Mong giải đáp !

K

kientien_90

cho mạch R-L-C theo đúng thứ tự nhé. đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 U=220v
biết Zc=200 R=100 ZL thay dổi được
U(RL)max = ?? khi ZL= ?? (hiệu điện thế cực đại giữa 2 đầu R và L y
Đáp án co pahải là ZL=Zc/2 không vậy bạn. lần sau mong ban up lun đáp án nhé!!!!
 
G

gaconthaiphien

Các bạn xem giúp 2 bài này mình làm có bị nhầm ở đâu không:

Câu 1: Một cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung thay đổi được rồi mắc vào nguồn điện xoay chiều có biểu thức [TEX]u=U_0coswt(V)[/TEX]. Thay đổi điện dung của tụ điện để điện áp hiệu dụng 2 đầu tụ đạt cực đại thì khi đó điện áp hiệu dụng giữa 2 bản tụ là [TEX]2U_0[/TEX]. Điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn dây lúc này là: Đáp án cho [TEX]U_0\sqrt{\frac{7}{2}}[/TEX]
Giải: - Có [TEX]U_{Cmax}=\frac{U}{R}\sqrt{R^2+Z^{2}_{L}}=2U_0 => Z^{2}_{L}=7R^2[/TEX]
- [TEX]U_{Cmax}=> Z_C=\frac{R^2+Z^{2}_{L}}{Z_L}=\frac{8R}{sqrt{7}} [/TEX].
- Có [TEX]U_L=\frac{U.Z_L}{\sqrt{R^2+(Z_L-Z_C)^2}[/TEX].
- Thay các giá trị bên trên vào, mình ra [TEX]\frac{7}{4}U_0[/TEX] không giống đáp án ???

Câu 2: Một lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang [TEX]A=60^0[/TEX]. Chiết suất đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là [TEX]n_d=1,514, n_t=1,5368[/TEX]. Một chùm tia sáng mặt trời hẹp rọi vào mặt bên của lăng kính dưới góc tới [TEX]i=50^0[/TEX]. Chùm tia ló rọi vuông góc vào 1 màn cách điểm ló khỏi lăng kính 1 khoảng là D=1m. Xác định bề rộng dải quang phổ thu được trên màn: Đáp án cho là 35 mm.
Giải: Áp dụng lần lượt các CT:
[TEX]sin i_d=n_d.sinr_d, sini_t=n_t.sinr_t[/TEX]
[TEX]r'_d+r_d=r'_t+r_t=A=> r'_d, r'_t[/TEX]
[TEX]sini'_d=n_d.sinr'_d, sini'_t=n_t.sinr'_t => i'_d=48,41^0, i'_t=50,42^0[/TEX]
- Có bề rộng dải phổ [TEX]L= D(tan i'_t - tani'_d) = 0,082m[/TEX] rất khác đáp án ?????
 
L

lion5893

Câu 1 sai chỗ công thức cuối cùng. tính điện áp dây tính thiếu điện trở thuần R. Ra Ud= [TEX]\sqrt{7}U = U_o. \frac{\sqrt{7}}{\sqrt{2}}[/TEX]
 
L

lion5893

câu 2 mình đã làm rất nhiều lần nhưng cũng không ra đáp án 35mm. còn phần bài của bạn đoạn cuối bị sai rồi. bạn phải tính theo góc lệch của tia đỏ và tia tím. áp dụng công thức [TEX]D_d= i + i'_d -A[/TEX] tương tự tia tím.
rồi bề rộng = [TEX]1.(tanD_t - tanD_d)[/TEX]. mình làm ra 60. mấy lần rồi. bạn kiểm tra lại xem.
p/s: phần này chẳng thấy ra. năm ngoái k0 có câu nào phần tán sắc.. mất cả chiều ôn lại mong cho nó vào 1 câu :D. đề trường nào thế bạn???
 
Last edited by a moderator:
G

gaconthaiphien

Câu 2 ấy mình nghĩ chỉ có thế này thì mới ra đáp án cậu ah:
- ∆i=[TEX]i'_t-i'_d=2,01^0=0,035 rad[/TEX].
- Vì ∆i rất nhỏ, nên bề rộng phổ: ∆d ≈ ∆i.D = 0,035.1 = 0,035m = 35mm

Có câu lý thuyết mong các bạn giải đáp cụ thể cho mình từng đáp án: Chọn phát biểu đúng. Trong quá trình tải điện năng đi xa, điện năng hao phí:
A. tỉ lệ với thời gian truyền điện (đúng)
B. tỉ lệ nghịch với đường dây tải điện.
C. tỉ lệ với bình phương điện áp giữa 2 đầu dây ở trạm phát điện.
D. tỉ lệ với công suất truyền đi.
 
A

atulara

Câu 2 ấy mình nghĩ chỉ có thế này thì mới ra đáp án cậu ah:
- ∆i=[TEX]i'_t-i'_d=2,01^0=0,035 rad[/TEX].
- Vì ∆i rất nhỏ, nên bề rộng phổ: ∆d ≈ ∆i.D = 0,035.1 = 0,035m = 35mm

Có câu lý thuyết mong các bạn giải đáp cụ thể cho mình từng đáp án: Chọn phát biểu đúng. Trong quá trình tải điện năng đi xa, điện năng hao phí:
A. tỉ lệ với thời gian truyền điện (đúng)
B. tỉ lệ nghịch với đường dây tải điện.
C. tỉ lệ với bình phương điện áp giữa 2 đầu dây ở trạm phát điện.
D. tỉ lệ với công suất truyền đi.

Ta có công thức: [TEX]{P}_{hp} = \frac{R{P}^{2}}{{U}^{2}} = {I}^{2}R [/TEX]
Điện năng hao phí sẽ:
+ Tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa 2 đầu dây ở trạm phát điện.
+ Tỉ lệ với thời gian truyền điện
+ Tỉ lệ với đường dây tải điện: Khi truyền tải đi xa thì sẽ có 1 phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây => dây càng dài càng hao phí điện năng nhiều
- Điện năng hao phí không tỉ lệ với công suất truyền đi.
Từ đây ta có thể chọn A :)
 
G

gaconthaiphien

Mình giải bài này các bạn xem nhầm ở đâu giùm: Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ được treo vào đầu dưới của một sợi dây không dãn, đầu trên của sợi dây được buộc cố định. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí. Kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 0,1 rad rồi thả nhẹ. Tỉ số giữa độ lớn gia tốc vật tại VTCB và tại VTB là: Đáp án cho là 0,1
Giải:- ta có tỉ lệ [TEX]\frac{a_{cb}}{a_b}=\frac{w^2l}{w^2A}=\frac{w^2l}{w^2a_0l}=\frac{1}{a_o}=10[/TEX] ???? ([TEX]a_0[/TEX] là góc anpha o =0,1 rad)
 
L

lion5893

Câu 2 ấy mình nghĩ chỉ có thế này thì mới ra đáp án cậu ah:
- ∆i=.
- Vì ∆i rất nhỏ, nên bề rộng phổ: ∆d ≈ ∆i.D = 0,035.1 = 0,035m = 35mm
không phải. cái này phải tính theo góc lệch. tại bọn mình không hiểu bản chất. câu này trong sách bài tập vật lý trang 94. thế mà hồi trước k0 hiểu ma k0 hỏi thầy gà quá. hjx hjx... trong sách nó ghi công thức này nhưng chẳng hiểu nó ở đâu mà ra: [TEX]DT= 2.D.tan\frac{D_t - D_d}{2}[/TEX].
 
L

lion5893

Có câu lý thuyết mong các bạn giải đáp cụ thể cho mình từng đáp án: Chọn phát biểu đúng. Trong quá trình tải điện năng đi xa, điện năng hao phí:
A. tỉ lệ với thời gian truyền điện (đúng)
B. tỉ lệ nghịch với đường dây tải điện.
C. tỉ lệ với bình phương điện áp giữa 2 đầu dây ở trạm phát điện.
D. tỉ lệ với công suất truyền đi.
điện năng hao phí [TEX]=P_hp .t = \frac{\rho.l.P^2.t}{S.U^2.cos^2\phi}[/TEX]
 
L

lion5893

Mình giải bài này các bạn xem nhầm ở đâu giùm: Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ được treo vào đầu dưới của một sợi dây không dãn, đầu trên của sợi dây được buộc cố định. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí. Kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 0,1 rad rồi thả nhẹ. Tỉ số giữa độ lớn gia tốc vật tại VTCB và tại VTB là: Đáp án cho là 0,1
Giải:- ta có tỉ lệ [TEX]\frac{a_{cb}}{a_b}=\frac{w^2l}{w^2A}=\frac{w^2l}{w^2a_0l}=\frac{1}{a_o}=10[/TEX] ???? ([TEX]a_0[/TEX] là góc anpha o =0,1 rad)
câu này trong đề thi vật lý tuổi trẻ năm 2010. vì sắp thi rồi nên mình không chứng minh công thức.. bạn chịu khó nhớ tý. Tỉ số giữa độ lớn gia tốc vật tại VTCB và tại VTB là
[TEX]\frac{a_{cb}}{a_b}=\alpha o[/TEX]
Tỉ số giữa độ lớn gia tốc vật tại VTB và tại VTCB là: [TEX]b/cb=\frac{1}{\alpha o}[/TEX]
nhớ thế này nhé b/cb. b là 1 chữ nên sẽ là 1/[TEX]\alpha o[/TEX]. hơi chuối tý nhưng để đỡ nhầm sang cái kia.
 
L

lion5893

cái công thức: [TEX]DT=2D.\frac{D_t - D_d}{2}[/TEX] mình cũng không hiểu sao lại có. nhưng bạn cứ học thuộc luôn đi. mình vừa học thuộc nó rồi. :D vì nó là công thức trong sách bài tập mà không sai dc đâu.. thươg thường toàn tìm DT khi biết góc chiết quang nhỏ. cái công thức này tổng quát nhất cho mọi góc... mình đã áp dụng rồi rất hợp lý...
 
L

lion5893

gia tốc con lắc đơn [TEX]a=\sqrt{a_{t}^2+a_n^2}[/TEX] ; [TEX]a_t = x'', a_n=\frac{v^2}{l}[/TEX] trong đó [TEX]x''=-w^2x[/TEX]
=> tại vị trí cân bằng [TEX]a_t=0 => a=a_n=\frac{v_{cb}^2}{l}=\frac{l^2.\alpha o^2.w^2}{l}=l.\alpha o ^2.w^2[/TEX].
bạn sai ở công thức này. lắp vào là ra.
 
G

gaconthaiphien

Câu lý thuyết các bạn giải thích giùm: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với dao động cơ tắt dần:
A. biên độ dao động có tần số giảm dần theo thời gian.
B. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Cơ năng giảm dần theo thời gian
D. tần số giảm dần theo thời gian.
 
T

thanhduc20100

Câu lý thuyết các bạn giải thích giùm: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với dao động cơ tắt dần:
A. biên độ dao động có tần số giảm dần theo thời gian.
B. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Cơ năng giảm dần theo thời gian
D. tần số giảm dần theo thời gian.
 
D

dangkll

không phải. cái này phải tính theo góc lệch. tại bọn mình không hiểu bản chất. câu này trong sách bài tập vật lý trang 94. thế mà hồi trước k0 hiểu ma k0 hỏi thầy gà quá. hjx hjx... trong sách nó ghi công thức này nhưng chẳng hiểu nó ở đâu mà ra: [TEX]DT= 2.D.tan\frac{D_t - D_d}{2}[/TEX].

Tại bạn không đọc kĩ đề đấy, nó không chiếu vuông góc với mặt phẳng phân giác bạn ạ:D
 
D

ductuong16

Câu lý thuyết các bạn giải thích giùm: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với dao động cơ tắt dần:
A. biên độ dao động có tần số giảm dần theo thời gian.
B. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Cơ năng giảm dần theo thời gian
D. tần số giảm dần theo thời gian.
Tần số không đổi=> A.........................................................
 
L

lion5893

Câu lý thuyết các bạn giải thích giùm: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với dao động cơ tắt dần:
A. biên độ dao động có tần số giảm dần theo thời gian.
B. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Cơ năng giảm dần theo thời gian
D. tần số giảm dần theo thời gian.
mình chưa nghe thấy biên độ có tần số giảm dần theo thời gian bao giờ cả. nhưng mà tần số giảm dần theo thời gian là sai.
 
Top Bottom