Sử 7 Lịch sử địa phương Thanh Hóa, phần 4

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Thanh Hóa trong thời kỳ 1975 - 1986
- Từ ngày 19 đến 28-5-1975 Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII được triệu tập. Đại hội chỉ ra những thiếu sót tồn tại và đề ra phương hướng nhiệm vụ mới:
- Thực hiện Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII, từ miền biển đến miền rừng, từ đồng bằng đến trung du, người người, nhà nhà đều hăng hái thi đua lao động sản xuất. - Nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp...được sắp xếp theo hướng “sản xuất lớn XHCN”.
- Những thành tựu trên đã tạo nền cho nhân dân Thanh Hoá tiếp tục bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980).
a. Thanh Hóa thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980).
- Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, toàn thể cán bộ và nhân dân Thanh Hoá ra sức hăng hái tiến lên con đường xây dựng chế độ mới. Nhiều phong trào thi đua đã diễn ra liên tục, sôi nổi như “ba xung kích làm chủ tập thể”, “Định Công hoá”, thuỷ lợi hoá, đồng thời khai hoang phục hoá, trồng cây lương thực, hoa màu... - Trên các mặt trận văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao cũng dấy lên nhiều phong trào thi đua yêu nước. Trường học với phong trào “dạy tốt- học tốt”, “làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Thể dục thể thao với phong trào “khoẻ để bảo vệ Tổ Quốc”. - Những năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ 2, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi: hạn hán, lụt lội liên tiếp xảy ra... đã ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch. Song dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, nhân dân Thanh Hoá đã ra sức khắc phục thiên tai để hoàn thành mục tiêu đã định
b. Thanh Hóa thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985)
- Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981- 1985), Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu quan trọng: - Về nông nghiệp trong những năm 1981- 1982, đã chặn được đà giảm sút của những năm 1976-1980. Sản lượng lương thực tăng (năm 1982 đạt 72 vạn tấn tăng 18 vạn tấn so với năm 1978). Các loại cây công nghiệp như lạc, đay, cói, chè vẫn tăng trưởng mạnh. Chăn nuôi trâu, bò, lợn đều tăng vượt bậc so với năm 1978 (trâu tăng 6,6%, bò tăng 6%, lợn lai tăng 250%). Công tác thu mua lương thực của Nhà nước luôn vượt kế hoạch (năm 1981 thu mua được 137.000 tấn, năm 1982 được 180.000 tấn)
- Từ năm 1983 đến năm 1985, nông nghiệp Thanh Hoá vẫn tiếp tục đạt thành tích đáng khích lệ. Năm 1985 Thanh Hoá đạt chỉ tiêu 80 vạn tấn. Đây là một con số đánh dấu sự vươn lên không mệt mỏi của nhân dân Thanh Hoá. Bằng sự nổ lực của mình Thanh Hoá đã tự cung cấp được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho địa phương và còn đóng góp cho Trung ương 40 vạn tấn lương thực.
- Về công nghiệp và thủ công nghiệp trong điều kiện thiếu thốn về nguyên liệu vật tư và kỹ thuật, nền công nghiệp và thủ công nghiệp Thanh Hoá vẫn từng bước đi lên. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, giá trị sản lượng công nghiệp Thanh Hoá năm 1985 đạt 1.6 tỷ đồng (tăng 11% so với năm 1978). Sự tăng trưởng về kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh. Năm 1985, bình quân lương thực đạt 305 kg/người, vải mặc:4,14m/người, nhiều gia đình đã bước đầu có tích luỹ.
- Bên cạnh những thành tích về kinh tế, nhân dân Thanh Hoá còn đạt nhiều thành tích trong đời sống văn hoá, giáo dục, y tế và sự ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng

2. Thanh Hóa từ khi Đổi mới đến năm 2005
2.1. Thanh Hóa từ 1986 - 1996

a. Thành tựu:
* Kinh tế:
- Diện tích gieo trồng hoang hoá được phát quang để thay vào đó là màu xanh của lúa, khoai, sắn...Năng suất của các loại cây lương thực, hoa màu vượt trội hơn hẳn những năm 1985 về trước. Sản lượng các loại cây công nghiệp ổn định và nâng cao tạo điều kiện cho sự phát triển một số ngành công nghiệp chế biến như giấy Mục Sơn, đường Lam Sơn, thuốc lá Lotaba... - Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong tỉnh.
- Trong 10 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu rực rở về sản xuất lương thực:
+ Diện tích cây lương thực năm 1986 là 320.200 ha, đến năm 1994 là 377.801 ha.
+ Sản lượng lương thực quy thóc năm 1986- 1990 bình quân đạt 794 tấn/1 năm, đến năm 1994 là 924. 833 tấn/năm. Đặc biệt đến năm 1995 đạt 1 triệu tấn lương thực.
- Sau 10 năm đổi mới, Thanh Hoá đã chấm dứt được căn bệnh thiếu lương thực triền miên, trở thành 1 trong 5 tỉnh có tổng sản lượng 1 triệu tấn và Thanh Hoá cũng bắt đầu xuất khẩu gạo. Đó là thành quả to lớn nhất sau 10 năm đổi mới trên mặt trận kinh tế của Thanh Hoá.
- Bên cạnh sự tăng trưởng về sản xuất ngành giao thông vận tải, bưu điện và một số ngành kinh tế dịch vụ, tài chính ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ. Các tuyến đường giao thông quan trọng trong tỉnh thuộc địa bàn thành phố, huyện, xã đều được sửa chữa và nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vân chuyển giao lưu kinh tế. Ga xe lửa Thanh Hoá được xây dựng khang trang, đẹp đẽ trở thành một ga kiểu mẫu của ngành đường sắt. Mạng lưới điện và thông tin liên lạc, vô tuyến viễn thông trên địa bàn tỉnh đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu đời sống của nhân dân.
* Văn hóa xã hội
- Mục đích đổi mới của Đảng ta nhằm làm cho “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh”, lý tưởng tốt đẹp ấy đã hiện ra rõ nét trên quê hương Thanh Hóa.
- “Theo thống kê của Cục thống kê Thanh Hoá (ngày 1/8/1993) thì toàn tỉnh có 76,4% số hộ có mức sống từ trung bình trở lên đến năm 1995 nhờ có chính sách “Xoá đói giảm nghèo” mà số hộ thiếu đói giảm nghèo đáng kể. Nhìn chung mức sống của nhân dân Thanh Hoá lúc này so với trước năm 1986 đã được nâng cao vượt bậc. Bình quân thu nhập đầu quân đầu người 210 USD (năm 1990 là 172 USD), cứ 3 hộ có 1 radio, cứ 7 hộ có 1 tivi, 58,26% số hộ nông dân có điện dùng sinh hoạt...”
- Giáo dục và Đào tạo đạt được thành tựu rực rỡ. Số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp ngày một tăng. Đặc biệt hàng năm, trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc và quốc tế Thanh Hoá luôn được coi là tỉnh có thành tích đạt giải cao (năm học 1995- 1996 thành tích của Thanh Hoá xếp thứ nhất).
- Chất lượng dạy học ngày một nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ dạy học được chú trọng, mạng lưới trường lớp không ngừng được mở rộng, nhiều địa phương đã có trường học khang trang, kiên cố. Phong trào xoá nạn mù chữ đã mang lại hiệu quả ở nông thôn và miền núi. Đến năm học 1994- 1995 đã có 15/23 huyện thị phổ cập giáo dục tiểu học. Tỉ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm đều tăng rõ rệt.
- Y tế với nhiều hoạt động chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, y tế Thanh Hoá đã góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh, vận động kế hoạch hoá gia đình.
- Các hoạt động Văn hoá, thể dục thể thao cũng gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Hoạt động văn hoá nghệ thuật của Thanh Hoá luôn luôn chú trọng đến việc tuyên truyền đường lối của Đảng và giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ gìn truyền thống quê hương. Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” với việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, các tượng đài, các nghĩa trang liệt sĩ trở thành phổ biến ở các địa phương. Hoạt động thể dục thể thao ngày càng mạnh mẽ trong các trường học, cơ quan xí nghiệp và lân cận các làng xã (trong các cuộc đua tài, Thanh Hoá luôn giành được thành tích cao về điền kinh, bắn súng).
2.2. Thanh Hóa từ 1996 - 2005
a. Kinh tế
- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường.
- Vùng đô thị xây dựng và hình thành các khu công nghiệp tập trung: Lễ Môn, Bỉm Sơn, Lam Sơn, Nghi Sơn, Đình Hương gắn với nâng cấp chỉnh trang các đô thị hiện có và chuẩn bị cho sự ra đời các đô thi mới, tạo sự phát triển nhanh về sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Thành phố Thanh Hoá được công nhận là đô thị loại II.
- Vùng ven biển phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên, đã có sự phát triển mạnh, ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, cảng biển…
- Vùng đồng bằng đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, có sự chuyển đổi mạnh cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, tăng năng xuất sản lượng, mở mang phát triển ngành nghề, tiểu thu công nghiệp, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá ngày càng nhiều.
- Vùng miền núi phát huy thế mạnh về đất đai, vốn rừng, hình thành một số vùng cây công nghiệp tập trung, các trang trại nông, lâm kết hợp, có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá; tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình 135, dự án 5 triệu ha rừng, quyết định 134… đầu tư làm đường giao thông, điện lưới, thuỷ lợi, bưu điện, y tế, trường học, phát thanh truyền hình… cải thiện và nâng cao hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào miền núi.
- Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác xoá đói, giảm nghèo được quan tâm; cơ bản xoá hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo từ 21,94% năm 2000 giảm 74 xuống 10,6% năm 2005 theo tiêu chí cũ (kết quả điều tra theo tiêu chí mới là 34,7%); xoá nhà tạm bợ, dột nát cho 16 700 hộ; giải quyết việc làm mới cho 190 200 lao động; đưa hơn 16 000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; hơn 80% số hộ dân dùng nước hợp vệ sinh.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng với tốc độ khá nhanh. Nhiều dự án quan trọng đã được xây dựng trong như: Cảng Nghi Sơn, đường Mục Sơn-Cửa Đạt, đường Hồ Chí Minh, đường nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh, đường Lang Chánh-Yên Khương, đường Hồi Xuân-Tén Tần, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa Đạt, khách sạn Sao Mai, khu công nghiệp Tây Bắc Ga thành phố Thanh Hoá, Trường Đại học Hồng Đức, Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện phụ sản, Bệnh viện nhi, Trung tâm Truyền hình kỹ thuật số, hạ tầng các khu dụ lịch, khu di tích, nhà tưởng niệm, tượng đài …
- Giao thông thuỷ lợi hoàn chỉnh và nâng cấp các trục giao thông chính, các cầu qua sông lớn được xây dựng nối liền các vùng, miền; nhiều tuyến đường giao thông liên huyện được làm mới; đường giao thông nông thôn ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng, ven biển được nhựa, bê tông hoá hoặc cấp phối. Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư, nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới; các công trình thuỷ lợi đầu mối, hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư kiên cố, đảm bảo tưới chủ động cho hầu hết diện tích lúa nước và một phần diện tích mầu ở các huyện đồng bằng.
b. Văn hóa xã hội
- Có hơn 56,5% số phòng học được kiên cố hoá. Đầu tư phát triển lưới điện và trạm điện, chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn; 100% số huyện, thị xã, thành phố, 100% số phường, thị trấn, 96,6% số xã có điện lưới. Đến năm 2005 có 75 560 xã có điểm bưu điện - văn hoá xã, 100% số xã, phường, thị trấn miền xuôi và nhiều xã miền núi có máy điện thoại, đưa mật độ thuê bao lên 5,9 máy/100 dân.
Giáo dục và Đào tạo hệ thống trường lớp, ngành học, cấp học phát triển. Loại hình trường lớp ngoài công lập được mở rộng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập. Sự nghiệp giáo dục miền núi được quan tâm, chăm lo cả về cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo.
Chất lượng giáo dục toàn diện được chú ý. Học sinh giỏi các cấp học, môn học tăng khá, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Các địa phương, cơ sở đã quan tâm chăm lo cho giáo dục, góp phần xây dựng mội trường giáo dục lành mạnh và huy đông tốt hơn nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học. Có thêm nhiều trường THPT ngoài công lập đáp ứng tốt nhu cầu học tập cho người học, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí chung của cả tỉnh. Truyền thống hiếu học được khơi dậy; nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả cao trong học tập.
Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở các huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn; 24/27 huyện, thị, thành phố và 89,1% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Số trường đạt chuẩn quốc gia từ 80 trường (năm học 1999 – 2000) lên 386 trường (năm học 2005 – 2006 ). Xã hội hoá giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục -đào tạo được đẩy mạnh; phong trào khuyến học phát triển, việc xây dựng xã hội học tập có nhiều tiến bộ, đến nay có 516 TT HTCĐ.
Văn hoá thông tin được đẩy mạnh, từng bước hiện đại hoá với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, chuyển tải kịp thời thông tin đến các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; tập trung xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội
Khai trương xây dựng 4188 làng, bản, khu phố, cơ quan văn hoá, trong đó đã công nhận 506 làng văn hoá cấp tỉnh, 1270 làng văn hoá cấp huyện; 63 % số 76 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; khai trương xây dựng 35 xã phường văn hoá. Tu bổ, tôn tạo một số khu di tích, khu tưởng niệm, phục vụ hoạt động du lịch, giáo dục truyền thống. Sáng tác văn học, nghệ thuật có tiến bộ, phát huy vai trò lực lượng xung kích trên mặt trận văn hoá tư tưởng, góp phần giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hoá của dân tộc, của địa phương.
Thể dục thể thao tiếp tục phát triển, số người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên từ 16 % năm 2000 tăng lên 23% năm 2005; gia đình thể thao tăng từ 8% lên 13%; một số môn thể thao thành tích cao tiếp tục giành được nhiều huy chương ở các giải quốc gia, khu vực và quốc tế.
Y tế sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, nhất là trong lĩnh vực y học dự phòng. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người nghèo và các đối tượng chính sách được quan tâm. Hệ thống y tế được củng cố một bước, đặc biệt là y tế cơ sở, đã xóa xã trắng về y tế. Cơ sở vật chất y tế được đầu tư đáng kể, nhất là cho cơ sở và các khâu trọng yếu. Y học cổ truyền dân tộc được khôi phục và phát triển. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân được phát triển đa dạng, từng bước nâng cao chất lượng. Hoạt động bảo hiểm y tế được mở rộng. Nhu cầu thuốc thiết yếu cho phòng và chữa bệnh của nhân dân được đảm bảo. Từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần phục vụ bệnh nhân. Cơ sở vật chất cho khám chữa bệnh từng bước được nâng cấp, tăng cường trang bị kỹ thuật hiện đại; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố. Có 30% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 62,24% trạm y tế miền xuôi, 50% trạm y tế miền núi có bác sỹ. Y tế ngoài công lập được khuyến khích phát triển. Cung ứng đủ thuốc, thiết bị y tế cho khám, chữa bệnh.
Tỷ lệ tăng dân số năm giảm xuống còn 1,03%; mức giảm sinh hàng năm 0,65%. Tuổi thọ trung bình người dân được nâng lên (năm 1999 là 69,4 tuổi, năm 2003 là 72,3 tuổi).
 
Top Bottom