•..¤Chuyên đề : Phương pháp Giải Các dạng bài tập¤..•

K

kakashi_hatake

Bài 1: Hoà tan hỗn hợp gồm 0,2mol Fe và 0,1mol Fe2O3 vào dd HCl dư được dd D. Cho dd D tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch đem nung trong không khí thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 16,0g
B. 30,4g
C. 32,0g
D. 48,0g

Tớ làm thử nha
Bài 1
Tổng n Fe =0.2+0.1.2=0.4 mol
Có Fe \Rightarrow Fe2O3
0.4 mol...0.2 mol
m=160.0.2=32.0 \Rightarrow C
 
N

nguyenminhduc2525

Zn vẫn được mà chú .
Chuẩn nó là từ Zn trở đi --> .

dãy hoạt động ,
K , Ca , Na , Mg ,Al , Zn , Fe , Ni , Sn , Pb , H ,Cu ,Ag ,Hg ,Pt , au
vậy Zn trước Al mà , thế nó có thể bị CO hoặc H2 khử oxit của nó ,
trước AL nhá !!!

anhtraj_no1 : Trước Al nhiều người lại nhầm là có Al đấy chú .
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

Bài 1:
mO(oxit) = 1.92 g -> nO(oxit) = 0.12 mol -> nHCl = 2nH2O = 2nO(oxit) = 0.24 mol
-> V dd = 0.12l -> C

Bài 2:
nCO2 = 0.025 mol -> nO(oxit) = 0.05 mol -> mO (ôxit) = 0.8 (g) -> m ôxit = 2.8 g -> A

Bài 3:
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe2O3 = 1/2nFe(ôxit) = (2*0.1 + 3*0.1) = 0.25 mol
-> mFe2O3 = 40 g -> C

Bài 4:
há há. m là cái gì vậy =)) chỗ này này: 10 gam kết tủa -> phải là m(g) kết tủa. =))
nBaSO4 (kết tủa lần 1) = nSO4 = nS = 0.48 mol -> mBaSO4 = 111.84 (g)
nFe2O3 = 1/2nFe = 1/2(0.15+0.09) = 0.12 (mol)
nCuO = nCu = (0.15 + 2*0.09) = 0.33 mol
nBaSO4(kt lần 2) = nSO4 = nS = 0.48 mol -> mBaSO4 = 111.84 (g)
-> m chất rắn sau pu = 160*0.12 + 80*0.33 + 111.84 = 157.44(g) -> B
 
N

nguyenminhduc2525

______________________________Tiếp________________________________
Câu 1 : dùng khí CO ( vừa đủ) để khử 1.2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 thu được 0.88 gam hỗn hợp 2 kim loại , thể tích khí CO2 thu được ở dktc là bao nhiêu ???
Câu 2 : Đốt cháy không hoàn toàn một lượng sắt , Đã dùng hết 2.24 lít O2 (dktc) , thu được hỗn hợp X gồm các oxít sắt và sắt dư . khủ hoàn toàn X bằng CO dư , dẫn khí sinh ra bình chứa nước vôi trong dư . khối lượng kết tủa thu được là ???
Câu 3 : khử hoàn toàn 4.06 gam một oxít kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại . dẫn hết khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư , thu được 7 gam kết tủa . khối lượng kim loại thu được là ???
Câi 4 : Cho bột than dư vào hỗn hợp gồm 2 oxít Fe2O3 và CuO đun nóng ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2g hỗn hợp kim loại và 0.56 lít khí (dktc) . khối lượng hỗn hợp hai oxít ban đầu là ????
 
N

nguyenminhduc2525

_____________________________Tồn kho_______________________________
1.
Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 0,05 mol H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện tiêu chuẩn là ?
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,27g bột nhôm và 2,04g bột Al2O3 trong dd NaOH dư thu được dd X. Cho CO2 dư tác dụng với dd X thu được kết tủa Y, nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Khối lượng của Z là:
A. 2,04g
B. 2,31g
C. 3,06g
D. 2,55g
Bài 3: Đun nóng hỗn hợp bột gồm 0,06mol Al; 0,01mol Fe3O4; 0,015mol Fe2O3 và 0,02mol FeO một thời gian. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dd HCl dư, thu được dd X. Thêm NH3 vào dd X cho đến dư, lọc kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 9,46g
B. 7,78g
C. 6,40g
D. 6,16g
 
T

tomandjerry789

______________________________Tiếp________________________________
Câu 1 : dùng khí CO ( vừa đủ) để khử 1.2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 thu được 0.88 gam hỗn hợp 2 kim loại , thể tích khí CO2 thu được ở dktc là bao nhiêu ???
Câu 2 : Đốt cháy không hoàn toàn một lượng sắt , Đã dùng hết 2.24 lít O2 (dktc) , thu được hỗn hợp X gồm các oxít sắt và sắt dư . khủ hoàn toàn X bằng CO dư , dẫn khí sinh ra bình chứa nước vôi trong dư . khối lượng kết tủa thu được là ???
Câu 3 : khử hoàn toàn 4.06 gam một oxít kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại . dẫn hết khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư , thu được 7 gam kết tủa . khối lượng kim loại thu được là ???
Câi 4 : Cho bột than dư vào hỗn hợp gồm 2 oxít Fe2O3 và CuO đun nóng ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2g hỗn hợp kim loại và 0.56 lít khí (dktc) . khối lượng hỗn hợp hai oxít ban đầu là ????

Câu 1:
$m_{hh\;giảm}=m_{O\;hh}=1,2-0,88=0,32(g) \\ n_{O}=n_{CO}=n_{CO_2}=\frac{0,32}{16}=0,02(mol) \\ V_{CO_2\;đktc}=0,02.22,4=0,448(l)$
Câu 4:
$n_{CO_2}=n_{C}=\frac{0,56}{22,4}=0,025(mol) \\ m_{hh\;oxit}=m_{KL}+m_{CO_2}-m_{C}=2+0,025.44-0,025.12=2,8(g)$
 
T

thienlong233

Bài 1: Hoà tan hỗn hợp gồm 0,2mol Fe và 0,1mol Fe2O3 vào dd HCl dư được dd D. Cho dd D tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch đem nung trong không khí thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 16,0g
B. 30,4g
C. 32,0g
D. 48,0g
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,27g bột nhôm và 2,04g bột Al2O3 trong dd NaOH dư thu được dd X. Cho CO2 dư tác dụng với dd X thu được kết tủa Y, nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%. Khối lượng của Z là:
A. 2,04g
B. 2,31g
C. 3,06g
D. 2,55g
Bài 3: Đun nóng hỗn hợp bột gồm 0,06mol Al; 0,01mol Fe3O4; 0,015mol Fe2O3 và 0,02mol FeO một thời gian. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dd HCl dư, thu được dd X. Thêm NH3 vào dd X cho đến dư, lọc kết tủa, đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 9,46g
B. 7,78g
C. 6,40g
D. 6,16g

câu 1 chọn C
câu 2 chọn D
câu 3 chọn C (nhưng ko chắc lém, sửa nếu sai nhé)
 
L

luffy_1998

Tiếp bài của Tom ^^
Câu 2 :
nO2 = 0.1 mol -> nO(oxit) = 0.2 mol -> nCO2 = nO(oxit) = 0.2 mol -> nCaCO3 = 0.2 mol -> mCaCO3 = 20 g
Câu 3 :
nCaCO3 = 0.07 mol -> nCO2 = 0.07 mol -> nO(oxit) = 0.07 mol -> mO(oxit) = 1.12 g -> m kim loại = 2.94 g
 
L

luffy_1998

1. (tồn kho)
c1/ FeO (x), Fe3O4 (y), Fe2O3(z)
nO(oxit) = nH2 = 0.05 mol -> x + 4y + 3z = 0.05 -> 2x + 8y + 6z = 0.1
mFe = 2.24g -> x + 3y + 2z = 0.04 -> 3x + 9y + 6z = 0.12
-> x + y = 0.02
nSO2 = (nFeO + nFe3O4)/2 = 0.01 mol -> VSO2 = 0.224 l
( có thể viết thêm pt 72x + 232y + 160z = 3.04 rồi tìm x, y nhưng máy tính của t giải ko ra nên ko đăng lên đây)
c2/ coi Fe3O4 = FeO.Fe2O3 rồi lập hệ 2 pt ( 1 pt về khối lượng, một pt về lượng O trong ôxit rồi giải ra)
 
N

nguyenminhduc2525

vì lý do định luật bảo toàn e và định luật bảo toàn diện tích cuối năm lớp 10 chúng ta mới áp dụng nên chuyển 2 cái định luật này xuống cuối chương , chúng ta đi tiếp các phương pháp thông dụng khác : phần tiếp theo sẽ là dạng toán tăng giảm khối lượng , Thể tích phân ra thành nhiều loại khác nhau,
lưu ý : phương pháp này rất cần đôi khi bài tập cho chỉ có thể sử dụng phương pháp này mà làm tất cả các phương pháp đều không tác dụng , lưu ý kỹ nhé !!

+++Các bạn có thắc mắc thì post luôn tại píc để mình chuyển dạng !!++
 
N

nguyenminhduc2525

_________________________Tăng giảm khối lượng __________________________
I) nội dung phương pháp :
_ mọi sự biến đổi hóa học ( được mô tả bằng phương trình phản ứng ) đều có liên quan đến sự tăng hoặc giảm khối lượng các chất .
+Dựa vào sự tăng hoặc giảm khối lượng khi chuyển 1 mol chất X thành 1 hoặc nhiều mol chất Y ( có thể qua các giai đoạn trung gian khác nhau) ta dễ dàng tính được số mol của các chất và ngược lại , từ số mol hoặc quan hệ về số mol của 1 các chất mà ta sẽ biết được sự tăng giảm khối lượng của các chất X , Y .
++ Mấu chốt của phương pháp là : * xác định đúng mối liên hệ tỉ lệ giữa các chất đã biết ( Chất X) với chất cần xác định ( chất Y ) ( có thể không cần thiết phải viết phương trình phản ứng mà chỉ cần lập sơ đồ chuyển hóa giữa 2 chất này , nhưng phải dựa vào Định luật bảo toàn nguyên tố để xác nhận mối quan hệ của chúng
* xem xét khi chuyển từ chất X thành chất Y ( hoặc ngược lại) thì khối lượng tăng lên hay giảm đi theo tỉ lệ phản ứng và theo đề cho
* sau cùng dựa vào quy tắc tam suất , lập phương trình toán học để giải
Yêu cầu : Nắm vững phương pháp + cách vận dụng + tư duy theo dạng bài ( chủ yếu tư duy) + sáng tạo hướng đi
II) một số vd cách tính của mỗi dạng toán
1) Tăng giảm thể tích :
Vd 1 : cho 4 lít N2 và 10 lít H2 đi qua chất xúc tác ở điều kiện thích hợp thì sau phản ứng thu được hỗn hợp thì sau phản ứng thu được 10 lít hỗn hợp khí X , tính % về thể tích các khí có trong hỗn hợp X ?
+ ta thấy ban đầu có 4 lít N2 và 10 lít H2 sau phản ứng thi chỉ thu được 10 lít hỗn hợp thôi >>> thể tích giảm
Giải : N2 + 3H2 >>> 2NH3
_____1____3_______2
theo phương trình phản ứng thì V ban đầu = 1 + 3 = 4 lít
V sau = 2 lít
>>>sau phản ứng V giảm = 4-2 = 2 lít
theo đề cho cho 4 lít N2 và 10 lít H2 thì V ban đầu = 4 + 10 = 14 lít
V sau phản ứng = 10 lít
>>>V giảm = 14-10 =4 lít
vậy cứ 1 lít N2 phan ứng giảm 2 lít
\Rightarrow a lít N2 phản ứng giảm 4 lít
>>VN2 phản ứng = 4X1/2=2lít
và cứ 3 lít H2 phản ứng giảm 2 lít
>>b lít H2 phản ứng giảm 4 lít
>>VH2 = b =3X4/2=6(lít)
thể tích NH3 tạo thành = V hỗn hợp - (VH2 dư + V N2 dư)=10-4-2=4(lít)
>> trong X có 4-2=2 lít N2 , 10-6 = 4 lít H2 và 4;ít NH3
%VN2=2X100%/10=20%
%VH2=%VNH3=4X100%/10=40%
2) tăng giảm khối lượng
ví dụ : cho m1 gam K20 tác dụng vừa đủ với m2 gam dung dịch HCl 3.65% tạo thành dung dịch A. Đem cô cạn dung dịch A thi thu được (m1 + 1.65)g muối khan tính m1,m2
____________________________Hướng dẫn_______________________________
ta thấy sau phản ứng khối lượng tăng do K20 phản ứng với HCl = 1.65g
K20 + 2HCl >>>2KCl + H20
94g___________149g
khối lượng tăng theo phản ứng = 149-94=55g
>>>cứ 94g K20 phản ứng tăng ____55g
>>>ag? K20 phản ứng tăng _______1.65g
>>>mK20 phản ứng = 94X1.65/55=2.82(m1) \Rightarrow nK20=2.82/94=0.03(mol)
theo phản ứng : nHCl = 2nK20 = 0.03X2=0.06(mol)
>>mHCl = 0.06 X 36.5 = 2.19(g)
>>mdd HCl=2.19X100/3.65=60(g)
3) tăng giảm do phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối
giả thiết :
* cho thanh kim loại A vào dd muối B , sau mốt thời gian khối lượng thanh kim loại A tăng hoặc giảm
* gọi delta(m) là độ biến thiên khối lượng của thanh kim loại (A)
>>>delta ( m) = m(sau phản ứng) - m( trước phản ứng)
nếu delta ( m) > 0 \Rightarrow khối lượng thanh kim loại tăng
nếu delta ( m) < 0 \Rightarrow khối lượng thanh kim loại giảm
mtăng = mgiải phong - m chất tan
m giảm = mchất tan - m giải phóng
ví dụ : Nhúng 1 dây Mg nặng 6.2g vào dung dịch muối CuCL2 ( màu xanh). sau một thời gian lấy ra làm khô cân lại thấy khối lượng dây Mg tăng lên 9.6g và dung dịch bị phai màu . tính khối lượng Cu đã bám vào dây và khối lượng của dây Mg sau phản ứng
________________________________hướng dẫn______________________________
gọi a là số mol Mg phản ứng
PTPU : Mg + CuCl2 >>>> MgCl2 + Cu
______a_______________________a (mol)
theo đề khối lượng thanh kim loại tăng
\Rightarrow m tăng = mtăng = mgiải phong - m chất tan
=mCu - m Mg
=64a - 24a = 40a = 9.6g
>>>>a=9.4/40=0.24(mol)
>>>mCu ( tan ra) = 64X0.24=15.36g
vậy khối lượng của dây Mg sau phản ứng là :
6.2-24a= 6.2 - 24X0.24=0.44(g)
 
K

kute_monkey_98

Bài tập : Nung m (gam) KMnO4 sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn giảm 4gam so với ban đầu . Tính m (gam) biết H = 90%

Cách làm

Ta có ptpứ
2KMnO4 --to--> K2MnO4 + MnO2 + O2

Sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm 4g so với ban đầu do giải phóng khí O2
\Rightarrow m_O2 = 4 ( gam) \Rightarrow n_O2 = 0,125 (mol)


Vì H=90% \Rightarrow n_KMnO4 = 0,125 .2 : 90/100 = 5/18 (mol)
\Rightarrow m_KMnO4 = 158. 5/18 = 43,89 (gam)

Bài tập vận dụng

Bài 1: Nung 60 gam FeS2 thì sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm 2 gam so với ban đầu . Tính
a) H = ?
b) % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu

Bài 2 : Khử hoàn toàn 32 gam một oxit sắt bằng CO dư , sau phản ứng thấy thu được chất rắn có khối lượng giảm 9,6 gam so với ban đầu . Tìm công thức oxit sắt

Bài 3 : Khử 40 gam CuO bằng V ( lít ) khí H2 thì sau phản ứng thu được sản phảm khí có khối lượng vượt quá khối lượng H2 cần dùng là 6(gam)
_Tính Hiệu suất phản ứng khử H2
_Tính thể tích H2 phản ứng
_% các chất trong hỗn hợp chất rắn thu được

Bài 4 : Hai thanh kim loại giống nhau và có cùng khối lượng .Thả thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ 2 vào dung dịch Pb(NO3)2 . Sau khí số mol hai muối phản ứng bằng nhau lấy hai thanh kim loại ra thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2% , còn khối lượng thanh thứ 2 tăng thêm 28,4 % . Tìm nguyên tớ R

Bài 5 : Thả một thanh Pb kim loại vào 100ml dung dịch chức hai muối Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 2M . Sau phản ứng lấy thanh Pb ra khỏi dung dịch làm khô thì khối lượng là bao nhiêu
 
N

nguyenminhduc2525

_______________________________bài tập_________________________________
Câu 1 : trộn 10 lít hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 với 10 lít O2 thì thu được 18 lít hỗn hợp khí B . tính % về thể tích khí trong hỗn hợp A và B , biết các khí ở cùng điều kiện áp xuất và nhiệt độ
câu 2: Cho dung dịch H2SO4 loãng dư tác dụng với 6.659g một hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B đều có hoá trị II thi thu được 0.1 mol khí , đồng thời khối lượng hỗn hợp giảm 6.5g . hoà tan phần chất rắn còn lại bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được 0.16g khí SO2. Xác định kim loại A và B và thành phần khối lượng của chúng trong hỗn hợp ?
Câu 3 : Nhúng thanh Zn nặng ( mg) vào 125ml dung dịch CuBr2 3.52M sau một thời gian lấy thanh Zn ra rửa sạch . sấy khô cân lại thấy khối lượng thanh giảm 0.28g , còn lại 7.8g và dung dịch phai màu
a) tính mg?
b) tính CM các chất trong dung dịch sau phản ứng?
 
N

nguyenminhduc2525

ở dạng này có thể các bạn hok hiểu nhiều , chúng ta chỉ cần giải 7 bài đề thực hành rồi chúng ta chuyển dạng khác nhanh nào Các bạn !!!^^
các bạn có ý kiến hay là mong muốn dạng tiếp theo thì post ý kiến tại đây :
lưu ý : không spàm !!Thanks!!
 
T

tranhoangvu123

_______________________________bài tập_________________________________
Câu 1 : trộn 10 lít hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 với 10 lít O2 thì thu được 18 lít hỗn hợp khí B . tính % về thể tích khí trong hỗn hợp A và B , biết các khí ở cùng điều kiện áp xuất và nhiệt độ
chỉ có phản ứng 2NO + O2 \Rightarrow2NO2
thể tích giam đi do O2 phản ứng\RightarrowVO2 pu=(10+10)-18=2lít
theo đề O2=10 lít , pu=2lit , VẬy O2 dư
theo pu : nNo=2nO2\RightarrowVNO pu=2 . 2 = 4 (lít)
trong A có : 4 lít NO va (10-4)=6 lít NO2
Trong B có : O2 dư ( 10-2)=8 lít , có (6+4)=10 lít NO2
%V trong A
%VNO=4/10=0.4
%NO2=1-0.4=0.6
%V trong B
%O2=8/10=0.4444
%NO2=1-0.4444=0.5556
 
K

kakashi_hatake

2.
Vì axit dư mà kim loại vẫn còn nên 1 trong 2 chất k p.ư với [TEX]H_2SO_4[/TEX] loãng. coi nó là chất A
Vì sau phản ứng khối lượng hỗn hợp giảm 6.5 g nên
[TEX]m_B = 6.5 g[/TEX]
Có [TEX]B + H_2SO_4 \Rightarrow BSO4 + H_2[/TEX]
\Rightarrow [TEX]n_B=0.1 mol[/TEX]
\Rightarrow [TEX]M_B= \frac{6.5}{0.1}=65[/TEX]
B là kẽm (Zn)
[TEX]m_A=6.659-6.5=0.159 g[/TEX]
Có [TEX]A \Rightarrow A^+2 + 2e[/TEX]
[TEX]S^+6 +2e \Rightarrow S^+4[/TEX]
[TEX]n_SO2= \frac{0.16}{64}=0.0025 mol[/TEX]
\Rightarrow[TEX] n_A=0.0025 mol[/TEX]
\Rightarrow[TEX]M_A= \frac{0.159}{0.0025}=63.6[/TEX]
Không biết có sai không nhưng A chắc là Cu
 
N

nguyenminhduc2525

píc sẽ chuyển qua những dạng về từ dễ đến khó , thông dụng và quen thuộc với các bạn
__________________Chương II : những dạng bài tập quen thuộc ________________
Dạng 1 : Bổ túc và viết phương trình phản ứng ( chuỗi phản ứng)
Dạng 2 : Tách , Nhận biết , tinh Chế , ( dạng này phân ra thành từng nhóm)
Dạng 3 :Điều chế , Phân biệt các chất, Mô tả hiện tượng và giải thích
Dạng 4 : các dạng bài toàn về kim loại phản ứng với axit , oxit kim loại phản ứng với axít, axit phản ứng với bazo , oxit axit phản ứng với dung dịch BaZo ( hóa 9 + lý thuyết dạng toán tạo chất theo tỉ lệ) , toán về muối phản ứng với muối ( các phương trình đặc biệt của quá trình phản ứng ) , Các dạng bài tập trắc nghiệm về nhiệt phân các muối
4 dạng này chúng ta sẽ hoàn thành nhanh trong vòng 2 tuần mong là các bạn có gắng theo hết mình , Thanks các bạn !!!
+ sự đồng ý của các bạn bằng những cái thanks bên dưới !!
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

Dạng 1 : Bổ túc và viết phương trình phản ứng ( chuỗi phản ứng)
phương pháp :+ Nắm vũng tính chất hoá học đơn chất và hợp chất vô cơ
+các cặp chất sau thường phản ứng với nhau :
_oxit axit + Bazo >>>> muối + nước
_oxit axit + H20 >>>Axit ( tan)
_Oxit bazo + H20 >>>Bazơ ( tan)
_Axit + BaZo >>>Muối + Nước
_kim loại + Axit >>> muối + H2
_oxit bazo + Axit >>> muối + nước
_ Kim loại + O2 >>> oxit bazo
_ phi kim + O2 >>>oxit axit
***Axit + muối >>>> Axit mới + muối mới ( điều kiện axit tạo thành phải dễ bay hơi hoặc yếu hơn axit ban đầu , + có chất kết tủa tạo thành )
*** BaZơ + muối >>> Bazơ mơi + muối mới ( muối tham gia phải tan , + có chất kết tủa tạo thành )
*** Muối + Muối >>> 2 muối ( muối tham gia phải tan + có chất kết tủa tạo thành , có 1 số trường hợp đặc biệt khác )
axit hiếm : HClO2 : Axit poclorơ HClO3 : Axit clorich HClO4 : Axit peclorich , HMnO4 axit pemanganic , CrO3 có 2 axit tương ứng : H2CrO4 axit cromic , H2Cr2O7 axit dicromic
HClO2 axit poclorơ , HClO3 axit clorich , HCLO4 axit peclorich
II) Bài tập vận dụng
Bài 1 : Cho những chất sau : SO3 , KOH , H20 ,CaO , CO , HCl . chọn cặp chất có thể phản ứng được với nhau và viết phương trình phản ứng đó .
bài 2 : Cho các cặp chất sau :
a) KNO3 và NaCL
b) Ca(HCO3)2 và Ba(OH)2
c) HCl và FeCl2
d) NaOH và H2SO4
e) HClO4 ( axit rất mạnh ) và Ca(OH)2
g) KOH và Al(OH)3
cặp chất nào tồn tại trong dung dịch ? tại sao ?
Bài 3 : bổ túc các chất vào phương trình phản ứng sau :
a) SO3 + ? >>> H2SO4
b) HCl + CaCO3 >>> ? + ? + ?
c) H2SO4 đặc + ? >>>>CuSO4 + ? + ?
d)NaHCO3 >>> ? + ? + ?
e) SO2 + ? + ? >>>>NaHSO3
g) Ca(HCO3)2 + ? >>> ? + CO2 + ?
i) NaOH + ? >>.NaClO + ? + H20
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249


bài 2 : Cho các cặp chất sau :
a) KNO3 và NaCL
b) Ca(HCO3)2 và Ba(OH)2
c) HCl và FeCl2
d) NaOH và H2SO4
e) HClO4 ( axit rất mạnh ) và Ca(OH)2
g) KOH và Al(OH)3
cặp chất nào tồn tại trong dung dịch ? tại sao ?

a. Tồn tại được.

b. Không tồn tại được:
gif.latex


c. Tồn tại được.

d. Không tồn tại được:
gif.latex


e. Không tồn tại đc :
gif.latex


g. Không tồn tại dc:
gif.latex

SO_3 + H_2O H_2SO_4
HCl + CaCO_3 \Rightarrow CaCl_2 + CO_2 + H_2O
H2SO4 (dac) + Cu \Rightarrow CuSO4 + SO_2 + H_2O
d)NaHCO3 \Rightarrow Na_2CO_3 + CO2 + H_2O
e) SO2 + H_2O + Na_2SO_3 \rightarrow NaHSO3
g) Ca(HCO_3)_2 + HCl \Rightarrow CaCl_2 + CO_2 + H_2O
i) NaOH + Cl_2 \Rightarrow NaClO + NaCl + H_20
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom