Sử 7 Lịch sử VN từ thời Lê Sơ

K

kute2linh

câu 11 Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long?

Ta rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng,làm kiêu lòng địch,chờ thời cơ .
 
K

kute2linh

câu 12

Lợi dụng sự chủ quan,kiêu ngạo của địch,khi chúng chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng.
-Đánh đòn bất ngờ lớn đối với quân địch khi đang vào dịp Tết Kỷ Dậu,chúng đang vui vẻ đón Tết. Quang Trung cũng phán đoán : quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng phải ăn Tết nên cứ thanh thản không phòng thủ .Từ đó mà quân thừa cơ ra đòn chớp nhoáng tấn công toàn diện vào dịp Tết Kỉ Dậu.
 
K

kute2linh

câu 14:

- Nhà Nguyễn đã xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất, xây dựng thành trì ở kinh đô Phú Xuân.
- Vua trực tiếp điều hành mọi công việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương.
- Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ ( luật Gia Long ).
- Chia nước làm 30 tỉnh & một phủ trực thuộc ( Thừa Thiên ).
- Củng cố quân đội gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì, hệ thống trạm ngựa.
- Ngoại giao: Thần phục nhà Thanh & khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây.
 
M

manh550

6. Nhân dân hăng hái tham gia ngay từ đầu vì: ◦ Cuộc khởi nghĩa nổ ra đã xuất phát từ chính nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân muốn lật đổ chính quyền họ Nguyễn
◦ Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân với chính quyền thống trị quá sâu sắc, họ mong muốn lật đổ ách thống trị nhà Nguyễn tàn bạo.
◦ Các thủ lĩnh đã khôn khéo đề ra các khẩu hiệu phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đã lôi kéo được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia.
 
M

manh550

12.Theo tôi đây là quyết sách sáng suốt của vua QUANG TRUNG vì:
-Lợi dụng sự chủ quan,kiêu ngạo của địch,khi chúng chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng.
-Đánh đòn bất ngờ lớn đối với quân địch khi đang vào dịp Tết Kỷ Dậu,chúng đang vui vẻ đón Tết. Quang Trung cũng phán đoán : quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng phải ăn Tết nên cứ thanh thản không phòng thủ .Từ đó mà quân thừa cơ ra đòn chớp nhoáng tấn công toàn diện vào dịp Tết Kỉ Dậu.
 
T

trang.bui35

Câu 13.

Nền ngoại thương nước ta thời Quang Trung khác hẳn với ngoại thương thời Vua Lê chúa Trịnh, chúa Nguyễn trước đó. Nó xuất phát từ yêu cầu nội tại của nền kinh tế và đời sống của nhân dân, từ yêu cầu đẩy mạnh nền kinh tế hàng hoá. Tư tưởng "thông thương" tiến bộ của Quang Trung đã thể hiện nhãn quan kinh tế rộng mở phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại, "mở cửa ải, thông thuơng buôn bán, khiến cho các hàng hoá không ngừng đọng để làm lợi cho dân chúng".

Quang Trung chủ trương xây dựng một đội quân hùng mạnh, củng cố quốc phòng. Quân đội chia làm 5 doanh: trung, tiền, hậu, tả, hữu. Ngoài ra còn có thêm một số quân hiệu khác như tả bật, hữu bật, kiều thanh, thiên cán. Quân đội được biên chế theo đạo, cơ, đội. Nhà nước quy định cứ 3 suất đinh tuyển một lính. Năm 1790, làm sổ hộ tịch để căn cứ vào đó tuyển binh.

Quân đội có các binh chủng: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, pháo binh. Vũ khí có nhiều loại, có loại được cải tiến như hỏa hổ (một loại ống phun lửa), có súng trường, đại bác, giáo mác, cung, tên. Chiến thuyền cũng nhiều loại, loại lớn chở được cả voi, trang bị từ 50 đến 60 khẩu đại bác, chở được từ 500 đến 700 lính.
 
T

trang.bui35

Câu 16.

*** Văn học:
- Văn học dân gian: phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú
- Văn học chữ Nôm: phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài Truyện Kiều, còn có: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu...
- Nội dung: Phản ánh cuộc sống của xã hội đương thời, thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
*** Nghệ thuật:
- Văn nghệ dân gian: phát triển phong phú như: sân khấu, chèo, tuồng ...
- Tranh dân gian: đậm đà bản sắc dân tộc tiêu biểu là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
- Kiến trúc: độc đáo, tinh xảo như chùa Tây Phương (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế...
......Vì: +Văn học & NT giai đoạn này đã kế thừa những thành tựu của nền văn học dân gian và những thành tựu của nền văn học viết-một nền văn học đã được phát triển trong gần tám thế kỷ.
 
K

kute2linh

câu 13

Quang Trung chủ trương xây dựng một đội quân hùng mạnh, củng cố quốc phòng. Quân đội chia làm 5 doanh: trung, tiền, hậu, tả, hữu. Ngoài ra còn có thêm một số quân hiệu khác như tả bật, hữu bật, kiều thanh, thiên cán. Quân đội được biên chế theo đạo, cơ, đội. Nhà nước quy định cứ 3 suất đinh tuyển một lính. Năm 1790, làm sổ hộ tịch để căn cứ vào đó tuyển binh.

Quân đội có các binh chủng: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, pháo binh. Vũ khí có nhiều loại, có loại được cải tiến như hỏa hổ (một loại ống phun lửa), có súng trường, đại bác, giáo mác, cung, tên. Chiến thuyền cũng nhiều loại, loại lớn chở được cả voi, trang bị từ 50 đến 60 khẩu đại bác, chở được từ 500 đến 700 lính.
 
K

kute2linh

Câu 16

Văn học:
- Văn học dân gian: phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú
- Văn học chữ Nôm: phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài Truyện Kiều, còn có: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu...
- Nội dung: Phản ánh cuộc sống của xã hội đương thời, thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Nghệ thuật:
- Văn nghệ dân gian: phát triển phong phú như: sân khấu, chèo, tuồng ...
- Tranh dân gian: đậm đà bản sắc dân tộc tiêu biểu là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
- Kiến trúc: độc đáo, tinh xảo như chùa Tây Phương (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế...

Vì: Văn học & NT giai đoạn này đã kế thừa những thành tựu của nền văn học dân gian và những thành tựu của nền văn học viết-một nền văn học đã được phát triển trong gần tám thế kỷ.
 
Top Bottom