một ngày nửa đề thi đại học

L

linh110

1)Một đĩa khối lượng 100 g treo dưới một lò xo có hệ số đàn hồi là 10 N/m. Sau khi có một chiếc vòng có
khối lượng 100 g rơi từ độ cao 80 cm xuống đĩa, đĩa và vòng bắt đầu dao động điều hòa. Coi va chạm của vòng và đĩa
là hoàn toàn mềm, lấy g = 10 m/s^2
Biên độ dao động của hệ là
2) Một con lắc gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Và vật nặng khối lượng m = 5/9 kg, đang dao động điều
hòa với biên độ A = 2 cm trên mặt phẳng ngang nhẵn. Tại thời điểm vật m qua vị trí mà động năng bằng thế năng thì
một vật nhỏ khối lượng mo=m/2
rơi thẳng đứng và dính vào m. Khi đi qua VTCB thì hệ (m0 + m ) có vận tốc là

mình đăng thêm 2 bài nữa nhé.tổng cộng =7.hy

Câu 2 : x= A/can 2 => v= Aw/can 2
=> A'= [tex] \sqrt {(A/\sqrt{2})^2 + (v/w')^2} [/tex]
=> v' max= A'w'
 
L

linh110

cho mình poss ké mấy pài xí :D
Anot và Katot của 1 te bào quang điện lập tầnh 1 tụ điện phẳng cách nhau 1 cm; giới hạn quang điện = 360nm; h = 6,625.10^-34Js; c= 3.10^8m/s ; e =1,6.10^-19C ;landa = 330nm; nếu đặt Uak = - 1,25V thì e quang điện tới cách anot một khoảng ngắn nhất bằng ?
2/Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ A tần số f;Khi vật qua VTBC thì giữ điểm chính giữa của lò xo; nó sẽ dao động với biên độ = ?; tần số = ?

Câu 1: A=-Fs =1/2mv^2-1/2mv0^2=> qEs=1/2mv0^2 => s=> x=1-s=0,75 cm
 
L

linh110

1)Một con lắc lò xo, gồm lò xo, có độ cứng k = 50 N/m và vật nặng M = 500 g dao động điều hoà với biên độ
A0 dọc theo trục Ox trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang dao động thì một vật m=500/3g
bắn vào M theo phương
nằm ngang với vận tốc v0 = 1 m/s. Giả thiết va chạm là hoàn toàn đàn hồi và xẩy ra vào thời điểm lò xo có chiều dài
nhỏ nhất. Sau khi va chạm vật M dao động điều hoà làm cho lò xo có chiều dài cực đại và cực tiểu lần lượt là 100 cm
và 80 cm. Cho g = 10 m/s^2
a) Tìm vận tốc của các vật ngay sau va chạm.
b) Xác định biên độ dao động trước va chạm
2)Cho một hệ dao động. Lò xo có khối
lượng không đáng kể, độ cứng chưa biết. Vật M = 400 g có thể
trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ đang ở trạng
thái cân bằng, dùng một vật m = 100 g bắn vào M theo phương
nằm ngang với vận tốc v0 = 3,625 m/s. Va chạm là hoàn toàn
đàn hồi. Sau khi va chạm vật M dao động điều hoà. Chiều dài
cực đại và cực tiểu của lò xo lần lượt là 109 cm và 80 cm.
a) Tìm chu kỳ dao động của vật M và độ cứng k của lò xo.
b) Đặt một vật m0 = 225 g lên trên vật M, hệ gồm 2 vật (m0 + M) đang đứng yên. Vẫn dùng vật m = 100 g bắn vào với
cùng vận tốc v0 = 3,625 m/s, va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm ta thấy cả hai vật cùng dao động điều hoà.
Viết phương trình dao động của hệ (m0 + M). Chọn trục Ox như hình vẽ, gốc toạ độ ở vị trí cân bằng và gốc thời gian
là lúc bắt đầu va chạm.
c) Cho biết hệ số ma sát giữa m0
và M là 0,4. Hỏi vận tốc v0 của vật m phải nhỏ hơn một giá trị bằng bao nhiêu để vật
m0 vẫn đứng yên (không bị trượt) trên vật M trong khi hệ dao động. Cho g = 10 m/s^2
3)Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật M có khối lượng 400 g và lò xo có hệ số cứng 40 N/m đang dao
động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng với biên độ 5cm. Khi M qua vị trí cân bằng người ta thả nhẹ vật m có khối
lượng 100g lên M (m dính chặt ngay vào M), sau đó hệ m và M dao động với biên độ
4)Một lò xo có độ cứng k = 16 N/m có một đầu được giữ cố định còn đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng M =
240 g đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Một viên bi khối lượng m = 10 g bay với vận tốc v0 = 10 m/s theo
phương ngang đến gắn vào quả cầu và sau đó quả cầu cùng viên bi dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Bỏ
qua ma sát và sức cản không khí. Biên độ dao động của hệ là
5): Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt phẳng ngang với chu kỳ T = 2π (s). Khi con lắc đến vị trí
biên dương thì một vật có khối lượng m chuyển động cùng phương ngược chiều đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với
con lắc. Tốc độ chuyển động của m trước va chạm là 2cm/s và sau va chạm vật m bật ngược trở lại với vận tốc là
1cm/s. Gia tốc của vật nặng của con lắc ngay trước va chạm là –2 cm/s^2
. Sau va chạm con lắc đi được quãng đường
bao nhiêu thi đổi chiều chuyển động?​
%%-
Mình làm câu 5 thui nhá ...những câu ở trên tương tự ...mà dạng này cũng ko ra nhìu đâu ^^
v2=-(m2-m1)v02/(m2+m1) => m2=3m1
=> v1= 2m2v02/(m2+m1) =3 cm/s
a=Aw^2 => A=2 cm
=> A'^2 =4 + 3^2 => A'=5 cm
Sau va chạm con lắc đi được S = 2 + 5= 7 cm thì đổi chiều
 
M

makumata

Ba điểm A, B, C trên mặt nước là ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh bằng 9 cm, trong đó A và B là nguồn phát sóng giống nhau, có bước sóng 0,9 cm. điểm M trên trung trực AB, dao động cùng pha với C, gần C nhất thì cách C một đoạn d. Giá trị của d là%%-
 
Last edited by a moderator:
M

makumata

Cho đoạn mạch RLC. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u=Ucăn2*cos(ωt) (V). Giữa hai bản tụ C có bố trí một khóa K. Giữa hai đầu R có mắc một vôn kế. Khóa K đóng vôn kế chỉ giá trị gấp 3 lần khi khóa K ngắt. Xác định hệ số công suất của mạch khi K đóng. Biết dòng điện khi K đóng vuông pha với dòng điện khi K ngắt.
 
L

linh110

Ba điểm A, B, C trên mặt nước là ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh bằng 9 cm, trong đó A và B là nguồn phát sóng giống nhau, có bước sóng 0,9 cm. điểm M trên trung trực AB, dao động cùng pha với C, gần C nhất thì cách C một đoạn d. Giá trị của d là%%-

Cùng pha với C => d=9-9k/10 mà 4,5<d<9 => 0<k<5
gần C nhất => k =1 => d=8,1 => khoảng cách =9- căn (8,1^2-4,5^2)
 
L

linh110

Câu 2 : U_R1=3 U_R2 => cos phi 1 =3 cos phi 2
mà l phi 1 l + lphi2l =90
=> tan phi 1 =1/2 => cos phi 1 =3 /can 10
 
M

makumata

Cho mạch điện AB gồm hai đoạn mạch AM nối tiếp với MB, trong đó AM gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện có điện dung C, MB có cuộn cảm có độ tự cảm L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u=Ucăn2*cos(ωt) (V) . Biết uAM vuông pha với uMB với mọi tần số ω. Khi mạch có cộng hưởng điện với tần số ωo thì UAM = UMB. Khi ω = ω1 thì uAM trễ pha một góc α1 đối với uAB và UAM = U1. Khi ω = ω2 thì uAM trễ pha một góc α2 đối với uAB và UAM=U1'.Biết anpha1+anpha2=pi/2.U1=3/4U1'.Xác định hệ số công suất của mạch ứng với ω1; ω2%%-
 
M

makumata

linh ơi.cậu giải cho mình câu 8,4,2,1 đề số 25 của thầy hùng giúp mình với
 
Last edited by a moderator:
L

linh110

Hic mình không có down đề về được ><....................................................................................................................................................................................................................................................
 
M

makumata

k cần dow đâu.cậu lên khoá luyện đề của thầy vẫn xem dc đề mà.đề số 25 nhé
 
M

makumata

Ở mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 10 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u1 = 3cos(40πt + π/6) cm và u1 = 4cos(40πt + 2π/3) cm. Vận tốc truyền sóng v = 40 cm/s. Một vòng tròn có tâm là trung điểm của AB, nằm trên mặt nước, có bán kính R > AB. Số điểm d a o động với biên độ bằng 5 cm trên đường tròn la%%-

bạn tìm số đường dao động với biên độ 5 cm. số điểm dao động với biên độ 5cm trên đường tròn = 2 lần số đường.
tìm số đường bằng cách xét sóng truyền đến 1 vị trí, xét sóng tổng hợp
 
Last edited by a moderator:
M

makumata

Trong giao thoa sóng hai nguồn A, B cách nhau 10 cm dao động phương trình u1=u2=acos(20pi*t+pi/6)cm.Biết bước sóng λ = 2 cm. Tìm số điểm dao động với biên độ Ao trên đường thẳng nối hai nguồn trong trường hợp Ao=căn2.bài này cậu cho mình đáp án thôi nhé
 
Last edited by a moderator:
M

makumata

Trong thí nghiệm giao thoa sóng, người ta tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng A, B cách nhau một khoảng 30 cm, dao động với các phương trình lần lượt là uA=5sin(10pi*t+pi/4)cm.uB=5sin(10pi*t).Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Biết vận tốc truyền sóng là 40 cm/s.
a) Viết phương trình dao động tại M trên mặt nước cách A, B lần lượt d1 và d2.
b) Xác định vị trí các điểm dao động với biên độ cực đại và những điểm đứng yên.
c) Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại và số điểm đứng yên trên đoạn thẳng AB.
d) Trung điểm I của đoạn AB có phải là điểm dao động với biên độ cực đại không? Xác định biên độ dao động đó.
%%-
 
M

makumata

Một con lắc dao độngcủa con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu? tắt dần chậm. Cứ sau mỗi chu kì, biên ñộ giảm 6%. Phần năng lượng %%-
 
Top Bottom