Những câu hỏi vật lý vui ^^

G

girltoanpro1995

Tại sao kim cương là vật liệu có độ cưng siêu đỉnh nhưng lại giòn và dễ vỡ :-S
#all: bệnh chém gió tái phát ~> ngứa tay ứ chịu đc :))
 
U

undomistake

ê kỳ dậy, kim cương mà dễ vỡ hồi nào? Nó dùng để cắt đá, khoét núi thì làm sao mà nó dễ vỡ được?? :|.
Vật lý cần khả năng tưởng tượng nhiều hơn là khả năng tư duy.
 
H

htdhtxd

hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Tại sao kim cương là vật liệu có độ cưng siêu đỉnh nhưng lại giòn và dễ vỡ :-S
#all: bệnh chém gió tái phát ~> ngứa tay ứ chịu đc :))

ui
cái này mình nghĩ phải là bên box hóa học chứ nhỉ
hihihihi
cái này mình cũng ko biết
ủa mà kì thế nhỉ
cứng---> giòn, dễ vỡ
hic
mình nghĩ nó giống với gang hơn đó
hihi
:D:D
:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS
 
L

locxoaymgk


Câu típ:Tại sao bầu trời màu xanh?




Xạo xạo :-j
Tớ thấy sân cỏ cứ sân sọc hồi nào :-\" đừng có ăn gian :">

-Đua xe: lỡ vô ý bay ra khỏi đường ... die ... x_x
-Trượt băng: khán giả ngồi đó ... trượt băng mặc đồ sẹc xi :-\"
Với lại, trượt băng chỗ gần khán giả có hơi người thở => bớt lạnh , tê chân :d
Có lan can mà => ko lo bay ra khỏi sân :))
đừng có trả lời vậy bix chưa ? tốn thời gian|-)|-)|-)|-)|-)
 
G

girltoanpro1995

@all: :| ai bảo ko giòn á =.=! đọc báo toán tuổi thơ 2 số 99+100 đặc biệt cho hè 2011 đi :((. Phần thám tử Sê lốc đó .... >"<. Còn cái chuyện ngày xưa dùng kim cương cắt gì đó là không có thực!
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Kim_cương
"Độ cứng" khác với "độ giòn" bạn ạ :(
@locxoay: ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng => có đủ các màu ...... Không khí, khí quyển có hơi nước => tức là 1 tấm gì đó :D y như cái đĩa CD ớ =.=! Chỉ màu xanh đc giữa lại ...
Trên trời có hạt tích điện ý, nó chỉ hấp thụ màu xanh thôi ....
=> câu trên chưa ai trả lời :((
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bon chen cái nào;)
câu tiếp nè:tại sao lỗ đen vũ trụ lại có khả năng hút vật chất vào bên trong nó;))?
 
U

undomistake

chơi kỳ vậy I94, lỗ đen tận trên Đại Học lận :| .
Để mình trình bày đầy đủ cho mọi người hiểu rõ chút:
Lỗ đen được tạo thành khi một ngôi sao khoảng 4,5 lần khối lượng mặt trời phát nổ(supernova), vụ nổ đó xảy ra như sau: Sau khi đã đạt tới 1 giới hạn nào đó(ngôi sao càng lớn, thời gian sống càng ngắn), ngôi sao sẽ xài hết nhiên liệu và sụp đổ trên chính lực hút khổng lồ của nó, toàn bộ ngôi sao co về 1 điểm cực nhỏ và sau đó bùng nổ tạo thành 1 hố đen. Hố đen có kích cỡ không hơn 1 hạt cát trung bình, nhưng nó nặng gấp hàng triệu lần mặt trời chúng ta, chính vì sức nặng khủng khiếp đó mà nó bẻ cong không-thời gian quanh nó mạnh tới mức cả ánh sáng cũng không thoát ra khỏi hố đen. Nếu ngôi sao co sập lại và trở nên đủ nhỏ để chứa trong bán kính Schwarschild của nó, thì tất cả các hạt của nó sẽ không thể cưỡng lại sức kéo vào phía trong, nghĩa là sẽ tiếp tục co mạnh lại cho đến khi chúng tao nên 1 điểm kỳ dị-1 điểm có độ cong không-thời gian vô hạn. Công thức để tính bán kính đó là: [TEX]R_s=\frac{2MG}{c^2}[/TEX]. Công thức để tính vận tốc để thoát ra 1 lỗ đen bất kỳ là: [TEX]v=\sqrt{\frac{2MG}{R_s}}[/TEX].

Đã nói tới lỗ đen thì phải nói cho hết ;)), vậy đố mọi người, lỗ đen có nhiệt độ hay không có nhiệt độ, tại sao và cho công thức tính?
 
L

locxoaymgk

câu trả lời đúng:
Ánh sáng phát ra từ mặt trời bao gồm nhiều màu sắc, mỗi màu lại có một sóng ánh sáng khác nhau.

Bầu khí quyển tác động tới mỗi màu ánh sáng xuyên qua khi sóng của nó chạm vào phân tử, các giọt nước nhỏ và những mẩu bụi.

Ánh sáng màu xanh dương có sóng ngắn nên các phân tử trong không khí phán tán đi nó đi xung quanh, làm cho bầu trời có màu xanh dương. Ánh sáng đỏ có sóng ánh sáng dài hơn, vì thế hoạt động mạnh hơn và không bị phân tán đi nhiều như thế.

Bầu trời lúc hoàng hôn có màu đỏ là bởi vào buổi tối, ánh sáng đi xuyên qua bầu khí quyển dày hơn để tới mắt người và chỉ có ánh sáng đỏ mới lọt qua được.
câu típ:Muốn làm lạnh vật, đặt trên hay dưới nước đá?:D:D
 
U

undomistake

ở dưới, vì không khí ở dưới đá lạnh hơn là ở trên. Do đó người ta hay để máy lạnh ở trên cao thay vì ở dưới đất
 
L

l94

Lỗ đen có nhiệt độ, nhưng không phải tất cả lỗ đen đều có.Công thức tính nhiệt độ của lỗ đen là:
[tex]T=\frac{c^{3}.h}{16\pi ^{2}GMk}[/tex]với k là hằng số Bonzoman
h là hằng số Planc
M là khối lượng lỗ đen
hỏi để các em học trước cho chắc ăn chứ;)),vậy mà còn trách à:|
p/s:câu tiếp:tại sao cây hay sinh vật sống trong kim tự tháp lại sinh trưởng tốt và nhanh gấp mấy lần ở ngoài kim tự tháp?:p
 
Last edited by a moderator:
U

undomistake

Tất cả lỗ đen đều có nhiệt độ bạn à :)), lỗ đen càng nhẹ nhiệt độ càng cao.
Hỏi trước tới bao giờ mới học trời ;))
 
M

muoianofen

ta ko mo? mat vi khi hat hoi , da ma dan ra het co nen ko the mo may dc :D
~>Chú ý tiếng Việt có dấu nhá cậu :D hihi tham gia pic vui :p
 
Last edited by a moderator:
C

conan193

câu trả lời đúng:

câu típ:Muốn làm lạnh vật, đặt trên hay dưới nước đá?:D:D

đặt nguồn lạnh ở trên theo tính chất đối lưu
khi đặt nguồn lạnh ở trên thì làm giảm thể tích không khí
do đó lớp không khí dc làm lạnh sẽ tràn xuống phái dưới làm lạnh đồ
và lớp không khí ở dưới nhẹ hơn sẽ sẽ tràn lên phía trên chiếm chỗ
tương tự như vậy thì đồ sẽ dc làm lạnh từ nguồn lạnh đặt phía trên
^^
 
A

anhsao3200

còn giải thích tại sao mưa làm ta dễ thở một phần thi do ozon nhưng em nghi thì ozon nó chỉ ở trên có chứ còn mà ở dưới đất thì người chắc bị tia cực tím dọi vào chắc die mất. Theo em do sự hấp thụ của nươc vào trong đất làm cho hơi nước được bốc lên và do hơi nước có trong không khí khi mưa đây là các chất đều là H2O nên mát và làm dễ thở vì nó có nhiều oxi ạ có gì sai mogn anh bỏ qua cho em nha
Cái này chắc do anh đánh nhầm pt nó là
gif.latex

nhưng ý anh là ozon tạo ra nó chỉ ở phần trên của mặt đất mà nên no ít anh hướng :-d
Câu tiếp theo nhé tại sao có bình minh và tại sao lại bình minh thường được ngắm trên biển
 
L

locxoaymgk

câu trả lời hay:
khi làm lạnh vật bằng nước đá, do thói quen, nhiều người cứ đặt vật lên trên, chẳng hạn đặt bình sữa lên trên nước đá. Làm như thế không hợp cách, bởi vì không khí ở bên trên nước đá, sau khi lạnh, sẽ chìm xuống và được thay thế bằng không khí nóng xung quanh. Từ đó ta suy ra một kết luận là: nếu muốn làm lạnh thức ăn hoặc đồ uống thì không nên đặt nó ở trên nước đá mà đặt ở dưới nước đá.

Vì nếu đặt nồi nước lên trên, thì chỉ có lớp nước thấp nhất lạnh đi thôi, còn những phần trên vẫn được bao bọc bởi không khí không lạnh. Ngược lại, nếu đặt cục nước đá lên trên vung nồi, thì nước trong nồi sẽ lạnh đi rất nhanh, bởi vì, lớp nước ở trên bị lạnh, sẽ chìm xuống và nước nóng hơn ở dưới sẽ lên thay thế, cứ như vậy cho đến khi toàn bộ nước trong nồi sẽ lạnh hết mới thôi (khi đó, nước nguyên chất không lạnh xuống đến 0 độ mà chỉ lạnh đến 4 độ C, ở nhiệt độ này nước có tỷ khối lớn nhất). Mặt khác, không khí lạnh ở xung quanh cục nước đá cũng sẽ đi xuống và bao vây lấy nồi nước.



Cho Mình hỏi nước trên trái đất có từ đâu??:):):)


~> Chú ý không post bài mực đỏ nhé ^^. Phiền coi link phía dưới chữ kí của tớ :)
 
Last edited by a moderator:
O

ojkajdjsx

Nước tồn tại khắp mọi nơi và hằng ngày chúng ta cần một lượng nước khổng lồ. Tuy nhiên "nền tảng của sự sống" này đến từ đâu, cho đến nay vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng.
Có hai khả năng được đề cập đến. Giả thiết thứ nhất: Trái đất "rỉ" nước thông qua các đám mây khí. Giả thiết thứ hai: các thiên thạch đã mang nước đến trái đất trong quá trình va đập của chúng vào trái đất. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được giả thiết nào đúng.

Giả thiết 1: Trong quá trình hình thành các thế hệ ngôi sao, những đám mây khí liên tục được làm giàu bởi những thành phần nặng như bụi và nước. Trong một số đám mây bụi liên tục hình thành các ngôi sao mới và bao quanh những ngôi sao này là những "đĩa khí" của chúng ta được hình thành trước khoảng 5 tỷ năm trước. Những vòng khí và bụi của hệ mặt trời lúc mới hình thành lớn gấp 10 lần hệ mặt trời của chúng ta ngày nay.

Cùng với thời gian trong các vòng khí, những "hòn đá" dần được hình thành thông qua việc gắn kết dần những phần nhỏ và mảnh vỡ tạo nên tiền đề cho một ngôi sao. Thông qua việc va đập và cọ sát, những tiểu hành tinh này lại tiếp tục gắn kết với nhau thành những hành tinh lớn hơn. Cuối cùng chúng hình thành nên các hành tinh lớn như sao Thổ, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa.

Những hành tinh nguyên thủy này không chỉ chứa bụi mà còn chứa cả băng. Những hạt nước đầu tiên tồn tại ở các hành tinh chính là những đám mây khí. Thế nhưng phần lớn chúng mất đi khi các tiểu hành tinh còn nóng đỏ. Chúng bay hơi trở lại vũ trụ. Tuy nhiên trái đất liên tục nguội dần đi và các núi lửa phun ra các đám mây khí kết hợp với các khí khác như CO2, mê tan và amôniac. Cuối cùng, trái đất cũng đủ lạnh để hơi nước trong không khí ngưng tụ lại biến thành những đám mây, những trận mưa rồi nước ngấm dần xuống đất và tạo nên biển, sông, hồ...

Giả thiết 2: Đa số các nhà khoa học cho rằng, riêng trái đất lạnh thôi sẽ không có đủ nước tạo thành biển như ngày nay. Nước phải đến từ một nguồn khác nữa. Một lý thuyết được đưa ra: Nước đến từ các tảng thiên thạch có bán kính hàng km bay xung quanh trái đất lúc bắt đầu hình thành. Khi chúng rơi xuống trái đất, nước chứa trong đó được dự trữ dưới dạng băng. Cũng có những chứng minh cho lý thuyết này: Những "hố bom" khổng lồ trên mặt trăng và trên đó vẫn có những cơn gió lạnh mang hơi nước. Các nhà thiên văn học tiến hành nghiên cứu sự hình thành của mặt trăng cho thấy nước vẫn đang tồn tại ở đó dưới dạng băng.

Nước - một trong những thành phần quan trọng nhất của sự sống vốn vô cùng quen thuộc với chúng ta hằng ngày. Nhưng để tìm cách giải thích đúng đắn và khoa học cho sự tồn tại của nước trên trái đất và đối với sự sống vẫn còn là câu hỏi lớn mà loài người chúng ta vẫn còn phải tiếp tục đi tìm lời giải đáp.
 
O

ojkajdjsx

Hai nhóm các nhà khoa học độc lập người Anh mới đây đã đưa ra một giả thuyết mới về nguồn gốc của nước trên Hành tinh xanh của chúng ta. Giả thuyết này góp phần quan trọng vào quá trình nghiên cứu nguồn gốc Trái Đất nói chung, và nguồn gốc của nước nói riêng.



Nước bao phủ phần lớn bề mặt Trái Đất

Theo 2 nhóm nhà khoa học này, nước trên Trái Đất có nguồn gốc từ các tiểu hành tinh. Thành phần cấu tạo chủ yếu của các tiểu hành tinh là các lớp băng đá. Trong lịch sử, Trái Đất đã bị vô số tiểu hành tinh tấn công. Trong quá trình va chạm với Trái Đất, các tiểu hành tinh bị nổ tung, giải phóng các lớp băng đá.

Các lớp băng đá nhanh chóng bị bốc hơi do sức nóng khủng khiếp tạo ra từ vụ nổ. Quá trình này kéo dài và dần dần Trái Đất được bao phủ bằng một lớp hơi nước dày đặc. Sau đó, Trái Đất sẽ nguội dần và chính lớp hơi nước này tạo ra bầu khí quyển sơ khai của hành tinh chúng ta.

Hơi nước trong bầu khí quyển tạo thành mây và sinh ra mưa kéo dài hàng triệu năm. Đây chính là nguồn gốc sinh ra các đại dương và nước trên Trái Đất.



Đây có phải nguồn gốc thực sự của nước trên Trái Đất?

Trước đây cũng từng có giả thuyết cho rằng nước trên Trái Đất có nguồn gốc ngoài vũ trụ. Tuy nhiên theo giả thuyết này, nước trên hành tinh của chúng ta sinh ra chỉ sau một vụ va chạm. Một thiên thể có khối lượng 10E22 kg, cấu tạo hoàn toàn bằng băng đá đã rơi xuống phần Trái Đất là Thái Bình Dương ngày nay.

Tiếp đó, thiên thể này dần tan ra thành nước và bao phủ khắp bề mặt Trái Đất. Xét về nhiều góc độ giả thuyết này chưa thể thỏa mãn nhiều câu hỏi đặt ra.

Một số giả thuyết khác lại cho rằng nước hình thành cùng với Trái Đất. Nước có sẵn trong lòng đất. Trải qua nhiều tỷ năm, nước bắt đầu phun trào lên bề mặt và bao phủ Trái Đất như ngày nay.
 
Top Bottom