Trong kim loại A nhúng vào dd HNO3 đặc nguội thì thấy kim loại tan hoàn toàn và sủi bọt khí màu nâu. Mặt khác nhúng A vào dd HNO3 loãng vừa đủ thấy thoát ra khí không màu hoá nâu trong không khí và dd B. Nhỏ từ từ dd NaOH vào dd B và đun nóng nhận thấy có khí mùi khai thoát ra và xuất hiện kết tủa trắng rồi tan. Xác định A và viết ptpu
*A tan hết trong dd HNO3 đặc nguội => A ko phải Fe, Al, Cr (vì Fe, Al, Cr thụ động trong HNO3, H2SO4 đặc nguội) (1)
*Nhỏ từ từ dd NaOH vào dd B và đun nóng nhận thấy có khí mùi khai thoát ra và xuất hiện kết tủa trắng rồi tan:
- có khí mùi khai thoát ra vì trong dd B có $NH_4^+$ => A là kim loại mạnh ( có thể là Mg, Al, Zn..) (2)
- kết tủa trắng rồi tan trong NaOH dư
=> Hidroxit của A là chất lưỡng tính (3)
(1)(2)(3) => A là Zn