[LTĐH] Bài tập ADN

D

dharma.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

Theo đề bài ta có:
+ [TEX]M_{gen}=630000 -> N_{gen}=2100Nu[/TEX]
+ Tích giữa 2 loại Nu không bổ sung nhau => [TEX]A.G=0.06 -> A=\frac{0.06}{G}(1)[/TEX]
Mặc khác, ta có:
[TEX]A+G=0.5[/TEX], thay [TEX](1)[/TEX] vào ta được [TEX]G^2-0.5G+0.06=0(2)[/TEX]
Giải phương trình [TEX](2)[/TEX] trên ta được:
[TEX]G=0.3[/TEX] hoặc [TEX]G=0.2[/TEX]
>>> Chẳng qua ở đây bài toán cho ta thêm khoảng lkH là để ta tính xem phần trăm từng loại của A và G. Bởi vì đề bài không cho ta biết %A > %G hay %G > %A gì cả!
Bạn cứ lấy từng TH mà thay vào khi nào thấy lkH thỏa mãn điều kiện thì kết quả ấy đúng!

Chúc bạn học tốt.
Mến chào bạn!
 
C

canhcutndk16a.

một gen co kl 630000 đvc ,có tích số giữa 2 loại nu ko bổ sung với nó là 6% và có số liên két hidro trong khoảng 2600-2800
a.tính số nu mỗi loại
b.tốc độ tái bản của gen
c.thời gian tái bản của gen
thank nhieu nhieu
a/ [TEX] N=2100[/TEX]\Rightarrow ta có hệ [TEX]%A+%G=0,5[/TEX] và [TEX]%A.%G=0,06[/TEX]

\Rightarrow[TEX]A=T=30%; G=X=20%[/TEX] hoặc ngược lại

\Rightarrow[TEX]A=T=2100.30%=630; G=X=420[/TEX] hoặc ngược lại

Vì Số lk H của gen từ 2600-2800 \Rightarrow [TEX]A=T=420;G=X=620[/TEX]

b/ và c/ thiếu đề nhé, muốn tìm tốc độ tái bản thì phải biết t/g tái bản và ngược lại
 
K

khai113

Giúp con bài tập nhân đổi ADN

Câu 1. Hai gen B và b cùng nằm trong 1 tế bào D và có chiều dài bằng nhau. Khi quá trình nguyên phân
liên tiếp 3 đợt từ tế bào D thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000
nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi). Số nuclêôtit của mỗi gen là bao nhiêu?
A. 3000. B. 800. C. 600. D. 2400.

Câu 2. Một đoạn ADN ở sinh vật nhân chuẩn có chiều dài 81600A0 thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6
đơn vị tái bản như nhau, biết chiều dài mỗi đoạn okazaki là1000 nuclêôtit. Số đoạn ARN mồi tham gia
quá trình tái bản là
A. 48. B. 46. C. 36. D. 24.

Câu 3. Phân tử ADN dài 1,02mm. Khi phân tử ADN này nhân đôi ba lần, số nuclêôtit trong các phân tử
ADN con ở lần tự sao cuối cuối là
A. 48 x106. B. 3 x 106. C. 42 x 105. D. 1,02 x 105.
 
D

dharma.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

Câu 1. Hai gen B và b cùng nằm trong 1 tế bào D và có chiều dài bằng nhau. Khi quá trình nguyên phân
liên tiếp 3 đợt từ tế bào D thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000
nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi). Số nuclêôtit của mỗi gen là bao nhiêu?
A. 3000. B. 800. C. 600. D. 2400.
Từ 1 tế bào D đi nguyên phân 3 lần sẽ tạo ra 8 tb con.
=> [TEX]N_D.8=48000Nu => D=6000Nu[/TEX]
Mà 2 gen B và b cùng nằm trong tế bào D và có chiều dài bằng nhau ( Chiều dài bằng nhau => Số Nu cũng như nhau)
>>> Số Nu của mỗi gen là =
[TEX]\frac{6000}{2}=3000Nu.[/TEX]
Câu 2. Một đoạn ADN ở sinh vật nhân chuẩn có chiều dài 81600A0 thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6
đơn vị tái bản như nhau, biết chiều dài mỗi đoạn okazaki là1000 nuclêôtit. Số đoạn ARN mồi tham gia
quá trình tái bản là
A. 48. B. 46. C. 36. D. 24.
Bạn vào đây tham khảo nhé!

http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=2175513&postcount=60

Câu 3. Phân tử ADN dài 1,02mm. Khi phân tử ADN này nhân đôi ba lần, số nuclêôtit trong các phân tử
ADN con ở lần tự sao cuối cuối là
A. 48 x106. B. 3 x 106. C. 42 x 105. D. 1,02 x 105.
Ở lần nhân đôi cuối cùng từ 1 ADN ban đầu ta nhận được 8 ADN con
Mặc khác, ta có
:
[TEX]L_{ADN}=102.10^5A^o -> N_{ADN}=6.10^6Nu[/TEX].
>>> Vậy kết quả cần tìm là = [TEX]8.6.10^6=48.10^6Nu[/TEX]

Chúc bạn học tốt.
Mến chào bạn!
 
K

khai113

lời giải

Từ 1 tế bào D đi nguyên phân 3 lần sẽ tạo ra 8 tb con.

cho mỉnh hỏi sao được như thế vậy bạn
 
Top Bottom