Hóa [Lớp 8] Topic lý thuyết môn Hóa học 8

Thanh Trúc Đỗ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
847
973
179
20
TP Hồ Chí Minh
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Môn Hóa học là một bộ môn khá mới mẻ đối với nhiều học sinh lớp 8. Vì thế mình sẽ đăng topic này lên để mọi người tham khảo và xem lại để học bài sau mỗi giờ học nhé. Ở đây mình chỉ tóm tắt lý thuyết làm sao mà ngắn gọn, dễ hiểu nhất cho mọi người cùng đọc. Mọi người có hỏi gì thì hỏi qua trang cá nhân của mình để tránh làm loãng chủ đề nhé. Mà nếu như ai muốn mình ra bài tập thì cũng bình luận tại trang cá nhân của mình nhé, mình sẽ lập một topic khác để mọi người cùng làm bài. Sau đây là một số cách để học bộ môn này tốt hơn:
- Tạo được hứng thú, ham mê, tìm tòi, học hỏi
- Nhớ một cách chọn lọc, thông minh
- Biết cách làm thí nghiệm, quan sát và giải thích các hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống
- Đọc thêm sách ở bên ngoài
Mai mình đăng lí thuyết bài 2. Cuối cùng, mình xin chúc các bạn luôn Đủ.
 

Thanh Trúc Đỗ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
847
973
179
20
TP Hồ Chí Minh
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
CHƯƠNG I: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
BÀI 2: Chất
Kiến thức cần nhớ
1. Chất có ở vật thể $\Rightarrow$ Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
-Vật thể chia làm 2 loại:
+ Vật thể tự nhiên: gồm một số chất.
+ Vật thể nhân tạo: được làm bằng vật liệu, mọi vật liệu đều là chất hoặc hỗn hợp nhiều chất.
2. Mỗi chất có những tính chất nhất định
a) Tính chất vật lí

- Trạng thái, màu sắc, mùi vị
- Tính tan trong nước
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,...
- Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng,...
b) Tính chất hóa học
- Khả năng biến đổi thành chất khác
Ví dụ: Khả năng bị phân hủy, tính cháy được,...
3. Chất tinh khiết
- Chất tinh khiết: chỉ gồm 1 chất ( không lẫn chất khác) $\rightarrow$ tính chất vật lí, tính chất hóa học không đổi
- Hỗn hợp: gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau $\rightarrow$ tính chất của hỗn hợp thay đổi phụ thuộc vào hỗn hợp.
- Dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất, ta có thể tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp. Ví dụ: bay hơi, chiết lọc, chưng cất, từ tính,..
Bổ sung:
- Những cách để nhận biết tính chất của chất: Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm.


:)-Hết-:)
 
Last edited by a moderator:

Thanh Trúc Đỗ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
847
973
179
20
TP Hồ Chí Minh
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
Bài 3: Nguyên tử
Kiến thức cần nhớ:
Nguyên tử: là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
- Nguyên tử gồm:
$\left\{\begin{matrix} \text{hạt nhân mang điện tích dương}\\ \text{lớp vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron (e) mang điện tích âm (-)}\\ \end{matrix}\right.$
- Hạt nhân nguyên tử: 2 loại hạt
$\left\{\begin{matrix} \text{proton (p)mang điện tích dương (+)}\\ \text{nơtron(n)không mang điện}\\ \end{matrix}\right.$
- Trong 1 nguyên tử:
$\color{red}{\fbox{Số p = Số e}}$
-$m_{p}=m_{n}$; $m_{e}$ vô cùng nhỏ $\rightarrow$ khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
Ghi chú:
m: khối lượng.
Bổ sung dành cho người có nhu cầu thi HSG Hóa: $m_{e}=9,1094.10^{- 31}kg$, $m_{p}=1,6726.10^{- 27} kg$, $m_{n}=1,6726.10^{- 27} kg$

:r50-Hết-:r50​
 
Last edited:

hieuht01

Banned
Banned
1 Tháng sáu 2017
173
313
76
19
Hưng Yên
Bài 3: Nguyên tử
Kiến thức cần nhớ:
Nguyên tử: là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
- Nguyên tử gồm:
{hạt nhân mang điện tích dươnglớp vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron (e) mang điện tích âm(-)
- Hạt nhân nguyên tử: 2 loại hạt
{proton (p) mang điện tích dương(+)Nơtron (n) không mang điện
- Trong 1 nguyên tử:
số p = số e
-$m_{p}=m_{n}$; $m_{e}$ vô cùng nhỏ → khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
Ghi chú:
m: khối lượng.

:r50-Hết-:r50​
Em nghĩ vẫn thiếu khối lượng mà
 

Thanh Trúc Đỗ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
847
973
179
20
TP Hồ Chí Minh
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
BÀI 4: Nguyên tố hóa học
Kiến thức cần nhớ
1. Nguyên tố hóa học: Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
$\Rightarrow$ Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
2. Kí hiệu hóa học:
- Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 kí hiệu hóa học
- Kí hiệu hóa học gồm 1 hoặc 2 chữ cái:

+ Chữ cái đầu viết dạng chữ in hoa
+ Chữ cái thứ hai (nếu có): viết dạng chữ thường
VD: Kí hiệu hóa học của nguyên tố Hidro là H
Kí hiệu hóa học của nguyên tố Canxi là Ca
- Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.
4. Nguyên tử khối: là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon (đvC)
1 đvC = $\frac {1} {12}$ khối lượng nguyên tử Cacbon
- $\text{m nguyên tử Cacbon = 1,9926. 10^{-23} (g)} \rightarrow \text{ 1 đvC = 1,6605.10^{-24} (g) hay 0,16605.10^{-23} (g)}$

:c10-Hết-:c10
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Bài 3: Nguyên tử
Kiến thức cần nhớ:
Nguyên tử: là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
- Nguyên tử gồm:
$\left\{\begin{matrix} \text{hạt nhân mang điện tích dương}\\ \text{lớp vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron (e) mang điện tích âm (-)}\\ \end{matrix}\right.$
- Hạt nhân nguyên tử: 2 loại hạt
$\left\{\begin{matrix} \text{proton (p)mang điện tích dương (+)}\\ \text{nơtron(n)không mang điện}\\ \end{matrix}\right.$
- Trong 1 nguyên tử:
$\color{red}{\fbox{Số p = Số e}}$
-$m_{p}=m_{n}$; $m_{e}$ vô cùng nhỏ $\rightarrow$ khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
Ghi chú:
m: khối lượng.
Bổ sung dành cho người có nhu cầu thi HSG Hóa: $m_{e}=9,1094.10^{- 31}kg$, $m_{p}=1,6726.10^{- 27} kg$, $m_{n}=1,6726.10^{- 27} kg$

:r50-Hết-:r50​
Với cái này khá là oki rồi, chỉ là theo kiến thức đại trà mình sẽ làm đơn vị gam ko phải kg nữa !
-------------------------------
Góp ý thêm cho em nếu em có phần bài tập hơn sẽ đỡ nhàm chán, các bé lớp 7, các bạn lớp 8, hay anh chị lớp 9 cũng bu vào làm!
 

Thanh Trúc Đỗ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
847
973
179
20
TP Hồ Chí Minh
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
BÀI 6: Đơn chất - Hợp chất - Phân tử
Kiến thức cần nhớ:
1. Đơn chất: là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học (tạo nên từ 1 loại nguyên tử)

- Một số nguyên tố tạo được 2 hay nhiều đơn chất khác nhau.
VD: Nguyên tố oxi tạo được 2 đơn chất là oxi và ozon
- Đơn chất được chia làm 2 loại:

+ Đơn chất kim loại: đồng, sắt, nhôm,...
+ Đơn chất phi kim: khí nitơ, khí oxi, khí clo,...
2. Hợp chất: là những chất được tạo từ 2 nguyên tố hóa học trở lên (tạo nên từ ít nhất 2 loại nguyên tử)
- Hợp chất chia làm 2 loại:

+ Hợp chất vô cơ: nước, muối ăn, khí,...
+ Hợp chất hữu cơ: đường, xăng, khí metan,...
3. Phân tử: là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử trong chất đó liên kết lại với nhau, mang đầy đủ tính chất của chất đó.
VD: Phân tử của nước gồm có 2H và O liên kết lại với nhau.
- Phân tử của đơn chất do 1; 2; 3; ...nguyên tử cùng loại tạo nên.
- Phân tử của hợp chất do nhiều nguyên tử khác loại cấu tạo nên.
4. Phân tử khối: là khối lượng phân tử tính bằng đvC. Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trông phân tử.
VD: PTK $CO_{2} = 12+ 16.2=44(\text{ đvC})$

r55-Hết-r55
P/s: Mai mình sẽ đăng bài tập về bài này ở topic khác nhé
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Thanh Trúc Đỗ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
847
973
179
20
TP Hồ Chí Minh
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
Bài 9: Công thức hóa học
Kiến thức cần nhớ
I. Công thức hóa học của đơn chất: (gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố)

1. Công thức dạng chung: $\color{purple}{A_{x}}$. Trong đó:

$\color{purple}{\text{A: Kí hiệu hóa học của nguyên tố}}$
$\color{purple}{\text{x: Chỉ số}}$
2. Với kim loại: $\color{purple}{\text{x=1} (\text{x=1}\rightarrow\text{không phải viết})}$
VD: Công thức hóa học của đơn chất đồng: $\color{purple}{\text{Cu}}$

Công thức hóa học của đơn chất Magie: $\color{Purple}{\text{Mg}}$
$\rightarrow$ Kí hiệu hóa học cũng chính là công thức hóa học
3. Với phi kim: $=1; 2; 3,...
- $x=1$ (các đơn chất phi kim: C, S, P, Si,...$\rightarrow$ Nói chung là chất rắn)
VD: CTHH của đơn chất Phốtpho: P
-$x=2 $(với các đơn chất phi kim: oxi, hiđrô, nitơ, clo, flo, brom,...$\color{purple}{\rightarrow}$ Nói chung là chất lỏng, khí)
VD: Công thức hóa học của đơn chất oxi: $\color{purple}{O_{2}}$
II. Công thức hóa học của hợp chất: ( gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố hóa học tạo ra chất kèm chỉ số)
1. Công thức dạng chung:
$\color{purple}{A_{x}B_{y} \text{hoặc}A_{x}B_{y}C{z}}$. Trong đó:
A, B, C: Kí hiệu hóa học của nguyên tố tạo nên chất
x, y, z: chỉ số
VD: Công thức hóa học của nước: $\color{purple}{H_{2}O}$

Công thức hóa học của khí cacbonic: $\color{purple}{CO_{2}}$
III. Ý nghĩa của công thức hóa học:
Công thức hóa học của một chất cho biết:
- Nguyên tố nào tạo ra chất
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất
- Phân tử khối của chất
Chú thích:
-Chỉ số: số lượng nguyên tử của nguyên tố hóa học có trong 1 phân tử của chất.

:c14-Hết-:c14
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga

Thanh Trúc Đỗ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
847
973
179
20
TP Hồ Chí Minh
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
Đây là topic lí thuyết, mong mọi người đừng bình luận vào topic này. Ai bình luận sẽ bị BP quản lí nhắc nhở.
 
Last edited:

Thanh Trúc Đỗ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
847
973
179
20
TP Hồ Chí Minh
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
BÀI 10: Hóa trị
Kiến thức cần nhớ
I. Hóa trị: Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia.
1. Quy ước: $\left.\begin{matrix} \text{H có hóa trị I}\\ \text{O có hóa trị II}\\ \end{matrix}\right\} \Rightarrow \text{Hóa trị của nguyên tử, nguyên tố khác}$
VD: Trong phân tử $\color{purple}H_{2}O$ có hai nguyên tử $H$ mới liên kết được với một nguyên tử $O$ vì $H$ hóa trị I, $O$ hóa trị II.
2. Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
VD: Hợp chất $A_{x}B_{y}$
x. hóa trị của A=y. hóa trị của B
(A, B: nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử)
II. Tính hóa trị của 1 nguyên tố
- Hợp chất: $\color{purple}{A_{x}B_{y}}$ có $\color{purple}{A}$ hóa trị $\color{purple}{a}$, $\color{purple}{B}$ có hóa trị $\color{purple}{b}$
- Theo quy tắc hóa trị: $\color{purple}{x.a=y.b}$
- Nếu biết $\color{purple}{x}$, $\color{purple}{y}$ và $\color{purple}{a}$ (hoặc $\color{purple}{b}) \rightarrow$ tính được $\color{purple}{b}$ (hoặc $\color{purple}{a}$)
VD: Tính hóa trị của $\color{purple}{Mg}$ trong hợp chất $\color{purple}{MgCl_{2}}$ biết $\color{purple}{Cl}$ hóa trị I
- Gọi hóa trị của $\color{purple}{Mg}$ là $\color{purple}{a}$
- Theo quy tắc hóa trị: $\color{purple}{1.a=2.I} \rightarrow a=II$

III. Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị
- Viết công thức dạng chung: $A_{x}B_{y}$ có $\color{purple}{a}$, $\color{purple}{b}$ là hóa trị
- Theo quy tắc hóa trị: $\color{purple}{a.x=y.b}$
- Chuyển thành tỉ lệ: $\color{purple}{\frac{x}{y}=\frac{a}{b}=\frac{a'}{b'}}$
- $\color{purple}{x=b}$ (hoặc $\color{purple}{b'}$), $\color{purple}{y=a}$ (hoặc $\color{purple}{a'}$)
- Viết công thức hóa học của hợp chất
VD: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hóa trị IV và oxi
- Gọi công thức hóa học của hợp chất: $\color{purple}{S_{x}O_{y}}$
- Theo quy tắc hóa trị: $\color{purple}{x.IV=y.II}$
- Chuyển thành tỉ lệ: $\color{purple}{\frac{x}{y}=\frac{II}{IV}=\frac{1}{2}}$

- $\color{purple}{x=1}$, $\color{purple}{y=2}$
- Công thức hóa học của hợp chất là: $\color{purple}{SO_{2}}$

:r50-Hết-:r50

 
Last edited:
Top Bottom