Sử 12 LIỆU "HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH" CÓ PHẢI LÀ "XU THẾ CHỦ ĐẠO CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH"?

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đó là nhận định đã từng xuất hiện và tưởng như đã thành chân lý. Nhưng tình hình thế giới đang cho thấy, một thế giới bất ổn, bất định ngày càng hiện rõ:
1. Cuộc chiến toàn diện giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Hoa Kỳ và Trung Quốc đã hình thành và mở rộng. Donald Trump từng tuyên bố rằng ông không thể gọi Trung Quốc bằng một tên gọi nào khác là “kẻ thù của nước Mỹ”, là “quốc gia xâm lược kinh tế”.
2. Hoa Kỳ rút và đe dọa rút khỏi một loạt các tổ chức và Hiệp định quốc tế, tuyên bố từ bỏ vai trò "cảnh sát toàn cầu", để làm "quan tòa thế giới". Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố chủ trương xây dựng trật tự thế giới mới mà trong đó Hoa Kỳ đóng vai trò định đoạt mọi điều ước quốc tế theo điều kiện do Washington sắp đặt.
3. Nga khôi phục lại vị thế cường quốc của mình. Tổng thống Vladimir Putin chủ trương xây dựng và phát triển một nước Nga hùng mạnh, có chủ quyền, được thế giới tôn trọng, sẽ đi đầu trong cuộc đấu tranh nhằm xây dựng một trật tự thế giới mới, trong đó tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, giàu hay nghèo, đều cần được tôn trọng và lắng nghe như nhau.
Nga xác định con đường phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội và là quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới.
Về quân sự, Nga hoàn thành công cuộc cải cách Các lực lượng vũ trang, tái lập cân bằng thế chiến lược với Mỹ với nhiều loại vũ khí độc nhất vô nhị đã được Tổng thống Putin chính thức công bố trong Thông điệp trước quốc hội Liên bang (1-3-2018).
Hiện tại, Nga là nhà xuất khẩu vũ khí đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ), là nhà xuất khẩu vũ khí có uy tín nhất thế giới (trong đó, đã xuất khẩu vũ khí tới 65 nước và ký hiệp định hợp tác kỹ thuật-quân sự với 89 nước).
Về kinh tế, vượt qua mọi biện pháp cấm vận của Mỹ và Phương Tây, Nga vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng và xây dựng được nền kinh tế độc lập, ngày càng ít phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt
4. Anh rút khỏi EU, và sẽ triển khai một số căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.
5. Cuộc cạnh tranh địa chính trị trên Biển Đông đang diễn ra gay gắt. Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, những cuộc "tuần tra" của hải quân Mỹ vô tác dụng.
6. Cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc ngày càng quyết liệt. Nhiều nước nhỏ cũng không ngừng mua sắm vũ khí.
7. Quan hệ NATO - Nga hết sức căng thẳng. Một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, mà có lẽ ngòi nổ lại là châu Âu.
8. Tình trạng di cư đã trở nên không thể kiểm soát, không chỉ ở châu Âu, Mỹ, mà có nguy cơ lan ra toàn thế giới.
9. Phong trào Áo Gilê vàng ở Pháp có dấu hiệu chính trị rõ rệt đang lan ra nhiều nước châu Âu.
10. Mỹ và phương tây vẫn theo đuổi chính sách áp đặt và cường quyền. Ví dụ gần đây nhất: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ngay sau khi đệ đơn từ chức và được Tổng thống Mỹ Donald Trump chấp thuận, đã tuyên bố rằng Mỹ không có trong tay bằng chứng tin cậy chứng minh rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học. Thế mà, với “bằng chứng này”, Mỹ đã tấn công Syria.
11. Trong khi Nga từ chối tham gia OPEC, Đúng hôm nay (1-1-2019), Quata chính thức rút khỏi tổ chức này.
12. Cuộc gặp Mỹ - Triều Tiên có chút hứa hẹn, nhưng không dễ gì phát triển nhanh chóng, và vẫn có thể đảo ngược.
Trong bài phát biểu của lãnh đạo Triều Tiên mừng năm mới 2019 có nhắc đến cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 6-2018 ở Singapore, khi đó ông tuyên bố hai bên có những thảo luận hiệu quả và trao đổi các ý tưởng mang tính xây dựng. Dù Mỹ và Triều Tiên đã ký cam kết về phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, quá trình này hầu như không có tiến triển do hai bên vẫn bất đồng về định nghĩa phi hạt nhân hóa.
Tuy nhiên, ông Kim nhấn mạnh rằng Triều Tiên cam kết không chế tạo, sử dụng hoặc truyền bá vũ khí hạt nhân và đã thực hiện các bước cụ thể để thực hiện việc này. Song lãnh đạo Triều Tiên đồng thời cảnh báo nước này có thể xem xét việc thay đổi cách tiếp cận nếu Mỹ vẫn duy trì lệnh trừng phạt.
"Nếu Mỹ không giữ lời hứa đã đưa ra trước cả thế giới và kiên quyết duy trì lệnh trừng phạt, gây sức ép với Triều Tiên, chúng tôi có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét cách mới để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia".
Ông Kim cũng đề xuất Mỹ và Hàn Quốc nên ngừng các cuộc diễn tập quân sự chung, cho rằng các sự kiện này là "nguồn cơn gây nên căng thẳng". Mỹ hiện duy trì hơn 28.000 lính ở Hàn Quốc.
Mọi chuyện vẫn còn ở phía trước. Tình hình thế giới bất ổn và hoàn toàn bất lường!

(Bài viết của PGS Vũ Quang Hiển, Hà Nội)

trumpfinal-1493608021.jpg

Kim-Jong-Un.jpg
 
Top Bottom