lý thuyết hay

N

n0vem13er

Câu 17: Mạch điện AB gồm R, L, C nối tiếp, [tex] u_{AB} = U\sqrt{2}cos \omega t[/tex]. Chỉ có R thay đổi được và [tex]\omega^2 \neq \frac{1}{LC}[/tex]. Hệ số công suất của mạch đang bằng [tex]\frac{\sqrt{2}}{2}[/tex], nếu tăng R thì:
A. Hệ số công suất của mạch giảm
B. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R tăng
C. Tổng trở của mạch giảm
D. Công suất của mạch tăng

Câu 18: Bên dưới mặt nước đủ rộng có một nguồn sáng trắng kích thước nhỏ. Trên mặt nước quan sát thấy:
A. Một vùng sáng tròn, phần giữa màu trắng, mép ngoài màu đỏ
B. Các vòng tròn cầu vồng đồng tâm
C. Một vùng sáng tròn, phần giữa màu trắng, mép ngoài màu tím
C. Một vùng sáng tròn, mép ngoài màu tím
câu này thật sự là no ideal vì năm lớp 12 tớ mới bắt đầu học Lý, chỉ biết mỗi tán sắc = lăng kính thôi à :D

Câu 19: Trong mạch dao động lý tưởng LC. Lúc [tex]t_0 = 0[/tex] bản tụ A tích điện dương, bản tụ B tích điện âm và chiều dòng điện đi qua cuộn cảm từ B sang A. Sau [tex]\frac{3}{4}[/tex] chu kỳ dao động của mạch thì:
A. dòng điện đi theo chiều từ B đến A, bản A tích điện dương
B. dòng đi theo chiều từ B đến A, bản A tích điện âm
C. dòng điện qua L theo chiều từ A đến B, bản A tích điện âm
D. dòng điện đi theo chiều từ A đến B, bản A tích điện dương

Câu 20: Mạch điện AB gồm R, L, C nối tiếp, [tex]u_{AB} = U\sqrt{2}cos \omega t[/tex]. Chỉ có [tex]\omega[/tex] thay đổi được, Giá trị hiệu dụng của điện áp ở 2 đầu các phần tử R, L, C lần lượt là [tex]U_R, U_L, U_C[/tex]. Cho [tex]\omega[/tex] tăng dần từ 0 đến [tex]\infty[/tex] thì thứ tự đạt cực đại của các điện áp trên là:
A. [tex]U_L; U_R; U_C[/tex]
B. [tex]U_R; U_L; U_C[/tex]
C. [tex]U_C; U_R; U_L[/tex]
D. [tex]U_C; U_L; U_R[/tex]

Đề rất hay, cám ơn bro
 
P

phonglinhcee

Câu 18: Bên dưới mặt nước đủ rộng có một nguồn sáng trắng kích thước nhỏ. Trên mặt nước quan sát thấy:
A. Một vùng sáng tròn, phần giữa màu trắng, mép ngoài màu đỏ
B. Các vòng tròn cầu vồng đồng tâm
C. Một vùng sáng tròn, phần giữa màu trắng, mép ngoài màu tím
D. Một vùng sáng tròn, mép ngoài màu tím

Câu này đáp án chính xác là A. Nước cũng có thể coi như một lăng kính. Khi ánh sáng truyền ra khỏi mặt nước sẽ tán sắc ra nhiều hướng khác nhau, giao thoa tạo thành "phần giữa màu trắng". Câu này mình bị một quả lừa ngon lành =)) Khi làm bài thi thì phân tích thế này: n.sin i = sin r. Do [tex] n_{d} < n_{t} [/tex] nên suy ra: [tex] sin r_{d} < sin r_{t} [/tex] => [tex] r_{d} < r_{t} [/tex]. Vậy nên mình chọn đáp án C, tia tím là tia có góc ló lớn nhất => Sai toét T______T

Thầy mình phân tích thế này, khi góc tới [tex]i = i_{gh}[/tex] của tia đỏ. Vậy thì chỉ có tia đỏ ló ra khỏi mặt nước, còn các tia còn lại từ da cam => tím bị phản xạ toàn phần. Vậy nên mép ngoài là màu đỏ. Đáp án A. Bạn có thể xem lại SGK 11 về phần này :)

Còn câu 19, đáp án đúng là B
 
N

n0vem13er

ừ câu kia đáp án đúng là B, hehe, nhanh nhẩu đoảng quá, vẽ hình ra mới thấy, còn cái câu ánh sáng mình k muốn học đâu. Mệt chết :khi (74):
 
L

liti12345

hì mấy hôm ni mình bận thi thử với lại sức khỏe ko đc tốt ko online đc
trong đề thi thử của bọn mình cũng có mấy câu lý thuyết và bài tập hay mình post lên
mấy bạn làm thử nghen

Câu 1
Trong thí nghiệm về hiện tượng quang điện nta dùng màn chắn tách ra 1 chùm electron có vận tốc cực đại hướng vào 1 từ trường đều sao cho vận tốc của các electron vuông góc với vecto cảm ững từ. Bán kính quỹ đạo e tăng khi
A.Tăng bước sóng ánh sáng kích thích
B.Giảm bước sóng ánh sáng kích thích
C.Tăng cường độ ánh sáng kích thích
D.Giảm cường độ ánh sáng kích thích

Câu 2:Hai con lắc lò xo giống nhau cùng có khối lượng vật nặng m=100g và độ cứng lò xo là k= 10[TEX]\pi^2[/TEX] N/m dao động điều hòa dọc theo 2 đường thẳng song song kề liền nhau (vị trí cân bằng của 2 vật đều ở cùng gốc tọa độ), Biên độ của con lắc thứ 2 lớn gấp 3 lần biên độ của con lắc thứ nhất. Biết lúc đầu 2 vật gặp nhau ở vị trí cân bằng và chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng thời gian giữa 2 lần 2 vật nặng gặp nhau liên tiếp là
A.0,4s B.0,2s C.0,1s D.0,3s

Câu 3:Màu sắc của vật
A.Ko phụ thuộc màu sắc của ánh sáng chiếu vào nó
B.Chỉ phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo vật
C.Chỉ phụ thuộc vào ánh sáng chiếu vào nó
D.Phụ thuộc vật liệu và màu sắc của ánh sáng chiếu vào nó

Câu 4:Ban đầu cho 1 mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm [TEX]t_1[/TEX] đã có 80% số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã. Dến thời điểm [TEX]t_2 = t_1 +100[/TEX] (s) thì số hạt nhân chưa bị phân rã chỉ còn lại 5% so với hạt nhân ban đầu . chu kì bán rã của chất đó là
A.50s B.25s C.400s D.200s
 
P

phonglinhcee


Câu 1
Trong thí nghiệm về hiện tượng quang điện nta dùng màn chắn tách ra 1 chùm electron có vận tốc cực đại hướng vào 1 từ trường đều sao cho vận tốc của các electron vuông góc với vecto cảm ững từ. Bán kính quỹ đạo e tăng khi
A.Tăng bước sóng ánh sáng kích thích
B.Giảm bước sóng ánh sáng kích thích
C.Tăng cường độ ánh sáng kích thích
D.Giảm cường độ ánh sáng kích thích

Câu 2:Hai con lắc lò xo giống nhau cùng có khối lượng vật nặng m=100g và độ cứng lò xo là k= 10[TEX]\pi^2[/TEX] N/m dao động điều hòa dọc theo 2 đường thẳng song song kề liền nhau (vị trí cân bằng của 2 vật đều ở cùng gốc tọa độ), Biên độ của con lắc thứ 2 lớn gấp 3 lần biên độ của con lắc thứ nhất. Biết lúc đầu 2 vật gặp nhau ở vị trí cân bằng và chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng thời gian giữa 2 lần 2 vật nặng gặp nhau liên tiếp là
A.0,4s B.0,2s C.0,1s D.0,3s

Câu 3:Màu sắc của vật
A.Ko phụ thuộc màu sắc của ánh sáng chiếu vào nó
B.Chỉ phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo vật
C.Chỉ phụ thuộc vào ánh sáng chiếu vào nó
D.Phụ thuộc vật liệu và màu sắc của ánh sáng chiếu vào nó

Câu 4:Ban đầu cho 1 mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm [TEX]t_1[/TEX] đã có 80% số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã. Dến thời điểm [TEX]t_2 = t_1 +100[/TEX] (s) thì số hạt nhân chưa bị phân rã chỉ còn lại 5% so với hạt nhân ban đầu . chu kì bán rã của chất đó là
A.50s B.25s C.400s D.200s

Ý, hem biết có đúng không :-?
 
N

n0vem13er

Ừ, mình cũng ra đáp án giống cậu
Tặng các bạn 1 bài này, bài này rất là hay nhé :khi (82):

Cho mạch AB chưa R,L,C nối tiếp. Đoạn AM có điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm 2R = [TEX]Z_L[/TEX], đoạn MB có tụ điện có điện dung thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch 1 hiệu điện thế không đổi. Thay đổi C=[TEX]C_o[/TEX] thì công suất của mạch đạt cực đại. Khi đó mắc thêm tụ[TEX] C_1[/TEX] vào mạch MB để công suất mạch giảm 1 nửa,sau đó mắc thêm tụ [TEX]C_2[/TEX] vào để công suất mạch tăng gấp đôi. Tụ [TEX]C_2[/TEX] có thể nhận giá trị nào sau đây:
A) [TEX]\frac{C_o}{3}[/TEX] hoặc 3[TEX]C_o[/TEX] B) [TEX]\frac{C_o}{2}[/TEX] hoặc [TEX]3C_o[/TEX] C) [TEX]\frac{C_o}{2} [/TEX]hoặc 2[TEX]C_o [/TEX] D)[TEX]\frac{C_o}{3}[/TEX] hoặc 2[TEX]C_o[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

n0vem13er

ừ, cậu hiểu đúng r đấy, làm thử đi xem nào. Bài này mình làm 2 lần bị nhầm :D, phải làm lại, tại nhiều số liệu quá, phải viết cẩn thận từ từ
 
P

phonglinhcee



Cho mạch AB chưa R,L,C nối tiếp. Đoạn AM có điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm 2R = [TEX]Z_L[/TEX], đoạn MB có tụ điện có điện dung thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch 1 hiệu điện thế không đổi. Thay đổi C=[TEX]C_o[/TEX] thì công suất của mạch đạt cực đại. Khi đó mắc thêm tụ[TEX] C_1[/TEX] vào mạch MB để công suất mạch giảm 1 nửa,sau đó mắc thêm tụ [TEX]C_2[/TEX] vào để công suất mạch tăng gấp đôi. Tụ [TEX]C_2[/TEX] có thể nhận giá trị nào sau đây:
A) [TEX]\frac{C_o}{3}[/TEX] hoặc 3[TEX]C_o[/TEX]
B) [TEX]\frac{C_o}{2}[/TEX] hoặc [TEX]3C_o[/TEX]
C) [TEX]\frac{C_o}{2} [/TEX]hoặc 2[TEX]C_o [/TEX]
D)[TEX]\frac{C_o}{3}[/TEX] hoặc 2[TEX]C_o[/TEX]


Mình giải vắn tắt nhá :p
Khi mạch cộng hưởng [TEX]\Rightarrow Z_L = Z_C_o = 2R[/TEX]
Do [TEX]P_1 = \frac{U^2.R}{Z_1^2} = \frac{1}{2}.\frac{U^2.R}{R^2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow Z_1^2 = 2.R^2 \Rightarrow | Z_{C'}_1 - 2R | = R \Rightarrow \left[\begin{Z_{C'}_1=3R}\\{Z_{C'}_1 = R} [/TEX]

[TEX]\Rightarrow \left[\begin{C'_1=\frac{2}{3}.C_o}\\{C'_1 = 2.C_o} [/TEX]

Từ đó suy ra phương án D :-?

 
O

ocque_trangtien

Câu 18: Bên dưới mặt nước đủ rộng có một nguồn sáng trắng kích thước nhỏ. Trên mặt nước quan sát thấy:
A. Một vùng sáng tròn, phần giữa màu trắng, mép ngoài màu đỏ
B. Các vòng tròn cầu vồng đồng tâm
C. Một vùng sáng tròn, phần giữa màu trắng, mép ngoài màu tím
D. Một vùng sáng tròn, mép ngoài màu tím

Câu này đáp án chính xác là A. Nước cũng có thể coi như một lăng kính. Khi ánh sáng truyền ra khỏi mặt nước sẽ tán sắc ra nhiều hướng khác nhau, giao thoa tạo thành "phần giữa màu trắng". Câu này mình bị một quả lừa ngon lành =)) Khi làm bài thi thì phân tích thế này: n.sin i = sin r. Do [tex] n_{d} < n_{t} [/tex] nên suy ra: [tex] sin r_{d} < sin r_{t} [/tex] => [tex] r_{d} < r_{t} [/tex]. Vậy nên mình chọn đáp án C, tia tím là tia có góc ló lớn nhất => Sai toét T______T

Thầy mình phân tích thế này, khi góc tới [tex]i = i_{gh}[/tex] của tia đỏ. Vậy thì chỉ có tia đỏ ló ra khỏi mặt nước, còn các tia còn lại từ da cam => tím bị phản xạ toàn phần. Vậy nên mép ngoài là màu đỏ. Đáp án A. Bạn có thể xem lại SGK 11 về phần này :)

Còn câu 19, đáp án đúng là B

Cho mình hỏi là tại sao [tex]i = i_{gh}[/tex] của tia đỏ vậy?
 
Top Bottom