[Mem 94] Ôn Văn hè và chuẩn bị kiến thức.

T

thuyhoa17

CÓ THỂ sẽ đưa ra 1 cái đề, rồi sẽ làm theo các bước là : Phân tích đề >> Lập dàn ý >> Viết bài >> Sửa bài.

Hoặc sẽ thảo luận về 1 vấn đề xã hội nào đó, một vấn đề các bạn đang thắc mắc trong chương trình Ngữ văn 11 (cả Tiếng việt lẫn Giảng văn hoặc Tập làm văn) :D

Cho ý kiến bổ sung ạ! :)

 
Last edited by a moderator:
M

mrs.english

Tình hình là Văn 12 ai cũng sẽ học nên chúng ta ôn Văn 11 đi và có thắc mắc vấn đề chi của Văn 12, chúng ta sẽ thảo luận ^^.
Nhân tiện có cái đề ni :)

"Thơ mới là cả thế giới của chữ tôi, không phải là một cái tôi khép kín mà là cái tôi mở ra với cuộc đời"
Qua 3 bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ, Vội Vàng, Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ, các bạn hãy chứng minh điều đó.
 
T

thuyhoa17

Không muốn ôn Văn 11, muốn học Văn 12 rồi sao bn :-??
Cứ đưa ra ý kiến, nhưng nên đưa các đề về nghị luận xã hội, sẽ dễ dàng hơn trg việc thảo luận nó :)

Còn Văn 12 về nghị luận văn học thì đã có box văn 12 ở phía trên :D

"Thơ mới là cả thế giới của chữ tôi, không phải là một cái tôi khép kín mà là cái tôi mở ra với cuộc đời"
Qua 3 bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ, Vội Vàng, Tràng Giang các bạn hãy chứng minh điều đó.


** phân tích cái đề tí ;)) : Là một cái đề nổi - người ta đã có tác phẩm và ý kiến trước, mình cần bám vào nó rồi phân tích - về cái "tôi" trong Thơ Mới qua 3 bài thơ.

:-?
- Giải thích câu "Thơ mới là cả thế giới của chữ tôi, không phải là một cái tôi khép kín mà là cái tôi mở ra với cuộc đời" thông qua tư liệu về phong trào thơ Mới.

- Tìm ra cái "tôi" riêng trong mỗi bài thơ, và cái "tôi" chung của các nhà thơ Mới đó (Hàn Mặc Tử, Huy Cận và Xuân Diệu) để thấy đc "cái "tôi" ấy không phải là một cái "tôi" khép kín mà là cái "tôi" mở ra với cuộc đời".

??? ;;)
 
M

mrs.english

Hòa Hòa, nói chi tiết í. Bạn Châu muốn biết cái tôi khép kín và cái tôi mở ra với cuộc đời là răng? ;))
 
T

thuyhoa17

Ý tui hỏi là ôn thi TN có Văn 11 hả :-??

Ôn thi Tốt nghiệp có Văn 11, đó là phần nghị luận xã hội.

Bạn Thủy, bạn học thêm mấy bài của 11 nữa thì hắn có thừa mô hèo :-?

>> Nền tảng cho 12.

Bạn Châu muốn biết cái tôi khép kín và cái tôi mở ra với cuộc đời là răng? ;))

>> Cái "tôi" là thực thể đầu tiên làm nên hình thức cộng đồng, và cái "tôi" cá nhân trong thơ Mới là cá tính riêng, là bản ngã tự ý thức và muốn khẳng định mình.

>>> Cái "tôi" mở ra với cuộc đời:

"Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời..."

Cái cá tính riêng ấy, cái ý thức tự khẳng định mình ấy luôn gắn liền với ý thức cộng đồng, với xã hội. Nó không phải chỉ là một cái "tôi" đứng trên vạn cái "tôi" khác mà là giữa vô vàn cái "tôi" ấy, nó vẫn là nó, nó vẫn thể hiện đc cá tính riêng của mình, và đặc biệt là từ cái "tôi" ấy mà suy rộng ra cho toàn thể cộng đồng.

Rồi từ đó bạn Châu hiểu về cái "tôi" khép kín :D

@ ko biết có chính xác ko nữa =.=


Đời thừa của Nam Cao có học trong chương trình Văn 11 không nhỉ ????????

Dạ có ạ! :)
 
M

mrs.english

Bạn Châu chưa hiểu ý bạn Hòa. "Cái cá tính riêng ấy, cái ý thức tự khẳng định mình ấy luôn gắn liền với ý thức cộng đồng, với xã hội". Ý thức gắn liền với cộng đồng, với xã hội ở đây là chi? Ông ta đã đoạt quyền tạo hóa đó, muốn làm mọi thứ chỉ để phục vụ cho cái tôi của mình đó.
Bạn Châu nghĩ cái tôi mở ra với cuộc đời ở đây là đã dám bộc lộ suy nghĩ, tình cảm(cái tôi) của mình. Không giống như các nhà thơ trước, những người này thể hiện rõ ra cái mong muốn của họ...
[đồ rứa, nói chung là k biết nói răng hết ơ :D]
 
S

s0cbay_kut3

:D cho em "chung vui" với một cái đề nha

Ý nghĩa của hình ảnh Ngọn đèn chị Tí trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam? :)
 
M

meobachan

Cái cá tính riêng ấy, cái ý thức tự khẳng định mình ấy luôn gắn liền với ý thức cộng đồng, với xã hội. Nó không phải chỉ là một cái "tôi" đứng trên vạn cái "tôi" khác mà là giữa vô vàn cái "tôi" ấy, nó vẫn là nó, nó vẫn thể hiện đc cá tính riêng của mình, và đặc biệt là từ cái "tôi" ấy mà suy rộng ra cho toàn thể cộng đồng.

Không phải đâu Hoà ơi, nếu cái "tôi" ấy luôn gắn liền với ý thức cộng đồng, với xã hội thì nó đã không rơi vào bế tắc, đến nỗi Xuân Diệu phải rên rỉ kêu lên 1 cách đau đớn thế này:

Tôi là con nai bi chiều đánh lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối...


Và thật ra ở 1 khía cạnh nào đó thì, cái "tôi" ấy là 1 cái "tôi" ngạo nghễ, tự cho mình đứng trên vạn cái "tôi" khác như Xuân Diệu từng kiêu ngạo rằng:

Ta là một, là riêng, là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta... ^^




Bạn Châu chưa hiểu ý bạn Hòa. "Cái cá tính riêng ấy, cái ý thức tự khẳng định mình ấy luôn gắn liền với ý thức cộng đồng, với xã hội". Ý thức gắn liền với cộng đồng, với xã hội ở đây là chi? Ông ta đã đoạt quyền tạo hóa đó, muốn làm mọi thứ chỉ để phục vụ cho cái tôi của mình đó.
Bạn Châu nghĩ cái tôi mở ra với cuộc đời ở đây là đã dám bộc lộ suy nghĩ, tình cảm(cái tôi) của mình. Không giống như các nhà thơ trước, những người này thể hiện rõ ra cái mong muốn của họ...
[đồ rứa, nói chung là k biết nói răng hết ơ :D]

Mèo cũng đồng tình với ý kiến của bạn Châu, có điều, về cái "tôi" mở ra với cuộc đời, theo ý kiến cá nhân của Mèo chính là lòng yêu cuộc sống thiết tha, khoa khát được hoà nhập với cuộc sống con người. Bởi Mèo nghĩ, dám bộc lộ suy nghĩ, tình cảm (cái tôi) của mình chỉ là 1 đặc điểm của cái "tôi" trong phong trào Thơ Mới chứ nó ko liên quan gì đến việc "mở ra với cuộc đời". Và tình yêu cuộc sống tha thiết, muốn giao cảm với đời thể hiện quá rõ qua 3 bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng Giang và Vội Vàng", phân tích ra sẽ thấy điều đó.

Tuy nhiên, đó là vào giai đoạn đầu và giữa phong trào Thơ mới, chứ đến cuối phong trào thì xuất hiện ngày càng nhiều cái 'tôi" khép kín với cuộc đời, như Vũ Hoàng Chương chạy trốn thực tế vào rựơu, ái tình, Lưu Trọng Lư thì mải mê chìm đắm trong bồng lai tiên cảnh. Vì thế, câu nhận định ấy cũng có mặt sai, ko hoàn toàn là đúng. :)
 
M

meobachan

:D cho em "chung vui" với một cái đề nha

Ý nghĩa của hình ảnh Ngọn đèn chị Tí trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam? :)

trời ơi, cái đề ni... =.="... Hình ảnh ngọn đèn chị Tí có mấy ý nghĩa sau (theo ý kiến cá nhân của chị):

- Thể hiện kiếp sống mòn mỏi, lay lắt của những con người nơi phố huyện.
- Thể hiện sự tương quan giữa bóng tối và ánh sáng nơi phố huyện (sợ đối lập).
- Tuy nhiên, ánh sáng nhỏ nhoi nhưng đêm nào cũng được thắp lên cho đến tận khuya còn là 1 ẩn dụ về nghị lực kiên cường, không bao giờ chịu khuất phục trước số phận, vẫn hy vọng vào một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn. "buồn thương nhưng không tuyệt vọng, bế tắc".

Mọi người bổ sung thêm nha. =.="
 
T

thuyhoa17

Không phải đâu Hoà ơi, nếu cái "tôi" ấy luôn gắn liền với ý thức cộng đồng, với xã hội thì nó đã không rơi vào bế tắc, đến nỗi Xuân Diệu phải rên rỉ kêu lên 1 cách đau đớn thế này:

Tôi là con nai bi chiều đánh lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối...


Và thật ra ở 1 khía cạnh nào đó thì, cái "tôi" ấy là 1 cái "tôi" ngạo nghễ, tự cho mình đứng trên vạn cái "tôi" khác như Xuân Diệu từng kiêu ngạo rằng:

Ta là một, là riêng, là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta... ^^






Mèo cũng đồng tình với ý kiến của bạn Châu, có điều, về cái "tôi" mở ra với cuộc đời, theo ý kiến cá nhân của Mèo chính là lòng yêu cuộc sống thiết tha, khoa khát được hoà nhập với cuộc sống con người. Bởi Mèo nghĩ, dám bộc lộ suy nghĩ, tình cảm (cái tôi) của mình chỉ là 1 đặc điểm của cái "tôi" trong phong trào Thơ Mới chứ nó ko liên quan gì đến việc "mở ra với cuộc đời". Và tình yêu cuộc sống tha thiết, muốn giao cảm với đời thể hiện quá rõ qua 3 bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ, Tràng Giang và Vội Vàng", phân tích ra sẽ thấy điều đó.

Tuy nhiên, đó là vào giai đoạn đầu và giữa phong trào Thơ mới, chứ đến cuối phong trào thì xuất hiện ngày càng nhiều cái 'tôi" khép kín với cuộc đời, như Vũ Hoàng Chương chạy trốn thực tế vào rựơu, ái tình, Lưu Trọng Lư thì mải mê chìm đắm trong bồng lai tiên cảnh. Vì thế, câu nhận định ấy cũng có mặt sai, ko hoàn toàn là đúng. :)
Rứa mình nói thêm về "cái tôi mở ra với cuộc đời" trong 3 bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ", "Vội vàng", và "Tràng giang" luôn đi nhỉ. :D

cho em "chung vui" với một cái đề nha

Ý nghĩa của hình ảnh Ngọn đèn chị Tí trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam?

Có 1 câu trong bài : "Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, về quãng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tý." : một sự gần gũi, thân mật, một dấu hiệu của tình cảm những con người nơi phố huyện, của vùng đất này.

Vẫn còn đó cái khó khăn, leo lét, vẫn còn đó cái nghèo nơi phố huyện nhỏ này.

:D
 
D

doigiaythuytinh


"Thơ mới là cả thế giới của chữ tôi, không phải là một cái tôi khép kín mà là cái tôi mở ra với cuộc đời"
Qua 3 bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ, Vội Vàng, Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ, các bạn hãy chứng minh điều đó.
Cảm ơn cái đề :)

"Thơ mới là cả thế giới của chữ tôi, không phải là một cái tôi khép kín mà là cái tôi mở ra với cuộc đời"
--> Tớ nghĩ lời nhận xét đó là một lối so sánh kín đáo giữa thơ trung đại và phong trào Thơ mới

Người ta bảo: Thơ mới gắn liền với "cái tôi". "Cái tôi" đã thực sự được đề cao trong phong trào Thơ mới. Bởi thế, trong "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh cũng đã phải tốn nhiều giấy mực để viết về "cai tôi" của Thơ mới.

Nhung nói thế không có nghĩa văn học Trung đại chưa bao giờ có "cái tôi". Nhưng "cái tôi" của "thời trước" chỉ là một vài hiện tượng lẻ tẻ, chỉ là Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,Cao Bá Quát <hình như chỉ có chừng đấy ^^>. Nhưng chỉ một vài con người ấy ko đủ để làm nên "cái tôi" lớn của một thời kì văn học.

Rồi nhiều thế kỉ sau, "cái tôi" ấy biến mất <liên hệ lịch sử>

Mãi đến sau này, người ta mới được biết đến "cái tôi" một cách công khai trong phong trào Thơ mới

Mèo cũng đồng tình với ý kiến của bạn Châu, có điều, về cái "tôi" mở ra với cuộc đời, theo ý kiến cá nhân của Mèo chính là lòng yêu cuộc sống thiết tha, khoa khát được hoà nhập với cuộc sống con người

Cái tôi khép kín là cái tôi đặc trưng của văn học trung đại (như mình đã nói ở trên - văn học trung đại cũng vẫn có cái tôi riêng). "Cái tôi mở ra với cuộc đời" (như mèo nói), theo tớ còn là sự thức tỉnh của các thế hệ thi sĩ - thoát khỏi cái tôi lãng mạn, hướng đến hiện thực cuộc sống


p/s: Viết bừa ^^
Tớ nghĩ nếu đã nói là ôn chương trình 11 và học thêm 12 thì nên làm cơ bản hơn. Phân tích - Dàn ý đầy đủ. Viết bài thì ko nên ^^

 
L

linhphoebe

cho mình 1 phiếu với !!! :D... ôn 11 hay 12 j cũng được .... à mà hôm nào dành ra mấy bữa trao đổi về cách làm văn nghị luận về 1 tư tưởng đạo lý đi các bạn- mình ko tốt phần này lắm có j các bạn giúp mình thêm .....
 
L

linhphoebe

Ý nghĩa của hình ảnh Ngọn đèn chị Tí trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

- phố xá trong huyện đều thu nhỏ vào hàng nước của chị Tí. trong tác phẩm Hai Đứa trẻ hình ảnh ngọn đèn được nhắc đi nhắc lại khá nhiều lần :
- hinh ảnh ngọn đèn của chị tí được nhắc đi nhắc lại trong bài đến 4 lần -> có ý nghí đại diện cho những kiếp người nhỏ bé, sống leo lét vô danh vô nghĩa trong một xã hội cũ tối tăm mờ mịt, họ sống không có tương lai, sống không có hạnh phúc, hình ảnh ngọn đèn còn nhấn mạnh thêm sự tối tăm, ngèo khổ của phố huyện sau buổi chiều tàn... * chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng * ... !!
 
T

thuyhoa17

ủa đời thừa của Nam Cao làm gì có học ở lớp 11 đâu bạn
Sách nâng cao thì có ^^

Đề: (Nghị luận xã hội).

"Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng."
Từ ý kiến trên, anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.

 
D

doigiaythuytinh

*Đạo đức giả là gì?
Là biểu hiện của những người luôn làm nhũng việc trái với lương tâm, đạo đức nhưng lúc nào cũng tỏ ra mình là người tốt bụng; dùng bộ mặt giả tạo để che giấu những việc làm, những suy nghĩ xấu xa xủa mình.

*Đạo đức giả là căn bệnh tồn tại từ lâu của xã hội, nấp sau bộ mặt hào nhoáng

-Gã Sở Khanh xưa cũng chỉ bởi những lời hứa hẹn ngọt ngào đã lừa nàng Kiều vào chốn lầu xanh

-Hiện nay, đạo đức giả có mặt ở khắp nơi: trong trường học, công sở hay bất kì một nơi nào đó ngòai xã hội

+ Trong trường học - “đạo đức giả trong học tập” là thái độ học vẹt, học gạo, lối học thụ động, Xét về khía cạnh khác, đó là sự giả dối, tiêu cực trong thái độ học tập, quan hệ bạn bè, thầy cô và những vấn đề thi cử.

+ Ngòai xã hội:

- Nếu trong trường học, căn bệnh đạo đức giả có thể bị phát giác bởi những hành vi còn non nớt của những học sinh chưa thực sự lớn thì đạo đức giả ngòai xã hội lại rất phức tạp và khó có thể phân biệt rạch ròi.

- Dân gian đã có rất nhiều thành ngữ, ca dao… để vạch mặt kẻ đạo đức giả: “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” hoặc “Bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao”. Nhưng người xưa cũng dạy rằng: “Lời nói chẳng mất tìen mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Con người ai mà chẳng muốn nghe những lời hay, ý đẹp.

- Ai cũng biết “thuốc đắng giã tật”, lời nói thật thường dễ bị mất lòng; nhưng thử hỏi: giữa lời nói của một con người tốt bụng nhưng nóng nảy, ăn nói thô lỗ và một kẻ gian xảo nhưng nói năng ngọt lời thì người ta sẽ thích nghe ai hơn?


* Đạo đức giả là một căn bệnh chết người:

- Đạo đức giả giờ đã tồn tại trong xã hội như một bộ phận thiết yếu. Rất khó để người ta có thể phát hiện, chữa trị và càng không thể tiêu diệt tận gốc căn bệnh này.

- Đạo đức giả sống chung, hòa nhập với những điều tốt – xấu của xã hội.

- Đạo đức giả ban đầu có thể chỉ biểu hiện ở một vài suy nghĩ, hành động. Nhưng nếu không biết cách kiểm soát, NÓ sẽ lan nhanh, hủy hoại những phẩm chất tốt đẹp vốn có của con người.

- Người đạo đức giả sống giả dối với mọi người, nên cũng ko thể sống thật với chính mình. Sống như thế thì có còn ý nghĩa?

- Nếu nạn hàng giả làm suy sụp một nền kinh tế thì đạo đức giả làm hủy hoại nền văn hóa của cả một dân tộc.
 
Top Bottom