[Mem 94] Ôn Văn hè và chuẩn bị kiến thức.

T

thuyhoa17

Cái câu:
>>> Câu: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” trong bản “chữ nguời tử tù” đã được lược bỏ...
ở bài của chị ấy, nghĩa là câu "kẻ mê muôi này xin bái lĩnh" nó nằm ở trong bản "chữ người tử rù" đã được lược bỏ cái phần mà em dẫn ra sau ấy :D
 
M

meobachan


Đoạn trích trong sách giáo khoa có câu "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh" mà chị :-/

Em nghĩ thế này:

Cách kết thứ nhất (có đoạn Viên Quản ngục....") Kết thúc là câu văn: "..Ít hôm nữa...pháp trường trong kinh..." tạo cho người đọc một liên tưởng về sự ra đi của Huấn Cao - con người điển hình cho cái đẹp

Trong "Chữ người tử tù", cái kết mới với việc lược bỏ đi đoạn sau cùng ấy, cho thấy đc niềm tin của Nguyễn Tuân vào sự bất tử của cái đẹp. Nguyễn Tuân ko muốn để đoạn "nhìn mặt chữ khô lần lần" bởi nó dễ làm liên tưởng đến sự khô héo, NTuân muốn cái đẹp luôn phải tươi mới, rực rỡ.... Cũng như ko muốn để người đọc liên tưởng đến sự ra đi của Huấn Cao. Huấn Cao là người làm nên cái đẹp, là con người thập toàn thập mĩ....
Như vậy, kết thúc ở câu văn "kẻ mê muội này xin bái lĩnh" không những để khẳng định sự vĩnh cửu, bất tử của cái đẹp mà còn để khẳng định sự toàn chân, toàn thiện, toàn mĩ của cái đẹp và nghệ thuật. Nghệ thuật vị nhân sinh, có khả năng thức tỉnh thiên lương con người.


(Em nghĩ ngây rứa, ko biết có đúng ko :(, hix, ai giúp em làm dàn ý bài này với ạ :(( cô em công tác sắp về rồi, mà em chưa làm bài :(()
Chị nghĩ không cần phải viết dàn ý đâu. Kết hợp ý của Hòa với em đã thành 1 bài văn hoàn chỉnh rồi đấy. 1 bài văn hay không cần dài mà chỉ cần đảm bảo đủ ý là được. Mà chị nghĩ cần nên đánh giá 1 chút, nói thêm về tài năng của NT trong việc biết dừng câu chuyện đúng chỗ, tạo hiệu quả nghệ thuật cao.
 
S

s0cbay_kut3

Em vẫn chưa định hình đc cái dàn ý của cái này

Cái nêu trên chỉ là 1 phần ý thôi thì phải :-S
 
T

thuyhoa17

đề NL về hiện tượng đời sống: bàn về * Mái ấm tình thương *
- Tình thương: tình yêu thương mà con người dành cho nhau.

- Mái ấm tình thương:

+ Đó có thể là mái ấm dành cho những đứa trẻ, những trẻ em cần tình yêu thương và chăm sóc.

+ Đó có thể là ngôi nhà cho những ngừoi vô gia cư, cơ nhỡ.

+ Cũng có thê rlà nơi dành cho những người già, lớn tuổi sống với nhau để cùng tìm niềm vui ở tuổi già.

- Mái ấm tình thương: nơi mà tình yêu thương luôn tràn ngập, niềm vui luôn tồn tại.

- Nó được xây dựng từ những con người luôn quý trọng tình cảm gia đình, tình người.

- Nơi đó, ta có thể nhận thấy và cảm nhận được tình yêu thương lẫn nhau, họ bao bọc che chở nhau bởi họ cùng chung những cảnh ngộ, những số phận -những cảnh đời khó khăn.

- Những người bất hạnh hơn sẽ ko còn phải cô đơn bởi kiếp đời long đong. Bù đắp cho những vết thương lòng.

- Nhìn ra ngoài xã hội, vẫn còn đó tình thương giưã người với người.

Trong khi đối lập lại là nhưũng hành động dã man, mất hết tính người.

>> Ta vui vì những mái ấm tình thương vẫn còn tồn tại.

<Chèn thêm phần dẫn chứng :D>
 
T

thuyhoa17

Suy nghĩ của anh (chị) về hình ảnh nước mắt của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

- Hình ảnh “nước mắt”: là hiện thân của tình người, tình thương, là mình chứng mãnh liệt cho 2 chữ Con người.
- Với một con người, nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt yêu thương, xúc động, lúc đó nước mắt sẽ rơi, đó là “miếng kính biến hình vũ trụ”.
- Nước mắt xuất hiện trong “Chí Phèo” như một phép nhệm màu – khi Chí Phép bưng trên tay tô cháo hành đón từ Thị Nở, ngửi mùi thơm của cháo, khói bốc nghi ngút, “hắn thấy mắt hình như ươm ướt”.
- Với một tên “quỹ dữ của lãng Vũ Đại”, 1 kẻ chỉ biết rạch mặt ăn vạ, triền miên trg những cơn say, ăn cái gì cũng phải cướp giật, bởi thế hắn chưa từng, chưa tưngf đc ai cho cái gì,. Thế nhưng giờ đây, bưng trên tay bát cháo hành của một ngừoi phụ nữ nấu cho, hắn xúc động.
- Mắt hắn ươn ướt, bản chất con người hiện về trong “con quỹ dữ” ấy. Ẩn nấp sâu kiến trg con người hắn vẫn còn phần Người, hắn ko phải là một tên mất hết nhân tính, bởi hắn vẫn con nước mắt để thấy hình như ươn ướt.
- Có phải là hơi cháo hành làm mắt hắn cay, hay là chính bởi bàn tay chăm sóc, nâng đỡ hắn trở về của Thị khiến hắn bồi hồi.
- Sau khi nhớ về quá khứ, nhìn lại hiện tại và nghĩ về tương lại, hắn bưng bát cháo và nước mắt hắn xuất hiện.
- Nam Cao ko cụ thể phác họa nên h/ả nước mắt của hắn, ko phải là giọt nước mắt rõ ràng để ngừoi ta nhìn thấy, mà chỉ được đặc tả qua cảm giác ươn ướt mắt của Chí mà thôi. Và nó lẫn trong làn khói của bát cháo hành, càng khiến cho hình ảnh nước mắt đó để lại n` dư âm cho người đọc.
- Những vết chai trên mặt, trên ngừoi hắn vẫn con, hắn đi qua những trận cười trg men rượu và giờ đây thì hắn trào lên một niềm xúc động khôn nguôi, bởi thế, mắt hắn chỉ như ươn ướt chứ ko phải là thực sự rơi lã chả, bởi hắn vẫn còn con đường dài pahỉ đi để trở về với lương thiện mà Thị nở là chiếc cầu nối cho hắn với mọi người.
- Rồi từ đây, từ khi nước mắt hắn đã xuất hiện trên đôi mắt đã ráo hoảnh từ lâu thì cuộc đời Chí như bước sang 1 trang mới, đến với những suy nghĩ cho cuộc đời hắn, hắn cần đc sống lương thiện, được thu nhận vào xh của những người lương thiện.
- H/ả nước mắt như khép lại cái suy nghĩ Chí đã mất hết bản chất con người và mở ra một suy nghĩ mới, thực ra, cái phần người – bản chất nông dân lương thiện vẫn tồn tại trg Chí Phèo – “con quỹ dữ của làng Vũ Đại”. Rồi chính hắn sẽ có thể làm được điều mà ai cũng sợ pahỉ làm hay ko dám làm.
- Thấy rõ được tài năng NC trong việc khắc họa một hình ảnh để làm nên một con người.
>>> Con người ngay cả lúc như mất hết cả nhân tính lẫn nhân hình thì vẫn tồn tại trg hắn đố là cảm xúc và khát vọng. Nó sẽ tỏa sáng một khi yêu thương chạm đến tâm hồn hắn.

Mọi người cho ý kiến thêm về cái đề này nhé:)
 
Last edited by a moderator:
C

cloudymay

có ai muốn tìm hiểu về giọt nước mắt cúa Chí phèo và giọt nước mắt của nhân vật Hộ (Đời thừa ) không? tối e post cả nhà tham khảo bjo đi học đã
 
T

thuyhoa17

có ai muốn tìm hiểu về giọt nước mắt cúa Chí phèo và giọt nước mắt của nhân vật Hộ (Đời thừa ) không? tối e post cả nhà tham khảo bjo đi học đã
post lên đi bạn ơi :D

Đề 1: Tình bạn đẹp?

Đề 2:

"...Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
Từ bài thơ trên anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống của thanh niên.
 
C

cloudymay

Bài này e đọc được trên tờ báo dài lắm e lươc trích cho cả nhà tham khảo nhá
Về tiếng khóc của nhân vật Hộ trong truyện ngắn "Đời thừa" và nhân vật Chí phéo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Nước mắt là một sản phẩm cụ thể của tình cảm. Khi người ta rơi vào một cảnh huống, 1 trạng thái nào đó thì dễ nảy sinh tâm trạng, mà đỉnh cao của trạng thái tình cảm thường biểu lộ bằng những giọt nước mắt. Có giọt nước mắt sung sướng, có giọt nước mắt ân hận, có giọt nước mắt đau xót, xót xa...Giọt nước mắt của hộ và Chí Phèo là nỗi đau đớn xót xa hay niềm hạnh phúc? Nguyên nhân nào dẫn đến tiếng khóc ấy của 2 nhân vật? Nam Cao đã dẫn giải 1 cách hợp lý.
-Với Hộ, tiếng khóc của anh bật ra sau 2 tấn bi kịch lớn của cuộc đời : bi kich sống thừa và bi kich tình thương. ( cái này cả nhà biết rồi, trích đoạn miêu ta lúc Hộ thức dây "Nước mắt hắn bật ra như một của chanh....khóc như thể không ra tiếng khóc"
- Với Chí Phèo, tiếng khóc của Chí bật ra sau 1 bi kịch lớn của cuộc đời: bi kich bị từ chối quyền làm người. ( phân tich trước khi gặp Thị nở và sau khi gặp. Sự từ chối của Thị Nở đã đẩy Chí rơi vào 1 nỗi đau sâu thẳm trong cuộc đời. Nhưng Chí càng uống càng tỉnh, Chí lại thấy hơi cháo hành thoang thoảng, Chí "ôm mặt khóc rưng rức".
Hai tiếng khóc của 2 con người, ở 2 hoàn cảnh # nhau nhưng đều biểu hiện thám thía nỗi đau thân phận khi trải qua những tấn bi kịch trong cuộc đời. Hộ khóc sau khi đã hành vi thô bạo với vợ con; Chí Phèo khóc sau khi bị Thị Nở từ chối. Nhưng sắc thái ý nghĩa của mỗi tiếng khóc không hoàn toàn giống nhau. Tiếng khóc của Hộ là tiếng khóc của 1 người trí thức tiểu tư sản có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn cống hiến = sự lao động sáng tạo của chính mình mà phải sống "đời thừa", 1 người coi tình thương là nguyên tắc xác định tư cách làm người nhưng lai vi phạm vào lẽ sống tình thương. Bao nhiêu đau đớn, bnhiu hối hận dồn nén lại ở Hộ để rồi bật lên tiếng khóc. Tiếng khóc nức nở , tiếng khóc bật ra như quả chanh người ta bóp mạnh của Hộ cho ta thấy sự hối hận và đau khổ lên đén tột cùng của người trí thức thiểu tư sản nghèo có nhân cách. Giọt nước mắt ấy đã nâng đỡ Hộ , thanh lọc tâm hồn anh, giúp anh dứng vững trên bờ vực thẳm của sự tha hoá. ..Hộ ân hận , song lớn hơn sự ân hận ấy là sự thành thực trước lỗi lầm của mình " anh..anh... chỉ là... 1 thằng... ********". Suwj thành thực với chính mình là 1 nhân cách rất đáng chân trọng ở người trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao.
Nếu tiếng khóc của Hộ là tiếng khóc của 1 người trí thưvcs ân hận về những hành vi thô bạo của mình với vợ con thì tiếng khóc của Chí phèo là tiếng khóc của 1 người cố nông nghèo bi tha hoá, bi tước đoạt quyên làm người. Nam Cao gói gọn nỗi đau trong tâm hồn Chí = 3 chữ " khóc rưng rức". Bao nhiêu tủi hờn dồn nén lại để rồi bật lên thành tiếng khóccho sự oan trái, sự thua thiệt của 1 người sinh ra là người mà lại không có quyền sống của 1 con người. Tiếng khóc của Chí chính là sự có ý thức dầy đủ nhất về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của anh. Có hiểu ước mơ hạnh phúc chân thành của Chí " hay là mình sang ở mới tớ 1 nhà cho vui", ta mới thấu hiểu được tiếng khóc đau đớn của 1 người bị phụ tình. (Tiếng khóc của Chí gợi ta nhớ đến tiếng khóc hu hu của lão Hạc, của dì Hảo khi bị chồng bỏ dì bơ vơ lúc ốm đau). Mỗi tiếng khóc là 1 nỗi đau , nhưng tiếng khóc của Chí không chỉ có nỗi đau mà còn có cả sự cay đắng, tủi nhục.
Cũng như ở truyện ngắn " Đời thừa", trong " Chí Phèo", Nam Cao đã hoá thân vào nhân vật , sống với nhân vật để miêu tả nỗi đau đến tột cùng của nhân vật. Chỉ là 1 tiếng khóc , nhưng trong tiếng khóc ấy ta thấy 1 nỗi niềm, 1 số phận, 1 cuộc đời của nhân vật. Tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ là như thế! Ẩn sau tiếng khóc của nhân vật là niềm cảm thông, thương xót của nhà văn đối với người trí thức tiểu tư sản nghèo, người nông dân lao động nghèo. Và lớn hơn niềm thương cảm là sự phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của họ trong hoàn cảnh bế tắc. Dối với Họ là sự vươn lên để giữ vững lẽ sống nhân đạo; đối với Chí là khát vọng hạnh phúc, khát vọng lương thiện. Diều đó tạo nên chiều sâu nhân đạo mới mẻ trong sáng tác của Nam Cao.
Nước mắt là giọt châu của loài người, là tấm kính biển vũ trụ để cho nhân vật giải toả nỗi đau, sự bi phẫn đến cùng cực. Nhưng nước mắt vẫn chỉ là nước mắt. Do vậy, nhân vật của Nam Cao vẫn rơi vào bế tắc. Hộ không giải quyết được bi kịch gia đình; Chí Phèo phải tìm đến cái chết sau khi giết được kẻ thù của mình. Cần phải có thoeif gian , có ánh sáng của Đảng soi rọi, người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo của Nam Cao mới có thể thay đổi cuộc đời của họ.
Như vậy từ 1 chi tiết nghệ thuật , nam Cao đã lí giải sâu sắc nỗi đau trong tâm hồn nhân vật; đánh dấu quá trình thức tỉnh của nhân vật, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn về đề tài tri thức thiểu tư sản và người nông dân nghèo.
Có thể nói, chi tiết tiếng khóc của 2 nhân vật Hooj và Chí PHèo là 1 chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa. Nó chẳng những làm cho hình tượng nghệ thuật trở nên sống động mà còn góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Với chi tiết tiếng khóc nhân vật Hộ và Chí Phào, Nam Cao đã đem đến cho văn học VN 1930-1945 1 tiếng nói nhân văn sâu sắc, khẳng định tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ trong việc mô tả và phân tích tâm lý nhân vật.


(mỏi tay quá...huhu)
 
T

thuyhoa17

post lên đi bạn ơi :D

Đề 1: Tình bạn đẹp?

Đề 2:

"...Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
Từ bài thơ trên anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống của thanh niên.
Ai làm 2 đề ni đi, đề hay thế mà ;))
 
T

thuyhoa17

Tình bạn đẹp.

3 chữ đó được hình thành, đó là 1 quá trình dài với 3 giai đoạn.


Khi chữ BẠN đến, đó là khi con người ta quen biết nhau, gặp nhau và đối xử với nhau như những người thân tình.


Bạn là người mà ta có thể học cùng, chơi cùng, làm việc cùng.


Bạn luôn nói cho ta biết đâu là đúng, đâu là sai.


Và khi chữ TÌNH xuất hiện, đứng trước chữ BẠN kia, nó đã trở thành "tình bạn" - tình cảm mà con người dành cho nhau , 2 hoặc nhiều người.


Có ai đó đã từng nói "Bạn là người anh em ruột mà Thượng đế đã bỏ quên ở bên ngoài gia đình ta".


Tình bạn, tình cảm sâu sắc mà khi đã là bạn rồi, con người ta sẽ dành cho nhau, nó đến một cách nhẹ nhàng, vào lòng mỗi người và chiếm một vị trí quan trọng cho mình ở đó.


Nó giúp cho con người ta ấm áp và cảm thấy đầy đủ hơn, thế đấy, nó đến ngồi đó - trong tâm hồn ta, làm đầy tâm hồn, nó không hề có ác cảm gì.


Nhưng khi có một sự tác động xấu đi vào tâm hồn ta, nó khiến mọi thứ gần như ảnh hưởng, và tình bạn cũng nằm trong số đó.


Nhưng rồi tình bạn chân thành - TÌNH BẠN ĐẸP sẽ giúp cho ta có thể vượt qua được những điều tưởng chừng như khó khăn ấy.


Sự chân thành, tin tưởng, vui khi bạn thấy vui, khóc khi bạn thấy buồn, nhớ khi phải cách xa nhau,.... Tình bạn đẹp đến với mỗi con người không hề dễ dàng, có thể sẽ phải trả qua nhiều chông gai trắc trở, thời gian, thử thách, hao mòn đi những điều mà ta đang có, nhưng có một thứ lại được hình thành, đó là tình bạn đẹp.


Đó là sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, đó là sẵn sàng chia sẻ khi có tâm sự, đó là niềm hạnh phúc khi thấy bạn có niềm vui bất ngờ, đó là sẵn sàng cho một bờ vai khi bạn muốn khóc, đó là sẵn sàng lặng im khi bạn buồn, đó là sẵn sàng khuyên ngắn bạn khi bạn sai trái, đó là những giọt nước mắt khi bạn làm điều không tốt,...


Nhưng không phải dễ dàng mà kiếm tìm được cho bản thân mình một người bạn thật sự như thế.


Sự chân thành luôn cần gặp một sự chân thành khác để có thể làm nên tình bạn đẹp.


Đôi khi, lại có những con người sẵn sàng vì mục đích cá nhân, vụ lợi mà quên đi rằng mình đang gọi bạn là bạn, mình đang có một tình bạn, mình đang phải trải qua những thử thách để bước đến với tình bạn đẹp.


"Hãy đối xử với bạn bè như đối xử với những bức tranh, nghĩa là hãy đặt họ ở những góc độ có nhiều ánh sáng nhất". (J. Churchil). Rồi bạn sẽ có thể tìm được cho bản thân một tình bạn đẹp, không ở đâu xa xôi, mà chính nơi này đây, cuộc sống này, tình bạn đẹp luôn tồn tại ở đó.


^^
 
H

heo_ngok_a8

mình cũng có đề này.nhưng là văn nghị luận.hjhj
có ý kiến cho rằng:"Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ".hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
các bạn cùng nhau bàn bạc nha
 
T

thuyhoa17

mình cũng có đề này.nhưng là văn nghị luận.hjhj
có ý kiến cho rằng:"Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ".hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
các bạn cùng nhau bàn bạc nha

- Về hoàn cảnh: HXH là 1 người phụ nữ phong kiến, 2 lần lấy chồng nhưng đều làm lẻ, đều không có hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng; vì vậy, bà thấu hiểu được những định kiến, những khó khăn mà người phụ nữ phong kiến phải gánh chịu.
"Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng".

- Với những bài thơ Nôm tuyệt đỉnh, đã diễn tả sâu sắc những điều mắt thấy tai nghe và tự mình trải qua, tất cả mang nặng niềm cảm thông đói với số phận người phụ nữ.
"Canh khuya văng vẳng trống canh dồn.
Trơ cái hồng nhan với nước non."

- Đồng thời qua đó cũng lên án cái xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

^^
 
T

thuyhoa17

Đề bài:

Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu trong bài thơ "Vội vàng".

với cái đề cũ nớ nữa :D
Đề :

"...Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
Từ bài thơ trên anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống của thanh niên.
 
D

doigiaythuytinh

Đề bài:

Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu trong bài thơ "Vội vàng".

1)Vội vàng của Xuân Diệu là khúc hát thành tiếng của một tâm hồn yêu đời rạo rực với những quan điểm sống tích cực. Với Vội vàng, ta như tìm được một thoi` gian đặc biệt, một thời gian hoàn toàn khác so với những tư tưởng trung đại trước đây

2)Thân bài

- Giữa mùa xuân đương non tơ, tươi mới, trong lòng Xuân DIệu bỗng dấy lên khao khát được mãi níu kéo, cất giữ cho riêng mình những hương thơm, vẻ đẹp của đất trời. Để phải "sung sướng nhưng vội vàng một nửa"; rồi lại lưu luyến, vấn vương: "Tôi ko chờ nắng hạ mới hoài xuân"

-Thời gian là dòng chảy một chiều:

"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già"

So với văn học trung đại: thời gian là vòng tuần hoàn với bốn mùa xuân-hạ-thu-đông >>Khiến con người cứ nhởn nhơ bỏ qua những phút giây đáng quí.

Quan niệm của Xuân Diệu >>> Nhắc nhở con người phải biết trân trọng từng ngày đang sống

- Thời gian mang đi tuổi trẻ:

"Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất"

Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, đời người bắtt đầu bằng tuổi trẻ.
Thời gian đến mang cho con người những niềm vui hứng khởi, những cơ hội mới mẻ
Thời gian trôi qua lại lấy đi tuổi xuân, lòng nhiệt huyết, đam mê
>>> Sự nuối tiếc, hụt hẫng vì cái hạn hẹp của đời người so với cái rộng lớn vô tận của sông núi.

- Hối hả, vội vàng cuốn vào nhịp sống để ko bỏ lỡ từng phút giây của cuộc đời

3)Kết bài:
- Khái quát vấn đề: Quan niệm thời gian của Xuân Diệu --> Là một quan niệm mới mẻ
- Nâng cao và mở rộng ý nghĩa vấn đề:
+ Là quan niệm tích cực, đặc biệt với nhiều bạn trẻ sống buông thả
+ Nhưng "vội vàng" ở đây không phải là vội vã, cuốn quýt, chạy theo những lợi ích vật chất mà đánh mất nhũng tình cảm tốt đẹp


"...Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
Từ bài thơ trên anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống của thanh niên.

~~> Đề nầy mới làm ở lớp luyện thi tuần trước :"> T post sau nhaz :D
 
L

letrankhanhngoc

T cũng tham gia vs
Đề: Phân tích hình ảnh đoàn tàu đêm trong tp " 2 đứa trẻ của Thạch lam :d
 
T

thuyhoa17

Đoàn tàu đêm :

- Mang theo âm thanh, ánh sáng xóa tan đi cái bầu không khí tối tăm, ảm đạm tồn tại mà những vầng sáng, quầng sáng, hột sáng kia ko thể phá bỏ.

- Con tàu như một sự mới mẻ mà Liên và những con người nơi đây vẫn luôn mong chờ.

- Nó gìn giữ cho Liên cái ước mơ về 1 tương lai tươi sáng sẽ đến.

- Việc chờ tàu mỗi tối của chị em Liên vằnhũng người khác chứng tỏ họ vẫn ấp ủ trong mình hi vọng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- COn tàu đi qua mang đến một hương vị của ngày xưa, đó là "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo".

- Nó như một hình ảnh để hoài niệm về quá khứ, hiện lên trong hiện tại và phản ánh về 1 tương lai.

- COn tàu là 1 hình ảnh thực, nhưng thoáng qua nhanh, mới xuất hiện đó nhưng cũng đi qua một cách nhanh chóng, hiện thực nhưng đồng thời cũng là hình ảnh của ước mơ luôn thường trực trong tâm hồn Liên và những con người nơi phố huyện nghèo.

- Và khi đoàn tàu đi qua, để lại 1 sự nuối tiếc, một bóng tối lại bao trùm, một không khí tĩnh lặng, những bóng người lặng lẽ đi về. Một hiện thực tồn tại.

^^
 
T

thuyhoa17

Socbay_kute:
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Câu "kẻ mê muội này xin bái lĩnh" là thể hiện một sự "bái lĩnh" thực sự, một sự hiểu lời HC và "..." :-? của viên quản ngục.

Nó mở ra một hướng mới cho người đọc suy tưởng rằng: Vai trò của viên quản ngục đó là giữ gìn cái đẹp. Rồi khi mà Huấn Cao đã làm tròn vai trò của mình là sáng tạo cái Đẹp, truyền bá cái Đẹp đến với những người yêu cái Đẹp rồi thì đến lượt vai trò của viên quản ngục là giữ gìn cho nó mãi trong sáng. NT ko đề cập đến trong đoạn đã được lược bỏ nhưng đó như một sự MỞ ra, hướng người đọc nghĩ đến vai trò của viên quản ngục sau khi "Chữ người tử tù" đặt dấu chấm hết cuối bài.

Một kết thúc MỞ ấy :D

Nó như nhấn mạnh cái điều được đề cập ở trên ^^

(tự nhiên nghe cô giáo giảng rồi nhớ lại cái đề ni ^^)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom