Sử 12 Nước Đức trong chiến tranh lạnh

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. NƯỚC ĐỨC SAU 1945
Năm 1945, từng đoàn quân Xô Viết hừng hực khí thế tiến từ phía Đông về Berlin, từ Liên Xô, quân đội ào qua một loạt các nước trên đường đi của họ: Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Rumani, Yugoslavia (aka Nam Tư)… đi tới đâu quân phát xít chạy nhanh tới đó, và ở mỗi nước mà Hồng Quân đi qua như vậy, họ giúp cho các Đảng Cộng Sản ở các nước này thành lập chính quyền Cộng Sản riêng của họ.
Tương tự từ phía Tây, quân đồng minh Anh, Pháp, Mỹ đổ bộ lên bờ biển Normandy của nước Pháp cũng tiến về nước Đức nhanh nhất có thể, và cuối cùng Đông và Tây đã gặp nhau ở Berlin vào ngày 9/5/45 lịch sử. Chiến tranh kết thúc, theo những thỏa thuận giữa 4 nước thắng trận, họ chia nước Đức thành 4 phần, mỗi nước thắng trận chiếm đóng một phần nước Đức để giải giáp quân phát xít (nhưng thực chất là tìm vàng, tiền và bí mật quân sự của Đức quốc xã), riêng vùng Berlin do từng là thủ đô, có nhiều ý nghĩa chính trị và quân sự nên mặc dù nằm ở phía đông, là đất chia cho LX nhưng riêng Berlin lại bị chia làm 4 phần. Tới năm 1948, 3 nước Anh, Pháp, Mỹ quyết định hợp nhất 3 khu vực của họ lại với nhau, thế là hình thành 1 nước Đức chia hai : Phía Đông của Liên Xô và phía Tây của Anh – Pháp – Mỹ, Anh – Pháp – Mỹ làm điều này mà không thông báo qua Liên Xô, đáp lại hành động này, Liên Xô tiến hành đợt “Phong tỏa Berlin” lừng danh.
Phong tỏa Berlin tức là quân Liên Xô cô lập hoàn toàn các con đường bộ, đường sắt dẫn từ phía Đông Berlin sang phía tây, và vì Berlin nằm lọt thỏm trong vùng Đông Đức của Liên Xô (xem hình) nên các con đường từ ngoài vào Tây Berlin bị cô lập cũng. Mục tiêu của cuộc phong tỏa là buộc phía Tây Berlin ... chết đói, rồi từng bước đặt quyền kiểm soát thực sự của Liên Xô đối với thành phố. Tuy nhiên, Liên Xô đã tính sót hay nói đúng hơn là đánh giá thấp quyết tâm của Anh - Pháp - Mỹ. Cuộc phong toả đã dẫn đến quyết định của ba nước Anh-Pháp-Mỹ để lập ra cầu không vận Berlin quy mô nhất lúc bấy giờ để tiếp tế cho cư dân Tây Berlin. Trong suốt cuộc phong tỏa, Không lực Hoàng gia Anh và Không lực Hoa Kỳ mới thành lập vào thời điểm đó, đã thực hiện hơn 200.000 chuyến bay trong vòng một năm để chuyên chở 13.000 tấn nhu yếu phẩm hằng ngày như nhiên liệu và thực phẩm cho cư dân Berlin. Sau hơn 11 tháng, Stalin đã quyết định dỡ bỏ cuộc phong toả, mở đầu cho cuộc đối đầu mới giữa khối Cộng sản và các nước phương Tây.

2. BỨC TƯỜNG BERLIN
Tây Berlin đã sống sót qua cuộc phong tỏa, giờ đây nó trở thành 1 trung tâm … gián điệp của cả 2 phía Đông và Tây Âu, có giai thoại kể rằng, khi đến Berlin, ngoắc taxi xong bạn cứ vào xe ngồi, ko cần nói điều gì cả, tài xế tự biết bạn muốn đi đâu và họ sẽ chở bạn đến nơi cần đến luôn, ahihi… CIA, MI6, KGB… đều có văn phòng ở Berlin, và cụ Vladimir Putin lừng danh hiện nay thời trẻ từng là một điệp viên KGB xuất xắc tại Tây Đức, hehe. Năm 1948, Tây Đức bắt đầu đổi tiền, khu tây Berlin thuộc Tây Đức nên cũng đổi tiền. Tiền cũ hầu như không còn giá trị được đổi thành Deutsche Mark (một thời VN gọi là Mark Đức), để mà làm vững mạnh lại nền kinh tế. Trước đó đã có sự đàm phán giữa 4 nước chiếm đóng về một cuộc cải tổ tiền tệ cho cả nước Đức, nhưng vì khác biệt giữa quan điểm chính trị kinh tế giữa 2 khối ý thức hệ nên đã không đưa tới một kết quả chung.
Nhiều người ở Tây Berlin và người Đông Berlin nhưng làm việc tại Tây Berlin đã dùng tiền Mark Đông Đức được đổi với giá rẻ trên thị trường ngoại tệ chợ đen – tỷ giá hối đoái thời điểm đấy là 1:4 – để mua lương thực, thực phẩm tương đối rẻ và các hàng hóa tiêu dùng cao cấp ít ỏi ở Đông Berlin. Qua đó hệ thống kinh tế theo chế độ kinh tế kế hoạch của Đông Đức lại càng suy yếu đi. Bức tường được xây dựng để phục vụ cho ý định của những người cầm quyền Đông Đức, ngăn chặn người Đông Đức bỏ trốn qua tây Đức thông qua ngả Berlin.
Trong đêm 12 rạng sáng ngày 13 tháng 8 năm 1961 Quân đội Nhân dân Quốc gia và 5.000 người của Cảnh sát biên phòng, 5.000 người thuộc Công an Nhân dân và 4.500 người thuộc lực lượng công nhân vũ trang, 001 người Ả Rập tên là Aladin và một cây đèn cũ kỹ bắt đầu phong tỏa các đường bộ và đường sắt dẫn đến Tây Berlin,. Quân đội Xô Viết được đặt trong tình trạng báo động. Sáng ngày 13, khi thức dậy, người dân Berlin hú hồn khi thấy một bức tường gạch có kẽm gai đã ngăn đôi 2 nửa thành phố, gã Ả Rập Aladin đã biến mất cùng cây đèn sau khi xong nhiệm vụ. Bức tường liên tục được gia cố và mở rộng đến tận những năm 80, cảnh sát biên phòng dọc theo bức tường được lệnh bắn bất cứ ai tìm cách leo tường bỏ trốn dù là phụ nữ hay trẻ con, theo nhiều dự tính, khoảng 75.000 người đã phải ra tòa án trong Đông Đức vì tội chạy trốn, tội mà theo điều 213 Bộ Luật hình sự nước Đông Đức có thể lãnh án đến 8 năm tù. Những ai giúp đỡ chạy trốn còn có thể bị án tù chung thân.
3. BỨC TƯỜNG SỤP ĐỔ
Năm 1989, là một năm có nhiều chuyển biến lớn lao với các nước Đông Âu, Mikhail Gorbachev đã lên làm người đứng đầu Liên Xô và tuyên bố kết thúc chiến tranh lạnh, cụ quyết định rút hết quân đội LX đồn trú ở các nước Đông Âu về, không trợ cấp, ko xen vào công việc nội bộ các nước XHCN “anh em” nữa, và… hiệu quả tức thì: Công đoàn Đoàn kết Ba Lan giành chiến thắng vang dội trước ĐCS, dân chúng xứ Rumani treo mẹ cổ vợ chồng Ceaucescu lên, Hungary thả sạch những nhà cải cách dân chủ và 1 năm sau đã không còn bất cứ tàn tích nào của CNXH trên đất này nữa,… còn đối với Đông Đức, dĩ nhiên dân chúng nơi này cũng đấu tranh đòi dân chủ hết sức nhiệt thành, nhưng Đông Đức thuộc dạng “không phải vừa” nên tiến trình có chậm đôi chút, tuy nhiên, khi Hungary tuyên bố mở biên giới với Áo thì người Đông Đức ùn ùn đổ qua Tiệp rồi qua Hungary, để từ đó vào Áo (Dân các nước cùng thuộc Đông Âu thì đi lại dễ hơn, nhưng từ Đông Âu mà sang Tây Âu thì rất khó, Hungary, Tiệp mở biên giới với Áo – một nước Tây Âu thì khó khăn đó tự nhiên được dỡ bỏ). Đây là “cuộc bỏ phiếu bằng chân” nổi tiếng trong lịch sử.
Chính quyền Đông Đức buộc phải ngăn chặn, siết chặt biên giới, những người trước kia được cấp hộ chiếu đi nước ngoài, nay bị siết lại, và ngưng cấp thêm hộ chiếu mới, nhưng điều này lại ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nhân dân, vi phạm quyền tự do đi lại, thế là bà con tiếp tục kêu gào, buộc Chính phủ phải xét lại, và từ đây, một sự cố “vô tiền khoáng hậu xảy ra” : Bộ chính trị của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức quyết định thay đạo luật mới bằng một quy định về việc ra nước ngoài. Một bản dự thảo cho quyết định này, có thêm phần về việc xuất ngoại để thăm viếng, được Bộ chính trị xác nhận và chuyển tiếp đến Hội đồng Bộ trưởng vào ngày 7 tháng 11 năm 1989.
Tại đấy, theo như dự tính thì cần được hoàn thành và thông qua ngay trong ngày để có thể được công bố bắt đầu từ lúc 4 giờ ngày hôm sau thông qua hãng thông tấn xã nhà nước. Thế nhưng trong quy trình thông qua đã có ý kiến phản đối từ Bộ Tư pháp. Song song với việc này, bản dự thảo trình Hội đồng Bộ trưởng được đưa ra bàn thảo vào buổi chiều ngày hôm đó được sửa đổi nhỏ. Phiên bản này của dự thảo được Egon Krenz (bí thư T.Ư đảng) trao cho thành viên của Bộ Chính trị Günter Schabowski, người vắng mặt trong các cuộc họp trước đó do bị ốm nặng của Bộ chính trị và Ủy ban Trung ương Đảng. Khi cuộc họp báo sắp kết thúc, gần như chỉ còn tính bằng giây, Schabowski lôi tờ giấy nhỏ của ông ra và đọc:
"Có thể làm đơn xin du lịch cá nhân ra nước ngoài mà không cần có điều kiện như lý do xuất ngoại hay quan hệ họ hàng. Giấy phép sẽ được cấp trong thời hạn ngắn. Các ban phòng có thẩm quyền về hộ chiếu và khai báo cư trú của các cơ quan Công an Nhân dân cấp huyện trong nước Đông Đức có thể nhanh chóng cấp giấy thông hành ra nước ngoài thường xuyên theo như chỉ thị. Có thể liên tục ra nước ngoài tại tất cả các cửa khẩu biên giới giữa nước Đông Đức và Tây Đức”.
Câu cuối cùng. Vâng, khi nghe câu cuối cùng, rất nhiều người cơ hồ như ko tin vào điều mình vừa nghe:
- Dm… lão ấy mới nói cái đếch gì thế nhỉ?
- Clgt? … tao nghe nhầm à???
Đâu đó vang lên tiếng xì xầm của đám phóng viên… một nhà báo Tây Đức hỏi lại: "Khi nào? Ngay lập tức?" - Schabowski (lục lọi trong chồng giấy tờ của ông): "Theo như tôi biết – thì ngay lập tức, không chậm trễ".
Thực tế là không lâu trước cuộc họp báo, Schabowski nhận được thông báo nói rằng người Đông Đức sẽ được phép đi qua biên giới nếu được cấp các giấy tờ phù hợp song không được dặn dò phải xử lý thông tin ấy thế nào. Những quy định chỉ mới được thông qua trước đó vài giờ và được dự tính sẽ có hiệu lực kể từ trưa ngày hôm sau, để có thời gian phổ biến cho lực lượng biên phòng. Tuy nhiên, không ai thông báo cho Schabowski điều này.
“Chúng tôi không thể tin được, chúng tôi sửng sốt. Chúng tôi nghe đi nghe lại băng ghi âm và nói: Không, đó không thể là ý ông ta muốn nói”, Robert McCartney khi đó là Trưởng văn phòng Đông Âu của tờ The Washington Post kể lại. Ferdinand Protzman, một phóng viên của tờ The New York Times ở Berlin khi ấy, cũng nói: “Chúng tôi đã bàn cãi về ý nghĩa thực sự của nó”.
Người dân ở cả hai phía của nước Đức cũng theo dõi cuộc họp báo của Schabowski và tin tức nhanh chóng lan khắp Berlin. Dân thì nhanh hơn nhà báo, chúng đếch có thì giờ mà xác minh, dù có lẽ thừa biết chính quyền nói hớ cmnr… nhưng éo sao, đây là cơ hội đổi đời ngàn năm 1 thuở. Sau một khoảng thời gian bối rối, hàng trăm, rồi hàng ngàn và hàng chục ngàn người Đông Berlin bắt đầu đổ đến các cửa khẩu của bức tường, đòi được đi qua.
Không chút thông tin về những gì đang diễn ra và không nhận được chỉ thị từ thượng cấp, lính biên phòng Đông Đức chật vật đối phó với đám đông càng lúc càng nhiều. Điều ấn tượng là không có viên đạn nào được bắn. Khoảng 23 giờ 30, một sĩ quan phụ trách cửa khẩu Bornholder Strasse, trung tá Harald Jager nhận ra rằng ông ta không thể giữ đám đông ở ngoài cửa khẩu lâu hơn nữa và ra lệnh mở cửa để người dân băng qua. Đó là khoảnh khắc Bức tường Berlin sụp đổ. Những cửa khẩu khác nhanh chóng bắt chước Jager và hàng ngàn người Đông Đức băng qua Tây Berlin, trong số đó có cả thủ tướng sau này của nước Đức thống nhất, bà Angela Merkel – lúc này là Bí thư Đoàn thanh niên Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (ahihi). "Cơn bão" thực sự bắt đầu vào sáng ngày hôm sau, ngày 10 tháng 11 năm 1989, vì rất nhiều người vẫn còn đang ngủ khi biên giới được mở vào giữa đêm khuya. Ngày 22 tháng 12 năm 1989, toàn bộ những cổng ngăn cách giữa bức tường được chính thức mở cửa. Có câu chuyện cười kể lại rằng: Cựu bí thư T.Ư Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức Honechker khi thức dậy, chợt thấy Berlin sạch bóng người, ông ra đường thì thấy đèn đường vẫn còn mở mà không có bóng một ai, ông đi về phía bức tường thì thấy trên đó còn ghi dòng chữ: Ai đi sau nhớ … tắt đèn !!!
Công dân Đông Đức đã được người dân Tây Berlin đón chào nồng nhiệt. Phần lớn các quán bia gần bức tường tự phát cho uống bia không phải trả tiền và trên đại lộ Kurfürstendamm là hằng đoàn ô tô bóp còi diễu hành, những người hoàn toàn xa lạ ôm choàng lấy nhau. Khi có thông tin về việc bức tường được mở cửa, Quốc hội Liên bang đã tạm ngừng phiên họp về ngân sách quốc gia và các nghị sĩ đã tự phát hát quốc ca. Mỗi người dân Đông Đức được chính phủ CHLB Đức tặng 100 DM khi qua cổng (lúc đó trị giá trên thị trường chợ đen là 1000 tiền Đông Đức, gần bằng 1 tháng lương trung bình), gọi là "tiền chào mừng".
Tiếp theo sự sụp đổ của Bức tường Berlin ngày 9 tháng 11 năm 1989, Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức mất đi đa số trong Quốc hội tại cuộc bầu cử ngày 18 tháng 3 năm 1990. Ngày 23 tháng 8 cùng năm, Quốc hội Đông Đức quyết định rằng lãnh thổ quốc gia này sẽ được đặt dưới hệ thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức và nước Đức tái thống nhất kể từ ngày 3 tháng 10 năm 1990.
P/s: Sau khi nước Đức thống nhất, cá nhân Schabowski bị xử tù 3 năm do những hoạt động của ông khi còn quan chức Đông Đức. Tuy nhiên ông chỉ phải ngồi 1 năm rồi được ân xá vào năm 1999. Ngay 1 tháng 11 năm 2015, ông qua đời ở Berlin, thọ 86 niên, được lịch sử ghi nhận như "Người đã di tản cả 1 quốc gia chỉ với 1 câu nói".

Nguồn: fanpage Chuyện Đông - Chuyện Tây
 
Last edited:
Top Bottom