Một số câu trong sách của bộ.

N

nightwish8

loveyouforever84 said:
songlacquan said:
mình xin đưa ra một số câu mà mình cảm thấy "có vấn đề" trong sách của bộ, các bạn xem và cho ý kiến, rùi thống nhất đáp án nhé.
PHẦN RƯỢU
câu 30 tr 21. hh khí X gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 5l khí X cần 18l khí O2 (cùng dk). Hidrat hóa hoàn toàn 1 thể tích X ở dk thích hợp cho hh Y chứa 2 rượu. % khối lượng các rượu trong Y tướng ứng là?
A. 11.12% và 88.88% B.91.48% và 8.52%
C.84.26% và 10.74% D.88.88% và 11.12%
(đáp án là D nhưng A với D thì khác gì nhau nhẩy?? mới lại mình tính cũng kô ra.)
Câu 35. tr22: Đun 57.5g etanol với H2SO4 d ở 170oC , dẫn sp khí và hơi lần lượt qua các bình riêng rẽ chứa CuSO4 khan, dd NaOH, dd dư Br2 trong CCl4. sau tn, khối lượng bình cuối tăng 2.1g. hiệu suất quá trình dehirat hóa etanol là?
A.59% B.55% C.60% D.70%
(đáp án là C, nhưng mình tính mãi kô ra giống.)
câu 44. tr 23 rượu nào sau đây khó bị oxi hóa nhất
A. 2-metylbutanol -1 B. 2-metylbutanol-2
C.3-metylbutanol-2 D.3-metyl butanol -1
(đáp án là C, nhưng theo mình thì rượu b3 mới khó bị oxi hoá)
câu 57 tr 25: cho các chất
(I) CH3CH(OH)CH2CH3 (II)CH3CH2OH
(III)(CH3)3COH (IV) CH3CH(OH)CH3
chất nào khi dehidrat hóa được 3 sản phẩm chính?
A. I B. II và III C. IV D. II
(đáp án là A nhưng sao lại là 3 sp "chính" nhỉ)
sau khi thảo luận câu này phải bỏ từ "chính"
mong các bạn giúp đỡ.
Trả lời:
Câu 30: Tính ra dc hai rượu là C2H5OH (53,49%) và C3H7OH (46,51%)
Câu 35: Sách in lỗi, có thể là 5,75 gam rượu hoặc klg bình tăng lên 21 gam!
n(C2H5OH) = 57,5/46 = 1,25 mol; m(C2H4) = 21 gam => n(C2H4) = 21/28 = 0,75 mol
=> H = (0,75/1,25) *100 = 60% => Đáp án C
Câu 44: Đúng là rượu bậc III khó bị oxh nhất => Đáp án B
Câu 57: Ko phải bỏ từ chính mà thay bằng "anken"
bạn nói có lý đấy, đề sai oài
 
L

lagrangevn4

Phải rồi, cuốn sách ấy sai hàng tá , nhất là ở chương polime ấy, các bạn về làm thử chương này mới thấy. Ví dụ nhé: có câu trong 4 chất sau chất nào cùng loại polime với cao su buna:
A. PVC
B. PVAc
C. phenolfomalđêhit
D. tơ lapsan

Cái này thật chẳng hiểu tại sao lại chọn A, cùng loại polime là nói về nguồn gốc, cách tổng hợp hay cấu tạo mạch đều không thể chọn A=> bó tay, bạn nào hiểu thì giúp tui với
 
H

hangsn

Câu này đúng rùi mà .Đáp án là A . Thứ nhất cao su buna điều chế bằng pp trùng hợp -> loại C, D . Cao su buna có cấu tạo mạch thẳng -> loại B -> chọn A :D
 
S

seishirosama

blueblackgirl said:
câu 12. tr 18: Chất nào sau đây không nên sử dụng làm khan rượu?
a. Cao b. C2H5ONa c. H2SO4đ d.Mg(ClO4)2
Đáp án D vì chất này có tính OXH mạnh, mạnh hơn cả H2SO4. Chọn đáp án đúng nhất nên chỉ chọn D thôi.

Không câu này là H2SO4 mới đúng trong sách đại học của chị tớ có nói là người ta dùng đáp án D để làm khan rượu trong thự tế đó
 
L

lagrangevn4

hangsn trả lới không chính xác rồi, bạn loại phương án B không hợp lí vì B mạch thẳng.
 
T

tieuquy22

Câu 12. tr 18: Chất nào sau đây không nên sử dụng làm khan rượu?
a. Cao b. C2H5ONa c. H2SO4đ d.Mg(ClO4)2
câu này cô giáo mình bảo chọn c vì H2SO4 rất háo nước nên khi nó hút nước của rượu sẽ tỏa nhiệt mạnh nên nó sẽ cung cấp nhiệt để xảy ra phản ứng tách nước để tạo thành ete hay anken
 
S

songlacquan

tieuquy22 said:
Câu 12. tr 18: Chất nào sau đây không nên sử dụng làm khan rượu?
a. Cao b. C2H5ONa c. H2SO4đ d.Mg(ClO4)2
câu này cô giáo mình bảo chọn c vì H2SO4 rất háo nước nên khi nó hút nước của rượu sẽ tỏa nhiệt mạnh nên nó sẽ cung cấp nhiệt để xảy ra phản ứng tách nước để tạo thành ete hay anken

Đúng là mỗi người 1 ý kiến, chả bít đâu mà lần :D.......
 
S

seishirosama

songlacquan said:
tieuquy22 said:
Câu 12. tr 18: Chất nào sau đây không nên sử dụng làm khan rượu?
a. Cao b. C2H5ONa c. H2SO4đ d.Mg(ClO4)2
câu này cô giáo mình bảo chọn c vì H2SO4 rất háo nước nên khi nó hút nước của rượu sẽ tỏa nhiệt mạnh nên nó sẽ cung cấp nhiệt để xảy ra phản ứng tách nước để tạo thành ete hay anken

Đúng là mỗi người 1 ý kiến, chả bít đâu mà lần :D.......
Chọn C là chình xa1x nhất cô tớ bảo cũng chọn C
 
V

vic4ever

Về câu 19 phần phenol. Do nhóm OH định vị trí thế vào o và p nên chỉ có thể là A hoặc D nhưng câu D là sai tên gọi nên chỉ chọn A
Còn việc thế vào o và p bạn có thể xem nhựa bakelite
Câu 31 trang 38:
Thuốc thử Fehling là phức của Cu2+ với KOOC-(CHOH)2-COONa . Theo mình CH3NH2 ko đủ mạnh để đầy axit ra khỏi muối nên ko phả ứng
Còn Cu(OH)2 rõ ràng ko phản ứng còn giấy pH thì ko phản ứng ,giống hiện tượng vật lý hơn.
Còn AgNO3 tạo AgOH nên có thể xảy ra.
Câu 60 trang 44
Do cùng điều kiện nên mình cứ lấy nhh=0.1 , nCO2=0.14 ,nH2O=0.25
Ta thấy nH2O > nCO2 => hidrocacbon no.
Tới đây bảo toàn nguyên tố ta được số mol từng chất.
Cách giải này ko chặt chẽ ở chỗ nH2O > nCO2 => hidrocacbon no vì đimetylamin có dư H.
 
V

vic4ever

Nhân đây các bạn xem giùm mình mấy câu này !
Câu 8 trang 49
Câu 33 trang 59
Câu 41 trang 61
Câu 30 trang 74
Câu 38 trang 85 (câu này có bạn hỏi rồi !)
Câu 55 trang 88
Câu 38 trang 143 (câu này đặc biệt quan trọng)
Câu 37,38 trang 150
 
S

songlacquan

vic4ever said:
Nhân đây các bạn xem giùm mình mấy câu này !
Câu 8 trang 49
Câu 33 trang 59
Câu 41 trang 61
Câu 30 trang 74
Câu 38 trang 85 (câu này có bạn hỏi rồi !)
Câu 55 trang 88
Câu 38 trang 143 (câu này đặc biệt quan trọng)
Câu 37,38 trang 150



Bạn làm ơn viết hộ mí câu đó ra cho mọi người xem nhé. có phải ai cũng có quyển đó đâu. :?

 
N

nho12dmai

hay qua bay gio minh moi vao duoc day xin cac chu vi tien boi chi giao gio tui xem giai duoc cau nao khong nao`
 
S

songlacquan

vic4ever said:
Nhân đây các bạn xem giùm mình mấy câu này !
Câu 8 trang 49
Câu 33 trang 59
Câu 41 trang 61
Câu 30 trang 74
Câu 38 trang 85 (câu này có bạn hỏi rồi !)
Câu 55 trang 88
Câu 38 trang 143 (câu này đặc biệt quan trọng)
Câu 37,38 trang 150
Hộ vic vài câu vậy
* Câu 38 tr 143:
DD nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím
A.NaOH ;C.Na2CO3;
B.NaHCO3 ; D.NH4Cl
TL:Bình thường nếu so sánh độ pH thì so sánh được ngay pH các dd trên với 7, nhưng để suy ra đổi màu quỳ tím hay không phải còn tuỳ
thực tế cho thấy:
pH < 5 : quỳ chuyển đỏ
pH > 8 : quỳ sang xanh
còn từ 5 đến 8 rất khó quan sát
và pH của NaHCO3 nằm trong trường hợp này nên kô làm đổi màu quỳ tím :D
* Câu 8. tr49:
Cho 4 chất: benzen; metanol; phenol; andehit fomic. Thứ tự các hoá chất dùng để fân biệt 4 chất trên dc xếp theo dãy nào:
A. nc Br2; dd AgNO3/NH3; Na
B. dd AgNO3/NH3; Na, nc Br2
C. dd AgNO3/NH3; nc Br2;Na
D. Na;nc Br2; dd AgNO3/NH3
Câu này chắc phải làm theo thứ tự, tức là giả sử chỉ có 4 lọ dd như vậy, rồi lần lượt dùng các chất như trên (sp của phản ứng 1 có thể tham gia phản ứng với chất thứ 2 chúng ta bỏ vào)
+Nếu dùng B :đầu tiên phân biệt dc adh; dùng Na thì phenol và metanol cho khí H2; lúc này chỉ cần phân biệt metanol và phenol; nhưng phenol lúc này đang ở dạng C6H5ONa kô bít có phản ứng với Br2 kô?? (sgk kô có) nên tốt nhất kô nên chọn
+Nếu dùng D: lý luận tương tự B
+Nếu dùng A: theo kpb, phenol cho kết tủa, tiếp tục dùng AgNO3/NH3 để phân biệt andehit fomic, nhưng lúc này trong 4 lọ đang có nc Br2 sẽ có HBr,nên kiểu gì cũng có AgBr kết tủa lẫn với Ag ===> th này phức tạp, kô nên chọn
Vậy còn mỗi đáp án C; không chọn phí quá :D
 
M

midori

tiện thể cho hỏi câu :
trong phản ứng sau H2O đóng vai trò gì:
chất khử,chất oxh hay cả hai hay môi trường phản
ứng
As2O3+HNO3+H2O--->H3AsO4+H2SO4+NO
 
M

midori

tui thây phản ứng trên làm sao xảy ra được
tự nhiên lấy đau ra S mà lại sinh ra H2SO4
thế thì làm sao xác định vai trò của H2O đúng ko?
 
S

songlacquan

midori said:
tiện thể cho hỏi câu :
trong phản ứng sau H2O đóng vai trò gì:
chất khử,chất oxh hay cả hai hay môi trường phản
ứng
As2O3+HNO3+H2O--->H3AsO4+H2SO4+NO

Câu này ở đâu thế hở bạn?
Nếu ở trong sách của bộ thì trang bao nhiêu vậy?
 
M

midori

sorry mình ko nhớ trang
câu nay trong tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm hóa học đó
 
V

vic4ever

Câu 8 trang 49 tui sửa đề lại là nhận được ngay.
Câu 41 trang 61
Đốt cháy hòan toàn 0.1 mol axit hữu cơ X thu được không quá 4.6 lít khí Y (đktc). Công thức cấu tạo axit Y là công thức nào ?
A.HCOOH
B.CH3COOH
D.HOCH2COOH
D.C2H5COOH
Câu 38 trang 85
Cho glucozơ lên men với hiệu suất 70%, hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2 lít dung dịch NaOH 0.5M (D=1.05g/ml) thu được dung dịch chứa 2 muối với tổng nồng độ là 12.27%. Khối lượng glucozơ đã dùng là
A.129.68g
B.168.29g
C.192.86g
D.186.92g
Câu 55 trang 88
Tính thể tích dung dịch HNO3 96% (D=1.52g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo ra 29.7 g xenlulozơ trinitrat
A.24.39 l
B.15 l
C.14.39 l
D.1.439 l
 
Top Bottom