Những câu hỏi vật lý vui ^^

L

l94

Câu tiếp theo:áp suất khí quyển là [tex]10^5N/m^2[/tex].Diện tích ngực cảu người trung bình là [tex]1300cm^2[/tex].Như vậy lực nén của không khí lên ngực cỡ 13000 N, một lực khổng lồ!.làm sao cơ thể người lại có thể chịu được 1 lực ép lớn đến như thế?
 
N

nhoc_maruko9x

Câu tiếp theo:áp suất khí quyển là [tex]10^5N/m^2[/tex].Diện tích ngực cảu người trung bình là [tex]1300cm^2[/tex].Như vậy lực nén của không khí lên ngực cỡ 13000 N, một lực khổng lồ!.làm sao cơ thể người lại có thể chịu được 1 lực ép lớn đến như thế?
Bình thường thì con người cũng thở ra hít vào.. Nên không khí luôn luân chuyển từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong.. Thế thì áp suất trong ngoài cân bằng. Khỏi lo xẹp ngực :)) Cứ thử đưa vào môi trường chân không xem, khí trong phổi bị hút hết ra ngoài để cân bằng áp suất, lúc đấy thì xẹp lép.
 
N

nguyendangkhoa11593

Vào những ngày không có mây thì ánh sáng chiếu trực tiếp theo đường thẳng nên tạo bóng rõ nét hơn.
còn vào ngày nhiều mây thì ánh sáng có thể bị khúc xạ và phản xạ khi chiếu qua mây, vì thế ánh sáng không chiếu trực tiếp theo đường thẳng nên không tạo bóng sắc nét.(chắc thế:D)

Vì vào ngày ko mây, mặt trời được coi là nguồn sáng điểm, bóng do nó tạo ra là bóng đen sắc nét, còn trong ngày có mây, đám mây là nguồn sáng thứ cấp có kích thước lớn nên tạo ra vùng bóng nửa tối, ko có bóng đen sắc nét ( quang lớp 7:D)

Câu tiếp theo:áp suất khí quyển là [tex]10^5N/m^2[/tex].Diện tích ngực cảu người trung bình là [tex]1300cm^2[/tex].Như vậy lực nén của không khí lên ngực cỡ 13000 N, một lực khổng lồ!.làm sao cơ thể người lại có thể chịu được 1 lực ép lớn đến như thế?
Vì không khí trong cơ thể người cũng ép ngược ra ngoài với áp suất bằng áp suất khí quyển


Một người thợ lặn thiếu kinh nghiệm sử dụng máy lặn ở đáy bể hít dưỡng khí từ máy của anh ta rồi ngoi từ dưới nước lên mặt nước nhưng đã quên không thở ra, anh ta có thể gặp nguy hiểm như thế nào
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Một người thợ lặn thiếu kinh nghiệm sử dụng máy lặn ở đáy bể hít dưỡng khí từ máy của anh ta rồi ngoi từ dưới nước lên mặt nước nhưng đã quên không thở ra, anh ta có thể gặp nguy hiểm như thế nào
Khi ở dưới sâu thì áp suất khí trong phổi rất lớn để cân bằng với bên ngoài, nếu ngoi lên nhanh mà ko thở thì áp suất lớn sẽ làm phổi bị ép mạnh ra ngoài \Rightarrow Nổ như bong bóng :))
 
G

girltoanpro1995

1)Tại sao quả bóng bất ngờ đập vào người khiến ta chết nhưng nếu biết trước ta lại không chết?
2) Tại sao núi lửa phun trào ra nhan thạch lại nóng?
< Giaỉ thích theo vật lí á :"> >

p/s lovely308: Không hỏi những câu về tâm lí, tình cảm tại pic này nhé ^^. Yêu cầu chỉ hỏi những câu về vật lí! Tiếp diễn nữa mình xử lí theo tội spam đấy ha ... mong là không có chuyện mất vui ấy :).
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Gat-Di-Nuoc-Mat-Bao-Thy/ZWZA9C0Z.html
Cho bạn nè ^^ nghe rồi có tâm sự gì pm cho mình hoặc vào box ngoại khóa.
p/s nguyendangkhoa..: bạn post hai hay nhiều bài liên tiếp thành 1 bài nhé ;)) hihi :p
Thân ái! :D
 
Last edited by a moderator:
L

locxoaymgk

nên thay đổi cái này đi một tí = Phóng sự sau đây:
Trái đất ngày xưa có màu tím​
1176306086_earth.jpg
Cuộc sống xa xưa trên trái đất từng bao phủ một màu tím chứ không phải xanh như bây giờ. Các vi khuẩn cổ đại có thể đã sử dụng một phân tử khác ngoài chất diệp lục để khai thác ánh sáng mặt trời, và chính chất này mang lại cho sinh vật sắc tím.

Chất diệp lục, thành phần quang hợp chính của thực vật, hấp thu chủ yếu sóng màu đỏ và xanh lam từ mặt trời và phản xạ sóng màu xanh lục, chính ánh sáng phản chiếu này mang lại cho thực vật màu xanh tươi. Điều này làm một số nhà sinh vật học băn khoăn bởi phần màu xanh lục của dải quang phổ là nơi mặt trời chứa nhiều năng lượng nhất.

"Tại sao chất diệp lục lại từ chối vùng có nhiều năng lượng nhất?", Shil DasSarma, nhà di truyền học vi khuẩn tại Đại học Maryland, Mỹ, nói. Bên cạnh đó, sự tiến hoá đã khiến đôi mắt người nhạy cảm nhất với ánh sáng màu xanh lục (điều đó lý giải vì sao các loại kính nhìn ban đêm thường phủ màu xanh này). Vậy thì tại sao quá trình quang hợp lại không được điều chỉnh như vậy?

DasSarma cho rằng đó là bởi chất diệp lục xuất hiện sau khi một phân tử nhạy sáng khác có tên gọi retinal tồn tại trên trái đất. Retinal, ngày nay có ở lớp màng màu mận chín của một phân tử quang hợp gọi là halobacteria, hấp thu ánh sáng màu xanh lá cây và phản chiếu màu đỏ và tím, mang lại màu tía tổng hợp.

Những phân tử nguyên thủy sử dụng retinal để khai thác năng lượng mặt trời có thể đã thống trị trái đất cổ đại, vì vậy khiến các vùng có sự sống đầu tiên trên trái đất có sắc tím nổi bật.

Là những kẻ đến sau, các phân tử sử dụng chất diệp lục không thể cạnh tranh trực tiếp với những sinh vật sử dụng retinal, nhưng chúng lại sống sót bằng cách phát triển khả năng hấp thu những sóng ánh sáng mà retinal không sử dụng.

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng các sinh vật có chất diệp lục và retinal đã tồn tại song song với nhau. "Bạn có thể tưởng tượng tình huống mà quá trình quang hợp diễn ngay ra dưới lớp của sinh vật mang màng tím", DasSarma nói.

Nhưng sau đó các nhà khoa học thấy rằng cán cân nghiêng về chất diệp lục bởi nó hiệu quả hơn retinal. "Chất diệp lục có thể không khai thác được cái tốt nhất của dải quang phổ nhưng nó lại tận dụng tốt hơn những ánh sáng mà nó hấp thu được", Sparks giải thích. Trong khi đó retinal có cấu trúc đơn giản hơn chất diệp lục và hoạt động dễ hơn trong môi trường thiếu oxy ban đầu của trái đất.

Ngoài ra, halobacteria, một sinh vật sống ngày nay sử dụng retinal, lại không phải là một vi khuẩn. Nó thuộc về nhóm sinh vật gọi là archaea, có từ thời trái đất chưa có bầu khí quyển. Tất cả những điều này cho thấy retinal ra đời sớm hơn chất diệp lục, DasSarma kết luận
.
Câu típ:
Sao hôm và sao mai xuất hiện khi nào.Chúng có quan hệ gì với nhau?:D:D:D
 
L

locxoaymgk

Em là mem 97 nhưng xin đú đởn tý:D
Thực chất sao hôm và sao mai chỉ là 1 chúng chính là kim tinh không biết đúng không nhỉ=))=))

đúng,câu trả lời mình bóp trên yahoo:|:|:|:
Kim Tinh là thiên thể có độ sáng đứng hàng thứ 3 trong hệ mặt trời (chỉ sau Mặt trời và Mặt trăng).

Khi Kim Tinh ở phía đông Mặt trời thì nó lặn sau Mặt trời, ta thấy Kim Tinh ở chân trời tây vào đầu đêm. Như thế nó được gọi là sao Hôm

Khi Kim Tinh ở phía Tây Mặt trời thì nó lặn trước Mặt Trời (lúc đầu ta không thể thấy nó). Vào sáng hôm sau ta thấy nó ở chân trời Đông và mọc trước Mặt trời. Nó được gọi là sao Mai

Như vậy, sao Hôm và sao Mai đều là 2 trường hợp nhìn thấy góc độ khác nhau của Kim Tinh mà thôi
hé hé, các cậu hỏi mấy câu thiên văn học thế này có phải vui hơn không:(:(:(:(
 
R

ronagrok_9999

đúng,câu trả lời mình bóp trên yahoo:|:|:|:
Em cũng tra trên bác goole đó =))=))
Cho em ra câu hỏi nha:p
Câu 1: Vẩy nước lên thanh sắt được nung ở 1000C và thanh sắt đã nung đỏ chói thì giọt nước ở thanh nào bay hơi nhanh hơn ?
Câu 2: Lấy quẹt diêm đốt bầu thủy ngân nhiệt kế , cột thủy ngân trong nhiệt kế bắt đầu dâng lên hay hạ xuống ?
Câu3: Tại sao khi có sấm sét, các tia chớp lại có dạng ngoằn ngoèo?
Các bác cứ suy nghĩ đã trước khi tra trên mạng nha (vui là chính mà;))
 
L

locxoaymgk

Câu 3:D:D:D:D:
Nói chính xác hơn là tia chớp có dạng cành cây:
Trong cơn dông mùa hè, bạn có thể thấy từ những đám mây đen lớn nằm sát chân trời, các tia chớp vạch thành đường ngoằn ngoèo chẽ nhành nom tựa cành cây dốc ngược phóng xuống đất. Không phải ngẫu nhiên mà tia chớp lại có hình dạng đặc biệt như vậy!

Phần đáy đám mây trong cơn mưa có mang điện tích âm, còn mặt đất do cảm ứng mà có điện tích dương. Sự phóng điện giữa hai vật thể khởi đầu bằng một chớp mang điện tích âm từ đáy đám mây phóng xuống mặt đất để mở đường. Chớp này được gọi là tia chớp mở đường.

Quá trình đi trước mở đường này thường không mấy khi được thuận lợi. Trước tiên nó phải đi vào vùng không gian điện tích dương phân bố hỗn loạn phía dưới gầm đám mây. Những điện tích dương này vốn là điện tích cảm ứng của mặt đất tập trung với mật độ khá cao trên các vật thể nhọn dưới mặt đất (như đỉnh tháp, ngọn cây), do tác dụng cùng dấu đẩy nhau mà đi vào lớp không khí hỗn loạn ở tầng thấp dưới đám mây.

Chớp mở đường luôn tìm đường đi tới những không gian điện tích dương ở kề bên cạnh. Nếu như cạnh nó có hai hoặc nhiều không gian điện tích dương thì tia chớp phải phân ra thành nhánh để đi.

Nói chung, chớp dẫn đường đi qua vùng không khí ẩm dễ dàng hơn là vùng không khí khô. Do trên đường đi, nó phải chọn đường ẩm, tránh đường khô nên để lại một vệt ngoằn ngoèo gấp khúc từ vùng điện tích dương tới không gian điện tích dương khác ở thấp hơn. Trên đường đi ấy nó vẫn tiếp tục phân nhánh tạo ra hình cành cây lộn ngược.

download.php


Dành riêng cho gỉltoanpro:
Thiên văn hoc chiếm tới 40% trong vật lý !!!
 
Last edited by a moderator:
R

ronagrok_9999

Làm gì có "hoàng hôm" á :)). Có "hoàng hôn" thôi ;)).
sao ánh nắng khiến da rát ?
Hình như cái này là do tia cực tím thì phải em chỉ nghĩ zậy thôi:D
Câu 1: Vẩy nước lên thanh sắt được nung ở 1000C và thanh sắt đã nung đỏ chói thì giọt nước ở thanh nào bay hơi nhanh hơn ?
Câu 2: Lấy quẹt diêm đốt bầu thủy ngân nhiệt kế , cột thủy ngân trong nhiệt kế bắt đầu dâng lên hay hạ xuống ?
Không bác này làm câu này àk :(:)((
P/s: hic online cả sáng lẫn chiều chẳng thấy anh chị nào đành tự giải thui :khi (185):
C1: Giọt nước trên thanh sắt được nung ở 1000C bốc hơi nhanh hơn. Giọt nước trên thanh sắt đã nung đỏ chói bốc hơi chậm hơn vì khi đó xung quanh giọt nước xuất hiện một lớp hơi nước bao bộc, lớp hơi nước này dẫn nhiệt kém nên giọt nước cứ nhảy bắn lên bắn xuống trong một khoảng thời gian. Trong khi đó ở thanh sắt kia , giọt nước lan tràn tức khắc và bốc hơi ngay.
C2:Trước hết, cột thủy ngân tụt xuống vì bầu thủy tinh nhiệt kế được đốt nóng và nở ra có thể tích tăng lên. Sau đó nhiệt độ mới truyền từ thủy tinh sang thủy ngân , lúc ấy, cột thủy ngân mới tăng vọt lên.
=((=((=((=((=((=((
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Bon chen nhá;)
Câu tiếp: Hai chiếc tàu A và B gwpj nhau và chuyển động sog song trên mặt hồ yên tĩnh.Bongduwng tàu B lại tiến lại gần tàu A như không cưỡng nổi và đâm mạnh vào tàu A.tại sao vậy?
 
N

nhoc_maruko9x

Bon chen nhá;)
Câu tiếp: Hai chiếc tàu A và B gwpj nhau và chuyển động sog song trên mặt hồ yên tĩnh.Bongduwng tàu B lại tiến lại gần tàu A như không cưỡng nổi và đâm mạnh vào tàu A.tại sao vậy?
Khi 2 tàu chuyển động gần nhau, dòng nước giữa 2 con thuyền sẽ chảy nhanh hơn so với bình thường (vì 2 con đò cùng kéo nước theo), vận tốc lớn hơn dẫn đến sự chênh lệch áp suất ở ngoài và trong khoảng 2 canô, áp suất ở ngoài lớn hơn ở trong, làm cho 2 xà lan va chạm vào nhau :D
 
C

conan193

Bon chen nhá;)
Câu tiếp: Hai chiếc tàu A và B gwpj nhau và chuyển động sog song trên mặt hồ yên tĩnh.Bongduwng tàu B lại tiến lại gần tàu A như không cưỡng nổi và đâm mạnh vào tàu A.tại sao vậy?

he he hên quá cái này đọc rồi
đây gọi là hiện tượng hút nhau trên mặt biển
khi 2 con tàu đi song song thì phần biển giữa chúng giống như một con sông nhỏ. Trong các con dông thông thường thì thì bờ sông không chuyển động, còn đây thì ngược lại, nước không chuyển động mà bờ sông chuyển động. Nhưng các lực vẫn dc giữ nguyên : ở phần hẹp của con sông di động này, nước ép vào thành yếu hơn so với khoảng không gian ở xung quanh tàu. Nói khác đi 2 sườn tàu đối diện nhau chịu một áp suất của nước ở phần ngoài tàu. dưới áp lực của nước ở bên ngoài các con tàu nhất định sẽ chuyển động hướng vào nhau và dĩ nhiên con tàu nhỏ lệch hướng chuyển động ró rệt hơn, còn con tàu lớn hầu như vânc chạy theo đường cũ.
 
L

lovee_11

Khi 2 tàu chuyển động gần nhau, dòng nước giữa 2 con thuyền sẽ chảy nhanh hơn so với bình thường (vì 2 con đò cùng kéo nước theo), vận tốc lớn hơn dẫn đến sự chênh lệch áp suất ở ngoài và trong khoảng 2 canô, áp suất ở ngoài lớn hơn ở trong, làm cho 2 xà lan va chạm vào nhau :D
tại sao vân tốc lớn hơn thì dẫn đến sự chênh lêch áp suất như thế nhỉ
câu này:tại sao khi cho đồ ăn vào tủ lạnh lại ko nên để đồ ăn nóng
 
Last edited by a moderator:
L

l94

tại sao vân tốc lớn hơn thì dẫn đến sự chênh lêch áp suất như thế nhỉ
câu này:tại sao khi cho đồ ăn vào tủ lạnh lại ko nên để đồ ăn nóng
Áp suất động tăng ở giữa 2 thuyền sẽ làm cho áp suất tĩnh chỗ đó giảm tuân theo định luật becnuli(cái này lên lớp 10 học sau):)), áp suất tĩnh ở khe lúc đó sẽ nhỏ hơn áp suất tĩnh ở 2 bên của 2 thuyền nên 2 thuyền sẽ bị áp suất bên ngoài ép vào=>đâm vào nhau.
Đồ ăn khi để vào tủ lạnh sẽ tiến hành trao đổi nhiệt với tủ lạnh, nếu đồ ăn càng nóng thì sẽ phải tốn nhiều nhiệt để làm lạnh đồ ăn đó=>tốn nhiều điện năng, và đồ ăn nóng quá cũng có thể gây hư hỏng tủ lạnh(chắc là thế:D)
 
T

trungtin2009

thấy mọi người trả lời hết câu hỏi ùi nên em đặt câu hỏi luôn
- tại sao sau khi nhìn vào mặt trời ta lại thấy mắt mờ đi và một lúc sau mới nhìn bình thường lại đc.
 
N

nhoc_maruko9x

thấy mọi người trả lời hết câu hỏi ùi nên em đặt câu hỏi luôn
- tại sao sau khi nhìn vào mặt trời ta lại thấy mắt mờ đi và một lúc sau mới nhìn bình thường lại đc.
Nghịch dại thế nhỷ. Ban đầu nhìn vào mặt trời do cường độ ánh sáng quá lớn nên các tế bào thị giác hoạt động quá mức nên mắt mờ đi, một lúc sau thì khi các tế bào đã thích nghi với cường độ lớn nên nhìn bình thưởng trở lại. Làm kiểu này vớ vẩn hỏng mắt chứ chẳng chơi. Nói thế thôi chứ hồi nhỏ cũng thử rồi :D Ban đầu thì chói mắt, lúc sau thì nhìn rõ hình tròn của mặt trời, rồi đến lúc nhìn lại thì do hiện tượng lưu ảnh và do các tế bào thị giác quá sức rồi nên đâu đâu cũng đen sì :|
 
Top Bottom