Một số câu trong sách của bộ.

N

neos

Thứ nhất, Mg(ClO4)2 không có tính oxi hóa mạnh
Trong thang oxi hóa thì tính oxi hóa giảm dần, tính khử và axit tăng dần theo thứ tự sau:
HClO - HClO2 - HClO3 - HClO4
Theo đó, nếu muối không có gì khác thì Mg(ClO4)2 không có tính oxi hóa mà khử.
Mình cũng từng đọc một cuốn sách nói có thể dùng Mg(ClO4)2 làm khan

Thứ hai, H2SO4 không chỉ hút nước
Khác với phản ứng của este hóa, H2SO4 không dùng để loại nước do phản ứng tạo ete là phản ứng không thuận nghịch. Điều quan trọng là tạo ra môi trường axit H+, rồi tạo ra một số phức chất trung gian rì rì đó, nói chung chỉ cần biết vậy
Nó cũng giống như một câu sau: Chọn Đ/S
H2SO4 có tác dụng hút nước trong phản ứng của benzen với HNO3?
Sai, vì H2SO4 chủ yếu để tạo ra NO2+ rồi tham gia cơ chế electrophin...

Các bạn có thể đọc thêm về vai trò của H2SO4 trong các phản ứng hữu cơ trong giáo trình đại học.

Đáp án C
 
Q

qnhat234

câu làm khan, hình như mình đọc ở sách nào đó, họ bảo thường dùng Na: Na + H2O=NaOH + H2
đun nhẹ rượu bay hơi, NaOH không bay
 
L

lanhan

*câu 12 tr18: muối peclorat có tính OXH mạnh, nó sẽ OXH rượu thành axit => đáp án D
*câu 57 tr25: phải sửa thành cho 3 sp, chứ không thể sửa"chính" thành"anken" vì 3 sp đó gồm 2 anken và 1 ete
 
N

nguyenanhtuan1110

neos said:
Thứ nhất, Mg(ClO4)2 không có tính oxi hóa mạnh
Trong thang oxi hóa thì tính oxi hóa giảm dần, tính khử và axit tăng dần theo thứ tự sau:
HClO - HClO2 - HClO3 - HClO4
Theo đó, nếu muối không có gì khác thì Mg(ClO4)2 không có tính oxi hóa mà khử.
Mình cũng từng đọc một cuốn sách nói có thể dùng Mg(ClO4)2 làm khan
Bạn có nhầm lẫn ko vậy? trong Mg(ClO4)2 thì Cl có số OXH là +7 làm sao mà khử được nữa.
 
N

neos

Xin lỗi, đúng là không có tính khử nhưng H2SO4 tham gia phản ứng tách nước của rượu đóng vai trò là chất cho H+ để tạo ra phức trung gian

Mg(ClO4)2 mình không tưởng tượng được cơ chế, nếu có tính oxi hóa mạnh thì phản ứng thế nảo nhỉ? Tạo ra CO2 chăng???

Nếu xét theo cơ chế thì etylamin dường như là tạo được phức, nhưng liệu có ảnh hưởng về không gian và diện tích phân tử trong việc tạo phức hay không? Dẫu sao thì NH3 phân tử có kích thước không lớn bằng etylamin?

Theo mình, thì ý tác giả là etylamin có khả năng tạo môi trường bazơ: AgNO3 ---> AgOH lập tức bị phân hủy Ag2O ? Có gì sai kô nhỉ?
 
D

dale

chat ko nên sd lam khan ruou theo minh la H2SO4 vi chat nay sau khi lam khan ruou do la axit neu du thi se rat doc.
 
G

gaubaccuc

cho mình hỏi câu này được không?
nếu dùng sắt sunfua có lẫn sắt kim loại để điều chế khí hidro sunfua thì có tạp chất nào lẫn?Có thể nhận ra tạp chất đó nhu thế nào?Hãy vẽ hình cụ thể của thí nghiệm
 
N

nguyenanhtuan1110

neos said:
Nếu xét theo cơ chế thì etylamin dường như là tạo được phức, nhưng liệu có ảnh hưởng về không gian và diện tích phân tử trong việc tạo phức hay không? Dẫu sao thì NH3 phân tử có kích thước không lớn bằng etylamin?

Theo mình, thì ý tác giả là etylamin có khả năng tạo môi trường bazơ: AgNO3 ---> AgOH lập tức bị phân hủy Ag2O ? Có gì sai kô nhỉ?
Mình cũng nghĩ là etylamin khó tạo phức 4 lần với Cu2+ nhưng tạo phức 2 lần với Ag+ thì sao?
 
N

neos

Theo như thầy Văn trưởng khối chuyên hóa Tổng hợp thì rất khó tạo phức, và phức tạo ra cũng không đáng kể. Thầy nói nếu tạo phức thì trong đề bài sẽ phải nói. Cả với metyl amin và etyl amin.
Ai có ý kiến gì không?
 
N

nguyenanhtuan1110

Cậu đã hỏi thầy thì thôi vậy.
Nhưng phức etyl amin thì đúng là chiếm không gian lớn, còn phức metyl thì vẫn có thể chứ.
 
N

nguyenanhtuan1110

neos said:
Xin lỗi, đúng là không có tính khử nhưng H2SO4 tham gia phản ứng tách nước của rượu đóng vai trò là chất cho H+ để tạo ra phức trung gian
Trong TH này mình nghĩ do H2SO4 có tính OXH mạnh, có thể PƯ với rưọu.
Mg(ClO4)2 mình nghĩ phân tử này khá bền, chưa thấy xét tới tính OXH của nó bao giờ, chỉ ko biết là nó có hút nước tốt ko.
 
M

machia89

hơi khó chịu vì tớ không biét sách này , các bạn làm ơn ghi rõ tên sách , cảm ơn nhiều
 
N

nguyenanhtuan1110

Nếu bạn muốn hiểu sâu về Hóa vô cơ, hãy đọc quyển Hóa học vô cơ của thầy Hoàng NHâm.
 
N

neos

Mg(ClO)4 là chất hút nước hoàn hảo. Tính oxi hóa không phải gây ra phản ứng tách nứoc của rượu mà là môi trường H+
 
N

nguyenanhtuan1110

neos said:
Mg(ClO)4 là chất hút nước hoàn hảo. Tính oxi hóa không phải gây ra phản ứng tách nứoc của rượu mà là môi trường H+
Mình biết cơ chế phản ứng tách nước mà.
H2SO4 ko chỉ cung cấp H+ mà ở dung dịch đặc còn hút nước, đẩy CB chuyển sang phía tao anken, nhưng cái đó thường xảy ra ở nhiệt độ cao, cỡ 180 độ C.
 
S

seishirosama

chương Fe có nhìu câu sai lắm mấy bạn làm thử đi coi ra kết quả đúng ko
 
Top Bottom