[Mem 94] Ôn Văn hè và chuẩn bị kiến thức.

T

thuyhoa17

Che lấp phía dưới bộ mặt hào nhoáng ấy là cả một điều đáng phê phán.

Ở phía dưới ấy, cái thật cái giả lẫn lộn. Nó là mầm mống đang ngày càng khiến cho xã hội này đi đến một thực trạng đáng buồn: thật giả lẫn lộn.

Nhiều lúc nhìn người này ta chẳng thể biết được họ tốt hay xấu.
Họ là người đạo đức thật hay là đạo đức giả.

Những nghi ngờ, những lo lắng với những con ngừoi mà bản thân gặp phải.

Rồi nhìn đâu cũng thấy những giả thật thật giả, xen lẫn vào xã hội này làm nên một cơn sóng dữ đáng sợ.

Đạo đức mà mỗi người gây dựng, cũng chỉ vì chữ "lợi" mà sẵn sàng tạo cho mình một cái mặt nạ của đạo đức giả, bất chấp tình thương, bất chấp đạo đức và ý nghĩa của sự tin tưởng giữa con người với con người.

** Bộ mặt hào nhoáng ấy đang khiến cả xã hội này lẫn lộn.
Nó không hề hiện lên rõ ràng mà lại lẫn lộn trong cuộc sống. Điều đó càng làm cho nơi ta đang sống phức tạp và đáng sợ hơn.


 
D

doigiaythuytinh

Tính nghệ thuật trong truyện ngắn
"Hai đứa trẻ" của Thạch Lam




Mỗi lần đọc Thạch Lam trong trí tôi lại hiện lên hình ảnh cánh cổng gỗ của khu vườn êm ả được miêu tả trong truyện Dưới bóng hoàng lan. Phía ngoài cánh cổng là một thế giới ồn ào, phồn tạp, nắng nôi, nhưng bên trong là bầu không khí mát rười rượi thoảng mùi hương thật thích hợp cho tâm trạng suy tư và cảm nhận, lắng nghe những điều tế nhị của sự sống. Văn Thạch Lam cũng như khu vườn bên trong cánh cổng ấy, ít sự kiện, hành động nhưng đầy ắp những bâng khuâng. Nó cho ta cơ hội hiểu thấu sâu xa những cuộc đời giản dị, qua sự chiêm nghiệm lặng lẽ.

"Hai đứa trẻ" là truyện ngắn rất Thạch Lam. Chất liệu của nó vẫn là cuộc sống tù đọng, mòn mỏi nơi những phố huyện nghèo nàn xơ xác. Nhưng từ thứ chất liệu rất "văn xuôi" đó, nhà văn đã đưa lại cho chúng ta những trang viết hết sức thi vị, không có gì chung với sự thi vị hoá cuộc sống một cách tầm thường. Thi vị ( hay chất thơ) của tác phẩm gắn liền với dụng công của nhà văn muốn khêu gợi trí tưởng tượng nơi người đọc và đánh động khả năng cảm nhận của các giác quan bằng lối hành văn hoặc cách tổ chức lời văn khá riêng biệt. Đây chính là chiều sâu của một nghịch lý tưởng chừng khó giải thích : viết về các sự vật, sự việc tầm thường, đơn điệu mà văn vẫn lôi cuốn đến thế. Điều này phá vỡ một ngộ nhận (chí ít là của người đọc) về tính quyết định của vật liệu. Thực ra nghệ thuật chính là một sự chế ngự vật liệu, vật liệu thông qua những phương thức, phương tiện diễn tả đặc thù.

Câu văn của Thạch Lam tả rất sát sự thật, sự việc. Nhưng điều đó không có nghĩa ở đây chỉ có sự khớp đúng đến nghẹt thở. Tiết điệu buông chùng của câu mở đầu thiên truyện chứng tỏ điều đó : " Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều". Cái lõi ngữ pháp của câu chỉ được nhận ra ở vế sau, nhưng sự cảm nhận của người đọc đã thực sự được khởi hành từ trước cùng cụm danh từ được đảo lên trên. Trong câu này cái đáng chú ý còn có từ "gọi". Nó xác lập một tương quan mới (dù vô hình) giữa các sự vật mà từ báo hiệu chẳng hạn không nói lên được. Dĩ nhiên câu văn vừa nêu không chỉ Thạch Lam mới viết nổi. Nhưng điều quan trọng là nó xuất hiện có quy luật chứ không ngẫu nhiên, nhằm nhấn mạnh một điều gì khác hơn những sự kiện nổi trên bề mặt. Xin chú ý thêm hai câu văn khác đứng kề nhau: " Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào". Trong câu đầu dường như thừa một chữ "chiều", xét theo góc độ thông tin bình thường. Nhưng thực ra ở đây còn có thông tin về tâm trạng mà riêng hai chữ "chiều rồi" chưa truyền tải được (do thiếu vắng nhịp điệu). Mặt khác, nếu không có chữ chiều " thừa ra" ấy, sự buông lơi êm đềm của câu sau sẽ ít có hiệu quả. Tính chất thừa tiếp hô ứng của mạch văn cũng thiếu trọn vẹn. Rõ ràng đọc giả đang bị dẫn dắt bởi văn chứ không phải cái gì khác.

Suốt truyện ngắn , nhà văn nhiều lần nhấn mạnh sự "ngây thơ" của hai nhân vật chị em qua các nhận xét như: "Liên không hiểu sao...", "Liên tưởng là...", "tâm hồn Liên... có những cảm giác mơ hồ không hiểu", "vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ...","Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết...". Rất có thể nhân vật của truyện "không biết", không hiểu thật, nhưng điều đáng nói là tác giả đã mượn chính tâm trạng nhân vật để ám thị người đọc. Các phủ định từ "không" đã "bẫy" họ sa vào một không khí bất định, mông lung. Độc giả cứ ngỡ mình đang cùng nhà văn theo dõi nhân vật, nhưng thật sự họ đã bị lây nhiễm chính cảm giác của nhân vật và không thôi thao thức. Càng cố gắng hiểu những điều nhân vật "không hiểu" để phân biệt với nó, anh ta càng rơi sâu vào không khí của truyện đến nỗi mất cả đường ra, trong khi tác giả vẫn không ngừng tả, kể để trói anh ta chặt hơn vào câu chuyện mà ông "bịa" ra.

Truyện tuy rất ít hành động nhưng vẫn thấp thoáng những lời đối thoại. Chúng được phân bố rất đều trong tác phẩm và xuất hiện giữa những đoạn miêu tả cảnh vật - một khung cảnh lặng lẽ, êm đềm, có phần hiu hắt, buồn bã. Chính không khí ấy quy định sắc điệu của lời đối thoại, trong khi bản thân lời đối thoại cũng mang tính chất lơ lửng, không gây nên sự đột biến nào của mạch truyện. Những câu hỏi nêu ra có thể trả lời cũng được mà không cũng được. Nó không nhằm mục đích tìm biết mà chỉ chờ đợi một sự phụ hoạ, xác nhận điều người nói nghĩ và thậm chí cả sự hiện tồn mờ nhạt của họ nữa :

- Em thắp đèn lên chị Liên nhé !

- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế ?

- Còn cô chưa dọn hàng à?

- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không ?

- A, cô bé làm gì thế ?

- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ ?

- Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ ?

Trước những câu hỏi ấy người đối thoại thường là "mãi rồi mới chép miệng trả lời", ngẫm nghĩ rồi đáp hoặc có đáp cũng "đáp vẩn vơ", thậm chí "không đáp", "không cần ngoảnh mặt ra". Một số người khi muốn chứng minh luận điểm nói rằng cảnh đời được miêu tả trong truyện thật nghèo nàn buồn tẻ, đã viện đến các chi tiết như đám trẻ con nhặt nhạnh những thứ rơi vãi trên nền chợ, chị Tý dọn hàng đến khuya mà không bán được bao nhiêu, hai chị em Liên xem phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ, một người mua hàng đến nửa bánh xà phòng cũng phải mua chịu... Thật ra cần chú ý hơn đến những mấu đối thoại rời rạc đã nói ở trên. Dụng công của Thạch Lam cũng như hồn văn của truyện chính toát lên từ đấy. Nó đưa tới cho người đọc không phải chuyện này chuyện nọ mà là một ấn tuợng buồn nản, xót thương, thậm chí bực bội trước các câu hỏi tủn mủn , bâng quơ, không cần thiết phải trả lời và những lời đáp quá chừng nhạt nhẽo, phẳng lặng. Những ấn tưọng đó khó gây dựng hơn nhiều so với các nhận xét kết luận "đóng bao"sẵn thường thấy ở nhiều truyện thừa giọng giáo huấn mà thiếu tính nghệ thuật.
Trong truyện cũng vài lần nổi lên tiếng reo chứa đựng niềm hân hoan mong đợi :

- Kìa, hàng phở của bác Siêu đã đến kia rồi.

- Đèn ghi đã ra kia rồi.

Nhưng những tiếng reo đó đã nhanh chóng phô ra tính chất tội nghiệp của chúng, niềm vui mới nhóm lên đã bị triệt tiêu bởi lời kể nhẩn nha vô tình mà thật "ác nghiệt" : " An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền , hai chị em không bao giờ mua được " và "chuyến tàu hôm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn". Đúng là mong đợi chỉ để mà mong đợi, reo lên chỉ để rồi buồn tiếc và thất vọng hơn. Cảm giác thất vọng của nhân vật chắc chắn là sâu sắc. Nhưng đâu chỉ nhân vật, độc giả cũng thất vọng không kém. Bị trói chặt bởi nhịp cầu lê thê của câu chuyện, họ đã chờ đợi bao nhiêu ở những tiếng reo kia. Thật ra, niềm thất vọng này chính là hiệu quả nghệ thuật của truyện. Sau sự hụt hẫng này, độc giả sẽ vỡ ra những ý nghĩa của đời sống mà truyện muốn hướng tới. Nghệ thuật không phải là nói thẳng mà nói vòng, còn độc giả thì có được cảm giác thật như người trong truyện. Cùng với nhân vật, họ tự nghiệm sinh các giá trị của đời.

Hình ảnh thiên nhiên trong truyện đã gây cho người đọc những ấn tượng sâu đậm. Sự êm ả đượm buồn mà ta nhận thấy một phần là của thiên nhiên với tư cách là chất liệu, vật liệu, một phần là của văn. Những bức tranh nho nhỏ được gài xen kẽ với nhũng mẫu đối thoại rời rạc, không hoàn chỉnh. Chúng lấp đầy những khoảng trống của lời nói và cầm giữ nhịp điệu của thiên truyện. Giả sử tác giả viết khác đi, dồn hẳn những đoạn miêu tả thiên nhiên về một phía, và phía kia là hình ảnh sinh hoạt của con người, hẳn giọng điệu điều hoà của truyện sẽ biến mất và chủ đề của truyện sẽ khác đi. Ở đây thiên nhiên không thu hút toàn bộ thần trí con người để họ mê man trong đó. Nó gần gũi, vỗ về, khơi gợi những cảm xúc dịu dàng và bâng khuâng. Nó trổi lên đánh lạc hướng tâm trạng buồn chán của nhân vật ( và của độc giả) thông qua mùi âm ẩm của đất bụi, vẻ lung lay của bóng đèn, bóng người, ánh nhấp nháy của ngàn sao và đom đóm, tiếng động mơ hồ, khe khẽ của loạt hoa bàng rụng xuống vai...Tuy nhiên, việc đánh lạc hướng kia chỉ diễn ra từng lúc một, và nhân vật của truyện lại trở về với thực tại túng thiếu, lam lũ, để tiếp đó rơi vào trạng thái chập chờn nửa mơ , nửa thức, khắc khoải chờ mong, hi vọng ( dẫu chẳng biết hi vọng ở cái gì). Truyện sở dĩ không rơi vào nhàm tẻ dù đối tượng hàm chứa sự tẻ nhàm, chính một phần nhờ lối tả, kể xen kẽ, chắp nối đó.
Hai đứa trẻ là truyện ngắn giàu tính nghệ thuật. Tác giả đã rất ung dung, thoải mái khi xử lí chất liệu hiện thực. Tất cả chất liệu đã được tổ chức lại nhằm khơi dậy ở người đọc những cảm xúc nghệ thuật thuần khiết . Nhà văn đưa họ vào thế giới của ông, thôi miên họ, sau đó tự để họ ngẫm nghiệm và rút ra những bài học cần thiết. Ở trên có nhắc tới "khu vườn Thạch Lam". Thực ra "khu vườn"ấy không chỉ có nghĩa là đề tài. Đó là "khu vườn" của nghệ thuật - một nghệ thuật biết vượt thoát khỏi sự trói buộc của đề tài để làm vang dậy tiếng nói riêng của nhà văn.

Nguồn VH & TT
 
L

linhphoebe

Hãy nhận xét về cảm hứng thiên nhiên của thạch lam qua tác phẩm * Hai Đứa Trẻ * ?
 
M

meobachan


"Cái tôi mở ra với cuộc đời" (như mèo nói), theo tớ còn là sự thức tỉnh của các thế hệ thi sĩ - thoát khỏi cái tôi lãng mạn, hướng đến hiện thực cuộc sống

Ủa Lài ơi, hình như cái "tôi" trong Thơ mới không hoàn toàn hướng đến hiện thực cuộc sống cũng như chưa thoát hẳn cái "tôi" lãng mạn. :-?
 
T

thuyhoa17

Hãy nhận xét về cảm hứng thiên nhiên của thạch lam qua tác phẩm * Hai Đứa Trẻ * ?

- "Hai đứa trẻ" là truyện ngắn nhưng ko có cốt truyện của nhà văn Thạch Lam, in trong tập "Nắng trong vườn".

- "Hai đứa trẻ" là một tác phẩm vừa thể hiện đặc sắc cảnh thiên nhiên và con người.

Thiên nhiên phố huyện làm nổi bật hơn cho số phận, sự nghèo khổ của con ngừoi nơi đây.

- Thiên nhiên phố huyện trong"Hai đứa trẻ" phân thành 3 mảng: Chiều tàn, đêm tối và khuya.

+ Chiều tối mở đầu bằng "tiếng trống thu không" , những hình ảnh và màu sắc "phương tây đỏ rực", "dãy tre làng đen lại", "tiếng muỗi vo ve", ....

=> Đặc trưng của chốn quê này. Mùi của quê hương, cảm giác thân thân thuộc.

+ Đêm tối: "bóng tối bao trùm, tối hết cả, tối con đường thăm thẳm ra sống, con đường qua chợ vào làng", ánh sáng nhỏ bé trong cảnh tối tăm bao trùm, ánh sáng của những ngôi sao, ngọn đèn con chị tí, những con đom đóm, nhưng điểm sáng, hột sáng, ... le lói giữa cảnh tối tăm .

=> Thiên nhiên làm nền cho cảnh sống leo lét của những con ngừoi nơi đây.

+ Đêm: càng tối hơn nữa, nhưng khi có chuyến tàu đêm đi qua, lại mang đến một cảm giác kì lạ đối với người dân phố huyện, đặc biệt với chị em Liên.

=> Cảm hứng thiên nhiên ùa về ngay trong tâm hồn tác giả, hiện lên sinh động và sâu sắc, càng tô đậm thêm cái khó nghèo của phố huyện, của những con người.

:D

**

Thơ Mới là giai đoạn của chủ yếu là thơ lãng mạn với những nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, ... (Giai đoạn 30 - 45).

Tính hiện thực trong thơ phải đến giai đoạn 45 - 75 và sau này mới được thể hiện. Gia đoạn 30 - 45 cũng có các tác phẩm tiêu biểu của HỒ Chí Minh trong tập "Nhật kí trong tù".
 
M

meobachan

Đề: Về hình ảnh "Củi 1 cành khô lạc mấy dòng" trong bài thơ "Tràng Giang" của Huy Cận.
 
T

thuyhoa17

Đề: Về hình ảnh "Củi 1 cành khô lạc mấy dòng" trong bài thơ "Tràng Giang" của Huy Cận.

- Câu thơ "Củi 1 cành khô lạc mấy dòng" nằm ở khổ thơ 1 của bài "Tràng giang" - HUy Cận.

- Nếu như 2 câu thơ mở đầu của khổ thơ mang đậm chất Đường thi thì với câu thơ này thì đã thể hiện được chất hiện đại, cái mới mẻ đúng chất Thơ Mới.
Rõ nét qua từ "củi" - hình ảnh nhỏ bé, đơn chiếc nhưng lại đc nhà thơ khai thác để thể hiện cái buồn to lớn.

- "Củi khô" - khố tàn, héo úa, sự tàn phải và nỗi buồn thấm đượm cảnh vật.

- "Một" và "mấy" : sự mênh mông, cô quạnh của cành củi khô mang nặng nỗi buồn ấy.
Sự bé nhỏ của cành củi giữa thiên nhiên quá ư rộng lớn, càng làm cho nỗi buồn ấy nhân lên.

- Sử dụng nghệ thuật đảo chữ (cái này ko nhớ rõ khái niệm :D) : vốn dĩ là một cành củi khô thì HC lại viết thành Củi 1 cành khô.
Làm tăng thêm cái chất buòn, lạc lõng.
 
D

doigiaythuytinh

- “Củi” là trạng thái chết chóc của cô đơn vì cô đơn vốn là cội nguồn của cái chết. Xưa nay không ai chết vì buồn nhưng lại chết vì cô đơn.

- “Một” là số từ gợi sự lẻ loi đơn độc bởi cô đơn thường là một mình (Đôi khi nỗi cô đơn khủng khiếp đến mức đang tắm mình trong đám đông mà vẫn cô đơn).

-“Cành” là cái nhỏ nhoi, yếu ớt gợi thân phận của kiếp người.

-“Khô” là trạng thái cằn cỗi thiếu sức sống, “lạc” là sự trôi dạt bơ vơ.


-“Mấy dòng” là cái mênh mông vô định của không gian, cũng là sự lạc loài bơ vơ của cảm xúc.

• Hình ảnh thơ hiện đại

• Củi - một cành- khô - lạc – mấy dòng :

+ Đảo ngữ (“lạc mấy dòng”) --> Nhấn mạnh sự lạc lõng, cô đơn

+ “một cành” dường như quá nhỏ bé yếu ớt giữa không gian “mấy dòng” mênh mông rộng lớn --> Phải chăng nhánh củi khô không còn sức sống ấy là một kiếp người lạc loài giữa dòng đời?
 
L

linhphoebe

có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ * Đây thôn vĩ dạ *
p/s : ko biết nói có thừa ko nhưng thiensubinhminh , meobachan , doigiaythuytinh . 3 bạn giỏi thật đấy !! ^^!
 
T

thuyhoa17

có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ * Đây thôn vĩ dạ *
p/s : ko biết nói có thừa ko nhưng thiensubinhminh , meobachan , doigiaythuytinh . 3 bạn giỏi thật đấy !! ^^!
Tứ thơ: thơ 7 chữ >> hiện đại.

Bút pháp: lãng mạn.
Hàn Mặc Tử vẽ nên bức tranh Vĩ Dạ với những hình ảnh đẹp, của hàng cau, của nắng sớm, của thuyền chở đầy ánh trăng trôi lững lờ trên sông trăng, lá trúc, gió mây....

>>> tạo nên những hình ảnh thiên nhiên huyền ảo, lung linh.

Bút pháp lãng mạn ấy làm nổi bật lên cái tình trong bài thơ.

Cảnh và tình hòa quyện.

:D
 
M

meobachan

@Doigiaythuytinh và Thiensubinhminh123: Tớ thắc mắc chỗ này: tại sao củi lại "khô" giữa "dòng nước" thế nhỉ? :-?
 
M

meobachan

có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ * Đây thôn vĩ dạ *
p/s : ko biết nói có thừa ko nhưng thiensubinhminh , meobachan , doigiaythuytinh . 3 bạn giỏi thật đấy !! ^^!

Theo tớ nghĩ, tứ thơ trong "Đây thôn Vĩ Dạ" không theo 1 trình tự logic. Khổ đầu tả cảnh bình minh nơi Thôn Vĩ, khổ 2, 2 câu đầu tả cảnh chiều, 2 câu sau tả cảnh đêm trăng, đến khổ 3 thì lại quay sang cảnh hoàng hôn (qua hình ảnh "sương khói" trong "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh". Vì vậy có thể suy ra, tứ thơ trong "Đây thôn Vĩ Dạ" không đi theo mạch logic của tự nhiên mà theo 1 mạch logic của tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ.

Còn bút pháp, còn nhớ cô mình nói, hình như là bút pháp "ảo hoá" thì phải/ :-?
 
D

doigiaythuytinh

@Doigiaythuytinh và Thiensubinhminh123: Tớ thắc mắc chỗ này: tại sao củi lại "khô" giữa "dòng nước" thế nhỉ? :-?

Mèo tinh ý thật ;)) T chưa bao giờ để ý chỗ đó :”>

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”

T nghĩ, “khô” chỉ trạng thái của củi, như đã giải thích ở # trước (“Khô” là trạng thái cằn cỗi thiếu sức sống).
“Mấy dòng” (ko phải “dòng nước”) chỉ sự phân tán, những ngã rẽ khác nhau của “một” cành khô. Tức “dòng” ở đây là hướng chảy, ko phải dòng nước ^^

*Về hình ảnh “củi một cành khô” lúc trước tớ đã nghĩ thế này: Củi tức đã một thời là cây (gỗ) , đã được sống (liên tưởng một tí là một con người đã từng đầy nhiệt huyết, sức trẻ). Cây mà thành củi thì đã bị đốt cháy :)) (con người trải qua những chuyện kinh khủng :)) ). Giờ chỉ là “cành khô” mặc cho dòng sông để “lạc mấy dòng) (con người buông xuôi, bất lực, não nề với thực tại :”>)


@Biết là vớ vẩn đấy, nhưng cũng cứ nghĩ =)) :))
 
D

doigiaythuytinh

Câu 1: (2điểm)
Trình bày ngắn gọn quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? Theo anh chị những quan điểm ấy có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp sáng tác của nhà văn nói riêng và đối với nền văn học dân tộc nói chung
(Ý đầu tiên là một câu 2đ trong đề ĐH)
Bài văn 9.75 said:
Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói riêng và là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam nói chung. Sở dĩ Nam Cao có một vị trí xứng đáng như vậy bởi cả cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn trăn trở để nâng cao "Đôi Mắt" của mình. Tất cả những gì Nam Cao để lại cho cuộc đời chính là tấm gương của một người "trí thức trung thực vô ngần" luôn tự đấu tranh để vươn tới những cảnh sống và tâm hồn thật đẹp. Với những nét tiêu biểu như vậy, Nam Cao đã thể hiện qua một hệ thống các quan điểm sáng tác của mình trước cách mạng tháng Tám.

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám được thể hiện qua "Trăng Sáng" và "Đời Thừa". Trong "Trăng Sáng", nhà văn quan niệm văn chương nghệ thuật phải "vị nhân sinh", nhà văn phải viết cho hay, cho chân thực những gì có thật giữa cuộc đời, giữa xã hội mà mình đang sống. Ông viết "Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than". Đó chính là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Trước cách mạng, Nam Cao mang tâm sự u uất, đó không chỉ là tâm trạng của một người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (Tản Đà) mà đó còn là tâm sự của người người trí thức giàu tâm huyết nhưng lại bị xã hội đen tối bóp nghẹt sự sống. Nhưng Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà ông trở nên khinh bạc. Trái lại ông còn có một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dân nghèo lam lũ. Chính vì lẽ đó mà văn chương của ông luôn cất lên "những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than".

Trong "Đời thừa", một tác phẩm tiêu biểu của văn Nam Cao trước cách mạng, Nam Cao cũng có những quan điểm nghệ thuật. Khi mà ta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì ta phải dồn hết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được. "Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghề thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa...". Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm đối với bạn đọc, phải viết thận trọng và sâu sắc: "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". Quan điểm của Nam Cao là, một tác phẩm văn chương đích thực phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc: Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi: "Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn".

Văn nghiệp của Nam Cao (1915-1951) chủ yếu được thể hiện trước cách mạng tháng Tám. Quan điểm sáng tác thể hiện trong hai truyện "Trăng Sáng" và "Đời Thừa" giúp ta hiểu sâu hơn về Nam Cao. Qua đó, ta thấy được những đóng góp về nghệ thuật cũng như tư tưởng của Nam Cao cho văn học Việt Nam. Từ đấy giúp ta hiểu vì sao Nam Cao - một nhà văn chưa tròn bốn mươi tuổi lại để lại cho cuộc đời một sự nghiệp văn chương vĩ đại đến như vậy.

Câu 2(3điểm)
Trong cuốn sách “11 lời khuyên dành cho thế hệ trẻ”, Bill Gates cho rằng:
“thói quen ỷ lại là hòn đá cản bước bạn đến thành công, muốn làm nên sự nghiệp bạn cần phải đá chúng ra khỏi con đường của mình” (trích trang 124)
Hãy viết một bàu văn(có độ dài ko quá 800 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên?

2 câu trong đề thi thử tớ lượm bên box 12 đấy ;;)


@ Tớ nghĩ nên đưa ra luận điểm kèm theo luận cứ càng rõ càng tốt :D
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Ỷ lại: trông cậy vào người khác, ko có chủ ý, chủ kiến cho bản thân. Dần dần hình thành tính dựa dẫm, trông chờ.

Nguyên nhân: từ cha mẹ quá bao bọc, che chở cho con, sợ con vấp ngã mà ko dám cho con một mình bước đi. Bản thân mỗi người ko tự rèn luyện ý thức tự làm, tự học ngay từ khi còn nhỏ. Môi trường xã hội cũng một phần tác động.

Tác hại: từ nhỏ đã sống trong cái vỏ bọc của sự che chở, đến khi lớn lên, ko biết tự mình thoát ra khỏi cái vỏ bọc đó, và cũng ko dám, luôn mang một nỗi sợ hãi lớn, ko biết tự mình làm, tự mình quyết định, ko có chủ ý riêng cho bản thân, v.v...

>>> Những người như thế sẽ ko thể tự mình bước đi trên con đường đến thành công gian nan và khó khăn.

>>> Ỷ lại - một vật cản lớn trên con đường đi đến thành công của mỗi người. (khẳng định lại).
 
L

lunxinh_1609

Các c giúp e đề này với

Kết thúc tác phẩm Chữ người tử tù,lúc trước còn có thêm 1 đoạn:.....hôm sau trong kinh...

Nhưng đến khi xuất bản trong tập vang bóng 1 thời,Nguyễn Tuân lại bỏ đoạn này đi

--->Nhận xét về 2 cách kết thúc truyện của Nguyễn Tuân

Cảm ơn các c nhiu2:D
 
S

s0cbay_kut3

Trích nguyên đoạn đó là như thế này chị ạ:

Viên quản ngục nhìn mặt chữ khô lần lần. Y sung sướng vì giữ được dòng chữ quý.
Y tự nhủ: "Tất cả nghề nghiệp ta, và có lẽ cả đời ta nữa, lãi chỉ ở chỗ xin được chút kỉ niệm này".
Nhưng, một tình buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sướng của quản ngục...
...Ít hôm nữa...pháp trường trong kinh...
 
T

thuyhoa17

Các c giúp e đề này với

Kết thúc tác phẩm Chữ người tử tù,lúc trước còn có thêm 1 đoạn:.....hôm sau trong kinh...

Nhưng đến khi xuất bản trong tập vang bóng 1 thời,Nguyễn Tuân lại bỏ đoạn này đi

--->Nhận xét về 2 cách kết thúc truyện của Nguyễn Tuân

Cảm ơn các c nhiu2:D
Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. <đoạn cuối trong sách>
Viên quản ngục nhìn mặt chữ khô lần lần. Y sung sướng vì giữ được dòng chữ quý.
Y tự nhủ: "Tất cả nghề nghiệp ta, và có lẽ cả đời ta nữa, lãi chỉ ở chỗ xin được chút kỉ niệm này".
Nhưng, một tình buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sướng của quản ngục...
...Ít hôm nữa...pháp trường trong kinh...


>>> Câu: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” trong bản “chữ nguời tử tù” đã được NT lược bỏ phần sau (nó là câu cuối cùng trong tp ở sgk), đặt ở cuối tác phẩm như một câu có ý nghĩa quan trọng, nhấn mạnh sự thức tỉnh về “thiên lương” của viên quản ngục. Nó như một câu chốt cho tác phẩm, hướng đến một sự tươi đẹp phía trước về “thiên lương” con người được thức tỉnh.

Phần được lược bỏ: Thấy rõ được sau cái niềm tin, hi vọng lại hiện lên hình ảnh bóng tối bao trùm thường xuất hiện trong các tác phẩm văn trước CM Tháng Tám. Nguyễn Tuân lược bỏ để phần nào làm sáng lên niềm hi vọng, để cái tài của HC vẫn thấy được rằng nó mãi tồn tại (Cái này bậy bạ quá :”>)

Đọc đoạn lược bỏ ta thấy như có sự nhấn mạnh hơn, thiên hơn về nhân vật viên quản ngục, nhưng trước đó thì Nguyễn Tuân lại khắc hạo cảnh cho chữ với hình ảnh viên quản ngục khép nép, khúm núm trước người tử tù HC, đến đoạn này lại thấy VQN nổi lên như một vầng sáng, át hẳn đi hình tượng HC vẫn đang in đậm dấu ấn. Nên có lẽ là lược đi thì nó vẫn đi đến cuối, vẫn in đậm trong lòng người đọc là hình ảnh cái quyền chức khép nép khúm núm trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương cao cả của ông Huấn.

:D
 
Last edited by a moderator:
S

s0cbay_kut3

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. <đoạn cuối trong sách>
Viên quản ngục nhìn mặt chữ khô lần lần. Y sung sướng vì giữ được dòng chữ quý.
Y tự nhủ: "Tất cả nghề nghiệp ta, và có lẽ cả đời ta nữa, lãi chỉ ở chỗ xin được chút kỉ niệm này".
Nhưng, một tình buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sướng của quản ngục...
...Ít hôm nữa...pháp trường trong kinh...

>>> Câu: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” trong bản “chữ nguời tử tù” đã được lược bỏ, đặt ở cuối tác phẩm như một câu có ý nghĩa quan trọng, nhấn mạnh sự thức tỉnh về “thiên lương” của viên quản ngục. Nó như một câu chốt cho tác phẩm, hướng đến một sự tươi đẹp phía trước về “thiên lương” con người được thức tỉnh.

Phần được lược bỏ: Thấy rõ được sau cái niềm tin, hi vọng lại hiện lên hình ảnh bóng tối bao trùm thường xuất hiện trong các tác phẩm văn trước CM Tháng Tám. Nguyễn Tuân lược bỏ để phần nào làm sáng lên niềm hi vọng, để cái tài của HC vẫn thấy được rằng nó mãi tồn tại (Cái này bậy bạ quá :”>)

Đọc đoạn lược bỏ ta thấy như có sự nhấn mạnh hơn, thiên hơn về nhân vật viên quản ngục, nhưng trước đó thì Nguyễn Tuân lại khắc hạo cảnh cho chữ với hình ảnh viên quản ngục khép nép, khúm núm trước người tử tù HC, đến đoạn này lại thấy VQN nổi lên như một vầng sáng, át hẳn đi hình tượng HC vẫn đang in đậm dấu ấn. Nên có lẽ là lược đi thì nó vẫn đi đến cuối, vẫn in đậm trong lòng người đọc là hình ảnh cái quyền chức khép nép khúm núm trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương cao cả của ông Huấn.

:D

Đoạn trích trong sách giáo khoa có câu "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh" mà chị :-/

Em nghĩ thế này:

Cách kết thứ nhất (có đoạn Viên Quản ngục....") Kết thúc là câu văn: "..Ít hôm nữa...pháp trường trong kinh..." tạo cho người đọc một liên tưởng về sự ra đi của Huấn Cao - con người điển hình cho cái đẹp

Trong "Chữ người tử tù", cái kết mới với việc lược bỏ đi đoạn sau cùng ấy, cho thấy đc niềm tin của Nguyễn Tuân vào sự bất tử của cái đẹp. Nguyễn Tuân ko muốn để đoạn "nhìn mặt chữ khô lần lần" bởi nó dễ làm liên tưởng đến sự khô héo, NTuân muốn cái đẹp luôn phải tươi mới, rực rỡ.... Cũng như ko muốn để người đọc liên tưởng đến sự ra đi của Huấn Cao. Huấn Cao là người làm nên cái đẹp, là con người thập toàn thập mĩ....
Như vậy, kết thúc ở câu văn "kẻ mê muội này xin bái lĩnh" không những để khẳng định sự vĩnh cửu, bất tử của cái đẹp mà còn để khẳng định sự toàn chân, toàn thiện, toàn mĩ của cái đẹp và nghệ thuật. Nghệ thuật vị nhân sinh, có khả năng thức tỉnh thiên lương con người.


(Em nghĩ ngây rứa, ko biết có đúng ko :(, hix, ai giúp em làm dàn ý bài này với ạ :(( cô em công tác sắp về rồi, mà em chưa làm bài :(()
 
Top Bottom