Nhà văn nào có ảnh hưởng nhất đối với bạn?

C

caytretramdot

một nhà báo đã hỏi nhà văn Nguyễn huy tương rằng "vì sai một nhà văn có tiếng mà lai viết thứ văn chương ba xu"nhà văn đã trả lời rằng"tôi viết thứ văn này vì đây là thứ văn dễ đọc dễ hiểu,đọc giả có thể ở mọi lúc mọi nơi ko như các tác phẩm bất hủ khó đọc khó thưởng thức'" TẠI SAO LẠI VẬY?
 
C

conu

Mình sẽ ko cần newtopic nữa mà sẽ dùng ngay cái này để thực hiện ý đồ của mình. Thứ văn ba xu đã khó chấp nhận với lương tâm người cầm bút, nhưng được rồi, có thể biện minh cho đó là thứ văn mua vui, giải khuây. Còn văn giải trí lại khác hẳn với văn đồ trụy, một tác phẩm dễ đọc đến đâu cũng ko dung nạp cái loại văn chương đồi bại đó.
 
C

caytretramdot

EM CÓ ĐỌC CÁC BÀI CỦA CÁC ANH CHỊ TRONG DIỄN ĐÀN VÀ CÓ THẤY ANH NÀO ĐÓ NÓI VỀ VẤN ĐỀ VĂN CHƯƠNG DÂM LOẠN .EM THÁY VẤN ĐỀ NÀY CÓ KO CHỈ TRONG VĂN CHƯƠNG BÂY GIỜ MẢ CÓ CẢ TỪ HỒI XƯA .NẾU AI ĐÃ ĐỌC TÁC PHẨM "LÀM ĐĨ "CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG THÌ SẼ RÕ.CHẮC CHỈ NGHE TÊN THÔI THÌ AI CŨNG CHO LÀ DÂM ĐÃNG NHƯNG KO PHAI THẾ MÀ ĐÂY LÀ CUỐN SÁCH NÓI VỀ GIỚI TÍNH.CÁC BẠN CÓ BIẾT VÌ SAO MÀ BÂY GIỜ CUỐN SACH MỚI ĐƯƠC XUẤT BẢN KO CHÍNH VÌ DO NHƯNG THÀNH KIẾN CỔ HỦ XƯA .TÁC GIẢ TÁC PHẨM MUỐN TÁC PHẨM NHƯ MỘT CUỐN SÁCH GIÁO KHOA VỀ GIỚI TÍNH
 
T

tranquang

Thế này nhé, anh nghĩ chúng ta nên có cái nhìn thật tổng quát về văn học và từng tác phẩm, từng thể loại, và từng thời kỳ. Mình hãy đứng từ trên nhìn xuống nó và xét nó. Đừng đứng ngang mà nhìn. Hãy tổng quát thôi, gắn nó với gu người đọc và loại người thưởng thức để hiểu nó. Cũng không nên gay gắt trước mọi thứ mà nó phản ánh. Trong cái thối tha và đen tối nhất, bẩn thỉu nhất ta vẫn tìm thấy trong đó điều có ích cho bản thân. Anh tinlaf như vậy. Miễn sao là mình phải để tư tưởng của mình định hướng cho văn học. Chứ đừng để dòng văn học này điều khiển mình.
Chào thân ái và quyết thắng!
 
C

conu

Bạn caytretramdot, tức là bạn đồng tình để cho loại hình văn học đó tồn tại và phát triển. Mình chưa đọc "làm đĩ", nhưng mình tin Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng là cái nhìn đồng cảm với thân phận con người, nó viết ko phục vụ cho nhục dục, cho thú vui mang tính chất bản năng mà đó là cái nhân bản. Bạn đừng nhầm khái niệm nhân bản với bản năng, nếu ko còn lâu Bộ văn hóa thông tin mới cho in ấn rộng rãi mà nó đã phải chui lủi trong những trang web thiếu lành mạnh. Tôi ko yêu cầu giáo khoa, nhưng văn học là nghệ thuật, bộ bạn ko học bài lý luận văn học à, văn học phải có tác dụng nâng cao cảm xúc, tâm hồn, nhân cách của con người chứ ko phải làm con người đê hèn, bản năng hơn. Hãy nhớ câu: Học văn là học làm người
 
T

thefool

Trước kia là "Được làm những gì luật cho phép".
Bây giờ là "Được làm những gì luật không cấm".
 
H

huongmotor

Khi tác phẩm rời khỏi tay tác giả thì số phân của nó được định đoạt bởi độc giả.
Tôi đã đọc "làm đĩ " của Vũ Trọng Phụng và quả đúng như tâm sự của nhà văn đây là cuốn sách đơn thuần bàn về kỹ năng của một nghề và của một lớp ngừoi
Hiện thực mà nhà văn phản ánh chỉ là:"sự thật ở đời"(quan niệm sáng tác của nhà Văn)
Còn hiện thực ấy được bạn đọc tiếp nhận như thế nào lại tùy thuộc vào tri thức , kinh nghiệm và vốn sống của từng ngừoi!!
 
C

conu

Em chưa đọc làm đĩ nên cũng chưa dám bình luận nhiều, em cũng chưa đủ vốn sống để nói nhiều về tác phẩm của một nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Nhưng theo mọi người thì liệu những tác phẩm trong datviet là tích cực hay tiêu cực? Nên cổ súy hay ko? Liệu có gì để đảm bảo là truyện trong đó trẻ con ko đọc? Thần tượng lớn nhất của em là nhà văn Nam Cao, tác phẩm em thích nhất của ông là Đời thừa, nên em ko chấp nhận trong văn chương có thứ văn đó. Em đã thấy Hộ đau nỗi đau của một kẻ yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật mà phải đi trái lại với lương tâm nghề nghiệp của mình: Chao ôi, hắn đã viết những gì, toàn những điều nhạt nhẽo quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và qua ư dễ dãi..., mỗi lần đọc xong, Hộ cau mày, nghiến răng vò nát sách và chửi mình như một thằng khốn nạn, khốn nạn, khốn nạn, mình là một thằng khốn nạn... Caaru thả trong nghề gì cũng là một sự bất lương rồi, nhưng trong văn chương thì là khốn nạn...bởi văn chương đâu phải chỉ giải trí, thiên chức của văn chương cao cả hơn nhiều.
 
T

tranquang

Lần sau đừng có câu bài như thế nhé. Nhắc nhở lần 1!
Chào thân ái và quyết thắng!
 
H

huongmotor

Em hãy cứ tin cứ yêu những giá trị chân chính của văn chương
Theo chị sự tác động tích cực hay tiêu cực của văn chương rẻ tiền tùy thuộc vào khả năng xử lý và tiếp nhận của mỗi ngừoi.
Sự phản ứng mạnh mẽ và thái độ muốn phủ nhận văn chương rẻ tiền của em chị hoàn toàn ủng hộ
Nhưng cũng phải nghĩ tránh xa cái xấu là tốt!
Nhưng còn gì tốt hơn nếu chúng ta gặp,tiếp cận cái xấu mà ko bị ảnh hưởng bởi cái xấu
Có một câu chuyện vui như sau:
Chúng ta vẫn hay nghĩ là nhà sư ko dc ăn thịt chó đúng ko nào?
Nhưng có một nhà sư đắc đạo trong lịch sử hẳn hoi vẫn ăn thịt chó. khi ngừoi thân băn khoăn hỏi tại sao lại như vậy, nhà sư cừoi và bảo rằng:việc ăn thịt chó ko liên quan đến lý tưởng cũng như đạo đức của một nhà sư, vậy thì tại sao phải kiêng nó?
Vậy đấy!
 
H

huongmotor

Đây là câu chuyện vui mang tính giai thoại và được ghi chép trong sử
Tôi chỉ đưa ra để minh họa cho ý kiến của mình
Còn hiểu và tiếp nhận thế nào tùy kiến giải của mỗi người!
 
C

conu

Cảm ơn chị và những ai đồng tình với em, thời đại ngày nay có quá nhiều thứ đe dọa đến những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Thanh niên cần tự trang bị cho mình một hành trang tri thức và rèn luyện nhân cách để sống sao cho gần với chữ "Người" hơn, sức đề kháng phải tốt thì mới ko bị tiêm nhiễm những văn hóa độc hại, đấy là điều em muốn nói. Đọc những câu truyện đấy, ta có thể thấy lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên, bạ đâu "bừa" đấy, chưa vợ chưa chồng gì cũng "với" nhau tùy tiện, bừa bãi, một người có thể ngủ với mấy người cứ như kiểu bầy đàn, lối sống rất sinh vật, nhiễm HIV chưa biết chừng, mà đau ở chỗ họ lại viết theo chiều hướng khuyến khích sống như thế hoặc như thế là điều tự nhiên, ko có gì sai,ko có gì đáng trách. Ngôn từ thì tục tĩu, có lẽ, đọc những truyện như thế nó đã góp phần hình thành nên ngôn ngữ chửi của một lớp người bây giờ, quá coi thường! Truyện làm đĩ, em có hỏi cô giáo, cô bảo, ông ko viết tục tĩu tí nào, ông có miêu tả người ta làm đĩ thế nào đâu, ông thể hiện cái nhìn về một nghề, một lớp người trong XH cũ = con mắt của một nà văn hiện thực. Còn ở đâu miêu tả đến từng chi tiết trong phòng the, thậm chí cả cảm giác...Đã thế lại còn cái kiểu buông thả, bừa bãi, bản năng, đấy là ko thèm nói tính giáo dục để đâu, quá độc, quá độc hại. Em thì tránh xa được thôi, nhưng nhìn những người bạn mình xem truyện đó "tích cực" quá mà buồn, một truyện như thế mà hàng chục nghìn người xem thì ko hiểu nó đã làm vấy bẩn bao nhiêu tâm hồn, hậu quả sẽ khôn lường khi những điều trong truyện trở thành sự thực...
 
T

tranquang

Anh nghĩ chúng ta cũng cần có cái nhìn thật khách quan. Hãy nhìn bằng 2 mắt, nghe bằng 2 tai, bên trái và bên phải, nhưng chỉ nên có 1 chính kiến (vì thế chỉ nói được bằng 1 miệng). Không nên đổ lỗi cho tất cả. Những truyện đại loại như thế_đấy là xu hướng phát triển của văn học. Như "Rừng Nauy"; "Tình ơi là tình"... Mình không nên quá gay gắt đổ thừa cho nó, mà hãy định hướng tư tưởng cho người đọc và thưởng thức nó thôi em ạ. Anh nghĩ như vậy!
 
H

hoangnhi

h0k phải nờ dịch từ tác phấm của Trung Quốc đâu ss iu ơi ^^ Mờ người ta gọi nờ sáng tạo ... Vì vào thời điểm bấy h ,lấy cốt truyện của người khác để viết nên tác phẩm của mjnh` nà 1 chuyện rất phổ biến .... Có thể thấy nờ Truyện Kiều của Nguyễn DU và Thanh Tâm Tài Nhân nờ đều nói về số phận và cuộc đời của cô Kiều nhưng cách hành văn và tư tưởng của họ khác nhau lắm lắm ... Chính vì thế mờ Truyện Kiều của Nguyễn DU đã trở thành 1 tác phẩm nổi tiếng còn Của Tài Nhân thj` lại mờ nhạt ^^ : ý em nà chế :D
 
K

kimxuyen

mình thấy Số Đỏ của VTP cũng rất hay đó chứ ? khâm phục Xuân Tóc Đỏ ,đúng thật là cái tên nói lên tất cả!
 
L

lethanh87

Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, trong đó có hạnh phúc một tang gia trong chương trình phổ thông đã học là đoạn trích mình rất thích, nghệ thuật trào phúng thật tài tình. Vũ Trọng Phụng đặt ra những cái tên rất buồn cười như là Xuân tóc đỏ, chùa Bà banh, Báo Gõ mõ, ông typn (tôi yêu phụ nữ), cô hoàng hôn, những bộ trang phục như ngây thơ, xin hãy dừng tay...quả thật rất thâm thúy.
 
K

kemocque

Em thik Nguyễn Du hơn bởi tác phẩm Truyện Kiêu rất sâu sắc, nhiều ng` đọc có thể gây nhàm chán nhưng nếu biết cảm thụ thì sẽ nhận ra ngay điểm nhấn mạnh ở đây là gì.Ơ, nhưng mà em thích nhất Trần Đăng Khoa và Tố Hữu.Thơ dành cho trẻ em rất vui nhộn và "trẻ em":))
 
K

kemocque

Em xin lỗi anh( chị) Hoangnhi chứ chị làm ơn dịch cho em chữ "nờ" chị viết nghĩa là gì được không?!
 
Top Bottom