nồng độ của A và B
P/s : Các bạn làm nhanh chúng ta tăng tốc 1 ngày 1 dạng , mong là các bạn có thể bỏ ít thời gian để làm , thơi gian 1 ngày nhé hok xong cũng chuyển dạng , dạo này píc trì trễ nhiều rồi !!
 
T

tomandjerry789


II) bài tập vận dụng
1) Trung hoà 1 lít dung dịch axit H2SO4 0.75M bằng dung dịch KOH 25%
a) tính khối lượng dung dịch KOH đã dùng
b) nếu trung hoà lượng dung dịch axit H2SO4 trên bằng dung dịch NaOh 15% có khối lượng riêng là 1.05g/ml . tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng
2) A là dung dịch HCL và B là dung dịch NaOH . người ta làm các thí nghiệm sau :
_ thí nghiệm 1 : đổ 150ml dung dịch A vào 100ml dung dịch B được một dung dịch có tính kiềm với nồng độ 0.1M.
_ thí nghiệm 2 : đổ 350ml dung dịch A vào 150ml dung dịch B được một dung dịch có tính axit với nồng độ 0.05M
Biết rằng khi pha trộn thể tích dung dịch không thay đổi , tính nồng độ của A và B
P/s : Các bạn làm nhanh chúng ta tăng tốc 1 ngày 1 dạng , mong là các bạn có thể bỏ ít thời gian để làm , thơi gian 1 ngày nhé hok xong cũng chuyển dạng , dạo này píc trì trễ nhiều rồi !!

Bài 1:
a) $n_{H_2SO_4}=0,75 (mol)$
PTHH:
$2KOH + H_2SO_4 \rightarrow K_2SO_4 + 2H_2O \\ 1,5----0,75$
$m_{KOH}=1,5.56=84 (g) \\m_{dd\;KOH}=\frac{84.100}{25}=336 (g)$
b)
PTHH:
$2NaOH + H_2SO_4 \rightarrow Na_2SO_4 + 2H_2O \\ 1,5----0,75$
$m_{dd\;NaOH}=\frac{1,5.40.100}{15}=400(g)$

Bài 2:
Gọi a, b lần lượt là nồng độ mol của dd A và dd B.
+ TN1:
$n_{A}=0,15a (mol) \\ n_{B} = 0,1b (mol) \\ n_{B\;dư}=0,1.0,25=0,025 (mol)$
PTHH:
$NaOH + HCl \rightarrow NaCl + H_2O \\ 0,15a--0,15a$
Ta có pt: $0,15a + 0,025=0,1b$ (a)
+ TN2:
$n_{A}=0,35a (mol) \\ n_{B}=0,15b (mol) \\ n_{A\;dư}=0,05.0,5=0,025 (mol)$
PTHH:
$NaOH + HCl \rightarrow NaCl + H_2O \\ 0,15b--0,15b$
Ta có pt: $0,15b + 0,025=0,35a$ (b)
Từ (a) và (b), ta có:
$\begin{cases} 0,15a + 0,025 = 0,1b \\ 0,15b + 0,025 = 0,35a \end{cases}$
Giải hệ, ta được: a= 0,5; b=1
 
N

nguyenminhduc2525

_____________________Dạng toán về muối phản ứng với axit____________________
*phương pháp
_ tính số mol chất đã cho .
_ viết phương trình phản ứng
_ dựa vào phương trình phảnu ng71 lập tỉ lệ , tỉ số .... và tính toán
II) bài tập vận dụng
Bài 1 : cho 200g dung dịch BaCl2 15.6% phản ứng với 150g dung dịch H2SO4 có khối lượng riêng là 1.2g/ml.
tính khối lượng chất kết tủa tạo thành
bài 2 : trộn 100ml dung dịch H2SO4 20% ( d= 1.14g/ml) với 400g dung dịch BaCl2 5.2%
a) tính khối lượng kết tủa
b) tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau khi tách bỏ kết tủa
 
T

tomandjerry789


II) bài tập vận dụng
Bài 1 : cho 200g dung dịch BaCl2 15.6% phản ứng với 150g dung dịch H2SO4 có khối lượng riêng là 1.2g/ml.
tính khối lượng chất kết tủa tạo thành
bài 2 : trộn 100ml dung dịch H2SO4 20% ( d= 1.14g/ml) với 400g dung dịch BaCl2 5.2%
a) tính khối lượng kết tủa
b) tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau khi tách bỏ kết tủa
Bài 1:
$m_{BaCl_2}=\frac{200.15,6}{100}=31,2 (g) \\ n_{BaCl_2}=\frac{31,2}{208}=0,15 (mol)$
PTHH:
$BaCl_2 + H_2SO_4 \rightarrow BaSO_4 + 2HCl \\ 0,15--------0,15$
$m_{BaSO_4}=0,15.233=34,95 (g)$

Bài 2:
a)
$m_{dd\;H_2SO_4}=1,14.100=114 (g) \\ m_{H_2SO_4}=\frac{114.20}{100}=22,8 (g) \\ n_{H_2SO_4}=\frac{22,8}{98}=0,232 (mol) \\ m_{BaCl_2}=\frac{400.5,2}{100}=20,8 (g) \\ n_{BaCl_2}=\frac{20,8}{208}=0,1 (mol)$
PTHH:
$BaCl_2 + H_2SO_4 \rightarrow BaSO_4 + 2HCl \\ 0,1---0,1---0,1---0,2$
Ta có tỉ lệ:
$\frac{n_{H_2SO_4}}{1}=0,232 > \frac{n_{BaCl_2}}{1}=0,1$
Suy ra: $H_2SO_4$ dư.
$m_{BaSO_4}=0,1.233=23,3 (g)$
b)
$n_{H_2SO_4\;dư}=0,232-0,1=0,132 (mol)$
C%$_{dd\;H_2SO_4\;dư}=\frac{0,132.98.100}{514}=2,52$%
C%$_{dd\;HCl}=\frac{0,2.36,5.100}{514}=1,42$%
 
N

nguyenminhduc2525

________________________Bài tập về muối phản ứng với muối ___________________
* Phương pháp
*phương pháp
_ tính số mol chất đã cho .
_ viết phương trình phản ứng
_ dựa vào phương trình phảnu ng71 lập tỉ lệ , tỉ số .... và tính toán
II) bài tập vận dụng
1) cho 160g dung dịch sắt sunfat 0.5% ( chua rõ hoá trị )tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đử , sau phản ứng thu được 1.398g chất kết tủa trắng và 350g dung dịch C
a) xác định muối đã dùng .
b) tính nồng độ % của dung dịch thu được
2) cho 500ml dung dịch a gồm BaCl2 và MgCl2 phản ứng với 120ml dung dịch Na2SO4 0.5M dư , thu được 11.65g kết tủa . đem phần dung dịch cô cạn thu được 16.77g hỗn hợp muối khan . xác định nồng độ mol/lit các chất trong dung dịch .
 
P

phamthimai146

II) bài tập vận dụng
1) cho 160g dung dịch sắt sunfat 0.5% ( chua rõ hoá trị )tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đử , sau phản ứng thu được 1.398g chất kết tủa trắng và 350g dung dịch C
a) xác định muối đã dùng .
b) tính nồng độ % của dung dịch thu được

Bài giải với nồng độ muối Fe sulfat là 5%

Khối lượng muối Fe2(SO4)n a mol = 160*0,05 = 0,8 gam
số mol SO4 = mol kết tủa ==> na = 1,398/233 = 0,006
Phân tử lượng muối = 56*2 + 96n = 0,8/a = 133,33n = 400n/3 ==> n = 3 ===> Fe2(SO4)3 0,002 mol
Fe2(SO4)3 + 3 BaCl2 ---> 3 BaSO4 + 2 FeCl3
0,002------------------------------------------0,004
%C FeCl3 = 0,004*162,5*100/350 = 0,185
 
N

nguyenminhduc2525

2)cho 500ml dung dịch a gồm BaCl2 và MgCl2 phản ứng với 120ml dung dịch Na2SO4 0.5M dư , thu được 11.65g kết tủa . đem phần dung dịch cô cạn thu được 16.77g hỗn hợp muối khan . xác định nồng độ mol/lit các chất trong dung dịch .
________________________Dạng nhiệt phân bazo không tan_________________
*phương pháp
_ tính số mol chất đã cho .
_ viết phương trình phản ứng
_ dựa vào phương trình phảnu ng71 lập tỉ lệ , tỉ số .... và tính toán
II) Bài tập
1) nhiệt phân hoàn toàn 3.61g hỗn hợp hai bazo gồm Fe(OH)3 và Cu(OH)2 , sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 chất rắn X . đem khử hoàn toàn cho chất rắn X ở nhiệt độ cao phải dùng 1.008 lít khí H2 (dktc).
a) viết phương trình phản ứng
b) tính khối lượng của mỗi bazo trong hỗn hợp ban đầu.
bài 2: trộn dung dịch chứa 32g CuSO4 với 250ml dung dịch NaOH 2M . lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng được kết tủa và nước lọc . nung kết tủa đến khối luopng75 hok đổi thu được m(g)chất rắn .
a) tính m
b) tính khối lượng các chất có trong nước lọc.
 
T

tomandjerry789

2)cho 500ml dung dịch a gồm BaCl2 và MgCl2 phản ứng với 120ml dung dịch Na2SO4 0.5M dư , thu được 11.65g kết tủa . đem phần dung dịch cô cạn thu được 16.77g hỗn hợp muối khan . xác định nồng độ mol/lit các chất trong dung dịch .

$n_{BaSO_4}=\frac{11,65}{233}=0,05 (mol) \\ n_{Na_2SO_4}=0,5.0,12=0,06 (mol)$
PTHH:
$BaCl_2 + Na_2SO_4 \rightarrow BaSO_4 + 2NaCl \\ 0,05---0,05---0,05---0,1$
$n_{Na_2SO_4\;dư}=0,06-0,05=0,01 (mol) \\ m_{MgCl_2}=16,77-0,1.58,5-0,01.142=9,5 (g) \\ n_{MgCl_2}=\frac{9,5}{95}=0,1 (mol) \\ C_{M\;dd\;BaCl_2}=\frac{0,05}{0,5}=0,1 (M) \\ C_{M\;dd\;MgCl_2}=\frac{0,1}{0,5}=0,2 (M)$



II) Bài tập
1) nhiệt phân hoàn toàn 3.61g hỗn hợp hai bazo gồm Fe(OH)3 và Cu(OH)2 , sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 chất rắn X . đem khử hoàn toàn cho chất rắn X ở nhiệt độ cao phải dùng 1.008 lít khí H2 (dktc).
a) viết phương trình phản ứng
b) tính khối lượng của mỗi bazo trong hỗn hợp ban đầu.
bài 2: trộn dung dịch chứa 32g CuSO4 với 250ml dung dịch NaOH 2M . lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng được kết tủa và nước lọc . nung kết tủa đến khối luopng75 hok đổi thu được m(g)chất rắn .
a) tính m
b) tính khối lượng các chất có trong nước lọc.

1) Gọi x, y là số mol $Fe_2O_3$ và CuO
$n_{H_2}=\frac{1,008}{22,4}=0,045 (mol)$
Các PTHH xảy ra:
$2Fe(OH)_3 \xrightarrow{t^o} Fe_2O_3 + 3H_2O \\ x------0,5x \\ Cu(OH)_2 \xrightarrow{t^o} CuO + H_2O \\ y------y \\ Fe_2O_3 + 3H_2 \xrightarrow{t^o} 2Fe + 3H_2O \\ 0,5x--1,5x \\ CuO + H_2 \xrightarrow{t^o} Cu + H_2O \\ y---y$
Ta có hệ pt:
$\begin{cases} 107x + 98y = 3,61 \\ 1,5x + y = 0,045 \end{cases}$
Giải hệ ta được: x = 0,02 ; y = 0,015
$m_{Fe(OH)_3}=0,02.107=2,14 (g) \\ m_{Cu(OH)_2}=3,61-2,14=1,47 (g)$

2)
a) $n_{CuSO_4}=\frac{32}{160}=0,2 (mol) \\ n_{NaOH}=0,25.2=0,5 (mol)$
PTHH:
$CuSO_4 + 2NaOH \rightarrow Cu(OH)_2 + Na_2SO_4 \\ 0,2---0,4-----0,2---0,2 \\ Cu(OH)_2 \xrightarrow{t^o} CuO + H_2O \\ 0,2----0,2$
Ta có tỉ lệ:
$\frac{n_{NaOH}}{2}=0,25>\frac{n_{CuSO_4}}{1}=0,2$
Vậy: NaOH dư.
$m_{CuO}=m=0,2.80=16(g)$
b)
$n_{NaOH\;dư}=0,5-0,4=0,1 (mol) \\ m_{NaOH\;dư}=0,1.40=4 (g) \\ m_{Na_2SO_4}=0,2.142=28,4 (g)$
 
K

kute_monkey_98

Xin lỗi mọi người :(( kiến thức của mình không nhiều nhứ Đức có sai sót góp ý giúp mình



Bài tập về dạng Oxit Axit

I : Oxit Axit tác dụng với dung dịch kiềm​
A : Cho oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm mà đề bài cho biết ngay sản phẩm tạo thành là muối

* Phương pháp làm bài
_ Viết phương trình phản ứng mà đề bài cho
_ Tính số mol các chất đề bài đã cho biết ---> tính số mol các chất đề bài yêu cầu --->tính gía trị đề bài yêu cầu

Bài tập vận dụng :
1. Dẫn 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH . Tìm V lít dd NaOH để
a) Tạo muối axit . Tính nồng độ mol của muối tạo thành
b) Tạo muối trung hòa . Tính nồng độ mol muối tạo thành
c) Tạo cả hai muối , nồng độ mol là 2:1 . Tính nồng độ mol muối tạo thành

2. Dẫn khí CO2 vào 800ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được hai muối trong đó muối không tan có khối lượng 2 gam . Tính
a) Thể tích CO2 đã phản ứng (đktc)
b) Khối lượng và nồng độ mol của muối tan


Ngày mai mình sẽ post tiếp dạng tiếp theo
 
L

luffy_1998

1. Dẫn 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH . Tìm V lít dd NaOH để
a) Tạo muối axit . Tính nồng độ mol của muối tạo thành
b) Tạo muối trung hòa . Tính nồng độ mol muối tạo thành
c) Tạo cả hai muối , nồng độ mol là 2:1 . Tính nồng độ mol muối tạo thành

nCO2 = 0.25 mol
a, Tạo muối axit khi: nNaOH : nCO2 <= 1 hay nNaOH <= 0.25 mol (ko cho nồng độ thì tính V kiểu j:D)
nNaHCO3 = nNaOH <= 0.25 mol (ko tính dc V thì tính Cm kiểu j)
b. Tạo muối trung hoà khi: nNaOH : nCO2 >= 2 hay nNaOH >= 0.5 mol
nNa2CO3 = nCO2 = 0.25 mol
c. Tạo cả 2 muối khi: 1 < nNaOH : nCO2 < 2 hay 0.25<nNaOH<0.5
Gọi a, b là số mol NaHCO3 và Na2CO3 tạo thành. Ta có a : b = 2 -> a = 2b
Mà a + b = 0.25 nên a = 1/6, b = 1/12
 
N

nguyenminhduc2525

___________Bài tập về oxit axit phản ứng với dung dịch bazo__________________
* phương pháp :
_ tính số mol chất đã cho
_ viết phương trình phản ứng.
_ dựa vào phương trình phản ứng lập tỉ lệ , tỉ số ... và tính toán
* lưu ý : để biết loại muối tạo thành thường phải lập tỉ lệ giữa số mol kiềm và oxit . chú ý lấy số mol của chất nào hok thay đôi ở 2 phương trình làm mãu số để xét bất đẳng thức.
a) phản ứng của co2 hoặc SO2 tác dụng với kiềm của kim loại hóa trị I
CO2 + NaOh >>NahCO3
CO2 + 2NaOh >>Na2CO3 + h20
có 3 trường hợp xảy ra :
(1) nếu 1<nNaOH/nCO2<2> tạo 2 muối
(2) nếu nNaOh/nCO2 \leq tạo muối NaHCO3
(3) nếu nNaOH/nCO2\geq2 > tạo muối Na2CO3
b) phản ứng của co2 và SO3 với dung dịch kiểm của kim loại hóa trị II
2CO2 + Ca(OH)2 >>Ca(HCO3)2
CO2 + Ca(OH)2 >>>CaCO3 + h20
có 3 trường hợp xảy ra :
(1) nếu 1<nCO2/nCa(OH)2<2 >> tạo 2 muối
(2) nếu nCO2/Ca(OH)2\leq1 >> tạo muối CaCO3
(3) nếu nCO2/nCa(OH)2\geq tạo muối Ca(HCO3)2
II) bài tập vận dụng
1) dẫn 5.6 lít khí CO2 (dktc) đi qua 150ml dung dịch NaOH 2M , tính khối lượng các chất sau phản ứng
2)dẫn 3.136 lít khí CO2 (dktc) vào 800ml dung dịch Ca(OH)2 0.1M .
a) viết các phương trình ohá học của phản ứng xảy ra .
b) tính số gam kết tủa tạo thành
c) tính nồng độ mol cua dung dịch sau phản ứng . cho rằng thể tích dung dịch vẫn là 800ml .

P/s : hehe đi dạo 1 vòng cuối cùng cũng phải về ngôi nhà củ ;))
 
Top Bottom